Câu 1 ( 1 điểm ): Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Hình chiếu đứng ở .(1). hình chiếu bằng và ở bên .(2). hình chiếu cạnh.
Câu 2 ( 0,5 điểm ): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:
Hình lăng trụ đều có các mặt bên là các hình
A. tam giác; B. chữ nhật; C. đa giác;
Câu 3 ( 0,5 điểm ): Chọn câu trả lời mà em cho là đúng:
Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở
A. sau mặt phẳng cắt; C. bị cắt làm đôi;
B. trước mặt phẳng cắt; D. tiếp xúc với mặt phẳng cắt;
Câu 4 ( 0,5 điểm ): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ là hình:
A. chữ nhật; B. tam giác; C. vuông;
Câu 5 ( 1 điểm ):Hãy điền cụm từ: liền đậm, liền mảnh, nét đứt vào chỗ trống:
Đối với ren thấy, đường đỉnh ren, vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét .(1).; đường chân ren, vòng chân ren được vẽ bằng nét .(2).;
Câu 6 ( 0,5 điểm): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn sau:
A. Mặt bằng; C. Mặt đứng;
B. B. Mặt cắt; D. Cả A,B,C;
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Học kì 1 Công nghệ Lớp 8, Lịch sử Lớp 6 - Nguyễn Thị Hoàng Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đồng Hưu
GV: Nguyễn Thị Hoàng Liên
Ngân hàng câu hỏi
Môn: Công Nghệ – Lớp 8
Kiến thức trong học kì I, từ tuần 1 đến hết tuần 16.
I/ Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 ( 1 điểm ): Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Hình chiếu đứng ở ...(1).... hình chiếu bằng và ở bên ...(2)... hình chiếu cạnh.
Câu 2 ( 0,5 điểm ): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:
Hình lăng trụ đều có các mặt bên là các hình
A. tam giác; B. chữ nhật; C. đa giác;
Câu 3 ( 0,5 điểm ): Chọn câu trả lời mà em cho là đúng:
Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở
A. sau mặt phẳng cắt; C. bị cắt làm đôi;
B. trước mặt phẳng cắt; D. tiếp xúc với mặt phẳng cắt;
Câu 4 ( 0,5 điểm ): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ là hình:
A. chữ nhật; B. tam giác; C. vuông;
Câu 5 ( 1 điểm ):Hãy điền cụm từ: liền đậm, liền mảnh, nét đứt vào chỗ trống:
Đối với ren thấy, đường đỉnh ren, vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét .....(1)....; đường chân ren, vòng chân ren được vẽ bằng nét .......(2).....;
Câu 6 ( 0,5 điểm): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn sau:
Mặt bằng; C. Mặt đứng;
B. Mặt cắt; D. Cả A,B,C;
Đáp án
Câu 1: Điền đúng mỗi từ được 0,5 điểm:
(1) trên (2) trái
Câu 2: Khoanh tròn đúng câu: B. chữ nhật - được 0,5 điểm.
Câu 3: Chọn đúng câu: A. sau mặt phẳng cắt - được 0,5 điểm.
Câu 4: Khoanh tròn đúng câu: A. chữ nhật - được 0,5 điểm.
Câu 5: Điền đúng mỗi cụm từ được 0,5 điểm:
(1) liền đậm; (2) liền mảnh;
Câu 6: Khonh tròn đúng câu: D. Cả A,B,C - được 0,5 điểm.
Câu 7 ( 1,5 điểm ): Hãy ghi số thứ tự vào các ô của những mục sau để chỉ trình tự đọc bản vẽ lắp:
Hình biểu diễn; Khung tên;
Bảng kê; Kích thước;
Phân tích chi tiết; Tổng hợp;
Câu 8 ( 0,5 điểm ): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Kẹp vật dũa sao cho mặt cần dũa cách mặt êtô từ
A. 10 – 25 mm; C. 10 – 20 mm;
B. 15 – 20 mm; D. 15- 25 mm;
Câu 9 ( 1 điểm ): Hãy đánh dấu x vào ô vuông để chỉ ra những chi tiết được làm bằng kim loại:
Đùi xe; Lốp xe;
Vỏ yên xe; Xích xe;
Câu 10 ( 0,5 điểm ): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Khi đục tay cầm búa cách đầu cán búa từ
A. 20 – 30 mm; C. 15 – 20 mm;
B. 20 – 25 mm; D. 20 – 30 mm;
Câu 11 ( 1 điểm ): Hãy khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu sau đúng, chữ S nếu câu sau sai:
a- Êtô là dụng cụ tháo lắp Đ S
b- Búa là dụng cụ gia công Đ S
c- Tua vít là dụng cụ tháo lắp Đ S
d- Clê là dụng cụ kẹp chặt Đ S
Câu 12 ( 0,5 điểm ): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Mối ghép bằng đinh tán thường dùng khi:
A. mối ghép phải chịu nhiệt độ cao; C. mối ghép chịu nhiệt độ thấp;
B. Mối ghép không chịu lực lớn; D. mối ghép có kích thước nhỏ;
Đáp án
Câu 7: Mỗi câu đánh dấu đúng được 0,25 điểm.
3- Hình biểu diễn; 1- Khung tên;
2- Bảng kê; 4- Kích thước;
5- Phân tích chi tiết; 6- Tổng hợp;
Câu 8: Khoanh tròn đúng câu: C. 10 – 20 mm - được 0,5 điểm.
Câu 9: Đánh dấu đúng mỗi ô làm bằng kim loại - được 0,5 điểm đó là:
Đùi xe và xích xe
Câu 10: Khoanh tròn đúng câu: A. 20- 30 mm - được 0,5 điểm.
Câu 11: Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm:
Câu đúng: b, c; Câu sai: a, d;
Câu 12: Khoanh tròn đúng câu: A. mối ghép phải chịu nhiệt độ cao - được 0,5 điểm.
Câu 13 ( 1 điểm ): Tìm từ điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- Mối ghép .....(1)..... dùng để hãm chuyển động tương đối giữa hai chi tiết được ghép.
- Mối ghép ......(2)..... dùng để truyền chuyển động quay ( mối ghép trục với bánh răng)
Câu 14 ( 0,5 điểm): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Khi tháo lắp cần chú ý
Chi tiết nào tháo trước thì lắp trước;
Chi tiết nào sau thì lắp sau;
Chi tiết nào tháo sau thì lắp trước;
Câu 15 ( 1 điểm ): Hãy điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống trong các câu sau:
Trong máy cần truyền chuyển động vì:
a/ Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau.
b/ Các bộ phận của máy thường đặt gần nhau.
c/ Các bộ phận của máy có tốc độ quay giống nhau.
d/ Các bộ phận của máy đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.
Câu 16 ( 1 điểm ): Hãy khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu sau đúng, chữ S nếu câu sau sai:
a/ Đai ốc là một chi tiết. Đ S
b/ Xích xe đạp là một chi tiết. Đ S
c/ Khung xe đạp không phải là một chi tiết. Đ S
d/ Các chi tiết máy chỉ được ghép cố định với nhau. Đ S
Đáp án
Câu 13: Điền đúng mối câu được 0,5 điểm.
(1) bằng chốt; (2) bằng then;
Câu 14: Khoanh tròn đúng câu: C. chi tiết nào tháo sau thì lắp trước - được 0,5 điểm.
Câu 15: Điền đúng mỗi câu được 0,25 điểm.
Câu đúng: a, d; Câu sai: b, c;
Câu 16: Khoanh tròn đúng mỗi câu được 0,25 điểm:
Câu đúng: a, b; Câu sai: c, d;
II/ Câu hỏi tự luận
Câu 1 (2 điểm): Nêu nội dung của bản vẽ chi tiết?
Câu 2 (2 điểm): Nêu quy trình tháo, lắp trục xe đạp?
Đáp án
Câu 1: Nêu đúng mỗi nội dung của bản vẽ chi tiết được 0,5 điểm.
Bản vẽ chi tiết gồm có bốn nội dung:
Hình biểu diễn.
Khung tên.
Kích thước.
Yêu cầu kĩ thuật.
Câu 2: Nêu đúng quy trình tháo được 1 điểm.
Nêu đúng quy trình lắp được 1 điểm.
* Quy trình tháo:
Đai ốc hãm côn
Trục
Côn
Vòng đệm
Đai ốc
Nồi trái
Bi
Nắp nồi trái
Nồi phải
Nắp nồi phải
Bi
Nắp nồi trái
* Quy trình lắp:
Bi
Nồi trái
Trục
Nắp nồi phải
Bi
Nồi phải
Côn
Đai ốc hãm côn
Vòng đệm
Đai ốc
Câu 3 (2 điểm): Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật? Lấy ví dụ minh hoạ?
Câu 4 ( 2 điểm): Đĩa xích của xe đạp có 45 răng, vành líp có 15 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn? Vì sao?
Đáp án
Câu 3:
* Bản vẽ kĩ thuật ( hay gọi là bản vẽ ) trình bày các thông tin của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ. ( 1 điểm ).
* Có hai loại bản vẽ kĩ thuật:
- Bản vẽ cơ khí. Ví dụ như : Bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp. ( 0,5 điểm).
- Bản vẽ xây dựng. Ví dụ như: Bản vẽ nhà. ( 0,5 điểm).
Câu 4:
Cho biết:
Z1 = 45.
Z2 = 15.
i = ?
Chi tiết nào quay nhanh hơn?
Giải.
* Tỉ số truyền i là:
Z1 45
ADCT: i = — = — = 3
Z2 15
* Vậy vành líp sẽ quay nhanh hơn đĩa xích vì vành líp có số răng ít hơn đĩa xích.
Trường THCS Đồng Hưu
GV: Lê Thị Hoa
Ngân hàng câu hỏi
Môn: Lịch Sử – Lớp 6
Kiến thức trong học kì I, từ tuần 1 đến hết tuần 16.
I/ Câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1 (0,5 điểm): Hãy chọn những từ ngữ có sẵn để điền tiếp vào câu sau:
Lịch sử giúp em hiểu biết những
Câu 2 (0,5 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn:
Theo em, để tính ngày, tháng, năm âm lịch cần dựa vào sự kiện nào?
Sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt trời.
Sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất.
Câu 3 (0,5 điểm): Hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất về xã hội nguyên thuỷ tan rã:
Lúc này người đông hơn trước.
Xã hội có người giàu, người nghèo, người siêng năng, người lười biếng nên làm ăn chung thì người giàu, người siêng năng bị thiệt thòi.
Công cụ lao động được cải tiến tốt hơn, từng gia đình có thể tự lập làm ăn, không phải dựa vào số đông hay phải quá phụ thuộc vào thiên nhiên.
Câu 4 (0,5 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất:
Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp:
Địa chủ, nông dân, thợ thủ công.
Quí tộc, nông dân, nô lệ.
Chủ nô, nô lệ.
Tư sản, vô sản.
Đáp án.
Câu 1: Lịch sử giúp em hiểu được cội nguồn của dân tộc, biết được công lao, sự hy sinh to lớn của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước. (0,5 điểm).
Câu 2: Khoanh tròn đúng câu:
B. Sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất. (0,5 điểm).
Câu 3: Khoanh tròn đúng câu:
C. Công cụ lao động được cải tiến tốt hơn, từng gia đình có thể tự lập làm ăn, không phải dựa vào số đông hay phải quá phụ thuộc vào thiên nhiên. (0,5 điểm).
Câu 4: Khoanh tròn đúng câu:
B. Quí tộc, nông dân, nô lệ. (0,5 điểm).
Câu hỏi
Câu 5 (0,5 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời em cho là đúng:
Xã hội cổ đại phương Tây gồm những tầng lớp:
A. Địa chủ, nông dân, thợ thủ công.
B. Quí tộc, nông dân, nô lệ.
C. Chủ nô, nô lệ.
D. Tư sản, vô sản.
Câu 6 (0,5 điểm): Chọn ý đúng:
Người Hi lạp và Rô- ma đã biết làm ra lịch:
Dương lịch và âm lịch.
Dương lịch.
Câu 7 ( 0,5 điểm): Chọn ý đúng:
Trong những quốc gia cổ đại thì quốc gia nào xuất hiện sớm nhất:
Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Quốc.
Hi Lạp, Rô Ma.
Câu 8 (0,5 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời em cho là đúng:
Em hãy xác định địa điểm sinh sống của người tối cổ trên đất nước ta:
Thái nguyên, Phú Thọ, Ninh Bình.
Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng Nai.
Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang.
Câu 9 (0,5 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời em cho là đúng:
Chế độ thị tộc mẫu hệ được hình thành vì lý do nào?
Phụ nữ lúc bấy giờ chiếm số đông hơn nam giới.
Lúc này đàn ông ít lao động.
Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong việc hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi đảm bảo cuộc sống cho gia đình và thị tộc.
Câu 10 (0,5 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời em cho là đúng:
Kim loại được dùng đầu tiên là:
A. Kẽm; B. Chì;
C. Đồng; D. Sắt;
Đáp án
Câu 5: Khoanh tròn đúng câu:
C. Chủ nô, nô lệ.
Câu 6: Chọn đúng: B. Dương lịch. (0,5 điểm).
Câu 7: Chọn đúng: A. Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Quốc (0,5 điểm).
Câu 8: Khoanh tròn đúng câu:
B. Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng Nai. (0,5 điểm).
Câu 9: Khoanh tròn đúng câu:
C.Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong việc hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi đảm bảo cuộc sống cho gia đình và thị tộc. (0,5 điểm).
Câu 10: Khoanh tròn đúng câu:
C. Đồng. ( 0,5 điểm ).
Câu hỏi
Câu 11(0,5 điểm): Bố trí lực lượng lao động trong một gia đình làm nông nghiệp ta chọn phương án nào sau đây:
Người chuyên làm đất, tưới nước.
Người chuyên làm cỏ, trừ sâu bệnh.
Người chuyên thu hoạch, chế biến sản phẩm.
Mọi người trong gia đình cùng làm một trong các công việc trên.
Câu 12 ( 0,5 điểm): Câu nào đúng, câu nào sai:
Nước Văn Lang do:
An Dương Vương đứng đầu.
Hùng Vương đứng đầu.
Câu 13 ( 0,5 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
ý thức cộng đồng của cư dân văn lang được hình thành bởi các lý do:
A. Các bộ lặc, làng, chiềng, chạ cùng nhau làm thuỷ lợi, chế ngự thiên nhiên để bảo vệ mùa màng.
B. Thông qua các tổ chức lễ hội, họ gần gũi thân thiết hiểu nhau hơn.
C. Các bộ lạc, làng, chiềng, chạ cùng nhau chung sức, chung lòng chống trả các cuộc xâm lược của kẻ thù.
D. Hội tụ cả ba yếu tố trên.
Câu 14 (0,5 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
Cách đánh quân Tần của nhân dân Tây Âu- Lạc Việt:
Sử dụng chiến thuật đánh du kích.
Lấy yếu chống mạnh, lấy ít đánh nhiều.
Lấy lâu dài tại chỗ để chống lại quân giặc ở xa.
Tất cả A, B, C.
Câu 15 (0,5 điểm): Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà:
A. Không tin tưởng ở trung thần; C. Mất cảnh giác với địch;
B. Không dựa vào dân; D. Cả A, B, C.
Câu 16 (0,5 điểm): Hãy điền tiếp vào câu:
Những công trình văn hoá tiêu biểu:
Văn Lang có:.
Âu Lạc có: ..
Đáp án
Câu 11: Chọn đúng phương án: D. Mọi người trong gia điình (0,5 điểm).
Câu 12: - Câu A: Sai (0,25 điểm).
- Câu B: Đúng (0,25 điểm).
Câu 13: Khoanh tròn đúng câu:
D. hội tụ đủ các yếu tố trên. (0,5 điểm).
Câu 14: Khoanh tròn đúng câu:
D. Tất cả A, B, C. (0,5 điểm).
Câu 15: Trả lời đúng ý: C. Cả A, B, C. (0,5 điểm).
Câu 16: - Văn Lang có trống đồng (0,25 điểm).
- Âu lạc có thành Cổ Loa. (0,25 điểm).
II/ Câu hỏi tự luận
Câu 1(4 điểm): Em hãy cho biết: dựa vào nhưbngx chu kỳ di chuyển nào mà người xưa đã làm ra lịch? Đó là loại lịch nào?
Câu 2 (4 điểm): a/ Em hãy kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây?
b/ Cho biết các loại nhà nước thời cổ đại?
Câu 3 (4 điểm): Hãy mô tả đời sống của người nguyên thuỷ? Tại sao nói cuộc sống của người nguyên thuỷ bấp bênh kéo dài hàng triệu năm?
Câu4 (4,5 điểm): Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
Đáp án
Câu 1:
- Người xưa làm ra lịch dựa vào những chu kỳ di chuyển sau:
+ Sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất. (1 điểm).
+ Sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt trời. (1 điểm).
- Có hai loại lịch:
+ Âm lịch (Mặt trăng quanh Trái đất ). (1 điểm).
+ Dương lịch (Trái đất quanh Mặt trời ). (1 điểm).
Câu 2:
a/ Trả lời đúng mỗi ý được 1 điểm:
- Các quốc gia cổ đại phương Đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Quốc.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây là: Hy Lạp, Rô Ma.
b/ - Phương Đông là nhà nước chuyên chế. (1 điểm).
- Phương Tây là nhà nước chủ nô. (1 điểm).
Câu 3:
- Người nguyên thuỷ sống theo bầy gồm vài chục người. (0,5 điểm).
- Ban ngày họ hái lượm hoa quả và săn bắt thú để ăn, ban đêm họ ngủ chung hang động, dưới mái đâ hoặc trong túp lều lợp lá, cỏ khô. (1 điểm).
- Họ biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. (1 điểm).
- Cuộc sống của họ bấp bênh kéo dài hàng triệu năm. (0,5 điểm).
- Vì cuộc sống của họ phụ thuộc vào thiên nhiên, “ ăn lông, ở lỗ ”; cuộc sống lang thang nay đây mai đó kéo dài hàng triệu năm. (1 điểm).
Câu 4:
- Tên nước Văn Lang. (0,5 điểm).
- Đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì- Phú Thọ). (0,5 điểm).
- Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng. (0,5 điểm).
- Cả nước chia thành 15 bộ. (0,5 điểm).
- Lạc hầu, lạc tướng. (0,5 điểm).
- Đứng đầu các bộ là lạc tướng. (0,5 điểm).
- Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. (0,5 điểm).
- Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội và luật pháp. ( 0,5 điểm)
- Nhà nước còn đơn giản, chưa hoàn chỉnh. (0,5 điểm).
File đính kèm:
- cau_hoi_trac_nghiem_hoc_ki_1_cong_nghe_lop_8_lich_su_lop_6_n.doc