Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 8 cả năm (2)

VL0801CSB

 Chuyển động cơ học là:

A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác.

B. sự thay đổi phương chiều của vật.

C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác.

D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác.

 PA: C

VL0801CSB

 Một ô tô đang chuyển động trên đường. Ta nói:

A. ô tô chuyển động so với hành khách trên ô tô.

B. ô tô chuyển động so với người lái xe.

C. ô tô đứng yên so với cây cối ven đường.

D. ô tô chuyển động so với người đứng ven đường.

 PA: D

 

doc15 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 8 cả năm (2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VL0801CSB Chuyển động cơ học là: A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác. B. sự thay đổi phương chiều của vật. C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác. D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác. PA: C VL0801CSB Một ô tô đang chuyển động trên đường. Ta nói: A. ô tô chuyển động so với hành khách trên ô tô. B. ô tô chuyển động so với người lái xe. C. ô tô đứng yên so với cây cối ven đường. D. ô tô chuyển động so với người đứng ven đường. PA: D VL0801CSB Chuyển động của đầu kim đồng hồ là: A. chuyển động thẳng. B. chuyển động nhanh dần. C. chuyển động chậm dần. D. chuyển động tròn. PA: D VL0801CSH Chuyển động của viên đạn khi bay ra khỏi nòng súng là: A. chuyển động thẳng. B. chuyện động tròn. C. chuyển động cong. D. dao động PA: C VL0801CSV Chuyển động của đầu van xe đạp so với trục xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là: A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng. C. chuyển động cong. D. là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn. PA: A VL0801CSV Chuyển động của đầu van xe đạp so với mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là: A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng. C. chuyển động cong. D. là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn. PA: D VL0801CSH Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều? A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc. B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành. C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga. PA: C VL0802CSB Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác. B. một vật đứng yên so với vật nhưng lại chuyển động so với vật khác. D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động. C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác. PA: B VL0802CSH Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất sẽ: A. chuyển động so với tàu thứ hai. B. đứng yên so với tàu thứ hai. C. chuyển động so với tàu thứ nhất. D. chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai. PA: B VL0802CSH Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng? A. Các ô tô chuyển động đối với nhau. B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà. C. Các ô tô đứng yên đối với nhau. D. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô. PA: C VL0802CSH Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếu va li đặt trên giá để hàng. Va li: A. chuyển động so với thành tàu. B. chuyển động so với đầu máy. C. chuyển động so với người lái tàu. D. chuyển động so với đường ray. PA: D VL0803CSB Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị tính vận tốc? A. m/s B. N/m C. km/h D. km/ph PA:B VL0803CSB Chuyển động của xe đạp khi lao xuống dốc là chuyển động có vận tốc: A. giảm dần. B. tăng dần. C. không đổi. D. lúc tăng, lúc giảm. PA: B VL0803CSH Một người đi xe đạp trên đoạn đường MNPQ. Biết trên đoạn đường MN = s1 người đó đi với vận tốc v1, trong thời gian t1; trên đoạn đường NP = s2 người đó đi với vận tốc v2, trong thời gian t2; trên đoạn đường PQ = s3 người đó đi với vận tốc v3, trong thời gian t3. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường MNPQ được tính bởi công thức: A. B. C. D. PA: B VL0803CSH Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là: A. 19,44m/s B. 15m/s C. 1,5m/s D. 2/3m/s PA: C VL0803CSH Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,9km trong thời gian 10 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là: A. 15 m/s B. 1,5 m/s C. 9 km/h D. 0,9 km/h PA: B VL0803CSH Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong 1/2 thời gian đầu là 30km/h và trong 1/2 thời gian sau là 15m/s. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là: A. 42 km/h B. 22,5 km/h C. 36 km/h D. 54 km/h PA: A VL0803CSH Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là: A. 18km/h B. 20km/h C. 21km/h D. 22km/h PA: C VL0803CSH Hai ô tô chuyển động thẳng đều khởi hành đồng thời ở 2 địa điểm cách nhau 20km. Nếu đi ngược chiều thi sau 15 phút chúng gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau 30 phút thì chúng đuổi kịp nhau. Vận tốc của hai xe đó là: A. 20km/h và 30km/h. B. 30km/h và 40km/h. C. 40km/h và 20km/h. D. 20km/h và 60km/h. PA: D VL0804CSH Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là: A. 39 km B. 45 km C. 2700 km D. 10 km PA: B VL0804CSH Hai anh em Tuấn và Tùng cùng đi học từ nhà đến trường. Tuấn đi trước với vận tốc 12km/h. Tùng xuất phát sau Tuấn 10 phút với vận tốc 18km/h và tới trường cùng lúc với Tuấn. Quãng đường từ nhà Tuấn và Tùng đến trường là: A. 3 km B. 6 km C. 8 km D. 10 km PA: B VL0804CSH Đường từ nhà Nam tới công viên dài 7,2km. Nếu đi với vận tốc không đổi 1m/s thì thời gian Nam đi từ nhà mình tới công viên là: A. 0,5h B. 1h C. 1,5h D. 2h PA: D VL0804CSH Đường đi từ nhà đến trường dài 4,8km. Nếu đi xe đạp với vận tốc trung bình 4m/s Nam đến trường mất: A. 1,2 h B. 120 s C. 1/3 h D. 0,3 h PA: C VL0804CSH Một người đi xe đạp trên đoạn đường MNPQ = s. Biết trên đoạn đường MN = s1 người đó đi với vận tốc v1, trong thời gian t1; trên đoạn đường NP = s2 người đó đi với vận tốc v2, trong thời gian t2; trên đoạn đường PQ = s3 người đó đi với vận tốc v3, trong thời gian t3. Quãng đường s không được tính bởi công thức: A. s = s1 + s2 + s3. B. s = v1t1 + v2t2 + v3t3. C. s= D. s = PA: C VL0805CSB Hai lực cân bằng là hai lực: A. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. B. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. C. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. D. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. PA: B VL0805CSH Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là: A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn. B. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi. C. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn. D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn. PA: C VL0805CSH Một vật nếu có lực tác dụng sẽ: A. thay đổi khối lượng. B. thay đổi vận tốc. C. không thay đổi trạng thái. D. không thay đổi hình dạng. PA: B VL0806CSH Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 5kg? 25N 2,5N 2,5N 25N A. B. C. D. PA: A VL0806CSH Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực kéo F tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 20N? 10N F F 20 N 10 N 1N A. B. C. D. PA: D VL0807CSB Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có: A. ma sát. B. trọng lực. C. quán tính. D. đàn hồi. PA: C VL0807CSH Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang trái, chứng tỏ xe: A. đột ngột rẽ sang trái. B. đột ngột rẽ sang phải. C. đột ngột tăng vận tốc. D. đột ngột giảm vận tốc. PA: B VL0807CSH Khi ô tô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh gấp. Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do: A. ma sát. B. đàn hồi. C. quán tính. D. trọng lực. PA: C VL0808CSB Chọn câu đúng. A. Lực ma sát trượt sinh ra giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. B. Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. C. Lực ma sát luôn luôn có hại. D. Lực ma sát luôn có ích. PA:B VL0808CSH Ô tô đi trên đường bùn dễ bị sa lầy là do: A. đường bùn lầy làm tăng ma sát giữa mặt đường và bánh xe. B. đường bùn lầy làm giảm ma sát giữa mặt đường và bánh xe. C. đường bùn lầy làm tăng quán tính. D. đường bùn lầy làm giảm quán tính. PA: B VL0808CSH Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc. PA: B VL0808CSH Ý nghĩa của vòng bi là: A. thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt. B. thay ma sát trượt bằng ma sát lăn. C. thay ma sát lăn bằng ma sát trượt. D. thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt. PA: B VL0808CSH Mặt đế dép thường có khía để: A. tăng ma sát. B. giảm ma sát. C. tăng quán tính. D. giảm quán tính. PA: A VL0808CSH Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để: A. tăng ma sát trượt. B. tăng ma sát lăn. C. tăng ma sát nghỉ. D. tăng quán tính. PA: A VL0808CSH Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là: A. ma sát trượt. B. ma sát nghỉ. C. ma sát lăn. D. lực quán tính. PA: C VL0808CSV Khi xe đạp đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh xe, lực tương tác giữa má phanh và vành bánh xe là: A. ma sát trượt. B. ma sát lăn. C. ma sát nghỉ. D. lực quán tính. PA: A. VL0808CSV Người thợ may sau khi đơm cúc áo thường quấn thêm vài vòng chỉ quanh cúc để: A. tăng ma sát lăn. B. tăng ma sát nghỉ. C. tăng ma sát trượt. D. tăng quán tính. PA: B VL0808CSH Mặt lốp xe đạp, xe máy, ô tô ... đều có khía rãnh để: A. tăng ma sát. B. giảm ma sát. C. tăng quán tính. D. giảm quán tính. PA: A VL0809CSB Đơn vị của áp lực là: A. N/m2. B. Pa. C. N. D. N/cm2. PA: C VL0809CSH Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào: A. phương của lực. B. chiều của lực. C. điểm đặt của lực. D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép. PA: D VL0809CSH Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước? A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt. B. Mặt trên. C. Mặt dưới. D. Các mặt bên. PA: C VL0810CSH Muốn tăng áp suất thì: A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. C. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực. D. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực. PA: D. VL0810CSH Muốn giảm áp suất thì: A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực. D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực. PA: C. VL0810CSB Đơn vị đo áp suất là: A. N/m2. B. N/m3. C. kg/m3 D. N. PA: A VL0810CSB Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất ? A. N/m2. B. Pa. C. N/m3. D. kPa. PA: C VL0810CSB Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất: A. B. C. D. PA: A VL0810CSH Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B. A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B. B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A. C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau. D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B. PA: B VL0810CSH Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Trọng lượng của người đó là: A. 51N. B. 510N. C. 5100N. D. 5,1.104N. PA: B. VL0812CSH Áp suất ở đáy một bình chứa chất lỏng không phụ thuộc vào: A. trọng lượng riêng của chất lỏng. B. khối lượng chất lỏng. C. độ cao của mực chất lỏng trong bình. D. diện tích của mặt thoáng chất lỏng. PA: D VL0812CSH Trong một thùng chứa nước, nước ở đáy thùng: A. chịu áp suất nhỏ hơn nước ở trên miệng thùng. B. chịu áp suất như ở miệng thùng. C. chịu áp suất lớn hơn ở miệng thùng. D. chịu áp suất nhỏ hơn hoặc bằng ở miệng thùng. PA: C VL0813CSH Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì: A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp. B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khi quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp. D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi. PA: C VL0813CSH Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là: A. 76N/m2. B. 760N/m2. C. 103360N/m2. D. 10336000N/m2. PA:C VL0813CSH Áp suất do khí quyển tác dụng lên cơ thể bạn ở mực nước biển có độ lớn gần đúng bằng: A. 100Pa. B. 1.000Pa. C. 10.000Pa. D. 100.000Pa. PA:D VL0813CSH Áp suất do khí quyển bằng 75mmHg đổi ra là: A. 75mmHg. B. 75cmHg. C. 76mmHg. D. 76cmHg. PA: B VL0814CSB Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì: A. khối lượng của tảng đá thay đổi. B. khối lượng của nước thay đổi. C. lực đẩy của nước. D. lực đẩy của tảng đá. PA: C VL0814CSH Một kg nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m3) và 1kg chì (trọng lượng riêng 130.00N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn? A. Nhôm. B. Chì. C. Bằng nhau. D. Không đủ dữ liệu kết luận. PA: A VL0814CSH 1cm3 nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m3) và 1cm3 (trọng lượng riêng 130.00N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn? A. Nhôm. B. Chì. C. Bằng nhau. D. Không đủ dữ liệu kết luận. PA: C VL0814CSH Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có khối lượng bằng nhau, khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào: A. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất. B. ba vật như nhau. C. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất. D. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất. PA: C VL0814CSH Một vật nặng 3600g có khối lượng riêng bằng 1800kg/m3. Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m3, nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ chất lỏng có thể tích bằng: A. 2m3. B. 2.10-1 m3. C. 2.10-2 m3. D. 2.10-3 m3. PA: D VL0814CSB Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng: A. trọng lượng của vật. B. trọng lượng của chất lỏng. C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng. PA: C VL0814CSH Một vật nặng 50kg đang nổi trên mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng: A. > 500N B. 500N C. < 500N D. Không đủ dữ liệu để xác định. PA: B VL14CSH Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào: A. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất. B. ba vật như nhau. C. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất. D. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất. PA: B VL0814CSH Một vật có thể tích 0,1m3 và trọng lượng 2500N. Để giữ vật cân bằng trong nước phải tác dụng lên vật một lực có phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên và có độ lớn: A. 2500N B. 1000N C. 1500N D. > 2500N PA: C VL0815CSH Vật có khối lượng riêng nào sau đây có thể nổi trên nước ở nhiệt độ phòng: A. 800kg/m3. B. 1100kg/m3. C. 2600kg/m3. D. 2700kg/m3. PA: A VL0815CSH Một vật rắn nổi trên một chất lỏng khi: A. khối lượng của chất lỏng lớn hơn khối lượng của vật. B. khối lượng của vật lớn hơn khối lượng của chất lỏng. C. khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật. D. khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng. PA: D VL0815CSV Con tàu bằng thép có thể nổi trên mặt nước vì: A. thép có lực đẩy trung bình lớn. B. thép có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. C. con tàu có trọng lượng riêng trung bình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. D. con tàu có khối lượng nhỏ hơn khối lượng nước. PA: C VL0816CSH Trường hợp nào sau đây không sinh công cơ học? A. Vận động viên điền kinh đang chạy trên đường. B. Vận động viên cơ vua đang thi đấu. C. Cầu thủ bóng đá đang thi đấu trên sân. D. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống. PA:B VL0816CSH Trường hợp nào sau đây sinh công cơ học? A. Dòng điện chạy qua dây điện trở làm nóng bếp điện. B. Vận động viên cử tạ giữ tạ ở tư thế thẳng đứng. C. Vận động viên cử tạ đưa quả tạ từ mặt sàn lên cao. D. Một học sinh ngồi học bài. PA: C VL0816CSH Để cầu hàng ở các cảng người ta thường sử dụng các cần cẩu có các hệ thống ròng rọc hoặc palăng nhằm mục đích có lợi về: A. công. B. năng lượng. C. quãng đường. D. lực. PA: D VL0816CSH Khi làm các đường ôtô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn ngèo rất dài để: A. tăng ma sát. B. tăng quán tính. C. giảm lực kéo của ôtô. D. tăng lực kéo của ôtô. PA: C VL0816CSH Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có công cơ học? A. Em học sinh ngồi học bài. B. Người lực sĩ cử tạ đỡ tạ ở tư thế thẳng đứng. C. Nước ép lên thành bình đựng. D. Nước chảy xuống từ đập chắn nước. PA: D VL0816CSH Chọn câu đúng ? A. Công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật. B. Công cơ học chỉ phụ thuộc vào lực tác dụng. C. Công thức tính công: A = F.s chỉ dùng khi có lực F tác dụng vào vật làm chuyển dời theo phương của lực. D. Công thức tính công: A = F.s chỉ dùng khi có lực F tác dụng vào vật làm vật chuyển dời không theo phương của lực. PA:C VL0817CSB Đơn vị tính công suất là: A. jun (J). B. kilô jun (kJ). C. calo D. oát (W) PA: D VL0817CSH Chọn câu đúng: A. Hiệu suất của một máy cơ đơn giản càng lớn nếu càng được lợi về công. B. Hiệu suất của một máy cơ đơn giản càng lớn nếu ma sát càng nhỏ. C. Hiệu suất của một máy cơ đơn giản càng lớn nếu ma sát càng lớn. D. Hiệu suất của máy cơ đơn giản càng lớn nếu càng được lợi về đường đi. Chọn B VL0817CSH Chọn câu sai A. Vật có công suất lớn nếu thực hiện công trong thời gian càng ngắn. B. Vật có công suất lớn nếu thời gian thực hiện công càng dài. C. Vật nào thực hiện công lớn thì vật đó có công suất lớn. D. Trong cùng một thời gian, vật nào có khả năng sinh ra một công lớn hơn thì vật đó có công suất lớn hơn. PA: C VL0817CSH Trường hợp nào sau đây có công suất lớn? A. Một xe ủi đất có công suất 35kW. B. Một xe tải có công suất 30.000W. C. Một máy bơm nước thực hiện một công 7200000J trong một giờ. D. Một cần cẩu thực hiện một công 10000J trong một giây. PA: D VL0817CSH Ai trong số sau đây khi hoạt động có công suất lớn nhất? A. Một người thợ rèn sinh ra một công 5000J trong 10 giây. B. Một người thợ mỏ thực hiện một công 2000J trong 5 giây. C. Một vận động viên điền kinh thực hiện một công 7000J trong 10 giây. D. Một công nhân thực hiện một công 30kJ trong một phút. PA: D VL0817CSH Các trường hợp sau đây, trường hợp nào có công suất lớn hơn? A. Một máy bơm có công suất 2kW. B. Một con bò kéo cày trong một phút thực hiện được một công là 42kJ. C. Một chiếc xe tải có công suất 30.000W. D. Một vận động viên thực hiện công 7000J trong thời gian 10 giây. PA: C VL0818CSH Trường hợp nào sau đây vật có thế năng hấp dẫn? A. Quả nặng của búa máy được treo trên cần cẩu của búa máy. B. Một chiếc ô tô đang chạy trên đường. C. Nước nằm trong hồ chứa của nhà máy thủy điện. D. Một cái lò xo đang bị nén. PA: A. VL0818CSH Trường hợp nào sau đây vật có động năng: A. Viên đạn súng hơi đang nằm trong khẩu súng đã lên cò. B. Một cái lò xo đang bị nén. C. Quả nặng của búa máy đang treo trên cần cẩu của búa máy. D. Ô tô đang chạy trên đường nằm ngang. PA: D VL0818CSH Trường hợp nào sau đây vật vừa có động năng vừa có thế năng? A. Ô tô đang chạy trên đường nằm ngang. B. Một cái lò xo đang bị nén. C. Thuyền buồm đang chạy trên biển. D. Máy bay đang bay. PA:D VL0818CSH Trường hợp nào sau đây vật có thế năng đàn hồi: A. Viên bi đang lăn trên máng nghiêng. B. Ô tô đang chạy trên đường. C. Một cái lò xo bị kéo dãn. D. Quả nặng đang làm việc trong búa máy. PA: C VL0818CSB Dạng năng lượng mà vật có được do bị biến dạng gọi là: A. thế năng hấp dẫn. B. thế năng đàn hồi. C. động năng. D. nhiệt năng. PA: B VL0819CSH Ở vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất? B C A A. Ở vị trí A, B và C. B. Ở vị trí B và A. C. Ở vị trí B và C. D. Ở vị trí A và C. PA: D VL0819CSH Ở vị trí nào con lắc có động năng lớn nhất? B C A A. Ở vị trí A. B. Ở vị trí B. C. Ở vị trí C. D. Ở vị trí C và A. PA: B VL0819CSH Trường hợp nào sau đây có sự bảo toàn cơ năng của vật: A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống đất. B. Ôtô chuyển động trên đường. C. Một con bò đang kéo xe. D. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất PA:D VL0819CSH Chọn kết luận đúng. A. Tất cả các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về công và ngược lại. B. Tất cả các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công. C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. D. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về lực. PA: C VL0820CSH Một chất có thể tích 150cm3 và khối lượng bằng 6000g. Khối lượng riêng của chất đó là: A. 4.105 kg/m3. B. 4.104 kg/m3. C. 4.103 kg/m3. D. 4.102 kg/m3. PA: B VL0820CSV Một ca nô đi xuôi dòng từ địa điểm A đến B hết 30 phút. Nếu ca nô đi ngược dòng nước từ B về A hết 45 phút. Nếu ca nô tắt máy trôi theo dòng nước thì thời gian đi từ A đến B là: A. 1,5h. B. 2h. C. 2,5h. D. 3h. PA: D VL0820CSH Hai cốc giống nhau, trong đó một cốc có cục nước đá. Rót nước vào cho đến khi mức nước trong hai cốc ngang nhau. Cốc có trọng lượng lớn hơn là: A. cốc có cục nước đá. B. cốc không có cục nước đá. C. hai cốc có trọng lượng bằng nhau. D. cốc có cục nước đá nhưng chỉ khi cục đá đó lớn. PA: C VL0820CSH Hai cốc giống nhau, trong đó một cốc có cục nước đá. Rót nước vào cho đến khi mức nước trong hai cốc ngang nhau. Khi đá tan hết cốc nào mực nước cao hơn? A. Cốc có cục nước đá. B. Cốc không có cục nước đá. C. Trong cốc có cục nước đá, trong quá trình đá tan, mới đầu mực nước tăng sau đó giảm dần và thấp hơn cốc kia. D. Mực nước ở hai cốc ngang nhau. PA: D

File đính kèm:

  • docCAU HOI LY 8 CN.doc
Giáo án liên quan