Cách vẽ biểu đồ Địa lí và nhận xét

CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ

Giới thiệu

- Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng viết đỏ và viết chì).

- Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị thực tế hay đơn vị %).

- Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác.

- Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài.

- Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ.

- Ghi tựa đề cho biểu đồ đã vẽ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách vẽ biểu đồ Địa lí và nhận xét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ Giới thiệu - Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng viết đỏ và viết chì). - Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị thực tế hay đơn vị %). - Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác. - Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài. - Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ. - Ghi tựa đề cho biểu đồ đã vẽ. PHẦN I: NHẬN BIẾT SỐ LIỆU ĐỂ XÁC ĐỊNH BIỂU ĐỒ CẦN VẼ Cơ cấu, tỉ lệ % trong tổng số 1 hoặc 2 mốc năm (nhiều thành phần) Biểu đồ Tròn 3 mốc năm trở lên (ít thành phần) Biểu đồ Miền à Biểu đồ Tròn : Mô tả cơ cấu các thành phần trong một tổng thể à Biểu đồ miền : Vừa Mô tả cơ cấu các thành phần trong một tổng thể; vừa mô tả động thái PT của hiện tượng. Tình hình phát triển Biểu đồ Đường Biểu đồ Cột Tốc độ tăng trưởng à Mô tả động thái PT của hiện tượng. à SS mối tương quan về độ lớn giữa các hiện tượng PHẦN II: NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU Cơ cấu So sánh từng thành phần ở mỗi mốc thời gian tăng hay giảm, thành phần này hơn hay kém thành phần kia bao nhiêu lần ở mỗi giai đoạn. Tỉ lệ % trong tổng số So sánh hai thành phần -Tình hình phát triển qua các năm  -Tốc độ tăng trưởng qua các năm Nhận xét tăng hay giảm ở mỗi mốc thời gian (giai đoạn nào nhanh, nhanh nhất giai đoạn nào giảm, giảm nhiều nhất ) PHẦN III: CÁCH VẼ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ I. Biểu đồ TRÒN:                 * Khi nào vẽ biểu đồ Tròn? Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ Tròn hay biểu đồ cần thể hiện cơ cấu, tỉ lệ (ít năm, nhiều thành phần).     - Đề bài cho số liệu tuyệt đối, (thực tế) phải chuyển sang số liệu tương đối (%).              - Vẽ theo chiều kim đồng hồ, theo thứ tự đề bài, lấy mốc chuẩn là kim đồng hồ chỉ số 12. - Trước khi vẽ ghi rõ 1% = 3,6o. - Số liệu ghi trong vòng tròn phải là số liệu %.  - Cần chú ý độ lớn (bán kính của các vòng tròn cần vẽ). Ví dụ:      Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của các năm 1990, 1999. Đơn vị: tỉ đồng Năm Tổng số Nông - Lâm – Ngư nghiêp Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ 1990 131.968 42.003 33.221 56.744 1999 256.269 60.892 88.047 107.330 Cách chuyển đổi đơn vị từ số liệu thực tế sang số liệu %: Muốn tính % của số nào thì lấy số đó nhân cho 100 và chia cho tổng số:  (%) ** (%)                Tương tự ta có bảng số liệu sau khi chuyển đổi đơn vị thực tế ra đơn vị %.  Năm Nông - Lâm – Ngư nghiêp Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ 1990 31,8 25,2 43,0 1999 23,8 34,4 41,8 II. Biểu đồ Miền:                 * Khi nào vẽ biểu đồ Miền? Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ Miền hay biểu đồ cần thể hiện cơ cấu tỉ lệ (nhiều năm, ít thành phần). - Đề bài cho số liệu tuyệt đối phải chuyển sang số liệu tương đối (tức đổi ra %). - Vẽ lần lượt từ dưới lên trên theo thứ tự của đề bài. - Lấy năm đầu tiên trên trục tung, phân chia khoảng cách năm theo tỉ lệ tương ứng. - Ghi số liệu vào đúng vị trí từng miền trong biểu đồ đã vẽ. Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1985 – 1998. Đơn vị: (%)                                       Năm Ngành 1985 1988 1990 1992 1995 1998 Nông - Lâm – Ngư  ghiêp 40,2 46,5 38,7 33,9 27,2 25,8 Công nghiệp – Xây dựng 27,3 23,9 22,7 27,2 28,8 32,5 Dịch vụ 32,5 27,6 38,6 38,9 44,0 39,5 III. Biểu đồ Đường: (đường biểu diễn hay còn gọi là đồ thị)                * Khi nào vẽ biểu đồ Đường? Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ Đường hay biểu đồ cần thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian. - Đường biểu diễn được vẽ trên hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đại lượng, trục nằm ngang thể hiện các mốc năm, các quốc gia, các vùng kinh tế. - Mốc năm đầu tiên biểu hiện trên trục tung, phân chia khoảng cách năm theo tỉ lệ tương ứng.                 Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ Đường thể hiện sự phát triển dân số của nước ta trong thời kỳ 1921 – 1999 Năm 1921 1960 1980 1985 1990 1993 1999 Số dân (triệu người) 15,6 30,2 53,7 59,8 66,2 70,9 76,3 Ví dụ 2: Vẽ biểu đồ ĐƯỜNG thể hiện sự phát triển dân số và sản lượng lúa ở nước ta (1981 – 1999). Năm 1981 1984 1986 1988 1990 1996 1999 Số dân (triệu người) 54,9 58,6 61,2 63,6 66,2 75,4 76,3 Sản lượng lúa (triệu tấn) 12,4 15,6 16,0 17,0 19,2 26,4 31,4    Ví dụ 3: Vẽ biểu đồ đường thể hiện sự gia tăng diện tích, sản lượng và năng suất lúa trong thời gian 1975 – 1997 của nước ta. Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Năng suất (tạ/ha) 1975 4856 10293 21.2 1980 5600 11647 50.8 1985 5704 15874 27.8 1990 6028 19225 31.9 1997 7091 27645 39.0           HD: Vì đây có 3 đơn vị khác nhau nên phải đổi sang đơn vị chuẩn là đơn vị %.   Cách tính như sau: Ta lấy năm mốc 1975 (năm đầu tiên) là 100%, sau đó tính % các thành phần còn lại. Tương tự ta sẽ có bảng số liệu sau khi đã đổi 3 đơn vị khác nhau thành một đơn vị thống nhất là % như bảng số liệu sau đây:  Năm Diện tích Sản lượng Năng suất 1975 100,0 100,0 100,0 1980 115,3 113,2 98,1 1985 117,5 154,2 131,1 1990 124,1 186,8 150,4 1997 146,0 268,6 183,9 V. Biểu đồ Cột:                 * Khi nào vẽ biểu đồ Cột? Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ Cột hay biểu đồ cần thể hiện sự phát triển, so sánh tương quan về độ lớn của các đại lượng của các thành phần (hoặc qua các mốc thời gian). - Xác định chính xác các đơn vị có trong đề bài. - Chọn kích thước biểu đồ sao cho phù hợp với khổ giấy (chiều dài trục đứng và trục ngang phải cho phù hợp). - Các cột chỉ khác nhau về độ cao, còn bề ngang của các cột thì bằng nhau. - Cột đầu tiên phải cách trục tung một khoảng (năm đầu tiên không được lấy trên trục tung)                 Ví dụ 1:  Vẽ biểu đồ cột thể hiện điện ở nước ta (1976 – 1994) Năm 1976 1975 1990 1994 Sản lượng điện (tỉ Kwh) 3,0 5,2 8,7 12,5      Ví dụ 2: Vẽ biểu đồ cột thể hiện SL đàn trâu, đàn bò ở nước ta qua các năm 1980, 1999. Đơn vị: nghìn con Năm 1980 1990 1999 Đàn trâu 2300 2700 3000 Đàn bò 1700 3100 4000 Ví dụ 3: Vẽ biểu đồ so sánh DT và sản lượng cao su của nước ta qua các năm (1980-1997).  Năm 1980 1985 1990 1995 1997 Diện tích (nghìn ha) 87,7 180,2 221,7 278,4 329,4 Sản lượng (nghìn tấn) 41 47,9 57,9 112,7 180,7 HD: Vì bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau (nghìn ha và nghìn tấn) cho nên ở hệ trục tọa độ phải có hai trục tung thể hiện 2 đơn vị của 2 thành phần khác nhau  Ví dụ 4: Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường thể hiện diễn biến diện tích và năng suất lúa              (1990-2000). Năm 1990 1993 1995 1997 2000 Diện tích (nghìn ha) 6042,8 65559,4 6765,6 7099,7 7666,3 Năng suất (tạ/ha) 31,8 34,8 36,9 38,8 42,4 HD: Vì bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau (nghìn ha và tạ/ha) cho nên ở hệ trục tọa độ phải có hai trục tung thể hiện 2 đơn vị của 2 thành phần khác nhau và theo đề bài yêu cầu thì một trục tung sẽ vẽ cột và một trục tung sẽ vẽ đường(còn gọi là cột kết hợp với đường). PHẦN IV: MỘT SỐ PHÉP TÍNH THƯỜNG GẶP KHI VẼ BIỂU ĐỒ Đơn vị Công thức 1 Mật độ Dân cư Người/ km2 Mật độ = Số dân Diện tích 2 Sản lượng Tấn hoặc nghìn tấn hoặc triệu tấn Sản lượng = Năng suất x Diện tích 3 Năng suất Kg/ ha hay tạ/ ha hoặc tấn/ ha Năng suất = Sản lượng Diện tích 4 Bình quân đất trên người m2/ người Bình quân đất = Diện tích đất Số người Bình quân thu nhập USD/ người BQ thu nhập = Tổng thu nhập Số người Bình quân sản lượng LT Kg/ người BQ sản lượng  =  Sản lượng LT   Số người 5 Từ % tính giá trị tuyệt đối Theo số liệu gốc Lấy tổng thể x số % 6 Tính % % Lấy từng phần x 100 Tổng thể  7 Lấy năm gốc 100% tính các năm kế tiếp % Số thực của năm sau x 100 rồi chia số thực của năm gốc (Năm gốc là năm đầu trong bảng thống kê) 8 Gia tăng dân số Triệu người D8= D7+(D7. Tg%) (D8 là DS năm 2008; D7 là DS năm 2007) Lưu ý:  Chuyển đổi đơn vị hợp lí          1 tấn = 10 tạ = 1.000 kg                         1 ha = 10.000 m2 LƯU Ý DÀNH CHO LỚP 12: KỸ NĂNG THỰC HÀNH  Những điều lưu ý khi học sinh thực hiện kỹ năng vẽ biểu đồ :  s Nếu đề thi ghi rõ yêu cầu vẽ cái gì thì chỉ cần đọc kỹ, gạch dưới để tránh lạc đề và thực hiện theo đúng yêu cầu s Nếu đề không ghi rõ yêu cầu cụ thể là vẽ gì mà là vẽ dạng thích hợp nhất thì học sinh phải phân tích đề thật kỹ trước khi thực hiện – Đây là dạng đề khó học sinh phải biết phân tích để nhận dạng thích hợp. s Để nhận dạng học sinh cần đọc thật kỹ đề và dựa vào một số cụm từ gợi ý & một số yếu tố cơ bản  từ đề bài để xác định mình cần phải vẽ dạng nào cho thích hợp.      Ví dụ :    + 1 : Khi đề bài có cụm từ cơ cấu  hoặc nhiều thành phần của một tổng thể  Thì vẽ biểu đồ tròn (Nếu chỉ 1 hoặc 2 mốc thời gian). Biểu đồ miền (Nếu đề cho ít nhất 3 mốc thời gian).                   + 2 : Khi đề bài có cụm từ  Tốc độ phát triển , Tốc độ tăng trưởng Dùng đường biểu diễn (Đồ thị) để vẽ.   + 3 : Khi đề bài có cụm từ : Tình hình, so sánh, sản  lượng, số lượng Thường dùng biểu đồ cột    + 4 : Khi đề bài cho nhiều đối tượng, nhiều đơn vị khác nhau  hãy nghỉ đến. Việc xử lý số liệu  để quy về cùng một đơn vị (%) để vẽ Hoặc phải  dùng đến các dạng biểu đồ kết hợp.  + 5 : Khi đề bài có cụm từ Tốc độ phát triển, Tốc độ tăng trưởng lại có nhiều đối tượng, nhiều năm, cùng đơn vị  thì hãy nghỉ đến lấy năm đầu là 100 % rồi xử lý số liệu trước khi vẽ.   GỢI Ý NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ : Biểu đồ hình cột hay đồ thị thường có nhận xét giống nhau :         Nhận xét cơ bản :       a/- Tăng hay giảm ?                 - Nếu tăng thì tăng như thế nào ?  (Nhanh, chậm, đều Bao nhiêu lần hoặc %)                 - Giảm cũng vậy – Giảm nhanh hay chậm                 - Thời điểm cao nhất, thấp nhất, Chênh lệch giữa cao nhất với thấp nhất.                            b/- Mốc thời gian chuyển tiếp từ tăng qua giảm hay từ giảm qua tăng (không ghi từng năm một, trừ khi mỗi năm mỗi thay đổi từ tăng qua giảm & ngược lại) hoặc mốc thời gian từ tăng chậm qua tăng nhanh & ngược lại.   *Giải thích : (Chỉ giải thích khi đề bài yêu cầu)   s Khi giải thích cần tìm hiểu tại sao tăng, tại sao giảm (Cần dựa vào nội dung bài học có liên quan để giải thích). sNếu đề bài có 2, 3 đối tượng thì nhận xét riêng từng đối tượng rồi sau đó so sánh chúng với nhau.    Biểu đồ tròn : - 1 Vòng tròn : Xem yếu tố nào lớn nhất, nhỏ nhất ?. Lớn nhất, so với nhỏ nhất thì gấp mấy lần. - 2 hoặc 3 vòng : So sánh từng phần xem tăng hay giảm, tăng giảm nhiều hay ít. - Nhìn chung các vòng về thứ tự có thay đổi không ? Thay đổi như thế nào ? - Giải thích cũng dựa trên nội dung bài.  Biểu đồ miền  hay biểu đồ kết hợp : Khi nhận xét thì cần kết hợp các yếu tố của các dạng trên.   LƯU Ý : Nhận xét biểu đồ phải luôn có số liệu chứng minh . NGUYÊN TẮC ĐỌC BẢNG THỐNG KÊ  1. Phải sử dụng hết số liệu đã cho. 2. Nhận xét theo hàng ngang để có kết luận chung về sự phát triển chung nhất. 3.  Nhận xét từng giai đoạn & giải thích. 4. Nếu cột dọc có nhiều đối tượng thì xem số lượng từng cột để xếp hạng đối tượng.    5. Sau khi xếp hạng tìm mối quan hệ của các cột kế bên để đưa ra nhận xét. 6. Tìm những cực đại, cực tiểu. 7. Khi cần phải biết thực hiện phép tính hợp lý để tìm ra tỉ số mới & sử dụng tỉ số này để so sánh. 8. Khái quát hết mọi mối liên hệ cơ bản nhất để đưa đến kết luận chung. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLÁT  1.  Nắm, hiểu & sử dụng tốt các ký hiệu trong Atlat. 2.  Đọc, hiểu khai thác tốt các loại biểu đồ trong atlat để bổ sung kiến thức & k. tra khi thi tốt nghiệp. 3.  Nắm hiểu & khai thác tốt các kiến thức cơ bản  từ các trang :      a. Nắm được các vấn đề chung.      b. Tìm nội dung chủ yếu  của trang.      c. Phân tích & giải thích được nội dung chủ yếu của các trang.      d. Tìm ra mối liên hệ của các trang. 4.  Biết cách trả lời các câu hỏi luyện tập & bài thi có hiệu quả nhất :      a.  Đọc kỹ câu hỏi tìm ra yêu cầu chính của đề bài.      b. Tìm được mối liên quan giữa các yêu cầu của đề bài với các  trang của atlat.      c.  Sử dụng các nội dung cơ bản của atlát có liên quan để trả lời  các yêu cầu của  chính của đề bài. 

File đính kèm:

  • docHuong dan ve bieu do Dia ly va nhan xet.doc