Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây không phải của cặp NST giới tính?
a. Khác nhau ở đực và cái
b. Một số trường hợp con đực chỉ có 1 NST giới tính X
c. Con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST giới tính XX
d. Mang các gen quy định sự phát triển các đặc điểm của giới và gen quy định các tính trạng thường
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của NST thường?
a. Giống nhau ở cả 2 giới
b. Các NST trong bộ NST của mỗi tế bào đều đồng nhất về hình dạng và kích thước
c. Mang các gen quy định tính trạng thường
d. Các gen trên NST thường tồn tại thành các cặp alen
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3465 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Di truyền liên kết với giới tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây không phải của cặp NST giới tính?
a. Khác nhau ở đực và cái
b. Một số trường hợp con đực chỉ có 1 NST giới tính X
c. Con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST giới tính XX
d. Mang các gen quy định sự phát triển các đặc điểm của giới và gen quy định các tính trạng thường
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của NST thường?
a. Giống nhau ở cả 2 giới
b. Các NST trong bộ NST của mỗi tế bào đều đồng nhất về hình dạng và kích thước
c. Mang các gen quy định tính trạng thường
d. Các gen trên NST thường tồn tại thành các cặp alen
Câu 3. Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XX còn con cái mang cặp NST giới tính XY được gặp ở?
a. Động vật có vú
b. Chim, bướm và một số loài cá
c. Bọ nhậy
d. Châu chấu, rệp
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Ở một số ít loài, giới tính có thể được xác định trước khi thụ tinh hoặc sau khi thụ tinh
b. Môi trường hoàn toàn không đóng vai trò gì trong quá trình hình thành giới tính
c. Ở đa số loài, giới tính hình thành do sự phân hóa các loại trứng hoặc chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường
d. Ở loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình phát triển cá thể do sự phân hóa của hợp tử
Câu 5. Điều nào dưới đây là không đúng?
a. Ở các loài giao phối, số cơ thể đực và cái đều xấp xỉ bằng nhau
b. Ở người, tỉ lệ nam cao hơn so với nữ ở giai đoạn bào thai và sơ sinh nhưng ở độ tuổi 90 tỉ lệ cụ bà cao gấp đôi số cụ ông
c. Tỉ lệ đực, các đặc trưng chi di truyền giới tính ở loài giao phối là 1 : 1
d. Ở người việc sinh trai hay gái chủ yếu là do vai trò của người mẹ
Câu 6. Ở người số bào thai nam cao hơn số bào thai nữ được cho là do:
a. Gen đột biến gây chết ở NST Y làm tỉ lệ thai nam bị sẩy nhiều hơn
b. Tinh trùng mang NST Y nhẹ hơn nên có tốc độ vận chuyển nhanh hơn tinh trùng mang NST X, do đó tỉ lệ thụ tinh của các tinh trùng Y cao hơn
c. Trên NST X có thể mang các alen lặn đột biến có hại do đó các thai nữ có tỉ lệ sẩy cao hơn
d. NST X mang các gen lặn đột biến có hại trong khi đó NST Y không mang các gen tương ứng với NST X nên thai nam có tỉ lệ sẩy thai và đẻ non cao hơn thai nữ
Câu 7. Điều nào dưới đây là không đúng đối với sự hình thành giới tính ở loài mà giới tính được quy định bởi tổ hợp NST XX và XY:
a. Các tính trạng phân biệt đực và cái hoàn toàn do các gen trên NST giới tính quy định
b. Các tính trạng phân biệt đực và cái được hình thành dần trong quá trình hình thành cá thể
c. Quá trình hình thành giới tính chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường
d. Các hoocmôn sinh dục có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành giới tính khi tác động vào giai đoạn sớm của quá trình phát triển
Câu 8. Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân hóa giới tính, người ta thực hiện thành công:
a. Điều chỉnh tỉ lệ đực, cái ở vật nuôi và cây trồng cho phù hợp với mục đích sản xuất
b. Sinh trái gái theo ý muốn
c. Tạo ra những giống vật nuôi năng suất cao, phẩm chất tốt
d. Điều trị bệnh vô sinh ở người
Câu 9. Ngoại trừ trường hợp phổ biến là con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái là XX còn có trường hợp:
a. ♀: XY, ♂: XX b. ♀: XO, ♂: XX
c. ♀: XX, ♂: XO d. A, B và C đều đúng
Câu 10. Châu chấu cái có cặp NST giới tính XX, đực: XO. Quan sát tế bào sinh dưỡng của một con châu chấu bình thường người ta đếm được 23 NST. Đây là bộ NST của:
a. Châu chấu cái
b. Châu chấu đực
c. Châu chấu mang đột biến thể 3 nhiễm
d. Châu chấu mang đột biến thể 1 nhiễm
Câu 11. Châu chấu cái có cặp NST giới tính XX, đực: XO. Quan sát tế bào sinh dưỡng của một con châu chấu bình thường người ta đếm được 23 NST. Châu chấu đực cho bao nhiêu loại giao tử, nếu các cặp NST đồng dạng có cấu trúc khác nhau:
a. 211 b. 212 c. 212+1 d. 213+1
Câu 12. Châu chấu cái có cặp NST giới tính XX, đực: XO. Quan sát tế bào sinh dưỡng của một con châu chấu đực bình thường người ta đếm được 23 NST. Số lượng NST trong bộ NST của châu chấu cái:
a. 24 b. 22 c. 21 d. 26
Câu 13. Điều nào dưới đây là không đúng:
a. NST Y ở người có đoạn mang gen tương ứng trên X
b. NST Y ở người có đoạn không mang gen tương ứng trên X
c. Trên NST Y ở người có đoạn không mang các gen quy định tính trạng thường
d. Trên NST X ở người có mang các gen quy định tính trạng thường không có alen tương ứng trên NST Y
Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của gen lặn trên NST X quy định tính trạng thường:
a. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY
b. Có hiện tượng di truyền chéo
c. Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở cơ thể XX
d. Kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch
Câu 15. Bệnh nào dưới đây của người là bệnh do đột biến gen lặn di truyền liên kết với giới tính:
a. Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm
b. Hội chứng Claiphentơ
c. Bệnh teo cơ
d. Hội chứng Tớcnơ
Câu 16. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn trên NST giới tính X ở người:
a. Bệnh dễ biểu hiện ở người nam
b. Bệnh khó biểu hiện ở người nữ do đa số ở trạng thái dị hợp
c. Bố mang gen bệnh sẽ truyền gen bệnh cho một nửa số con gái
d. Mẹ mang gen bệnh sẽ làm biểu hiện bệnh ở một nửa số con trai
Câu 17. Hiện tượng di truyền thẳng trong di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:
a. "Bố" (XY) truyền gen cho toàn bộ con "gái" (XX)
b. Di truyền của gen lặn nằm trên NST Y
c. Gen trên NST Y ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY luôn truyền cho cá thể cùng giới ở thế hệ sau
d. b và c đúng
Câu 18. Bệnh nào dưới đây ở người gây ra bởi đột biến gen lặn trên NST Y:
a. Mù màu
b. Máu khó đông
c. Tật dính ngón tay số 2 và số 3.
d. Bệnh teo cơ
Câu 19. Ý nghĩa của việc nghiên cứu di truyền liên kết với giới tính là:
a. Giúp phân biệt giới tính ở giai đoạn sớm, nhất là ở gia cầm
b. Giúp điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp với mục tiêu sản xuất như trong việc lựa chọn tằm đực
c. Góp phần vào việc thực hiện sinh đẻ theo ý muốn và kế hoạch hóa gia đình ở người
d. a và b đúng
Câu 20. Người ta gọi bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì:
a. Bệnh do đột biến gen lặn trên NST Y
b. Bệnh do đột biến gen trội trên NST Y
c. Bệnh do đột biến gen trội trên NST X
d. Bệnh do đột biến gen lặn trên NST X
Câu 21. Bệnh di truyền nào dưới đây cho phép người bệnh sống một cuộc sống gần như bình thường:
a. Bệnh máu khó đông
b. Bệnh huyết cầu đỏ hình liềm
c. Bệnh mù màu
d. Hội chứng Tớcnơ
Câu 22. Đặc điểm di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen lặn trên NST Y là:
a. Chỉ biểu hiện ở cơ thể đực
b. Tính trạng chỉ biểu hiện ở trạng thái đồng hợp ở cơ thể XX
c. Chỉ biểu hiện trên cơ thể XY
d. Có hiện tượng di truyền thẳng "mẹ" truyền gen cho "con gái:"
Câu 23. Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định tính trạng máu đông bình thường. Bố và con trai mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, nhận định nào dưới đây là đúng:
a. Con trai bệnh là do bố
b. Con trai bệnh là do mẹ
c. Con trai bệnh là do nhận 1 gen bệnh từ bố và 1 gen bệnh từ mẹ
d. Tất cả đều đúng
Câu 24. Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định tính trạng máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh máu khó đông, nhận định nào dưới đây là đúng:
a. Con gái của họ không thể mắc bệnh máu khó đông
b. 100% số con trai sẽ mắc bệnh
c. 100% số con trai hoàn toàn bình thường
d. 50% số con gái có khả năng mắc bệnh
Câu 25. Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định tính trạng máu đông bình thường. Bố, mẹ ông bà đều bình thường nhưng bà ngoại có mắc bệnh máu khó đông, xác suất để bố mẹ này sinh con mắc bệnh là bao nhiêu:
a. 25% b. 12,5% c. 50% d. 5%
Câu 26. Ở mèo, gen B quy định lông đen nằm trên NST giới tính X, gen b quy định màu lông hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do B trội khong hoàn toàn. Mẹ tam thể x bố đen, màu lông của mèo con sẽ là:
a. Mèo cái toàn đen, mèo đực 50% đen : 50% hung
b. Mèo cái 50% đen : 50% tam thể, mèo đực : 100% đen
c. Mèo cái 50% đen : 50% tam thể, mèo đực : 100% hung
d. Mèo cái 50% đen : 50% tam thể, mèo đực : 50% đen : 50%hung
Câu 27. Ở mèo, gen B quy định lông đen nằm trên NST giới tính X, gen b quy định màu lông hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do B trội khong hoàn toàn. Mẹ hung x bố đen, màu lông của mèo con sẽ là:
a. Mèo cái toàn đen, mèo đực toàn hung
b. Mèo cái toàn tam thể, mèo đực toàn hung
c. Mèo cái toàn tam thể, mèo đực toàn đen
d. Mèo cái toàn hung, mèo đực toàn đen
Câu 28. Ở mèo, gen B quy định lông đen nằm trên NST giới tính X, gen b quy định màu lông hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do B trội khong hoàn toàn. Mèo đực tam thể chỉ có thể xuất hiện trong trường hợp nào:
a. Mẹ đen, bố lông hung, mèo bố bị rối loạn phân li NST giới tính
b. Mẹ lông hung, bố lông đen, mèo mẹ bị rối loạn phân li NST giới tính
c. Mẹ lông đen, bố lông hung, mèo mẹ bị rối loạn phân li NST giới tính
d. Mẹ lông hung, bố lông hung, mèo mẹ bị rối loạn phân li NST giới tính
Câu 29. Hiện tượng di truyền lạp thể đã được phát hiện bởi:
a.Menđen b. Moogan
c. Đacuyn d. Coren và Bo
Câu 30. Bản chất của gen ngoài NST là:
a. ARN b. ADN c. Prôtêin d. Plasmit
Câu 31. Gen ngoài nhân được thấy ở:
a. Ti thể b. Lạp thể
c. Plasmist d. Lưới nội chất có hạt
Câu 32. ADN ngoài nhân có cấu trúc tương tự:
a. ADN của vi khuẩn hoặc virut
b. ADN ở vùng nhân con
c. rARN
d. ADN trong nhân
Câu 33. Khi ngoài nhân bị đột biến gen lặn:
a. Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến
b. Tính chất của gen đột biến chỉ được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp
c. Gen đột biến không phân bố đều cho các tế bào con
d. Ban đầu ở thể dị hợp
Câu 34. Trong di truyền qua tế bào chất:
a. Vai trò của bố mẹ là như nhau
b. Vai trò của cơ thể mang cặp NST giới tính XX đóng vai trò quyết định
c. Vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái
d. Vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục đực
Câu 35. Hiện tượng lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau trong những phép lai sau:
a. Di truyền qua tế bào chất
b. Di truyền liên kết có hoán vị gen ở một trong hai giới
c. Di truyền liên kết với giới tính
d. a, b và c đúng
Câu 36. Ở ruồi giấm R: qui định mắt đỏ, r: qui định mắt nâu, nằm ở locus 64/X và gen C: qui định cánh chẻ, c: cánh lớn nằm ở locus 32/X
Cho lai ruồi giấm đực mắt đỏ cánh chẻ với ruồi giấm cái nâu ngắn thuần chủng, F1 thu được:
a. F1: ♂ đỏ chẻ : ♀ nâu ngắn
b. F1: ♂ đỏ ngắn : ♀ nâu chẻ
c. F1: ♂ nâu ngắn : ♀ đỏ chẻ
d. F1: ♂ nâu chẻ : ♀ đỏ ngắn
Câu 37. Khi cho lai cây đu đủ đực có cây cao lá xanh với cây đu đủ cái có cây thấp lá đốm, F1 đồng loạt có cây cao, nhưng cây đực lá ốm, cây cái lá xanh. Cho biết cặp NST giới tính ở cây đu đủ giống như ở con ruồi giấm.
37.1. Tính trạng trội là:
a. Cao, xanh b. Cao, đốm
c. Thấp, xanh d. Thấp, đốm
37.2. Kiểu di truyền của P là:
a. P: ♂ XAYBB x ♀ XaXabb
b. P: ♂ XaYBb x ♀ XaXabb
c. P: ♂ AABb x ♀ aabb
d. P: ♂ AAXBY x ♀ aaXbXb
Câu 38. Cho 2 thứ gà thuần chủng: Trống nâu với mái vằn được F1mái hoàn toàn nâu và trống hoàn toàn vằn.Tính trạng màu lông gà đã di truyền tuân theo qui luật:
a. di truyền qua tế bào chất
b. phân li độc lập
c. di truyền liên kết với giới tính
d. tương tác gen
Câu 39. Tiến hĩa lớn l qu trình hình thnh:
a. Các cá thể thích nghi hơn.
b. Các nhóm phân loại trên loài.
c. Các loài mới. d. Cc nịi sinh học.
Câu 40. Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa cấp độ:
A. Nguyên tử. B. Phân tử.
C. Cơ thể. D. Quần thể.
Câu 41. Trong quần thể Hacđi-Vanbec, có hai alen A và a trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số tương đối của alen A và a trong quần thể đó là:
a. A = 0,92. a = 0,08. b. A = 0,8. a = 0,2.
c. A = 0,96. a = 0,04. d. A = 0,84. a = 0,16.
Câu 42. Trong quần thể giao phối từ tỉ lệ phn bố kiểu hình cĩ thể suy ra:
A. Vốn gen của quần thể.
B. Tỉ lệ các kiểu gen tương ứng.
C .Tỉ lệ các kiểu gen và tần số tương đối alen.
D. Nguồn gốc tiến hóa của loài.
Câu 43. Theo di truyền học hiện đại thì đột biến là:
a. Những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định.
b. Những biến đổi gây hại cho cơ thể.
c. Những biến đổi dưới ảnh hưởng của môi trường, thường có hại cho cơ thể.
d. Những biến đổi gián đoạn trong vật chất di truyền, có liên quan đến môi trường trong và ngoài cơ thể.
Câu 44. Đa số các đột biến có hại vì:
a. Thường làm mất đi nhiều gen.
b. Ph vỡ cc mối quan hệ hi hịa trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
c. Thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể.
d. Thường biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
Câu 45. Thường biến không phải là nguyên liệu cho tiến hóa vì:
a. Thường hình thnh cc c thể cĩ sức sống km.
b. Thường hình thnh cc c thể mất khả năng sinh sản.
c. Không di truyền được.
d. Tỉ lệ các cá thể mang thường biến ít.
Câu 46. Dấu hiệu nào dưới đây là không đúng đối với loài sinh học?
a. Mỗi loài có một kiểu gen đặc trưng quy định một kiểu hình đặc trưng.
b. Mỗi loài là một đơn vị sinh sản độc lập với các loài khác.
c. Mỗi loài là một sản phẩm chọn lọc tự nhiên.
d. Mỗi loài phân bố trong một khu vực địa lí xác định.
Câu 47. Nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật để hình thnh lồi bằng con đường địa lí là:
a. Do đột biến
b. Nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
c. Di nhập gen từ những quần thể khác.
d. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 48. Hình thnh lồi mới bằng con đường địa lí là phương thức thường gặp ở:
a. Thực vật và động vật.
b. Chỉ có ở thực vật bậc cao.
c. Chỉ có ở động vật bậc cao.
d. Thực vật và động vật ít di động.
Câu 49. Đặc điểm nổi bật của các đại phân tử sinh học là:
a. Đa dạng. b. Đặc thù.
c. Kích thước lớn. d. Cấu tạo phức tạp.
Câu 50. Cơ thể song nhị bội là cơ thể có tế bào mang:
a. Bộ NST của bố và mẹ khác nhau.
b. Hai bộ NST lưỡng bội của bố và mẹ thuộc hai loài khác nhau.
c. Bộ NST đa bội chẵn.
d. Bộ NST đa bội lẻ.
Câu 51. Sự sống xuất hiện đầu tiên ở môi trường:
a. Trong ao hồ nước ngọt.
b. Trong khí quyển nguyên thủy.
c. Trong lịng đất và thoát ra bằng các trận phun trào núi lửa.
d. Trong đại dương.
Câu 52. Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hoá tổng hợp là:
a. Không tổng hợp các bằng chứng tiến hoá từ nhiều lĩnh vực.
b. Làm sáng tỏ cơ chế tiến hoá nhỏ là cơ sở cho tiến hoá lớn.
c. Xây dựng thành công cơ sở lí luận tiến hoá lớn.
d. Bổ sung vào thuyết chọn lọc tự nhiên.
Câu 53. Nhân tố nào sau đây đóng vai trị chủ yếu trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài:
a. Qu trình đột biến.
b. Qu trình chọn lọc tự nhin.
c. Qu trình phn li tính trạng.
d. Xu hướng tiến hoá chung.
Câu 54. Các giai đoạn của quá trình tiến hố:
a. Tiến hoá hoá học, tiền sinh học, sinh học.
b. Tiến hoá bước 1, bước 2, bước 3.
c. Tiến hoá cổ điển, tiến hoá hiện đại.
d. Tiến hóa nhỏ, tiến hóa lớn.
Câu 55. Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
a. Toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay có cùng một nguồn gốc chung.
b. Dạng sinh vật nào cịn sống sĩt cho đến nay ít biến đổi được xem là hoá thạch sống.
c. Trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên có thể tích luỹ các biến dị theo những hướng khác nhau, kết quả là từ một dạng ban đầu đ hình thnh nhiều dạng khc nhau r rệt v khc xa dạng tổ tiên.
d. Theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài, một loài gốc phân hoá thành những chi khác nhau rồi thành những loài khác nhau.
Câu 56. Nhân tố chủ yếu quy định nhịp độ tiến hoá là:
p lực của qu trình đột biến.
Tốc độ sinh sản.
Sự cách li.
Áp lực của chọn lọc tự nhiên.
HẾT
File đính kèm:
- Di truyen lien ket voi gioi tinh.doc