CHƯƠNG 5 : NHÓM HALOGEN
1/. Vì sao không thể điều chế flo từ bằng phương pháp điện phân muối florua?
2/. HF và muối flurua có tính chất gì khác so với HCl và muối clorua?
3/. Viết ptpứ chứng minh brom có tính oh yếu hơn clo và mạnh hơn iot?
4/. Trong dãy bốn dung dịch axit : HF, HCl, HBr, HI :
A. Tính axit tăng dần từ trái qua phải.
B. Tính axit giảm dần từ trái qua phải.
C. Tính axit tăng dần đến HCl sau đó giảm đến HI.
D. Tính axit biến đổi không theo qui luật.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn thi tự luận môn hóa khối 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN THI TỰ LUẬN MÔN HÓA KHỐI 10
---oOo---
I/. CHƯƠNG 5 : NHÓM HALOGEN
1/. Vì sao không thể điều chế flo từ bằng phương pháp điện phân muối florua?
2/. HF và muối flurua có tính chất gì khác so với HCl và muối clorua?
3/. Viết ptpứ chứng minh brom có tính oh yếu hơn clo và mạnh hơn iot?
4/. Trong dãy bốn dung dịch axit : HF, HCl, HBr, HI :
Tính axit tăng dần từ trái qua phải.
Tính axit giảm dần từ trái qua phải.
Tính axit tăng dần đến HCl sau đó giảm đến HI.
Tính axit biến đổi không theo qui luật.
5/. Viết ptpứ và cho biết vai trò từng chất trong phản ứng điều chế clo, brom, iot từ NaCl, KBr, KI, H2SO4(đ), MnO2.
6/. Chất A là muối canxi halogenua. Cho 0,2g dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 0,376g kết tủa. Xác định công thức chất A?
7/. Bằng PPHH hãy nhận biết các dung dịch sau : NaF, NaCl, NaBr, NaI
8/. Dẫn khí A qua dd Br2 thì dd mất màu. Dẫn khí B qua dd Br2 thì dd sẫm màu. Khí A và khí B là những chất nào?
9/. Khi phân hủy 73,5g KClO3 thu được 33,5g KCl. Biết KClO3 phân hủy theo 2 cách : tạo ra O2 v‹ KCl và KClO4 + KCl. Tính thành phần % về khối lượng KClO3 phân hủy tạo O2 và KClO4?
10/. Cho 3,88g hỗn hợp KBr và NaI phản ứng với 78ml dd AgNO3 10% (D=1,09g/ml). Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc pứ vừa đủ với 13,3ml dd HCl 1,5M. Tính thành phần % về khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu và thể tích khí HCl (đktc) cần dùng để tạo ra lượng axit HCl đã dùng?
II/. CHƯƠNG 6 : NHÓM OXI
1/. Hãy giải thích vì sao trong h/c OF2, oxi có số oh +2 và trong h/c SO2, lưu huỳnh có số oh +4?
2/. Hãy viết CHe ở trạng thái cơ bản và các trạng thái kích thích của S(Z=16)?
3/. Trình bày những phương pháp điều chế oxi trong PTN và trong CN?
4/. So sánh thể tích oxi thu được (đktc), thu được khi phân hủy hoàn toàn KMnO4, KClO3, H2O2 trong các trường hợp : lấy cùng khối lượng các chất phân hủy và lấy cùng lượng các chất phân hủy?
5/. Trộn kỹ hỗn hợp gồm : 3g MnO2, 197g (KCl và KClO3), đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được 152g chất rắn. Tính thành phần % về khối lượng của hỗn hợp muối đã dùng?
6/. Đốt cháy hoàn toàn mantozơ gam C trong V lít oxi (đktc), thu được hỗn hợp khí A có dH2 = 1,25.
a/. Tính thành phần % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A?
b/. Tính m và V. Biết A + Ca(OH)2 dư thu được 6g kết tủa?
7/. So sánh tính oxi hóa của O2 và O3 ; O3 và H2O2 ? Viết ptpứ minh họa.
8/. Đun nóng hỗn hợp bột gồm 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường không có không khí. Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp?
9/. Dẫn dung dịch Na2S và khí H2S qua 4 dung dịch : NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4. Hãy cho biết hiện tượng và viết ptpứ?
10/. Cho hỗn hợp ZnS và Zn phản ứng với dd HCl dư thì thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Dẫn hh khí qua dd Pb(NO3)2 dư thu được 23,9g kết tủa. Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp rắn và thành phần % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp khí?
11/. Tính thể tích H2O cần pha loãng 100ml H2SO4 98% (D=1,84g/ml) thành dd H2SO4 20%?
12/. Cho 28,56g hỗn hợp X gồm : Na2SO3, NaHSO3, Na2SO4 phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thì thu được một chất khí làm mất màu 675ml dd Br2 0,2M. Mặt khác 7,14g X phản ứng vừa đủ với 21,6ml dd KOH 0,125M. Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X?
13/. Xác định vai trò các chất tham gia pứ và lập các pthh sau :
a/. H2SO4 + HBr à Br2 + SO2 + H2O
b/. H2SO4 + Fe à Fe(NO3)3 + SO2 + H2O
c/. H2SO4 + Zn à ZnSO4 + H2S + H2O
d/. Ag + H2S + O2 à Ag2S + H2O
e/. SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 à K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O
14/. Chỉ dùng quì tím nhận biết các dd sau : NaCl, Na2SO4, H2SO4, BaCl2, K2CO3.
15/. Hoà tan 3,38g oleum A vào nước, để trung hòa dd A ta cần dùng 400ml NaOH 0,2M.
a/. Xác định công thức của oleum A?
b/. Cần hòa tan bao nhiêu gam oleum A vào 500g nước để được dd H2SO4 20%?
16/. Nung 81,95g hỗn hợp gồm KCl, KNO3 và KClO3 (xt). Cho khí sinh ra pứ với H2 thì thu được 14,4g H2O. Hòa tan sản phẩm rắn sinh ra vào nước rồi dẫn qua dd AgNO3 dư sinh ra 100,45g kết tủa. Tính thành phần % về khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp?
17/. Đốt chát hoàn toàn 2,04g hợp chất A, thu được 1,08g H2O và 1,344 lít SO2 (đktc).
a/. Xác định công thức phân tử của A?
b/. Hấp thụ khí SO2 sinh ra vào 13,95ml dd KOH 28% (D=1,147g/ml). Tính nồng độ phần trăm các chất sau phản ứng.
III/. CHƯƠNG 7 : TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC.
1/. Tốc độ phản ứng là gì? Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
2/. Cân bằng hóa học là gì? Nêu nguyên lý Lơ Sa-tơ-li-ê?
3/. Xét pứhh : A + B à C. Lúc đầu [A]bđ = 0,8M ; [B]bđ = 1M. sau 20 phút [A] giảm xuống còn 0,78M. a/. [B] sau 20 phút là bao nhiêu?
b/. Tính tốc độ pứ trung bình trong khoảng thời gian 20 phút. V tính theo A và B có khác ko?
4/. Xét pứhh : A (k) + 2B (k) à C (k) + D (k).
a/. Viết biểu thức tính tốc độ pứ.
b/. Tốc độ pứ tăng bao nhiêu lần khi tăng nồng độ chất B 3 lần, nồng độ chất A không đổi?
b/. Tốc độ pứ tăng bao nhiêu lần khi tăng áp suất của hệ lên hai lần?
5/. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ pứ của các pứ sau :
a/. H2O2 (l) à H2O (l) + O2 (k)
b/. CO (k) + Cl2 (k) à COCl2 (k)
c/. SO2 (k) + O2 (k) à SO3 (k)
d/. KMnO4 (r) à K2MnO4 (r) + MnO2 (r) + O2 (k)
e/. CaCO3 (r) + HCl (l) à CaCl2 (l) + CO2 (k) + H2O (l)
6/. Có các pứ thuận nghịch sau :
a/. Viết các biểu thức tính hằng số cân bằng?
b/. Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi : tăng nhiệt độ ; tăng nồng độ O2, H2, CO, CO2 ; tăng áp suất chung ; thêm chất xúc tác.
7/. Xét pứ thuận nghịch : ; nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là: [N2] = 0,01M ; [H2] = 2M ; [NH3] = 0,4M. Tính Kc và nồng độ ban đầu của N2 và H2?
8/. Xét pứ thuận nghịch : ; Kc = 1 và [NH3]bđ = 1M. Tính nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng?
9/. Xét pứ thuận nghịch : ;
Kc = 1 và [CO]bđ = 0,1M ; [H2O]bđ = 0,4M . Tính nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng?
10/. Xét pứ thuận nghịch : ; Biết Kc = 9.
a/. Tính hiệu suất chuyển hóa từ SO2 thành SO3?
b/. Tính KC của hai pứ : và
File đính kèm:
- Cau hoi on thi tu luan k10 VX.doc