Câu hỏi trắc nghiệm môn vật lí lớp 9

B. NỘI DUNG:

Câu 1: (M1)

Năng lượng của dòng điện gọi là:

A. cơ năng.

B. nhiệt năng.

C. quang năng.

D. điện năng.

Cầu 2: (M1)

Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:

A. thời gian sử dụng điện của gia đình.

B. công suất điện mà gia đình sử dụng.

C. điện năng mà gia đình đã sử dụng.

D. số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2748 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn vật lí lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN: VẬT LÍ LỚP 9 A. MA TRẬN: Nội dung Các cấp độ tư duy Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Điện năng - công của dòng điện 1,2,3,4 5,6,7,8 9,10,11,12 12 Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì 13,14,15,16 17,18,19 20,21,22 10 Mắt cận và mắt lão 23,24,25,26 27,28,29 30,31,32 10 Sự trộn các ánh sáng màu 33,34,35,36 37,38,39,40 8 Tổng 16 14 10 40 B. NỘI DUNG: Câu 1: (M1) Năng lượng của dòng điện gọi là: cơ năng. nhiệt năng. quang năng. điện năng. Cầu 2: (M1) Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết: thời gian sử dụng điện của gia đình. công suất điện mà gia đình sử dụng. điện năng mà gia đình đã sử dụng. số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. Câu 3: (M1) Thiết bị điện nào sau đây khi hoạt động đã chuyển hoá điện năng thành cơ năng và nhiệt năng? Quạt điện. Đèn LED. Bàn là điện. Nồi cơm điện. Câu 4: (M1) Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là: A = U.I2.t A = U.I.t A = U2.I.t A = Câu 5: (M2) Khi đặt vào hai đầu một đoạn mạch hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là 0,5A. Công của dòng điện sản ra trên đoạn mạch đó trong 10 giây là: 6J 60J 600J 6000J Câu 6: (M2) Mỗi ngày công tơ điện của một gia đình đếm 2,5 số. Gia đình đó đã tiêu thụ mỗi ngày một lượng điện năng là: 90000J 900000J 9000000J 90000000J Câu 7: (M2) Một bóng đèn loại 220V-100W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là: 220 KWh 100 KWh 1 KWh 0,1 KWh Câu 8: (M2) Một đèn loại 220V – 75W và một đèn loại 220V – 25W được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức. Trong cùng thời gian, so sánh điện năng tiêu thụ của hai đèn: A1 = A2 A1 = 3 A2 A1 = A2 A1 < A2 Câu 9: (M3) Một bàn là được sử dụng ở hiệu điện thế định mức 220V trong 10 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 660KJ. Cường độ dòng điện qua bàn là là: 0,5 A 0,3A 3A 5A Câu 10: (M3) Một bóng đèn loại 220V – 100W và một bếp điện loại 220V – 1000W được sử dụng ở hiệu điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 5 giờ, bếp sử dụng 2 giờ. Giá 1 KWh điện 700 đồng. Tính tiền điện phải trả của 2 thiết bị trên trong 30 ngày? 52.500 đồng 115.500 đồng 46.200 đồng 161.700 đồng Câu 11: (M3) Một đoạn mạch như hình vẽ gồm R và đèn Đ: 6V – 3W. Điện trở dây nối rất nhỏ không đáng kể. Đèn sáng bình thường . Tính điện năng tiêu thụ của cả đoạn mạch trong 15 phút? 21600 J 2700 J 5400 J 8100 J Câu 12: (M3) Hai điện trở R1 = 4 và R2 = 6 được mắc song song vào hiệu điện thế U, trong cùng thời gian điện trở nào tiêu thụ điện năng nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu lần? R1 tiêu thụ điện năng nhiều hơn R2 gấp 2 lần. R1 tiêu thụ điện năng nhiều hơn R2 gấp 1,5 lần. R2 tiêu thụ điện năng nhiều hơn R1 gấp 2 lần. R2 tiêu thụ điện năng nhiều hơn R1 gấp 1,5 lần. Câu 13: (M1) Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn luôn là: ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật. ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật. ảnh thật ngược chiều lớn hơn vật. ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật. Câu 14: (M1) Đặt thấu kính phân kì lên dòng chữ: “ BÀI TẬP VẬT LÍ 9” . Ta sẽ quan sát được hình ảnh nào? BÀI TẬP BÀI TẬP BÀI TẬP BÀI TẬP Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Câu 15: (M1) Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng vị trí tiêu điểm Đặt trong khoảng tiêu cự. Đặt ngoài khoảng tiêu cự. Đặt bằng khoảng tiêu cự. Đặt rất xa. Câu 16: (M1) Vật AB hình mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một quang cụ cho ảnh A’B’ như hình vẽ: B B’ A A’ Trục chính () Quang cụ đó là: Thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì. Gương phẳng. Gương cầu . Câu 17: (M2) Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’. So sánh h và h’ h = h’ h =2h’ h = h < h’ Câu 18: (M2) Lần lượt đặt vật AB trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ cùng tiêu cự, khoảng cách từ vật đến hai thấu kính bằng nhau. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo A1B1, thấu kính hội tụ cho ảnh ảo A2B2. So sánh độ lớn của hai ảnh : A1B1 < A2B2 A1B1 = A2B2 A1B1 >A2B2 A1B1 A2B2 Câu 19: (M2) Dựa vào ảnh của điểm sáng tạo bởi thấu kính trong các hình vẽ sau. ( S là điểm sáng, S’ là ảnh, là trục chính) 1 2 3 Kết luận đúng là: 1,2,3 là thấu kính hội tụ. 1,2,3 là thấu kính phân kì. 1,2 là thấu kính hội tụ và 3 là thấu kính phân kì. 1,3 là thấu kính hội tụ và 2 là thấu kính phân kì. Câu 20: (M3) Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì và cách thấu kính 12cm. Tiêu cự của thấu kính 6cm. Ảnh A’B’ cách thấu kính: 12cm 6cm 4cm 2cm Câu 21: (M3) Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì và cách thấu kính 20cm, cho ảnh ảo cách thấu kính 10cm. Tiêu cự của thấu kính là: 20cm 10cm 12cm 15cm Câu 22: (M3) Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, cho một ảnh ảo cao bằng vật và cách thấu kính 12cm. Vật AB đặt cách thấu kính: 4cm 12cm 24cm 36cm Câu 23: (M1) Có thể kết luận như câu nào dưới đây? Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa mắt mà không nhìn rõ các vật ở gần mắt. Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở gần mắt mà không nhìn rõ các vật ở xa mắt. Người cận thị nhìn rõ các vật ở xa mắt mà không nhìn rõ các vật ở gần mắt. Người cận thị nhìn rõ các vật ở gần mắt mà không nhìn rõ các vật ở xa mắt. Câu 24: (M1) Có thể kết luận như câu nào dưới đây? Mắt lão nhìn rõ vật ở gần, không nhìn rõ vật ở xa. Mắt tốt nhìn rõ vật ở gần, không nhìn rõ vật ở xa. Mắt lão nhìn rõ vật ở xa, không nhìn rõ vật ở gần. Mắt tốt nhìn rõ vật ở xa, không nhìn rõ vật ở gần. Câu 25: (M1) Để chữa tật cận thị ta cần đeo: Thấu kính phân kì. Thấu kính hội tụ. Kính lão. Kính râm. Câu 26: (M1) Để chữa bệnh mắt lão, ta cần đeo: Kính râm. Kính viễn vọng. Kính phân kì. Kính hội tụ. Câu 27: (M2) Một người bị cận thị có điểm cực cận cách mắt 0,1m và điểm cực viễn cách mắt 0,5m. Thấu kính đeo để chữa tật cận thị cho người này là: Thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm Thấu kính phân kì có tiêu cự 60cm Câu 28: (M2) Ba người có đặc điểm mắt như sau: Ông ba nhìn được các vật cách mắt từ 1m trở lại. Ông tư nhìn rõ vật cách mắt từ 0,25m trở ra. Ông năm không nhìn rõ được các vật từ 0,5m trở vào, ngoài ra thì nhìn rõ. Kết luận nào đúng? Ông ba: cận thị, ông tư: bị tật mắt lão, ông năm: bình thường. Ông ba: cận thị, ông tư:bình thường, ông năm: bị tật mắt lão. Ông ba: bị tật mắt lão, ông tư: bình thường, ông năm: cận thị. Ông ba: bình thường, ông tư: bị tật mắt lão, ông năm: cận thị. Câu 29: (M2) Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 0,45m. Khi không đeo kính, người ấy nhìn rõ vật xa nhất cách mắt: 25cm 20cm 45cm 70cm Câu 30: (M3) Một người già phải đeo kính sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm. Khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt: 50cm 25cm 75cm 20cm Câu 31: (M3) Một người già có điểm cực cận cách mắt 45cm. Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm thì người đó phải đeo: Thấu kính hội tụ có tiêu cự 56,25cm Thấu kính hội tụ có tiêu cự 45cm Thấu kính hội tụ có tiêu cự 25cm Thấu kính hội tụ có tiêu cự 70cm Câu 32: (M3) Một người quan sát các vật qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt 10cm thì thấy ảnh của mọi vật xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng 50cm trở lại. Thấu kính phân kì mà người đó đang đeo có tiêu cự: 10cm 50cm 40cm 60cm Câu 33: (M1) Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn ánh sáng màu? Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua kính lọc màu vàng. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng. Câu 34: (M1) Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục ta được ánh sáng màu: Đỏ. Lục. Vàng. Lam. Câu 35: (M1) Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam ta được ánh sáng màu: Đỏ. Hồng. Vàng. Lam. Câu 36: (M1) Khi trộn ba ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau ta được ánh sáng màu: Trắng. Đỏ. Lục. Lam. Câu 37: (M2) Để thu được ánh sáng trắng ta phải trộn tối thiểu: 2 chùm sáng màu thích hợp 3 chùm sáng màu thích hợp 4 chùm sáng màu thích hợp 5 chùm sáng màu thích hợp Câu 38: (M2) Trộn 3 chùm sáng nào sau đây ta được ánh sáng trắng? Đỏ, lục, vàng. Đỏ, lam, tím. Đỏ cánh sen, vàng, lam. Đỏ, tím, vàng. Câu 39: (M2) Trộn ba ánh sáng đỏ, vàng, da cam ta được ánh sáng màu: Đỏ. Vàng. Trắng. Da cam. Câu 40: (M2) Khi chiếu hai ánh sáng đỏ và lục lên một tờ giấy trắng ta thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu vàng. Nếu chiếu thêm vào tờ giấy ánh sáng màu lam thích hợp ta sẽ thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu: Đỏ. Lục. Trắng. Lam. ĐÁP ÁN Câu A B C D 1 X 2 X 3 X 4 X 5 X 6 X 7 X 8 X 9 X 10 X 11 X 12 X 13 X 14 X 15 X 16 X 17 X 18 X 19 X 20 X 21 X 22 X 23 X 24 X 25 X 26 X 27 X 28 X 29 X 30 X 31 X 32 X 33 X 34 X 35 X 36 X 37 X 38 X 39 X 40 X

File đính kèm:

  • docTrac nghiem li 95.doc