Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 9 - Năm học: 2009 - 2010

Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả:

 a. 45 dân tộc b. 48 dân tộc c. 54 dân tộc d. 58 dân tộc.

Câu 2: Mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng, được biểu hiện qua:

 a. Phong tục, tập quán b. Trang phục, loại hình quần cư

 c. Ngôn ngữ d. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Trong 54 dân tộc, xếp ngay sau dân tộc Kinh về tổng số dân là:

 a. Tày – Thái b. Mường – Khơ-me

 c. Hoa – Nùng d. Hoa – Khơ-me.

Câu 4: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?

 a. Trung du b. Cao nguyên và vùng núi

 c. Đồng bằng d. Ý a, b đúng.

Câu 5: Sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do:

 a. Điều kiện tự nhiên b. Tập quán sinh hoạt và sản xuất

 c. Nguồn gốc phát sinh d. Tất cả các ý trên.

Bài 2: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ.

Câu 1: Nói Việt Nam là một nước đông dân là vì:

 a. Việt Nam có 79,7 triệu người (2002) b. Lãnh thổ đứng thứ 58 về diện tích.

 c. Dân số đứng thứ 13 trên thế giới d. Lãnh thổ hẹp, dân số nhiều.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 9 - Năm học: 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM. Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả: a. 45 dân tộc b. 48 dân tộc c. 54 dân tộc d. 58 dân tộc. Câu 2: Mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng, được biểu hiện qua: a. Phong tục, tập quán b. Trang phục, loại hình quần cư c. Ngôn ngữ d. Tất cả đều đúng. Câu 3: Trong 54 dân tộc, xếp ngay sau dân tộc Kinh về tổng số dân là: a. Tày – Thái b. Mường – Khơ-me c. Hoa – Nùng d. Hoa – Khơ-me. Câu 4: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? a. Trung du b. Cao nguyên và vùng núi c. Đồng bằng d. Ý a, b đúng. Câu 5: Sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do: a. Điều kiện tự nhiên b. Tập quán sinh hoạt và sản xuất c. Nguồn gốc phát sinh d. Tất cả các ý trên. Bài 2: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ. Câu 1: Nói Việt Nam là một nước đông dân là vì: a. Việt Nam có 79,7 triệu người (2002) b. Lãnh thổ đứng thứ 58 về diện tích. c. Dân số đứng thứ 13 trên thế giới d. Lãnh thổ hẹp, dân số nhiều. Câu 2: Việt Nam đã trải qua giai đoạn bùng nổ dân số trong giai đoạn: a. Từ 1945 trở về trước b. Trừ 1945 đến 1954 c. Từ những năm 50 đến hết thế kỷ XX d. Từ năm 2000 đến nay. Câu 3: Khi bùng nổ dân số, nước ta phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về: a. Kinh tế b. Các vấn đề xã hội c. Môi trường d. Tất cả các lĩnh vực trên. Câu 4: Tại sao ở những năm 50 tỷ lệ gia tăng dân số rất cao mà tổng dân số nước ta lại thấp? a. Tỷ lệ tử nhiều b. Tổng số dân ban đầu còn thấp c. Nền kinh tế chưa phát triển d. Ý a, b đúng. Câu 5: Tại sao trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp mà tổng số dân lại tăng nhanh? a. Tỷ lệ tử ít b. Tổng số dân đã quá nhiều c. Nền kinh tế phát triển d. Ý a, b đúng. Câu 6: Trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ sinh giảm là do: a. Nhà Nước không cho sinh nhiều b. Tâm lý trọng nam khinh nữ không còn c. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản giảm d. Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình. Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ. Câu 1: Với mật độ dân số 246 người / km2, Việt Nam nằm trong nhóm nước có mật độ dân số: a. Cao b. Trung bình c. Thấp d. Rất thấp. Câu 2: Quốc gia đông dân nhất thế giới là: a. Hoa Kỳ b. Trung Quốc c. Liên Bang Nga d. Canađa. Câu 3: Mật độ dân số ở thành phố nào cao nhất Việt Nam? a. Hà Nội b. T.P Hồ Chí Minh c. Hải Phòng d. Đà Nẵng. Câu 4: Tốc độ đô thị hoá nhanh làm cho tỷ lệ dân thành thị so với nông thôn: a. Cao hơn b. Gần bằng c. Bằng nhau d. Vẫn còn thấp hơn. Câu 5: Tên gọi hành chính nào sau đây không thuộc loại hình quần cư đô thị a. Khu phố b. Khóm c. Ấp d. Quận. Bài 4. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM – CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG. Câu 1: Phân theo cơ cấu lãnh thổ, nguồn lao động nước ta chủ yếu phân bố ở: a. Nông thôn b. Thành thị c. Vùng núi cao d. Hải đảo. Câu 2: Phân theo cơ cấu lao động, nguồn lao động nước ta chủ yếu tập trung trong hoạt động: a. Công nghiệp b. Nông nghiệp c. Dịch vụ d. Cả ba lĩnh vực bằng nhau. Câu 3: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là: a. Đã qua đào tạo b. Lao động trình độ cao c. Lao động đơn giản d. Tất cả chưa qua đào tạo. Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến nguồn lao động thất nghiệp nhiều là: a. Nguồn lao động tăng nhanh b. Các nhà máy, xí nghiệp còn ít c. Các cơ sở đào tạo chưa nhiều d. Tất cả các ý trên. Câu 5: Tại sao nguồn lao động dư mà nhiều nhà máy, xí nghiệp vẫn còn thiếu lao động? a. Số lượng nhà máy tăng nhanh b. Nguồn lao động tăng chưa kịp c. Nguồn lao đông nhập cư nhiều d. Nguồn lao động không đáp ứng được yêu cầu. Câu 6: Theo xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, thu nhập của các lao động ngày càng: a. Ngang bằng nhau b. Thu hẹp dần khoảng cách c. Ngày càng chênh lệch d. Tất cả đều đúng. Câu 7: Cũng theo xu hướng hiện nay, lĩnh vực nào tỷ trọng lao động ngày càng tăng? a. Nông nghiệp b. Công nghiệp c. Dịch vụ d. Không có sự thay đổi. Câu 8: Nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào? Dưới tuổi lao động ( đã có khả năng lao động ) Trong tuổi lao động ( có khả năng lao động ) Quá tuổi lao động ( vẫn còn khả năng lao động ) Tất cả các đối tượng trên. Bài 5. PHÂN TÍCH THÁP DÂN SỐ 1989 VÀ 1999. Câu 1: Tháp dân số là biểu đồ thể hiện kết cấu dân số: a. Theo độ tuổi b. Theo giới tính c. Theo độ tuổi và giới tính d. Theo số dân và mật độ dân số. Câu 2: Tháp dân số gồm có ba phần: đáy, thân và đỉnh tháp, theo thứ tự nào sau đây là đúng? Đáy: 0 – 14 tuổi, thân: 15 – 59, đỉnh: 15 – hết tuổi lao động Đáy: 60 trở lên, thân: 15 – 59, đỉnh: 0 – 14 Đáy: 0 – 14, thân: 15 – 59, đỉnh: 60 trở lên. Đáy: 15 – 59, thân: 60 trở lên, đỉnh: 0 – 14. Câu 3: Theo cơ cấu chung trong tháp dân số, dân số phụ thuộc là các đối tượng: a. Chưa đến tuổi lao động và quá lao động b. Không có việc làm c. Không đủ sức lao động d. Tất cả những đối tượng kể trên. Câu 4: Trong 2 tháp 1989 và 1999, tháp có kết cấu dân số trẻ hơn là: a. Tháp 1989 b. Tháp 1999 c. Cả 2 tháp có kết cấu giống nhau. Câu 5: Tháp dân số 1999 so với tháp 1989, tỷ lệ dân số phụ thuộc đã: a. Tăng 4,6% b. Giảm 4,6% c. Tăng 6,4% d. Giảm 6,4%. Bài 6. SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. Câu 1: Nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn đổi mới từ khi nào? a. 1930 b. 1945 c. 1975 d. 1986. Câu 2: Qua H6.1 cho thấy nông nghiệp giảm mạnh, đây là sự giảm về: a. Tỷ trọng b. Sản lượng c. Sản lượng xuất khẩu d. Sản lượng nhập khẩu. Câu 3: Sự đổi mới nền kinh tế biểu hiện qua việc tăng mạnh tỷ trọng: a. Nông nghiệp b. Công nghiệp – xây dựng c. Dịch vụ d. Câu b, c đúng. Câu 4: Theo sự đổi mới hiện nay, nước ta có bao nhiêu thành phần kinh tế cơ bản: a. 4 thành phần b. 5 thành phần c. 6 thành phần d. 7 thành phần. Câu 5: Thành phần giữ vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế là: a. Kinh tế Nhà nước b. Kinh tế tập thể c. Kinh tế cá nhân, cá thể d. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 6: Ngoài những thử thách trong nước, ta đang phải đối mặt với thử thách từ bên ngoài là: a. Du nhập lao động b. Du nhập máy móc, thiết bị c. Du nhập hàng hoá d. Sự đầu tư. Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Câu 1: Nhân tố tác động mạnh đến sự phát triển va phân bố nông nghiệp là: a. Chính sách kinh tế – xã hội b. Sự phát triển công nghiệp c. Yếu tố thị trường d. Tất cả các yếu tố trên. Câu 2: Loại tài nguyên rất quý giá, không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp là: a. Khí hậu b. Đất đai c. Nước d. Cả 3 yếu tố trên. Câu 3: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là: a. Phù sa b. Mùn núi cao c. Feralit d. Đất cát ven biển. Câu 4: Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là: a. Chọn lọc lai tạo giống b. Sử dụng phân bón thích hợp c. Tăng cường thuỷ lợi d. Cải tạo đất, mở rộng diện tích. Câu 5: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ là: a. Đất trồng b. Nguồn nước tưới c. Khí hậu d. Giống cây trồng. Bài 8. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP. Câu 1: Lúa gạo là cây lương thực chính của nước ta là vì: a. Có nhiều lao tham gia sản xuất b. Khí hậu và địa chất phù hợp để trồng c. Năng suất cao, người dân quen dùng d. Tất cả các lý do trên. Câu 2: Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đang được khuyến khích phát triển là: a. Nông trường quốc doanh b. Trang trại, đồn điền c. Hợp tác xã nông – lâm d. Kinh tế hộ gia đình. Câu 3: Bên cạnh cây lương thực, một ngành khác cũng phát triển rất mạnh là: a. Nghề rừng b. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản c. Chăn nuôi đại gia súc d. Chăn nuôi gia cầm. Câu 4: Nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định về năng suất là: a. Giống cây trồng b. Độ phì của đất c. Thời tiết, khí hậu d. Cả 3 nguyên nhân trên. Câu 5: Các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu, điều được trồng nhiều ở đâu? a. Đông Nam Bộ b. Trung Du Bắc Bộ c. Tây Nguyên d. Đồng bằng Sông Cửu Long. Bài 9. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN. Câu 1: Rừng nước ta có 3 loại: - A. Rừng sản xuất - B. Rừng phòng hộ - C. Rừng đặc dụng Với 3 chức năng cơ bản: Cung cấp nguyên nhiên liệu cho công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ giống loài quý hiếm Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. Cách ghép đôi nào sau đây là đúng? a. A – 1; B – 2; C – 3 b. A – 2; B – 3; C – 1 c. A – 3; B – 1; C – 2 d. A – 1; B – 3; C – 2. Câu 2: Giá trị khoa học của vườn quốc gia là: a. Nơi bảo tồn nguồn gen b. Cơ sở nhân giống, lai tạo giống c. Phòng thí nghiệm tự nhiên d. Tất cả các ý trên. Câu 3: Ngành đánh bắt thuỷ hải sản nước ta còn hạn chế là do: a. Thiên nhiên nhiều thiên tai b. Môi trường bị ô nhiễm, suy thoái c. Thiếu vốn đầu tư d. Ngư dân ngại đánh bắt xa bờ. Câu 4: Xuất khẩu thuỷ sản nước ta so với các ngành dầu khí và dày da may mặc đứng thứ: a. Thứ nhất b. Thứ nhì c. Thứ ba d. Thứ tư. Bài 10. SỰ THAY ĐỔI TRONG CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP. Câu 1: Qua bảng số liệu SGK từ 1992 – 2002 diện tích nhóm cây trồng nào tăng nhanh nhất? a. Cây lương thực b. Cây công nghiệp c. Cây ăn quả d. Cả 3 nhóm tăng bằng nhau. Câu 2: Cũng trong giai đoạn này, loại gia súc, gia cầm nào có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất? a. Trâu b. Bò c. Lợn d. Gia cầm. Câu 3: Loại cây trồng nào sau đây không được xếp vào nhóm cây công nghiệp? a. Đậu tương b. Ca cao c. Mía d. Đậu xanh. Câu 4: Ngành chăn nuôi nước ta hiện nay nhằm mục đích: a. Phục vụ xuất khẩu b. Lấy sức kéo và phân bón c. Lấy thịt, trứng, sữa d. Tất cả các mục đích trên. Bài 11. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP. Câu 1: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là: a. Địa hình b. Khí hậu c. Vị trí địa lý d. Nguồn nguyên nhiên liệu. Câu 2: Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm là nguồn tài nguyên: a. Quý hiếm b. Dễ khai thác c. Gần khu đông dân cư d. Có trữ lượng lớn. Câu 3: Loại khoáng sản vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác là: a. Mangan, Crôm b. Than đá, dầu khí c. Apatit, pirit d. Tất cả các loại trên. Câu 4: Nước ta đông dân là một lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp nhờ: a. Nguồn lao động dồi dào b. Khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật nhanh c. Thị trường tiêu thụ lớn d. Tất cả các ý trên. Câu 5: Để nền công nghiệp phát triển, ngoài những nhân tố tự nhiên còn cần nhân tố khác: a. Nguồn lao động b. Cơ sở hạ tầng c. Chính sách, thị trường d. Tất cả các nhân tố trên. Bài 12. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP Câu 1: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là: a. Than b. Hoá dầu c. Nhiệt điện, d. Thuỷ điện. Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là: a. Than b. Hoá dầu c. Nhiệt điện, d. Thuỷ điện. Câu 3: Ở Cà Mau có những loại nhiên liệu năng lượng nào? a. Than đước, tràm b. Than bùn c. Khí đốt d. Tất cả các nguồn nhiên liệu trên. Câu 4: Xuất khẩu dầu thô đem lại nhiều ngoại tệ, nhưng lại tổn thất lớn cho nền kinh tế vì: a. Tổng giá trị xuất chưa nhiều b. Biểu hiện nền công nghiệp chậm phát triển c. Giá trị xuất thấp d. Làm giàu cho các nước khác. Câu 5: Trong các ngành công nghiệp nước ta, ngành nào chiếm tỷ trọng lớn nhất? a. Dệt may b. Khai thác nhiên liệu c, Chế biến lương thực, thực phẩm d. Cơ khí điện tử. Bài 13. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ. Câu 1: Một Bác sĩ mở phòng mạch tư thuộc loại hình dịch vụ nào? a. Dịch vụ sản xuất b. Dịch vụ tiêu dùng c. Dịch vụ công cộng d. Không thuộc loại hình nào. Câu 2: Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là: a. Địa hình b. Sự phân bố công nghiệp c. Sự phân bố dân cư d. Khí hậu. Câu 3: Trong cơ cấu GDP các ngành dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là: a. Dịch vụ tiêu dùng b. Dịch vụ sản xuất c. Dịch vụ công cộng d. Ba loại hình ngang bằng nhau. Câu 4: Vai trò của kinh tế Nhà nước đứng đầu trong nhóm dịch vụ: a. Dịch vụ tiêu dùng b. Dịch vụ sản xuất c. Dịch vụ công cộng d. Dịch vụ sản xuấ và công cộng. Bài 14. GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG. Câu 1: Ở nước ta hiện nay, đã phát triển những loại hình giao thông vận tải: a. 4 loại hình b. 5 loại hình c. 6 loại hình d. 7 loại hình. Câu 2: Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình GTVT nào nhiều nhất? a. Đường sắt b. Đường bộ c. Đương sông d. Đường biển. Câu 3: Loại hình giao thông vận tải xuất hiện sau nhất ở nước ta là: a. Đường sắt b. Đường bộ c. Đường hàng không d. Đường ống. Câu 4: Loại hình bưu chính viễn thông nào phát triển nhanh nhất hiện nay? a. Điện thoại cố định b. Điện thoại di động c. Internet d. Truyền hính cáp. Bài 15. THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH Câu 1: Sự phân bố các trung tâm thương mại phụ thuộc vào: a. Quy mô dân số b. Sức mua của người dân c. Sự phát triển của các hoạt động kinh tế d. Tất cả các yếu tố trên. Câu 2: Vùng có các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước là: a. Đồng bằng Sông Hồng b. Đồng bằng Sông Cửu Long c. Đông Nam Bộ d. Tây Nguyên. Câu 3: Loại nông sản xuất khẩu đem lại giá trị lớn nhất nước ta là: a. Cà phê b. Chè c. Lúa gạo d. Thuỷ hải sản. Câu 4: Di sản thiên nhiên – điểm du lịch lớn nhất nước ta là: a. Vịnh Hạ Long b. Phong Nha Kẻ Bàng c. Đà Lạt d. Vườn quốc gia U Minh Hạ. Câu 5: Việt Nam cũng là thành viên của OPEC là tổ chức: a. Tự do thương mại Châu Á b. Hiệp Hội các nước Đông Nam Á c. Hội đồng tương trợ kinh tế d. Các nước xuất khẩu dầu mỏ. Bài 16: VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ. Câu 1: Nền kinh tế nước ta có cơ cấu đa dạng thể hiện qua: a. Nhiều ngành và nhiều thành phần b. Nhiều nguồn đầu tư nước ngoài c. Nhiều tài nguyên và lao động d. Tất cả các ý trên. Câu 2: Trong giai đoạn 1991 – 2002 tỷ trọng của ngành nào tăng nhanh nhất? a. Nông – lâm – ngư b. Công nghiệp, xây dựng c. Dịch vụ d. Cả 3 ngành tăng tương đương. Câu 3: Sự giảm sút về tỷ trọng của nông nghiệp nói lên điều gì? a. Sản xuất nông nghiệp giảm b. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng c. Thị trường của nông nghiệp giảm d. Sự chuyển đổi của nền kinh tế. Câu 4: Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi về: a. Cơ cấu ngành nghề b. Cơ cấu lãnh thổ c. Cơ cấu sử dụng lao động d. Tất cả các cơ cấu trên. Bài 17. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ. Câu 1: Sự khác nhau cơ bản của tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc là: a. Độ cao b. Hướng núi c. Khí hậu d. Cả 3 yếu tố trên. Câu 2: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do: a. Tây Bắc cao hơn b. Tây Bắc xa khối không khí lạnh hơn c. Đông Bắc ít thực vật hơn d. Đông Bắc ven biển. Câu 3: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng là: a. Đồng b. Sắt c. Đá vôi d. Than đá. Câu 4: Những chỉ số phát triển nào ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc? a. Mật độ dân số b. Tỷ lệ gia tăng dân số và hộ nghèo c. Thu nhập và tỷ lệ biết chữ d. Tuổi thọ, tỷ lệ thị dân. Bài 18. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( TT ). Câu 1: Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng hiện nay là: a. Khai khoáng, thuỷ điện b. Cơ khí, điện tử c. Hoá chất, chế biến lâm sản d. Vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng. Câu 2: Thế mạnh của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc là: Tây Bắc khai khoáng, Đông Bắc thuỷ điện Đông Bắc khai khoáng, Tây Bắc thuỷ điện Cả hai vùng đếu có các thế mạnh trên. Câu 3: Vụ sản xuất chính của vùng là: a. Vụ xuân b. Vụ hạ c. Vụ thu d. Vụ đông. Câu 4: Trung tâm du lịch lớn nhất vùng là: a. Hạ Long b. Ba Bể c. Sapa d. Tam Đảo. Bài 19. THỰC HÀNH. Câu 1: Tỉnh vừa có mỏ than vừa có mỏ sắt trong vùng là: a. Thái Nguyên b. Hà Giang c. Lạng Sơn d. Quảng Ninh. Câu 2: Ngành công nghiệp phát triển mạnh sau khai khoáng là: a. Nhiệt điện b. Thuỷ điện c. Chế biến gỗ d. Hàng tiêu dùng. Câu 3: Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện trong vùng là: a. Dầu lửa b. Khí đốt c. Than đá d. Than gỗ. Câu 4: Than đá trong vùng khai thác nhằm mục đích: a. Làm nhiên liệu nhiệt điện b. Xuất khẩu c. Tiêu dùng trong nước d. Tất cả các mục đích trên. Bài 20. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG. Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Hồng? a. Mật độ dân số cao nhất b. Năng suất lúa cao nhất c. Đồng bằng lớn nhất d. Cả 3 ý đều sai. Câu 2: Vùng Đồng bằng Sông Hồng tiếp giáp các vùng kinh tế: a. 2 vùng b. 3 vùng c. 4 vùng d. 5 vùng. Câu 3: Loại tài nguyên quý giá nhất của vùng là: a. Khí hậu b. Địa hình c. Phù sa d. Khoáng sản. Câu 4: Cần đặt vấn đề bảo vệ nghiêm ngặt đê Sông Hồng vì: a. Nước sông rất lớn b. Nước sông chảy mạnh c. Nước sông nhiều phù sa d. Đáy sông cao hơn mặt ruộng. Bài 21. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ( TT ) Câu 1: Trong cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng Sông Hồng, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là: a. Nông – Lâm – Ngư b. Công nghiệp, xây dựng c. Dịch vụ d. Cả 3 lĩnh cực bằng nhau. Câu 2: So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng Sông Hồng là vùng có: a. Sản lượng lúa lớn nhất b. Xuất khẩu nhiều nhất c. Năng suất cao nhất d. Bình quân lương thực cao nhất. Câu 3: Loại vật nuôi của vùng chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước là: a. Trâu b. Bò c. Lợn d. Gia cầm. Câu 4: Tiêu chí nào là tiêu chí số 1 của Hà Nội: a. Văn hoá b. Kinh tế c. Chính trị d. Thương mại. Bài 22. THỰC HÀNH. Câu 1: Trong 7 năm từ 1995 đến 2002 tỷ lệ của tiêu chí nào trong vùng tăng nhanh nhất? a. Dân số b. Sản lượng lương thực c. Bình quân lương thực d. 3 tiêu chí tăng bằng nhau. Câu 2: Tại sao từ 2000 - 2002 sản lượng lương thực tăng mà bình quân lương thực lại giảm? a. Sản lượng tăng chậm b. Dân số tăng nhanh hơn c. Xuất khẩu lương thực d. Dân nhập cư đông. Câu 3: Khó khăn lớn nhất trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng Sông Hồng hiện nay là: a. Dư thừa lao động b. Thiếu đất sản xuất c. Khí hậu khắc nghiệt d. Đất đai thoái hoá. Câu 4: Để đảm bảo an ninh lương thực cho vùng, vấn đề quan trọng nhất là: a. Tăng diện tích sản xuất b. Tăng năng suất c. Giảm tỷ lệ sinh d. Chuyển đổi lao động. Bài 23. VÙNG BẮC TRUNG BỘ. Câu 1: Vị trí của vùng có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, xã hội là: a. Giáp Lào b. Giáp Đồng bằng Sông Hồng c. Giáp biển d. Cầu nối Bắc – Nam. Câu 2: Điều kiện tự nhiên để phát triển của Nam Hoành Sơn so với Bắc Hoành Sơn thì: a. Nhiều khoáng sản hơn b. Ít khoáng sản, ít rừng hơn c. Nhiều rừng hơn d. Câu a, c đúng. Câu 3: Sự khác biệt cơ bản giữa hai miền Đông và Tây của vùng là: a. Địa hình b. Dân tộc c. Hoạt động kinh tế d. Cả 3 ý trên. Câu 4: Trong các chỉ số về sự phát triển, chỉ số nào của vùng thấp hơn bình quân cả nước? a. Gia tăng dân số b. Tỷ lệ người lớn biết chữ c. Tỷ lệ hộ nghèo d. Thu nhập đầu người. Bài 24.VÙNG BẮC TRUNG BỘ ( TT ). Câu 1: Những khó khăn cơ bản trong sản xuất lương thực của vùng là: a. Đồng bằng hẹp b. Đất đai kém màu mỡ c. Nhiều thiên tai d. Tất cả những khó khăn trên. Câu 2: Loại khoáng sản lớn nhất của vùng là: a. Than đá b. Dầu khí c. Đá vôi d. Đất sét. Câu 3: Điều kiện tốt nhất để vùng phát triển dịch vụ là: a. Địa hình b. Khí hậu c. Hình dáng d. Vị trí địa lý. Câu 4: Loại hình dịch vụ có điều kiện phát triển nhất của vùng là: a. Bưu chính viễn thông b. Giao thông vận tải c. Thương mại d. Du lịch. Bài 25. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ. Câu 1: Vùng tiếp giáp bao nhiêu quốc gia và các vùng kinh tế khác? a. 4 b. 5 c. 6 d. 7. Câu 2: Những quần đảo nào trực thuộc vùng? a. Hoàng Sa b. Trường Sa c. Cả Hoàng Sa và Trường Sa. Câu 3: Sự khác nhau giữa phía Tây và phía Đông của vùng là: a. Địa hình b. Khí hậu c. Dân tộc, ngành nghề d. Cả 3 ý trên. Câu 4: Trong các chỉ số phát triển, chỉ số nào vùng cao hơn bình quân cả nước? a. Mật độ dân số b. Thu nhập bình quân đầu người c. Tuổi thọ trung bình d. Tỷ lệ thị dân. Bài 26. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ( TT ). Câu 1: Ngành thuỷ sản là một trong những thế mạnh của vùng nhờ: a. Bờ biển dài b. Ít thiên tai c. Nhiều bãi tôm cá d. Tàu thuyền nhiều. Câu 2: Một nguồn lợi lớn từ biển ngoài khai thác thuỷ hải sản là: a. Nước mắm b. Làm muối c. Giao thông, vận tải d. Du lịch biển. Câu 3: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng là: a. Vàng b. Cát thuỷ tinh c. Titan d. Nước khoáng. Câu 4: Loại hình dịch vụ có điều kiện phát triển nhất của vùng là: a. Du lịch b. Giao thông vận tải c. Bưu chính viễn thông d. Thương mại. Bài 27. THỰC HÀNH. Câu 1: Trong nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản Nam Trung Bộ so với Bắc rung Bộ: a. Cao hơn b. Thấp hơn c. Ngang bằng nhau. Câu 2: Nghề khai thác tổ yến phát triển mạnh ở vùng: a. Nam Trung Bộ b. Bắc Trung Bộ c. Phát triển cả hai vùng d. Không phát triển ở vùng nào. Câu 3: Tại sao Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thuỷ sản cao hơn Bắc Trung Bộ? a. Có bờ biển dài hơn b. Nhiều tàu thuyền hơn c. Nhiều ngư trường hơn d. Khí hậu thuận lợi hơn. Câu 4: Cả hai vùng có những điểm giống nhau về nguồn lợi biển là: a. Khai thác tổ yến b. Làm muối c. Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản d. Khai thác bãi tắm. Bài 28. VÙNG TÂY NGUYÊN. Câu 1: Điểm đặc biệt nhất về vị trí của Tây Nguyên là: a. Giáp 2 quốc gia b. Địa hình cao c. Không giáp biển d. Đất Feralit. Câu 2: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên là: a. Ba dan b. Mùn núi cao c. Phù sa d. Phù sa cổ. Câu 3: Những tiêu chí phát triển nào của Tây Nguyên thấp hơn bình quân chung cả nước? a. Gia tăng dân số b. Thu nhập bình quân đầu người c. Tỷ lệ thị dân d. Tuổi thọ trung bình. Câu 4: Trong cơ cấu dân tộc ở Tây Nguyên, thành phần dân tộc đông nhất là: a. Gia-rai b. Kinh c. Ba-na d. Mnông. Bài 29. VÙNG TÂY NGUYÊN ( TT ). Câu 1: Loại cây công nghiệp phát triển nhất Tây Nguyên là: a. Chè b. Cao su c. Cà phê d. Điều. Câu 2: Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên? a. Lâm Đồng b. Đắk Lắk c. Gia Lai d. Kon Tum. Câu 3: Loại khoáng sản giàu trữ lượng nhất ở Tây Nguyên là: a. Bô xít b. Vàng c. Kẽm d. Than đá. Câu 4: Hoạt động dịch vụ phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên là: a. Du lịch b. Giao thông, vận tải c. Bưu chính viễn thông d. Xuất nhập khẩu. Bài 30. THỰC HÀNH. Câu 1: Đà Lạt, ngoài nổi tiếng về hoa nơi đây còn được biết đe

File đính kèm:

  • docNGAN HANG DE TRAC NGHIEM.doc