Chương 1: dao động cơ học
Câu 1: Phát biểu định nghĩa, viết biểu thức nêu rõ các đại lượng trong phương trình dao động điều hoà. Thành lập biểu thức gia tốc, vận tốc, vẽ đồ thị ứng với trường hợp pha ban đầu /2
-Dao động điều hoà có phải là dao động tuần hoàn không ? vì sao?
Câu 2: Trình bày về con lắc lò xo, con lắc đơn về những vấn đề sau
-Thành lập phương trình dao động
-chứng minh về sự bảo toàn cơ năng của nó.
-Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi động năng và thế năng trên cùng một hệ trục.và chỉ rõ các điểm trên đồ thị mà tại đó có động năng bằng thế năng ứng với trường hợp pha ban đầu /2. so sánh chu kì biến đổi động năng và thế năng với chu kì dao động.
-Nêu điều kiện để con lắc đơn dao động tự do.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập Vật lý khối 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập khối 12
(Yêu cầu các em phải học thuộc mỗi buổi học kiểm tra 2 câu)
Chương 1: dao động cơ học
Câu 1: Phát biểu định nghĩa, viết biểu thức nêu rõ các đại lượng trong phương trình dao động điều hoà. Thành lập biểu thức gia tốc, vận tốc, vẽ đồ thị ứng với trường hợp pha ban đầu p/2
-Dao động điều hoà có phải là dao động tuần hoàn không ? vì sao?
Câu 2: Trình bày về con lắc lò xo, con lắc đơn về những vấn đề sau
-Thành lập phương trình dao động
-chứng minh về sự bảo toàn cơ năng của nó.
-Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi động năng và thế năng trên cùng một hệ trục.và chỉ rõ các điểm trên đồ thị mà tại đó có động năng bằng thế năng ứng với trường hợp pha ban đầu p/2. so sánh chu kì biến đổi động năng và thế năng với chu kì dao động.
-Nêu điều kiện để con lắc đơn dao động tự do.
Câu 3: Trình bày phương pháp biểu diễn dao động điều hoà bằng phương pháp véc tơ quay. áp dụng để tổng hợp 2 dao động điều hoà có cùng phương , cùng tần số.
Câu 4: Phát biểu các định nghĩa sau:
- Dao động tuần hoàn, dao động tự do , do động cưỡng bức, sự tự dao động.
-Định nghĩa, nguyên nhân, ứng dụng của dao động tắt dần.
-Định nghĩa , nêu nguyên tắc, ưng dụng của dao động duy trì
-so sánh giữa sự tự dao động và dao động cưỡng bức.
Câu 5:Trình bày 1 thí nghiệm về hiện tượng cộng hưởng nêu định nghĩa, đặc điểm về cộng hưởng. cộng hưởng có lợi hay có hại cho ví dụ
Chương 2: sóng cơ học và âm học
Câu 1:Nêu một ví dụ về hiện tượng sóng có giải thích? Phát biểu định nghĩa sóng cơ học, sóng dọc , sóng ngang.
Câu 2: Phân tích sự truyền pha dao động của sóng.
-Tại sao nói quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
-Trong quá trình truyền sóng cái gì được truyền đi và cái gì không truyền đi
Câu 3: Phân tích quá trình phát và truyền âm của lá thép dao động
-Định nghĩa sóng âm . Dao động âm, các đặc trưng sinh lí, vật lí của âm, ngưỡng nghe, ngưỡng đau.
-Nêu vai trò của dây đàn và bầu đàn
-Âm do nhạc cụ phát ra có được biểu diễn bằng đường sin không? vì sao?
-sóng âm nghe được phải thoả mãn những điều kiện gì?
Câu 4:Trình bày hiện tượng giao thoa sóng và sóng dừng(trình bày từ thí nghiệm)
Trong hiện tượng giao thoa của sóng dọc và sóng ngang giống và khác nhau như thế nào?
-Tại sao giao thoa sóng phải có điều kiện các nguồn kết hợp.
Chương 3: Dòng điện xoay chiều
Câu 1: Trình bày về các vấn đề sau:
-Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều, hiệu điện thế xoay chiều, dòng điện xoay chiều.
-Dòng điện xoay chiều là gì?
-Thế nào là cường độ dòng điện hiệu dụng? vì sao đối với dòng điện xoay chiều sử dụng đại lượng này?
Câu 2: Thiết lập quan hệ giữa dòng điện và hiệu điện thế , vẽ giản đồ véc tơ biểu thức của định luật ôm trong đoạn mạch chỉ có : R;L;C;RLC
Câu 3:Trình bày hiện tượng cộng hưởng trong mạch RLC mắc nối tiếp.
Câu 4:Trình bày công suất của dòng điện xoay chiều ; nêu ý nghĩa của hệ số công suất.
Câu 5:Trình bày nguyên tắc hoạt động và biểu thức suất điện động của máy phát điện xoay chiều một pha. Viết công thức tính tần số dòng điện do máy có nhiều cặp cực phát ra.
-Trình bày nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha. vì sao dòng điện xoay chiều lại được sử dụng rộng rãi trong thực tế.
Câu 6:Máy biến thế:-Định nghĩa và cấu tạo.
-Nguyên tắc hoạt động và sự biến đổi hiệu điện thế và cường độ -dòng điện qua máy biến thế.
-Vai trò của biến thế trong việc truyền tải điện năng đi xa.
Câu 7:a- Động cơ điện xoay chiều là gì?
- Nêu nguyên tắc hoạt động của của động cơ không đồng bộ ba pha
b-Trình bày sự tạo thành từ trường quay bằng dòng điện ba pha.
c-Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha
d-so sánh giữa máy dao điện ba pha và động cơ không đồng bộ ba pha
Câu 8:Trình bày nguyên tắc hạot động, cấu tạo và hoạt động cảu máy phát điện một chiều.
-Phương pháp chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Chương 4: dao động và sóng điện từ
Câu 2:Trình bầy về mạch dao động LC:
-Khảo sát sự biến thiên của điện tích trong mạch dao động LC từ đó lập phương trình dòng điện và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện.
-Chứng minh về sự bảo toàn năng lượng trong mạch dao động LC
Câu 2:Phát biểu hai giả thuyết của Mắcxoen về điện trường biến thiên và từ trường biến thiên:
-Dòng điện dịch là gì ?
-Định nghĩa điện từ trường.
Câu 3: Định nghĩa sóng điện từ . Nêu các tính chất của sóng điện từ. Tầng điện li là gì?. Nó có ảnh hưởng như thế nào đến sự truyền sóng điện từ. So sánh sự giống và khhác nhau giữa sóng điện từ và sóng âm.
Câu 4:Trình bầy về máy phát dao động điều hoà dùng tranzito, sơ đò thu và phát sóng điện từ.
Chương 5: sự phản xạ ánh sáng và sự khúc xạ ánh sáng
Câu 1: Phát biểu định luật phản xạ, khúc xạ, truyền thẳng ánh sáng.
Giải thích hiện tượng nhật thực , hiện tượng nguyệt thực?
Câu 2: Nêu các định nghĩa về hai loại gương cầu. sự phản xạ ánh sáng trên hai gương này. nêu và vẽ các tia đặc biệt . Nêu cách xác định tiêu điểm của gương cầu lõm . cứng minh công thức của gương cầu.
Câu 2: Trình bày về hiện tượng phản xạ toàn phần (Thí nghiệm, nêu hiện tượng, điều kiện, công thức tính góc giới hạn, ứng dụng )
Câu 3: Định nghĩa Lăng kính, Phân tích và vẽ đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính, viết các công thức của lăng kính, ứng dụng của lăng kính.
Câu 4: Trình bầy về thấu kính mỏng:
-Định nghĩa thấu kính mỏng, cách xác định tiêu điểm chính của thấu kính mỏng
-Chứng minh công thức của thấu kính mỏng trong trường hợp ảnh thật , ảnh ảo
-Dựng ảnh của vật thật AB vuông góc với trục chính trong các trường hợp từ đó nêu tính chất ảnh.
Chương 6: Mắt và các dụng cụ quang học
Câu 1:Trình bày về máy ảnh (Định nghĩa, cấu tạo, cách điều chỉnh )
Câu 2: Trình bày về mắt ( mắt về phương diện quang học, cấu tạo, sự điều tiết, góc trông và năng suất phân li, các tật của mắt và cách sửa)
Câu 3: Trình bầy về kính lúp, kính hiển vi , kính thiên văn (Định nghĩa,cấu tạo , cách ngắm chừng, xây dựng công thức tính độ bội giác)
-So sánh sự giống và khác nhau trong định nghĩa , cấu tạo và cách ngắm chừng của kính thiên văn và kính hiển vi.
Chương 7: Tính chất sóng ánh sáng
Câu 1:Trình bày TN của niutơn về tán sắc ánh sáng. Nêu hiện tượng tán sắc là gì?
Thí nghiệm tán sắc ánh sáng. Định nghĩa ánh sáng đơn sắc
Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng. Định nghĩa ánh sáng trắng
Câu 2:Trình bày về các loại quang phổ (định nghĩa nguồn phát hoặc cách tạo, đặc điểm và ứng dụng ) Giải thích tại sao một đám khí hay hơi kim laọi khi bị nung nóng chỉ hấp thụ được những quang phổ vạch mà nó có thể phát ra.
-Trình bày về máy quang phổ
Câu 3:Trình bày thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc? giải thích, nêu kết luận
Trình bày phương pháp đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa
Câu 4: Trình bày về tia hồng ngoại, tử ngoại.
Câu 5: Trình bày về cấu tạo, hoạt động của ống Rơnghen, nêu bản chất, tính chất , công dụng của tia rơnghen.Giải thích tại sao bước sóng ngắn nhất của bức xạ Rơn ghen có giá trị càng nhỏ khi hiệu điện thế giữa AK càng tăng
Chương 8: hiện tượng quang điện
Câu 1:Trình bày thi nghiệm hecxơ về hiện tượng quang điện từ đó nêu kết luận về hiện tượng quang điện
Trình bày thí nghiệm với tế bào quang điện. Phát biểu ba định luật quang điện
Câu 2:Nêu nộidung của thuyết lượng tử vận dụng giải thích các định luật quangđiện
Câu 3:Hiện tượng quang dẫn là gì?
-So sánh giữa hiện tượng quang điện trong và hiện tượng quang điện ngoài? chỉ ra một điểm giống và kác nhau quan trọng nhất giữa hiện tượng quangđiện trông và hiện tượng quang diện ngoài -Trình bày về quang trở và pin quang điện
Câu 4:Phát biểu hai tiên đề của Bo
Dùng mẫu nguyên tử Bo để giải thích quang phổ của nguyên tử Hiđrô
Chương 9: Hạt nhân nguyên tử
Câu 1: Trình bày về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Lực hạt nhân. Đnghĩa đồng vị, đơn vị khối lượng nguyên tử.
Câu 2:- Phát biểu định nghĩa và đặc điểm của sự phóng xạ
-Nêu bản chất và các tính chất của các tia phóng xạ
-Phát biểu và viết biểu thức của định luật phóng xạ. nói rõ các đại lượng có trong biểu thức
Định nghĩa, viết biểu thức và nêu đơn vị đo của độ phóng xạ
Câu 3:Phản ứng hạt nhân là gì? Viết biểu thức và giải thích các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân
-áp dụng các định luật bảo toàn cho sự phóng xạ từ đó nêu qui tắc dịch chuyển
Câu 4:Phát biểu hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng nêu hệ quả của nó
-Trình bày về độ hụt khối và năng lượng liên kết
-năng lượng liên kết riêng là gì ? nó có quan hệ như thế nào đến độ bền vững của hạt nhân?
Câu 5: Trình bày về sự phân hạch (Định nghĩa,ví dụ , đặc điểm )
Trình bày về phản ứng dây chuyền là gì ? nó xảy ra với điều kiện như thế nào?
Hệ số nhân nơtron là gì? lò phản ứng hạt nhân hoạt động có hệ số nhân bằng bao nhiêu?
-Trình bày về nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhà máy điện nguyên tử.
Câu 6: Nêu định nghĩa, ví dụ, điều kiện của phản ứng nhiệt hạch. Tại sao phản ứng nhiệt hạch lại cần phải có điều kiện trên?
-So sánh phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch. Phóng xạ với phân hạch, HTPX
với nhiệt hạch
-Tại sao con ngưòi luôn quan tâm tới phản ững nhiệt hạch.
File đính kèm:
- ON Ly thuyet 12.doc