1. Về máy ảnh, trong các phát biểu sau phát biểu nào sai:
a) Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu được một ảnh thật (nhỏ hơn vật), của vật cần chụp trên một phim ảnh.
b) Vật kính là một hệ thấu kính có độ tụ dương.
c) Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi được.
d) Chỉ có câu a, b đúng. e) Cả ba câu a, b, c đều đúng.
2. Khi dùng máy ảnh để chụp ảnh của vật, người ta cần phải:
a) Đưa máy ảnh lại gần vật cần chụp.
b) Thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim để ảnh hiện rõ trên phim.
c) Tùy theo ánh sáng mạnh hay yếu để chọn cách thích hợp thời gian chụp và độ mở của lỗ tròn trên màn chắn.
d) Câu b, c đúng. e) Cả ba câu a, b, c đều đúng.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi và bài tập Vật lý - Lớp 12 phần Quang cụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỏI Và BàI TậP VậT Lý - LớP 12
PHầN quang cụ
1. Về máy ảnh, trong các phát biểu sau phát biểu nào sai:
a) Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu được một ảnh thật (nhỏ hơn vật), của vật cần chụp trên một phim ảnh.
b) Vật kính là một hệ thấu kính có độ tụ dương.
c) Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi được.
d) Chỉ có câu a, b đúng. e) Cả ba câu a, b, c đều đúng.
2. Khi dùng máy ảnh để chụp ảnh của vật, người ta cần phải:
a) Đưa máy ảnh lại gần vật cần chụp.
b) Thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim để ảnh hiện rõ trên phim.
c) Tùy theo ánh sáng mạnh hay yếu để chọn cách thích hợp thời gian chụp và độ mở của lỗ tròn trên màn chắn.
d) Câu b, c đúng. e) Cả ba câu a, b, c đều đúng.
3. Một người dùng một máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 10cm để chụp ảnh của mình trong một gương phẳng. Người ấy đứng cách gương 55cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính bằng:
a) 12,2cm b) 11cm c) 10cm d) 55cm e) Đáp số khác.
4. Vật kính của một máy ảnh có tiêu cự f = 10cm. Máy được dùng để chụp ảnh một người cao 1,6m đứng cách máy 5m. Chiều cao của ảnh trên phim bằng:
a) 3,26cm b) 1,6cm c) 3,2cm d) 1,8cm e) 8cm
5. Vật kính của một máy ảnh tiêu cự f = 10cm. Máy được dùng để chụp ảnh một bức tranh có kích thước 1m x 0,6m. Để chụp được ảnh toàn bộ bức tranh, khoảng cách từ vật kính đến tranh bằng:
a) 2,9m b) 100cm c) 60cm d) 160cm e) Đề cho thiếu dữ liệu.
6. Máy ảnh được dùng để chụp ảnh:
a) Vật thật b) ảnh thật c) ảnh ảo d) Vật ảo.
e) Tất cả các trường hợp trên.
7. Vật kính của máy ảnh có tiêu cự f = 10cm. Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi từ 10cm đến 12cm. Máy ảnh có thể chụp được ảnh vật trong khoảng:
a) Từ vô cực đến vật cách vật kính 12cm b) Từ vô cực đến vật cách vật kính 24cm.
c) Từ vô cực đến vật cách vật kính 60cm. d) Từ vô cực đến vật cách vật kính 10cm.
e) Chỉ chụp được vật cách vật kính 60cm.
8. Vật kính của một máy ảnh là một thấu kính hai mặt lồi có bán kính như nhau, chiết suất n = 1,5. Khi chụp được ảnh rõ nét của các vật ở rất xa thì khoảng cách từ vật kính đến phim là 12cm. Bán kính R của các mặt thấu kính bằng.
a) 6cm b) 18cm c) 12cm d) 24cm e) Đáp số khác.
9. Chọn câu sai. Về phương diện quang hình học, mắt và máy ảnh có cấu tạo giống nhau:
a) Thủy tinh thể tương đương vật kính. b) Võng mạc tương đương phim ảnh.
c) Con ngươi tương đương đia pham. d) Mi mắt tương đương cửa sập.
e) Trong các câu trên có một câu sai.
10. Chọn câu đúng. Về phương diện quang hình học, mắt và máy ảnh có cấu tạo khác nhau:
a) Tiêu cự của mắt thay đổi được nhờ khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc thay đổi, còn tiêu cự máy ảnh không đổi.
b) Thủy tinh thể là môi trường có chiết suất n = 1,3 còn vật kính được cấu tạo bởi chất có chiết suất n = 1,5.
c) Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc không đổi, còn khoảng cách từ vật kính đến phim thay đổi được.
d) Câu a, c đúng. e) Câu b, c đúng.
11. Độ cong của thủy tinh thể thay đổi để:
a) Mắt nhìn được vật ở vô cực. b) Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc thay đổi.
c) ảnh của vật hiện rõ trên võng mạc
d) Câu a, c đúng. e) Cả ba câu a, b, c đều đúng.
12. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai:
a) Khi nhìn vật ở xa thì tiêu cự thủy tinh thể lớn nhất.
b) Khi nhìn vật ở vô cực mắt phải điều tiết tối đa (lúc này fmax).
c) Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất thay đổi theo độ tuổi.
d) Mắt thường có điểm cực viễn ở vô cực.
e) Mắt không có tật là mắt, khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc.
13. Năng suất phân ly của mắt là:
a) Góc trong nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được hai điểm.
b) Góc có = , với A, B là hai điểm nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
c) Khả năng nhìn rõ vật ở khoảng cách gần nhất.
d) Câu a, b đúng. e) Cả ba câu a, b, c đều đúng.
14. Trong kỹ thuật chiếu bóng, người ta sử dụng hiện tượng:
a) Khả năng giữ lại ấn tượng thị giác trong một thời gian ngắn của mắt.
b) Sau khi tắt ánh sáng kích thích trên, võng mạc phải mất một thời gian ngắn, võng mạc mới hồi phục lại như cũ.
c) Người xem vẫn còn thấy hình ảnh của vật trong một thời gian ngắn, sau khi ánh sáng kích thích tắt.
d) Câu a, b đúng. e) Cả ba câu a, b, c đều đúng.
15. Tìm phát biểu sai. Mắt cận thị là:
a) Mắt khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm trước võng mạc.
b) Tiêu cự của mắt có giá trị lớn nhất nhỏ hơn mắt bình thường.
c) Có điểm cực viễn cách mắt một khoảng không xa.
d) Phải điều tiết tối đa mới nhìn được vật ở xa.
e) Độ tụ của thủy tinh thể là nhỏ nhất khi nhìn vật ở điểm cực viễn.
16. Tìm phát biểu sai. Mắt viễn thị là:
a) Mắt nhìn vật ở vô cực vẫn phải điều tiết.
b) Khi nhìn những vật ở gần, cách mắt khoảng 10cm, mắt phải điều tiết tối đa.
c) Khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm sau võng mạc.
d) Tiêu cự của mắt có giá trị lớn nhất lớn hơn mắt bình thường.
e) Trong các phát biểu trên có một phát biểu sai.
17. Mắt thường khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc bằng 15mm. Điểm cực cận cách mắt 25cm. Tiêu cự của mắt biến đổi trong khoảng:
a) Từ 9,375mm đến 15mm b) Từ 14,15mm đến 15mm
c) Từ 14,35mm đến 16mm d) Từ 15mm đến 15,95mm
e) Đề cho thiếu dữ liệu.
Đề chung cho câu18, 19.
* Một người chỉ nhìn rõ vật ở cách mắt từ 10cm đến 2m.
18. Người này bị tật gì? Muốn nhìn vật ở cách xa cần phải đeo kính gì? Độ tụ bao nhiêu?
a) Đeo kính hội tụ có D = 0,5dp b) Đeo kính hội tụ có D = 1dp
c) Đeo kính phân kỳ có D = -0,5dp d) Đeo kính phân kỳ có D = -1dp
e) Đáp số khác.
19. Khi đeo kính trên, tìm phạm vi thấy rõ của người đó. Kính đeo sát mắt:
a) Từ vô cực đến vị trí cách mắt 10,53cm b) Từ vô cực đến vị trí cách mắt 9,52cm
c) Từ vô cực đến vị trí cách mắt 10cm d) Từ vô cực đến vị trí cách mắt 16,6cm
e) Từ vô cực đến vị trí cách mắt 9,35cm
20. Một người phải đặt sách cách mắt 12cm mới nhìn rõ chữ. Người này phải đeo kính gì? Tiêu cự bao nhiêu để có thể đọc sách cách mắt 24cm. Kính đeo sát mắt.
a) Thấu kính hội tụ tiêu cự 24cm. b) Thấu kính phân kỳ tiêu cự 24cm
c) Thấu kính hội tụ tiêu cự 8cm d) Thấu kính phân kỳ tiêu cực 8cm
e) Thấu kính phân kỳ tiêu cự 12cm.
21. Một người phải đặt sách cách mắt 40cm mới nhìn rõ chữ. Người này phải đeo kính gì? Tiêu cự bao nhiêu để có thể đọc sách cách mắt 20cm. Kính đeo sát mắt.
a) Thấu kính hội tụ tiêu cự 40cm. b) Thấu kính phân kỳ tiêu cự 40cm
c) Thấu kính hội tụ tiêu cự 13,3cm d) Thấu kính hội tụ tiêu cực 20cm.
e) Đáp số khác.
22. Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc của mắt bằng 15mm. Tiêu cự thủy tinh thể biến thiên trong khoảng từ 15mm đến 14mm. Mắt này có thể nhìn rõ được những vật trong khoảng:
a) Từ vô cực đến vật cách mắt 210cm b) Từ vô cực đến vật cách mắt 21cm
c) Từ vô cực đến vật cách mắt 7,2cm d) Từ vô cực đến vật cách mắt 15cm
e) Đáp số khác.
23. Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc của mắt bằng 14mm. Tiêu cự của thủy tinh thể biến thiên trong khoảng từ 12,28mm đến 13,8mm. Mắt này bị tật gì? Điểm cực viễn cách mắt một khoảng bao nhiêu?
a) Tật viễn thị, có điểm cực viễn cách mắt 12,28cm
b) Tật viễn thị, có điểm cực viễn nằm sau mắt, cách thủy tinh thể 12,28cm.
c) Tật cận thị, có điểm cực viễn cách mắt 96,6cm
d) Tật cận thị, có điểm cực viễn cách mắt 193,2cm.
e) Tật cận thị, có điểm cực viễn cách mắt 1m.
24. Tiêu cự của thủy tinh thể biến thiên trong khoảng từ 14,8mm đến 15,2mm. Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc của mắt bằng 15mm. Người này có thể nhìn được những vật cách mắt khoảng:
a) Từ 1m đến vô cực b) Từ 11,1cm đến 114m
c) Từ 111cm đến 11,4m d) Từ 111m đến vô cực.
e) Từ 114m đến vô cực.
742. Tiêu cực của thủy tinh thể có giá trị lớn nhất bằng 15,4mm. Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc bằng 15mm. Mắt này có thể nhìn được vật gần nhất cách mắt khoảng:
a) 7,6cm b) 58cm c) 57,8cm d) 577,5cm
e) Đề cho thiếu dữ liệu
25. Năng suất phân ly của mắt bằng một phút ( rad).
Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà mắt có thể phân biệt được khi hai điểm này đặt cách mắt 1m là:
a) 0,286mm b) 0,3mm c) 3mm d) 3,5mm
e) 0,35mm
744. Một người mắt có tật phải đeo kính có tụ số D = +2,5dp mới đọc được sách cách mắt 20cm. Khi bỏ kính ra, người này phải để sách cách mắt ít nhất là bao nhiêu mới đọc được sách, kính đeo sát mắt.
a) 13,3cm b) 20cm
c) 40cm d) 100cm
e) Đề cho thiếu dữ liệu.
26. Một người mắt có tật phải đeo kính có độ tụ D = -2dp mới nhìn rõ được vật ở xa mà không cần điều tiết. Nếu bỏ kính ra người này chỉ nhìn rõ được cách mắt tối đa một khoảng bao nhiêu? Kính đeo sát mắt.
a) 25cm b) 50cm c) 100cm d) 75cm e) 80cm
27. Một người mắt có tật phải đeo kính có độ tụ D = -1dp. Khi đeo kính này, khoảng nhìn rõ của mắt nằm trong khoảng từ điểm cách mắt 25cm đến vô cực. Nếu bỏ kính ra người này có điểm cực cận cách mắt bao xa? Biết kính đeo sát mắt.
a) 15cm b) 13,3cm c) 20cm d) 18cm e) Đáp số khác.
Đề chung cho câu 28,29, 30
Một người đứng tuổi có khả năng nhìn rõ những vật ở xa; nhưng để nhìn rõ những vật gần nhất, cách mắt 27cm thì phải đeo kính có độ tụ D = +2,5dp. Kính cách mắt 2cm.
28. Khi đeo kính này (kính cách mắt 2cm) điểm xa nhất mắt nhìn rõ cách mắt một khoảng là:
a) 40cm b) 42cm c) 38cm d) 27cm
e) Không tính được vì đề cho thiếu dữ liệu.
748. Nếu bỏ kính ra người này sẽ nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt một khoảng là:
a) 66,7cm b) 64,7cm c) 68,7cm d) 17,4cm e) 15,4cm.
29. Nếu kính đeo sát mắt thì vật gần nhất mắt nhìn rõ cách mắt một khoảng là:
a) 25,3cm b) 25cm c) 24cm d) 26,2cm e) 24,8cm
30. Một người đứng tuổi khi nhìn những vật ở xa thì không phải đeo kính, khi đọc sách phải để sách cách mắt 33,3cm. Xác định độ biến thiên độ tụ của mắt người này từ trạng thái không điều tiết đến trạng thái điều tiết cực đại.
a) 4dp b) 5dp c) -2dp d) 3dp
e) Không tính được vì đề cho thiếu dữ liệu.
31. Một người nhìn rõ được những vật ở xa nhất cách mắt 50cm. Người này soi mặt mình vào một gương cầu lõm tiêu cự f = 60cm. Khi người này nhìn ảnh của mình trong gương ở trạng thái không điều tiết thì người cách gương một đoạn là:
a) 150cm b) 80cm c) 60cm d) 20cm e) Câu a, d đúng.
Đề chung cho câu 32,33
Một người cận thị về già chỉ còn nhìn rõ những vật nằm trong khoảng cách mắt từ 0,4m đến 1m (các kính đeo đều sát mắt).
32. Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm, người ấy cần đeo kính có độ tụ là:
a) 2dp b) 1,5dp c) -1,3dp d) 1,6dp e) -1,5dp
33. Khi đeo kính có độ tụ D thì điểm xa nhất mắt nhìn rõ cách mắt 40cm. Độ tụ của kính này bằng:
a) -1,5dp b) 2dp c) 1,5dp d) -2dp e) Đề sai.
34. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 20cm. Người này dùng một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = -15cm để đọc hàng chữ cách mắt 40cm trong trạng thái không điều tiết. Kính cách mắt một khoảng là:
a) 10cm b) 50cm c) 20cm d) 30cm e) Câu a, b đúng.
35. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101cm. Người này cần đeo kính gì? Độ tụ bao nhiêu để có thể nhìn vật ở vô cực mà không cần điều tiết. Kính đeo cách mắt 1cm.
a) Kính hội tụ có D = 1dp b) Kính phân kỳ D = -1dp
c) Kính hội tụ D = 1,1dp d) Kính phân kỳ có D = -1,1dp e) Đáp số khác.
36. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 12cm. Người này cần đeo kính gì? Độ tụ bằng bao nhiêu để có thể đọc được sách cách mắt 27cm. Kính cách mắt 2cm.
a) Thấu kính phân kỳ có D = -4dp b) Thấu kính hội tụ có D = 4dp
c) Thấu kính phân kỳ có D = -6dp d) Thấu kính hội tụ có D = 14dp
e) Đáp số khác.
37. Một người viễn thị khi đọc sách phải đặt cách mắt 41cm. Khi đeo kính hội tụ có D = 2,5dp thì người này có thể đọc sách cách mắt bao nhiêu. Kính đeo cách mắt 1cm.
a) 20cm b) 21cm c) 19cm d) 26cm e) 24cm
38. ảnh của vật quan sát qua kính lúp là:
a) ảnh ảo b) ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt
c) ảnh thật lớn hơn vật và ở gần mắt
d) Câu a, b đúng. e) Cả ba câu a, b, c đều đúng.
39. Khi quan sát vật bằng kính lúp, ta cần đặt vật ở:
a) Sau kính lúp để tạo ảnh ảo.
b) Trước kính lúp và gần kính để quan sát.
c) Trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính.
d) Trong khoảng mà qua kính cho ảnh ảo nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
e) Tất cả đều đúng.
40. Khi dùng kính lúp ngắm chừng ở cực cận, ta có:
a) Vật ở tại cực cận của mắt. b) ảnh ảo ở tại cực cận của mắt
c) Kính lúp ở tại cực cận của mắt. d) Câu a, b đúng. e) Câu b, c đúng.
41. Gọi là góc trông trực tiếp vật khi vật đặt ở điểm cực cận của mắt, là góc trông ảnh của vật qua dụng cụ quang học. Độ bội giác G được định nghĩa là:
a) b) c) d)
e) Tất cả đều đúng.
42. Công thức tính độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực là:
a) G= với Đ là khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và f là tiêu cự của kính lúp.
b) G= (Đ, f như trên)
c) G= k với k là độ phóng đại ảnh qua kính
d) G= với d' là khoảng cách từ ảnh đến kính, l là khoảng cách từ mắt đến kính
e) Câu a, c đúng.
43. Độ bội giác G của kính lúp phụ thuộc vào:
a) Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người quan sát
b) Khoảng cách từ mắt đến kính c) Tiêu cự của kính
d) Câu b, c đúng e) Cả 3 câu a, b, c đều đúng
44. Trên vành kính lúp có kính X5. Tiêu cự của kính này bằng:
a) 10cm b) 20cm c) 8cm d) 5cm e) Đề cho thiếu dữ liệu
45. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có độ tụ D = 10dp. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực bằng: (Lấy DC = 25cm)
a) 5 b) 2,5 c) 10 d) 2 e) Đáp số khác
46. Dùng một thấu kính có tiêu cự f = 10cm để quan sát vật. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt là 25cm. Mắt đặt sát sau kính. Tìm độ bội giác của kính khi người quan sát ngắm chừng ở cực cận.
a) 2 b) 1,5 c) 3,5 d) 2,5 e) 3
47. Một người có điểm cực cận cách mắt 20cm dùng một kính lúp có tiêu cự f = 5cm để quan sát vật. Mắt đặt sau kính 5cm. Độ bội giác của kính bằng:
a) 5 b) 3,5 c) 2,5 c) 4 e) Đề cho thiếu dữ liệu
48. Một người có điểm cực cận cách mắt 24cm dùng một kính lúp có tiêu cự f = 5cm để quan sát vật. Mắt đặt sau kính 4cm. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở cực cận bằng:
a) 5 b) 2,5 c) 3,5 d) 10 e) Đáp số khác
49. Một người mắt có tật cận thị, quan sát vật qua kính lúp có độ tụ D = 20dp. Mắt đặt sau kính 2cm và quan sát ảnh không điều tiết. Vật đặt cách kính 4,5cm. Điểm cực viễn cách mắt một khoảng bằng:
a) 45cm b) 43cm c) 47cm d) 49cm e) 51cm
50. Một người có điểm cực viễn cách mắt 105cm dùng một kính lúp để quan sát vật nhỏ. Vật đặt cách kính 9cm. Mắt đặt cách kính 15cm. Tiêu cự của kính bằng:
a) 10cm b) 12cm c) 95cm d) 4cm e) Câu a, c đúng
51. Một người cận thị có khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận là 10cm và đển điểm cực viễn là 50cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự f = 10cm. Mắt đặt sát sau kính. Khoảng đặt vật trước kính là:
a) 4cm d 5cm b) 4cm d6,8cm c) 5cmd8,3cm
d) 6cmd8,3 e) Đáp số khác
* Đề chung cho câu52, 53, 54. Một kính lúp có tiêu cự f = 8cm. Mắt đặt sau kính 4cm và không có tật
Vật AB cao 2mmm đặt vuông góc với trục chính và cách mắt 9cm.
52. ảnh của AB qua kính cách mắt một khoảng là:
a) 14cm b)17,3cm c) 13,3cm d) 4,2cm e) 72cm.
53. Góc nhìn ảnh A'B' bằng:
a) 0,3rad b) 0,1rad c) 0,031rad d) 0,31rad e) 0,25rad
54. Độ bội giác của kính bằng:
a) 3,9 b) 4 c) 5,2 d) 0,39 e) 4,8
55. Một kính lúp có tiêu cự f = 4cm. Mắt đặt sau kính 2cm. Tìm vị trí đặt vật mà tại đó độ bội giác bằng độ phóng đại. Biết điểm cực cận cách mắt 22cm.
a) 5cm b) 3cm c) 2,5cm d) 3,3cm e) 3,4cm
* Đề chung cho câu 56, 57, Một người có điểm cực cận cách mắt 20cm. Năng suất phân ly bằng 2' (1' = 3 x 10-4 rad)
56. Khoảng cách ngắn nhất mà mắt còn phân biệt được giữa hai điểm khi mắt điều tiết tối đa bằng:
a) 6 x 10-3cm b) 8 x 10-3cm c) 12 x 10-3cm d) 8 x 10-3cm
e) Đáp số khác.
57. Mắt người đặt sát kính lúp có tiêu cự f = 4cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm gần nhau nhất mà mắt còn phân biệt được khi điều tiết tối đa bằng:
a) 4 x 10-3cm b) 8 x 10-3cm c) 0,5 x 10-3cm d) 2 x 10-3cm
e) Đáp số khác
58. Một người mắt bình thường, quan sát ở vô cực qua thấu kính có tiêu cực f = 5cm. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm mà mắt còn phân biệt được là bao nhiêu? năng suất phân ly của mắt là
2' (1' = 3 x 10-4rad)
a) 20 x 10-4cm b) 10-4cm c) 3 x 10-3cm d) 2 x 10-3cm
e) Đề cho thiếu dữ liệu
59. Kính hiển vi là:
a) Dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ.
b) Hệ thống gồm thấu kính hội tụ gắn đồng trục chính, khoảng cách giữa hai thấu kính không đổi. Vật kính có tiêu cự dài còn thị kính có tiêu cự ngắn
c) Hệ thống gồm 2 thấu kính có tiêu cự ngắn, gắn đồng trục chính và khoảng cách giữa hai kính có thể thay đổi
d) Câu a, c đúng e) Cả ba câu a, b, c đều đúng.
60. Khi quan sát vật AB qua kính hiển vi. Người ta đặt vật AB trong khoảng:
a) Rất gần vật kính
b) Ngoài tiêu điểm F1 của vật kính, sao cho ảnhA1B1 nằm trong khoảng từ tiêu điểm F2 đến quang tâm 02 của thị kính
c) Ngòai tiêu điểm F1của vật kính sao cho ảnh A2B2 cho bởi hệ thấu kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
d) Câu b đúng e) Cả ba câu a, b, c đều đúng
61. Một người mắt bình thường đã điểu chỉnh kính hiển vi để thấy rõ vật ở trạng thái không điều tiết. Người cận thị dùng kính hiển vi này phải:
a) Nâng ống kính lên để cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
b) Hạ ống kính xuống để cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn của mắt.
c) Đeo kính sửa để nhìn vật ở vô cực mà không phải điều tiết rồi mới quan sát vật qua kính hiển vi.
e) Câu a, c đúng d) Câu b, c đúng
62. Để tăng tốc độ bội giác của kính hiển vi, người ta chế tạo kính hiển vi có:
a) Tiêu cự của vật kính và thị kính đều ngắn
b) Tiêu cự của vật kính dài, còn tiêu cự của vật kính ngắn
c) Tiêu cự của vật kính ngắn, còn tiêu cự của thị kính dài
d) Tiêu cự của vật kính và thị kính đều dài
e) Khoảng cách giữa vật kính và thị kính ngắn.
63. Gọi d là khoảng cách từ vật AB đến vật kính;
d' là khoảng cách từ ảnh A1B1 đến vật;
là độ dài quang học của kính hiển vi.
f1 là tiêu cự của vật kính
f2 là tiêu cự của thị kính
Đ là khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt. Công thức nào sau đây dùng để tính độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực:
a) G= x b) G= x
c) G= e) G= x
e) G=
64. Trên vành vật kính hiển vi ghi X100, số liệu này cho ta biết:
a) Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực
b) Độ phóng đại ảnh của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực
c) Độ bội giác của vật khi ngắm chừng ở vô cực
d) Độ phóng đại ảnh qua vật kính khi ngắm chừng ở vô cực
e) Tất cả các câu trên đều sai
65. Trên vành thị kính của kính hiển vi có ghi X - 8, số liệu này cho ta biết:
a) Độ bội giác của thị kính khi ngắm chừng ở vô cực
b) Độ phóng đại ảnh của thị kính khi ngắm chừng ở vô cực
c) Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở cực cận
d) Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở cực viễn
e) Câu a, b đều đúng
66. Vật kính của hiển vi cí tiêu cự f1 = 1cm, thị kính có tiêu cự f2 = 4cm. Hai kính cách nhau 17cm. Tính độ bội giác của kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Lấy Đ = 25cm.
a) 60cm b) 75 c) 106,25 d) 5,9 e) Đáp số khác.
67. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính hiển vi là 15,5cm. Vật kính có tiêu cự 0,5cm. Biết DC = 25cm và độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là 200. Tiêu cự của thị kính bằng:
a) 3cm b) 4cm c) 2cm d) 3,5cm e) 4,2cm
68. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính hiển vi bằng 15cm. vật kính có tiêu cự bằng 1cm, thị kính có tiêu cự bằng 5cm. Khoảng cách từ vật đến vật kính khi ngắm chừng ở vô cực bằng:
a) 1,2cm b) 1,333cm c)1,111cm d) 1,05cm e) 1,222cm.
69. Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 5,4mm, thị kính có tiêu cự f2 = 2cm. Mắt người quan sát đặt cách sau thị kính và điều chỉnh kính để quan sát ảnh cuối cùng ở khoảng nhìn rõ ngắn nhất (25cm). Khi đó vật cách vật kính 5,6mm. Khoảng cách giữa hai kính bằng:
a) 187,28mm b) 1,333cm c) 158,33mm d)169,72mm e) 170,27mm.
70. Trên vành vật kính của kính hiển vi có ghi X100 và trên vành thị kính có ghi X5. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực bằng:
a) 20 b) 50 c) 500 d) 200 e) Đáp số khác
71. Dùng kính hiển vi có độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực bằng 200 để quan sát một vật nhỏ có chiều dài 2m. Góc trông ảnh qua kính bằng bao nhiêu khi ngắm chừng ở vô cực. Lấy Đ = 25cm.
a) 2 x 10-3rad b) 1,6 x 10-3rad c) 3,2 x 10-3rad d) 10-3rad
e) Không tính được vì đề cho thiếu dữ liệu
72. Kính hiển vi trên vành vật kính có ghi X - 200 và trên vành thị kính có ghi X - 5. Một người có năng suất phân ly bằng 5 x 10-4rad dùng kính này để quan sát vật AB. Vật AB nhỏ nhất có thể nhìn được khi ngắm chừng ở vô cực bằng bao nhiêu. Lấy Đ = 20cm.
a) 0,5m b) 2m c) 2,5m d) 0,1m
e) Không tính được vì đề cho thiếu dữ liệu.
73.Vật kính của kính hiển vi có tiêu cự 1cm. Độ dài quang học của kính bằng 16mm. Kính được ngắm chừng ở vô cực. Độ phóng đại của vật kính bằng:
a)6 b) 8 c) 16 d)14 e) Không tính được vì đề cho thiếu dữ liệu
74. Khoảng cách giữa hai thấu kính của kính hiển vi bằng 18cm. Vật kính có tiêu cự 1cm, thị kính có tiêu cự 3cm. Ban đầu vật cần quan sát cách vật kính 1,06cm. Cần dịch chuyển kính theo chiều nào, một đoạn bằng bao nhiêu để ảnh cuối cùng ở vô cực.
a) Dịch chuyển kính, gần vật thêm 0,022cm b) Dịch chuyển kính xa vật thêm 0,022cm
c) Dịch chuyển kính gần vật thêm 0,011cm d) Dịch chuyển kính xa vật thêm 0,011cm
e) Dịch chuyển kính xa vật thêm 0,03cm
* Đề chung cho các câu 75,76, 77
Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 0,8cm thị kính có tiêu cự f2 = 2cm. Khoảng cách giữa hai kính bằng 16cm.
75. Tìm độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực. lấy Đ = 25cm.
a) 100 b) 206,25 c) 160 d) 180 e) Đáp số khác.
76. Tìm khoảng cách từ vật đến vật kính khi kính được ngắm chừng ở vô cực:
a) 0,8484cm b) 0,8cm c) 0,707cm d) 0,8123 e) 0,8234
77. Người ta muốn chiếu ảnh của một tiêu bản lên một màn ảnh bằng cách giữ cố định vật và vật kính rồi dịch chuyển thị kính đi một chút. Biết vị trí mới của thi kính cách màn ảnh 30cm Xác định chiều và độ lớn của khoảng cách dịch chuyển của thị kính.
a) Dịch chuyển thị kính lại gần vật kính đoạn 0,143cm
b) Dịch chuyển thị kính ra xa vật kính đoạn 0,143cm
c) Dịch chuyển thị kính lại gần vật kính đoạn 0,34cm
d) Dịch chuyển thị kính ra xa vật kính đoạn 0,234cm
e) Dịch chuyển thị kính ra xa vật kính đoạn 0,143cm
78. Kính thiên văn gồm có:
a) Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài
b) Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
c) Cả vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài
d) Cả vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
e) Vật kính là thấu kính phân kỳ, thị kính là thấu kính hội tụ.
79. Gọi f1 là tiêu cự của vật kính. f2 là tiêu cự của thị kính. Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là:
a) G= f1 + f2 b) G= f1 x f2 c) G= d) G=
80. Vật kính của kính thiên văn có f1 = 1,2m và thị kính có tiêu cự f2 = 5cm. Khoảng cách giữa hai kính phải bằng bao nhiêu để độ phóng đại của ảnh cuối cùng không phụ thuộc vào vị trí vật AB trước hệ.
a) 6,2cm b) 1,15 m c) 1,25m d) 105cm e) Đáp số khác.
81. Vật kính của kính thiên văn có tiêu cự f1 = 30cm. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực bằng 15. Tiêu cự của thị kính bằng:
a) 2cm b) 1,5cm c) 2,5cm d) 3cm e) Đáp số khác
82. Kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực có độ bội giác bằng 100. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính lúc này bằng 202cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt bằng:
a) f1 = 198cm; f2= 4cm b) f1 = 200cm; f2= 2cm c) f1 = 201cm; f2= 1cm
d) f1 = 196cm; f2= 6cm e) Đáp số khác
83. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm quan sát một chùm sao qua một kính thiên văn trong trạng thái k hông điều tiết. Mắt đặt sát thị kính. Vật kính có f1 = 90cm, thị kính có f2= 2,5cm. Độ bội giác của ảnh cuối cùng bằng:
a) 42 b) 40 c) 37,8 d) 38 e) 36,5
84. Kính thiên văn vô tiêu vật kính có tiêu cự f1= 4m và thị kính có tiêu cự f2= 3,6cm. Mặt trăng có đường kính 3600km và cách trái đất khoảng 400.000km. Tìm thị giác của mặt trăng nhìn qua kính thiên văn này.
a) 450 b) 830 c) 370 d) 420 e) 530
85. Hai kính thiên văn lần lượt có đường kính của vật kính là 10cm và 20cm. ảnh cuối cùng một ngôi sao khi quan sát trong các kính đó có gì khác nhau không?
a) ảnh của ngôi sao trong mỗi kính đều là một điểm sáng
b) ảnh của kính có đường kính vật kính lớn sẽ mờ hơn
c) ảnh của kính có đường kính vật kính lớn sẽ rõ (sáng) hơn
d) Câu a, b đúng e) Câu a, c đúng
============================================
File đính kèm:
- LY12BTPHAN QUANG CU.doc