Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và giới thiệu văn tắt tập thơ “Nhật kí trong tù” (Ngục trung nhật kí- Hồ Chí Minh).
Câu 2:
Trình bày ý kiến của anh (Chị) về nhận định sau đây: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Nooc- man Ku-sin)
Câu 3:
Trình bày cảm nghĩ về bi kịch Vũ Như Tô trong vớ kịch “Vũ Như Tô” (Đoạn trích được học) của Nguyễn Huy Tưởng.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập và định hướng làm bài môn Văn 112, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (C3)
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và giới thiệu văn tắt tập thơ “Nhật kí trong tù” (Ngục trung nhật kí- Hồ Chí Minh).
Câu 2:
Trình bày ý kiến của anh (Chị) về nhận định sau đây: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Nooc- man Ku-sin)
Câu 3:
Trình bày cảm nghĩ về bi kịch Vũ Như Tô trong vớ kịch “Vũ Như Tô” (Đoạn trích được học) của Nguyễn Huy Tưởng.
ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI
Câu 1:
a- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác:
- Trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943).
- Trong thời gian bị tù đày, Bác luôn giữ ý chí bất khuất, kiên định
b- Nội dung của tập “Ngục trung nhật kí”:
- Tái hiện sinh động, sắc nét hiện thực và tố cáo mạnh mé chế độ nhà tù bất công trong xã hội Trung Hoa dưới thời Tưởng Giới Thạch.
- Là bức chân dung tự hoạ của người chiến sĩ cộng sản một lòng vì nước, vì dân, luôn mong mỏi khát khao hướng về Tổ quốc, hướng tới tự do, luôn thể hiện một niềm tin sắt đá vào thắng lợi của chính nghĩa. Niềm tin vào chính nghĩa đó tạo ra niềm lạc quan và nghị lực chiến đấu chống lại kẻ thù, vượt qua mọi thiếu thốn về vật chất của Người.
- Toát lên một tình cảm nhân đạo bao la. Người dành tình thương cho tất cả, cho người tù xấu số, cho em bé phải theo mẹ vào nhà lao, cho những số phận bất hạnh trong xã hội Trung Hoa dưới chế độ Tưởng Giới Thạch.
- Cảm xúc dạt dào của một tâm hồn thi sĩ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời, nhờ đó khiến Người vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong lao tù.
Câu 2:
Trình bày ý kiến của anh (Chị) về nhận định sau đây: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Nooc- man Ku-sin)
1- Yêu cầu của đề bài:
- Cần xác đinh nội dung tư tưởng cần bình luận trong câu nói: Sự mất mát lớn nhất của con người không phải là cái chết mà là để cho tâm hồn tàn lụi khi còn sống.
- Gồm các luận điểm sau:
+ Vì sao chết không phải là sự mất mát lớn nhất của con người?
+ Thế nào là sự tàn lụi của tâm hồn ngay khi còn sống?
+ Làm thế nào để tránh sự tàn lụi của tâm hồn, hay nói cách khác làm thế nào để sống có ý nghĩa.
2- Hướng dẫn làm bài:
MỞ BÀI
- Trình bày ngắn gọn nội dung vấn đề: Cái chết là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của loài người nhiều nhất. Từ xưa, con người luôn tìm hiểu, chế ngự cái chết. Phần đông nhân loại coi cái chết là điều đáng sợ nhất trên thế gian này.
- giới thiệu và trích dẫn câu nói: Nhưng Nooc –man Ku- sin lại có quan niệm “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”
THÂN BÀI
1- Giải thích:
- “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời”: Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người. Chết là phải xa rời mãi mãi những gì mình gắn bó yêu thương, là chìm vào hư vô, quên lãng… do đó, cái chết là điều mất mát lớn. Tuy nhiên, con người khi chết đi là hết, không biết đến bất cứ thứ gì tồn tại trên đời, do vậy cũng không thể cảm nhận được những đau khổ, bất hạnh. Bất hạnh và mất mát lớn nhất là sống mà như đã chết, tức là để cho tâm hồn mình tàn lụi.
- “Tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”: Đó là tâm hồn chai sạn, không có khả năng rung động trước cuộc đời, không còn biết đau khổ, hạnh phúc hay khát khao, mơ ước điều gì, không còn ước mong sáng tạo, niềm tin và hi vọng ở tương lai…=> Những người như vậy đã đánh mất cuộc đời ngay khi cái chết còn chưa tới.
2- Bàn luận mở rộng ý nghĩa của vấn đề:
- Vì sao cái chết không phải là mất mát lớn nhất?
+ Cái chết là một qui luật, bời có sinh thì có tử.
+ Cái chết kết thúc cuộc đời nhưng không phải là hết, là xoá đi vĩnh viễn sự hiện diện của con người, bởi giá trị họ để lại thực sự bền vững theo thời gian tuỳ thuộc vào phẩm chất của những giá trị ấy: có thể là giá trị khoa học qua phát minh, những giá trị đạo đức, luân lí đầy tính nhân văn (…VD…)
= > Do đó, cái chết không phải là điều đáng sợ khi con người sống thực sự có ý nghĩa. Cái chết không phải là sự mất mát lớn nhất, bởi có những trạng thái tồn tại khiến con người bất hạnh hơn chết.
- Tại sao sự tàn lụi tâm hồn lại đáng sợ hơn cái chết?
Trạng thái lụi tàn của tâm hồn đã giết chết con người ngay khi họ còn đang sống. Có những con người vẫn ăn uống, hít thở khí trời, vẫn làm việc…nhưng tâm hồn trống rống, không niềm vui, nỗi khổ, không có sự bất bình, không ước mơ, hi vọng, cuộc sống của họ cứ nhàn nhạt, vô vị, họ không thể cảm nhận được điều thú vị của cuộc sống.
Nhiều người có khả năng tạo lập cho mình một cuộc sống thoải mái, đầy đủ tiện nghi nhưng chỉ biết đến mình, họ thờ ở dửng dưng với mọi người xung quanh. Và khi ra đi họ chẳng để lại dấu ấn gì trong lòng người đang sống. Những con người như thế là đánh mất cuộc sống quí giá của mình khi cái chết chưa chạm đến.
- làm thế nào để tránh sự tàn lụi của tâm hồn, hay nói cách khác làm thế nào để cuộc sống có ý nghĩa hơn?
+ Sống có ý nghĩa là không chỉ sống cho riêng mình, nuôi dưỡng tâm hồn mình, mà phải biết sống cho cộng đồng, sống hoà hợp với cộng đồng.
+ Xây dựng tâm hồn biết yêu cái đẹp, phải biết quí trọng những giá trị mang vẻ đẹp nhân văn mà ông cha đã gây dựng qua các thời đại.
+ Nhận thức đúng đắn về cuộc sống, về sự tồn tại của mình để từ đó giúp mình sống tốt, giúp người khác sống tốt.
+ Cố gắng hết sức về mục tiêu của mình đề ra, tham gia tích cực vào hoạt động xã hội để giúp những người có hoàn cảnh khó khăn.
=> Do vậy, để sống có ý nghĩa cần tận dụng thời gian, tuổi trẻ để học tập, rèn luyện và giúp đỡ mọi người, không nên ham chơi, bỏ phí thời gian, sau này sẽ hối hận.
KẾT BÀI
Để tâm hồn tàn lụi theo tháng năm, để cuộc đời già nua héo hon theo thời gian chính là hình thức chết mòn và đó là mất mát lớn nhất. Do vậy, phải mở rộng năng lực, trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm, tích cực rèn luyện phẩm chất… để có cuộc sống tích cực.
Câu 3:
Trình bày cảm nghĩ về bi kịch Vũ Như Tô trong vớ kịch “Vũ Như Tô” (Đoạn trích được học) của Nguyễn Huy Tưởng.
1- Yêu cầu của đề bài:
Yêu cầu trình bày cảm nghĩ tức là đánh giá, nhận định của bản thân về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong vở kịch (đoạn trích), cần làm rõ nội dung sau:
- Những nét chính trong bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô.
- Từ những bi kịch đó, nêu nhận xét, đánh giá, có thể tập trung vào: thương cảm người nghệ sĩ có tài nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá đắt, nêu nhận xét về xã hội đương thời với người nghệ sĩ… (kết hợp phân tích với chững minh để làm rõ ý kiến).
2- Định hướng:
MỞ BÀi
- “Vũ Như Tô” vở kịch xuất sắc của Nguyễn Huy tưởng và nền kịch Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê.
- Trong đoạn trích đã học, gây ấn tượng sâu sắc nhất là bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô.
THÂN BÀI
a- Những nét chính trong bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô:
- Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ có tài hoa và hoài bão lớn: Xây dựng cho đất nước một toà lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao”có thẻ “tranh tinh sảo với hoả công”, nhưng không giải quyết được những mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống, đặc biệt không giải quyết được thực sự đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì.
- Vũ Như tô muốn xây dựng công trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ tô điểm cho non sông và mục đích hết sức là cao đẹp, xuất phát từ thiên chức người nghệ sĩ , lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
- Nhưng thực tế Cửu Trùng Đài xây trên mồ hôi, xương máu của nhân dân, và nếu được hoàn thành thì nó cũng chỉ là nơi ăn chơi sa đoạ của vua chúa.
- Vũ Như Tô sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình, chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ nên trở thành đối nghịch với nhân dân.
Khi dân chúng nổi dậy đốt phá Cửu Trùng Đài, cung nữ Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô trốn đi, Vũ Như Tô không nghe vì ông không hiểu việc làm của mình là đối lập với lợi ích của nhân dân. Vì thế ông trả lời Đan Thiềm “Cửu Trùng Đài chưa xong, tôi trốn đi đâu. Làm gì phải trốn?”. Khi dân chúng kéo đến sát Cửu Trùng Đài, trước lời giục giã của Đan Thiềm khuyên Vũ trốn đi, Vũ Như Tô vẫn thản nhiêm cho rằng mình không có tội, dân chúng hiểu nhầm “Tôi làm gì nên tội?’,”Phá Cửu Trùng Đài? Không Đời nào! Mà tôi làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm”. => Vũ Như Tô không hiểu xây dựng Cửu Trùng Đài là có tội, vẫn cho rằng công việc của mình làm là quang minh chính đại
- Chính vì vậy, nhân dân căm giận bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa người kiến trúc sư và cuối cùng đã giết chết vua Lê Tương Dực và Vũ Như Tô, đốt cháy Cửu Trùng Đài.
b- Cảm nghĩ về bi kịch nhân vật Vũ Như Tô:
- Thương cảm cho người nghệ sĩ có tài,có tâm, đam mê nghệ thuật, sẵn sang hi sinh cho cái đẹp, trước giờ phút nguy ngập của tính mạng khi quân phản loạn kéo đến, nhưng Vũ Như Tô vẫn quyết không chạy trốn vì không thể xa Cửu Trùng Đài, công trình nghệ thuật tuyệt tác do tài năng và sự đam mê của mình sáng tạo nên: “Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả đây thì tôi chạy đi đâu”. Nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá đắt bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của mình.
- Không có cái đẹp tách rời cái chân, cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không chỉ mang cái đẹp thuần tuý, mà phải có mục đích phục vụ nhân dân. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng để tạo ra những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng phải biết xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế của cuộc sống, với đòi hỏi của muôn dân.
- Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quí trọng, nâng niu những sản phẩm nghệ thuật đích thực.
KẾT BÀI
Qua bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã gợi những suy tư sâu sắc về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và hiện thực của đời sống nhân dân.
File đính kèm:
- De van 12 6.doc