I. Lí thuyết :
1. Chuyển động cơ là gì? Chất điểm là gì?
2. Chuyển động thẳng đều là gì?
3. Trong chuyển động thẳng đều :
- Viết công thức tính vận tốc, quãng đường đi được và cách lập phương trình chuyển động của một vật.
- Đồ thị tọa độ và vận tốc vẽ như thế nào?
4. Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? Có mấy loại? Nêu cụ thể từng loại.
5. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều :
- Viết 5 công thức tính : gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được, công thức liên hệ và phương trình chuyển động của vật.
6. Thế nào là sự rơi tự do? Nêu những đặc điểm của rơi tự do? Viết các công thức của rơi tự do? Trong trường hợp nào các vật rơi tự do với cùng một gia tốc g?
7. Thế nào là chuyển động tròn đều?
8. Trong chuyển động tròn đều:
- Chu kì là gì? Kí hiệu? Đơn vị? Công thức?
- Tần số là gì? Kí hiệu? Đơn vị? Công thức?
- Viết công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
- Thế nào là gia tốc hướng tâm? Kí hiệu? Đơn vị? Công thức?
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG I
I. Lí thuyết :
1. Chuyển động cơ là gì? Chất điểm là gì?
2. Chuyển động thẳng đều là gì?
3. Trong chuyển động thẳng đều :
- Viết công thức tính vận tốc, quãng đường đi được và cách lập phương trình chuyển động của một vật.
- Đồ thị tọa độ và vận tốc vẽ như thế nào?
4. Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? Có mấy loại? Nêu cụ thể từng loại.
5. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều :
- Viết 5 công thức tính : gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được, công thức liên hệ và phương trình chuyển động của vật.
6. Thế nào là sự rơi tự do? Nêu những đặc điểm của rơi tự do? Viết các công thức của rơi tự do? Trong trường hợp nào các vật rơi tự do với cùng một gia tốc g?
7. Thế nào là chuyển động tròn đều?
8. Trong chuyển động tròn đều:
- Chu kì là gì? Kí hiệu? Đơn vị? Công thức?
- Tần số là gì? Kí hiệu? Đơn vị? Công thức?
- Viết công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
- Thế nào là gia tốc hướng tâm? Kí hiệu? Đơn vị? Công thức?
II. Bài tập
1. Một vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ ban đầu. Sau 5 s vật thu được vận tốc là 36 km/h. Tính :
a. Gia tốc của vật thu được.
b. Quãng đường của vật đi được sau 5 s trên.
c. Vận tốc của vật thu được sau 2 s.
2. Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10 s, vận tốc ô tô tăng từ 4 m/s lên 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đã đi được trong khoảng thời gian này là bao nhiêu ?
3. Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s2. Khoảng thời gian để xe lửa đạt được vận tốc 36 km/h là bao nhiêu ?
4. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì người lái xe hãm phanh. Ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều và sau 6 giây thì dừng lại. Quãng đường mà ô tô đã chạy thêm được kể từ lúc hãm phanh là bao nhiêu ?
5. Một vật đang chuyển động với vận tốc 18 km/h thì bất ngờ tăng tốc chuyển động nhanh dần đều qua một vị trí A nào đó. Sau 10 thì thu được vận tốc là 54 km/h. Tính :
a. Gia tốc của vật thu được.
b. Quãng đường vật đi được ứng với thời gian trên.
c. Vận tốc vật thu được sau 5 s.
6. Một vật đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì gặp một cái hố trước mặt phải hãm phanh lại, chuyển động chậm dần đều sau 10 s thì dừng hẳn. Tính :
a. Gia tốc của vật thu được.
b. Quãng đường của vật đi được.
c. Vận tốc của vật sau 5 s.
7. Một ô tô chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu là 14,4 km/h. Trong giây thứ năm xe đi được quãng đường 17,5 m. Tính :
a. Gia tốc của xe.
b. Quãng đường xe đi được trong 15 s đầu tiên.
8. Một vật rơi tự do từ độ cao 490 m xuống đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính :
a. Thời gian vật rơi cho tới khi chạm đất.
b. Vận tốc của vật khi chạm đất.
c. Quãng đường vật rơi sau 2 s.
d. Quãng đường vật rơi trong 1 s cuối.
9. Một vật rơi tự do với thời gian rơi cho tới khi chạm đất là 15 s. Tính :
a. Quãng đường vật rơi cho tới khi chạm đất.
b. Vận tốc của vật khi chạm đất.
c. Vận tốc của vật sau 5 s.
d. Quãng đường vật đi được trong 1 s cuối.
10. Một viên đá rơi từ một độ cao h. Trong hai giây cuối cùng trước khi chạm đất vật rơi được quãng đường là 40 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Tính :
a. Thời gian vật rơi cho tới khi chạm đất.
b. Độ cao h.
c. Vận tốc của vật lúc vừa chạm đất.
11. Một vật rơi tự do từ một độ cao h. Biết rằng trong ba giây cuối cùng vật rơi được quãng đường bằng sáu giây đầu tiên. Lấy g = 10 m/s2. Tính :
a. Thời gian vật rơi cho tới khi chạm đất và độ cao h.
b. Vận tốc của vật lúc chạm đất.
12. Một vật rơi tự do tại một nơi có g = 10 m/s2. Tính :
a. Quãng đường vật rơi trong 3 s đầu tiên.
b. Quãng đường vật rơi trong giây thứ 3.
13. Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ góc là 10 rad/s. Bán kính quỹ đạo tròn là 50 cm. Tính :
a. Chu kì và tần số.
b. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều.
c. Gia tốc hướng tâm.
14. Một vật chuyển động tròn đều với bán kính quỹ đạo là 1 m, chu kì là 2s. Tính :
a. Tần số và tốc độ góc.
b. Tốc độ dài của chuyển động.
c. Gia tốc hướng tâm.
15. Một đĩa tròn bán kính 20 cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay một vòng hết đúng 0,2 s. Hỏi tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng bao nhiêu?
16. Một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu quay là 3m. Gia tốc hướng tâm của người đó là bao nhiêu?