Câu thơ chỉ là một phần trong hệ thống cấu trúc văn bản thơ. Một văn bản thơ (bài thơ) được chia ra đoạn thơ (khổ thơ) câu thơ. Câu thơ là đơn vị cơ bản kiến tạo bài thơ. Và mỗi câu thơ được cấu tạo bởi nhiều thành tố: từ ngữ, thanh điệu, nhịp điệu, vần điệu, giọng điệu. Câu thơ có khi tương ứng với một dòng thơ, có khi hơn một dòng thơ (câu thơ vắt dòng), và có lúc dòng thơ lớn hơn câu thơ. Lâu nay chúng ta thường quan niệm, câu thơ được định hình trên văn bản và cấu trúc câu thơ là những gì phụ thuộc lẫn nhau ở văn bản ấy. Thực ra có những yếu tố nằm ngoài văn bản, ngoài câu thơ, lại có vai trò quan trọng, quyết định tới việc hình thành câu thơ. Nếu không đặt câu thơ "Tới ngã ba sông, nước bốn bề - Nửa chiều gà gáy lạ trên đê" (Em về nhà) và "Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế! Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường" (Nhạc sầu) của Huy Cận vào môi trường văn hóa thì sẽ làm rơi rụng đi rất nhiều hồn cốt của chúng. Theo tôi, cái ngoài văn bản có khi giải thích và tạo ra sự vận động của văn bản. Ở cấp độ câu thơ, trong phạm vi ý nghĩa văn bản có giá trị thẩm mỹ cần có một điểm nhìn duy nhất, một thao tác thống nhất khi tiến hành khảo sát khoa học, tức là tạm để lại, chưa tính đến những cấu trúc phức tạp, ngoài văn bản, mà chỉ tập trung vào văn bản câu thơ đã được xác định.
Câu thơ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành bài thơ. Có khi là điểm khởi đầu để phát triển thành bài, có khi là điểm sáng làm bật lên tứ thơ, có khi là chủ đề, nội dung cảm hứng chính của bài thơ. Câu thơ trước gọi câu thơ sau, hoặc là tác nhân lấp đầy phần còn trống vắng của khổ thơ. Có câu thơ gợi hứng cho bài thơ khác, câu thơ khác của tác giả hoặc cho nhà thơ khác ở một khoảnh khắc nào đó. Câu thơ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" trong bài thơ Nhớ hờ của Huy Cận là đề từ bài Tràng giang của ông. Các câu thơ "Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về" (Cành phong lan bể), "Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời - Cửa vẫn đóng và Đời im ỉm khóa" (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng) của Chế Lan Viên được gợi hứng từ những câu thơ của Huy Cận: "Con cá song lấp lánh đuốc đen hồng" (Đoàn thuyền đánh cá), "Một câu hỏi lớn không lời đáp - Cho đến bây giờ mặt vẫn chau" (Các vị La Hán chùa Tây Phương). Cá biệt, có câu thơ là bài thơ. Chúng ta từng gặp bài thơ chỉ có một câu thơ. Và cấu trúc câu thơ chính là cấu trúc bài thơ. Nhà thơ Nga Briuxốp (1873-1924) viết nhiều bài thơ một câu (một dòng). Những bài thơ một dòng của Briuxốp được xuất bản sau khi ông qua đời.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3032 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc câu thơ "Lửa thiêng", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu trúc câu thơ "Lửa thiêng"PGS.TS. Mã Giang LânKhoa Văn học, Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
Câu thơ chỉ là một phần trong hệ thống cấu trúc văn bản thơ. Một văn bản thơ (bài thơ) được chia ra đoạn thơ (khổ thơ) câu thơ... Câu thơ là đơn vị cơ bản kiến tạo bài thơ. Và mỗi câu thơ được cấu tạo bởi nhiều thành tố: từ ngữ, thanh điệu, nhịp điệu, vần điệu, giọng điệu... Câu thơ có khi tương ứng với một dòng thơ, có khi hơn một dòng thơ (câu thơ vắt dòng), và có lúc dòng thơ lớn hơn câu thơ. Lâu nay chúng ta thường quan niệm, câu thơ được định hình trên văn bản và cấu trúc câu thơ là những gì phụ thuộc lẫn nhau ở văn bản ấy. Thực ra có những yếu tố nằm ngoài văn bản, ngoài câu thơ, lại có vai trò quan trọng, quyết định tới việc hình thành câu thơ. Nếu không đặt câu thơ "Tới ngã ba sông, nước bốn bề - Nửa chiều gà gáy lạ trên đê" (Em về nhà) và "Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế! Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường" (Nhạc sầu) của Huy Cận vào môi trường văn hóa thì sẽ làm rơi rụng đi rất nhiều hồn cốt của chúng. Theo tôi, cái ngoài văn bản có khi giải thích và tạo ra sự vận động của văn bản. Ở cấp độ câu thơ, trong phạm vi ý nghĩa văn bản có giá trị thẩm mỹ cần có một điểm nhìn duy nhất, một thao tác thống nhất khi tiến hành khảo sát khoa học, tức là tạm để lại, chưa tính đến những cấu trúc phức tạp, ngoài văn bản, mà chỉ tập trung vào văn bản câu thơ đã được xác định.
Câu thơ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành bài thơ. Có khi là điểm khởi đầu để phát triển thành bài, có khi là điểm sáng làm bật lên tứ thơ, có khi là chủ đề, nội dung cảm hứng chính của bài thơ... Câu thơ trước gọi câu thơ sau, hoặc là tác nhân lấp đầy phần còn trống vắng của khổ thơ. Có câu thơ gợi hứng cho bài thơ khác, câu thơ khác của tác giả hoặc cho nhà thơ khác ở một khoảnh khắc nào đó. Câu thơ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" trong bài thơ Nhớ hờ của Huy Cận là đề từ bài Tràng giang của ông. Các câu thơ "Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về" (Cành phong lan bể), "Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời - Cửa vẫn đóng và Đời im ỉm khóa" (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng) của Chế Lan Viên được gợi hứng từ những câu thơ của Huy Cận: "Con cá song lấp lánh đuốc đen hồng" (Đoàn thuyền đánh cá), "Một câu hỏi lớn không lời đáp - Cho đến bây giờ mặt vẫn chau" (Các vị La Hán chùa Tây Phương). Cá biệt, có câu thơ là bài thơ. Chúng ta từng gặp bài thơ chỉ có một câu thơ. Và cấu trúc câu thơ chính là cấu trúc bài thơ. Nhà thơ Nga Briuxốp (1873-1924) viết nhiều bài thơ một câu (một dòng). Những bài thơ một dòng của Briuxốp được xuất bản sau khi ông qua đời.
Dù ngắn dù dài câu thơ phải là một đơn vị duy nhất: duy nhất về cú pháp, duy nhất về nghĩa, duy nhất về cảm xúc. Câu thơ có khi được lặp lại toàn bộ, hay, nhiều hơn là từng bộ phận. ("Ta là nàng Ly Dao - Ngồi bên Hoa giang, khóc trăng sầu... Lạnh lùng thay một bóng Ly Dao - Ngồi bến Hoa giang khóc trăng sầu" - Hồn nghệ sĩ - Lưu Trọng Lư. "Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ! - Xuân - Chế Lan Viên) trong lúc văn xuôi "tiến thẳng lên phía trước". Câu thơ được xác lập trên một hệ thống từ . Trong tiếng Việt có từ đơn và từ kép. Từ đơn trên văn bản là một chữ, một đơn vị phát âm nhỏ nhất. Từ kép (từ láy) có những phương thức lặp từ nhất định để diễn đạt một ý nghĩa mới, hoặc "giảm đi", "nhạt nhạt" (Chiều nhạt nhạt về nơi nào xa lắm) hoặc diễn tả trạng thái tái diễn: "lả lả" (Lả lả cành hoang nắng trở chiều). Có thể lặp âm đầu hoặc phần còn lại để tăng sức biểu cảm: "ngây ngất" (ngây ngất sương mây), "lơ thơ", "đìu hiu" (Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu)... Trong thơ cổ điển, thơ cách luật dân tộc Việt Nam, thơ không chỉ có vần mà còn có số lượng chữ cố định trong mỗi câu thơ (dòng thơ), phổ biến nhất là thơ 7 chữ (thất ngôn), thơ lục bát (6-8), thơ song thất lục bát (7-7-6-8), thơ 5 chữ (ngũ ngôn). Cùng với hạn định về số lượng chữ, thì nhịp điệu, vần điệu, thanh điệu cũng được quy ước. Cuộc cách mạng thơ ca từ những năm 30 của thế kỷ XX đã tạo đà cho câu thơ Việt tự do và phóng túng. Nhưng mỗi ngôn ngữ có một hệ thống thi luật nhất định, sự tung phá ban đầu của câu thơ mới dần dần ổn định, trở nên mức độ tương ứng với trình độ và thị hiếu thẩm mỹ của thời đại. Câu thơ 12 chân Alexandrin (loại câu thơ chiếm ưu thế trong luật thơ Pháp), nhóm Tao đàn Bạch Nga và cả Huy Thông sử dụng, chẳng mấy người hưởng ứng:
"Đầu non cao và vắng vẻ,
dưới ánh bình minh lóng lánh,
Một bông hoa hồng mới nở,
mầu tươi thắm, hương ngạt ngào
Vui say sưa thú trời rộng,
và mây nhanh, và gió mạnh".
(Bông hồng - Huy Thông)
Cuối cùng, những bài thơ hay trở về với những thể điệu và câu thơ quen thuộc với trường độ thường thường không quá 8 chữ.
Tập thơ Lửa thiêng (1940) của Huy Cận gồm 50 bài. Thơ 4 chữ: 2 bài, thơ 5 chữ: 5 bài, thơ lục bát (6-8): 8 bài, thơ 7 chữ: 19 bài, thơ 8 chữ: 16 bài. Nói cách khác Lửa thiêng chỉ gồm những câu thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ và 8 chữ. Một điều không nên quên là nội dung cảm hứng có quan hệ và chi phối từ ngữ, âm thanh, nhịp điệu... câu thơ. Nghĩa của từ ngữ có quan hệ mật thiết với tư duy và với hình thức của nó. Từ ngữ luôn chứa đựng hai mặt âm thanh và ý nghĩa. Mối quan hệ giữa ý nghĩa và từ ngữ là một quá trình vận động từ tư duy đến ngôn ngữ. Ngôn ngữ (chữ viết) định hình hóa tư duy. Và câu thơ là sự định hình hóa một cảm xúc, một tín hiệu thẩm mỹ.
Lửa thiêng, ngọn lửa cô đơn, buồn, "ảo não":
- "Ôi lòng buồn chưa!"
(Điệu buồn)
- "Sương sầu gieo xuống vai"
(Tiễn đưa)
- "Trơ vơ buồn lọt quán chiều"
(Đẹp xưa)
- "Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt"
(Vạn lý tình)
- "Hồn bơ vơ không biết tựa vào đâu"
(Trò chuyện)
Độ dài của các câu thơ là cố định: 4,5,6,7,8 chữ, không có ngoại lệ. Nỗi buồn và sự cô đơn đúc trong những giới hạn ấy. Người đọc nhận ra biện pháp dồn nén, sử dụng dày đặc tối đa các tính từ, từ láy để diễn đạt cảm hứng chủ đạo. Hầu hết các câu thơ đều chứa các từ: buồn, đơn chiếc, hiu quạnh, cô liêu, xa vắng, đìu hiu, ngậm ngùi, ưu phiền... Ở mức độ cao hơn: sầu, héo hon, quằn quại, ảo não, ê chề, âm u, héo tàn, tan rã... Và cuối cùng là xe tang, tha ma, địa phủ, nấm mồ, chết... Có những câu thơ được xây dựng bằng những từ ngữ biểu thị nỗi buồn tê tái: "Sương lạnh dồn thêm lệ tủi sầu" (Tâm sự), "Sầu chi lắm trời ơi! Chiều tận thế" (Nhạc sầu), "Môt chiếc linh hồn nhỏ - Mang mang thiên cổ sầu" (Ê chề), "Trăng phơi đầu bãi, nước dồn mênh mang" (Thuyền đi)...
Tìm hiểu cấu trúc câu thơ Lửa thiêng, trước hết chú ý đến thanh điệu của từ: thanh bằng hay thanh trắc. Trong Thơ mới thời kỳ 1932-1945, tỷ lệ bằng trắc ở một khổ thơ 4 câu, 32 chữ (thơ 8 chữ) thường là 19/13, 18/14; khổ thơ 4 câu, 28 chữ (thơ 7 chữ) thường là 16/12, 15/13; khổ thơ 4 câu, 20 chữ (thơ 5 chữ) thường là 13/7, 14/6, có khi là 17/3. ("Đêm hôm ấy em mừng - Mùi trầm hương bay lừng - Em nằm nghe tiếng mõ - Rồi chim kêu trong rừng" - Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp). Tỷ lệ bằng trắc ở một cặp lục bát thường là 10/4, 9/5... Hiếm hoi là trường hợp câu thơ được cấu trúc toàn thanh bằng nhằm mục đích tạo ra âm hưởng đặc biệt, gây ấn tượng ở người nghe (người đọc):
"Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi"
(Nhị hồ - Xuân Diệu)
"Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông"
(Tỳ bà - Bích Khê)
Câu thơ Lửa thiêng ổn định từ 4 chữ đến 8 chữ. Thanh điệu câu thơ cùng chung thanh điệu của Thơ mới: thanh bằng nhiều hơn thanh trắc. Chưa cần hiểu ý nghĩa, nội dung thơ, bằng thị giác, chúng ta nhận xét sơ đồ bằng trắc câu thơ 4 chữ trong bài Điệu buồn của Huy Cận (ký hiệu thanh bằng: - , thanh trắc: /):
Khổ I (3 câu) Khổ II (4 câu)
- - - - - - - -
/ - - - / - - -
- - - - - - - - - - / -
Cũng như màu sắc, đường nét, âm thanh trong nghệ thuật, thanh điệu thơ phần nào đã biểu hiện được nội dung cảm hứng của thơ: một âm điệu trầm, đều đều. Nếu điền các chữ của hai khổ thơ vào các ký hiệu trên, chúng ta sẽ có một điệu buồn, như tên bài thơ: "Mưa rơi trên sân - Mái nhà nghiêng dần... Ôi buồn trời mưa! - Nhìn trăm sao buồn - Của mưa trên sân... Ôi lòng buồn chưa! Đêm sa xuống gần". Ở đây không có sự bổ trợ của từ ghép, từ láy, hoàn toàn từ đơn. Trong một trường độ hạn hẹp, số lượng chữ ít, từ đơn thông báo được nhiều hơn. Huy Cận cũng như các nhà thơ cùng thời sáng tác thơ 4 chữ không nhiều. Hình như câu thơ 4 chữ ít có điều kiện cho các nhà thơ sáng tạo từ, thanh điệu, nhịp điệu. Nhịp điệu quen thuộc nhưng lại lôi cuốn, như vang lên từ tâm thức, từ tuổi thơ, từ nhịp điệu đồng dao (Em lên rừng rậm - Bứt quả bứa chua - Em xuống khe mò - Được con ốc nhỏ - Và Điệu buồn của Huy Cận: "Mưa rơi đều đều - Trên từng ngói kêu - Trên từng ngói vang... Trên từng ngói xanh - Lệ rêu muôn hàng". Xuân Diệu cũng thế: "Mây lưng chừng hàng - Về ngang lưng núi - Ngàn cây nghiêm trang - Mơ màng theo bụi" - Tiếng không lời). Nền tảng cấu trúc câu thơ ở trường hợp trên là láy lại nhịp điệu. Việc láy lại nhịp điệu dựa trên việc láy lại thanh điệu (thanh bằng), âm điệu (phần vần). Nhưng nhịp điệu nhiều khi phụ thuộc vào người đọc. Cùng một câu thơ, một người đọc ở những thời khắc khác nhau hoặc không cùng một người đọc, nhịp điệu có khi không xác định được đâu là nhịp chuẩn. Thơ 4 chữ nhịp điệu chủ yếu là 2/2, nhịp điệu đồng dao. Vì vậy, Điệu buồn (giọng điệu buồn) không thích hợp với nhịp điệu 2/2. Và Điệu buồn không ảo não như giọng điệu chủ đạo của Lửa thiêng. Sự mâu thuẫn, không ăn nhập giữa nhịp điệu và giọng điệu như trên, phần nào lý giải, các tập thơ thời kỳ Thơ mới không viết theo thể thơ này. (Biệt lệ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư có một bài Chị em, Hoa niên của Tế Hanh có một bài Cánh đồng bao la, Thơ thơ và Gửi hương cho gió của Xuân Diệu có hai bài: Thời gian, Tiếng không lời. Huy Cận ở Lửa thiêng cũng chỉ có hai bài: Điệu buồn, Chiều xuân). Khảo sát thêm phần kết của bài Chiều xuân:
"Nhạc vươn lên trời
Đời măng đang dậy
Tưng bừng muôn nơi...
Mái rừng gió hẩy
Chiều xuân đầy lời".
chúng ta nhận ra nhịp điệu phù hợp với giọng điệu "vươn lên", "đang dậy", "tưng bừng", "gió hẩy", "đầy lời". Nếu như không ngắt nhịp 2/2, đọc liền một mạch, các câu thơ 4 chữ kia sẽ tạo ra một giọng điệu "tưng bừng" hơn. Vậy thì câu thơ 4 chữ không phải là "điệu buồn", "điệu tâm hồn" của Huy Cận (cũng như của các nhà thơ thời kỳ Thơ mới).
Câu thơ 5 chữ được tăng cường ở Lửa thiêng (5 bài), tỷ lệ bằng trắc không chênh lệch nhiều. Lấy hai bài Tiễn đưa và Thu, cùng có số câu thơ như nhau, chia khổ như nhau (3 khổ x 4 câu) và điều muốn nói, tỷ lệ bằng trắc giữa các khổ thơ tương ứng là giống nhau.
Tiễn đưa Thu
Khổ I: 11-9 11-9
Khổ II: 13-7 13-7
Khổ III: 11-9 11-9
Cùng thời Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp có nhiều bài thơ 5 chữ "tuyệt bút" và nghiêng về thanh bằng. Thơ Lưu Trọng Lư thường chưa phân khổ, mạch thơ liên tiếp, cảm xúc triền miên (Tiếng thu, Còn chi nữa, Trăng lên). Nguyễn Nhược Pháp sử dụng chủ yếu thanh bằng, thúc khổ thơ, dồn nén cảm xúc: "Hôm nay đi chùa Hương - Hoa cỏ mờ hơi sương - Cùng thầy me em dậy - Em vấn đầu soi gương" (Chùa Hương). Tỷ lệ bằng trắc ở đây: 17-3. Và các khổ thơ tiếp theo: 13-7, 16-4, 15-5, 14-6, lại 17-3... Câu thơ 5 chữ của Huy Cận, bắt đầu xuất hiện từ kép (từ láy).
"Chân rộn, lòng đau xé; - / - - /
Tay buông, dáng não nùng - - / / -
Đứng dừng trông mắt lệ / - - / /
Đi: bắc cầu nhớ nhung". - / - / -
(Tiễn đưa)
Tỷ lệ bằng trắc: 11-9. Nhịp điệu chi phối 2/3, câu thơ thứ tư thay đổi 1/4. Khi nhịp điệu thay đổi vượt ra ngoài trường nhịp điệu chung của các câu thơ, thì ngữ nghĩa như "lúng túng" không trong sáng so với các câu thơ theo nhịp chuẩn. "Đi: bắc cầu nhớ nhung" - "bắc cầu nhớ nhung" giải thích hành động "đi". Ba câu thơ trên, không cần giải thích, mỗi chữ, mỗi từ tự thân có nghĩa. Với các câu thơ tiếp sau cũng xảy ra trường hợp tương tự: "Người xa, buồn lại gần - Tai nặng lời giao thân - Ngã ba tà áo lặn... Dặm trường thương cố nhân". Ở đây chú ý nhịp điệu câu thơ thứ hai: "Tai nặng lời giao thân", không thể ngắt nhịp, ngắt nhịp ngữ nghĩa sẽ phản lại thơ:
"Tai/ nặng lời giao thân", chữ "tai" mất chức năng.
"Tai nặng/ lời giao thân", hai ngữ phản nghĩa nhau.
"Tai nặng lời/ giao thân", hai ngữ phản nghĩa nhau.
Khổ thơ thứ ba, khổ thơ kết thúc, khuôn phép với nhịp chuẩn của bài: 2/3. Như vậy, có "sự cố" trong tư duy nghệ thuật sáng tạo. Nhịp điệu vang lên, các chữ phải đứng vào hàng ngũ và thanh điệu phải chỉnh tề, đồng thời nghĩa của chữ phải bộc lộ độc lập, không cần sự cứu trợ của chữ khác. Khi phá vỡ nhịp chuẩn để giải phóng cảm xúc vẫn phải bảo đảm ngữ nghĩa của câu thơ. Ở đây không hoàn toàn như thế. Ở đây là sự mâu thuẫn giữa nhịp điệu và ngữ nghĩa. Hai câu thơ "lạc nhịp" ở trên rất có thể nằm trong nhịp điệu chuẩn theo quán tính mà thanh điệu các chữ cho phép, nhưng ngắt nhịp như thế, ngữ nghĩa khác đi:
"Đi: bắc/ cầu nhớ nhung
Tai nặng/ lời giao thân".
Rõ ràng chỗ ngắt nhịp khác với chỗ ngắt nghĩa, nhịp điệu không trùng ngữ nghĩa bởi vì chỗ ngắt nhịp là sự phân chia thuần túy có tính chất ngữ điệu, nó không có quan hệ gì với những chỗ ngắt nghĩa. Huy Cận chú ý ngắt nghĩa mà buông lỏng nhịp điệu. Chú ý ngữ nghĩa, ngữ nghĩa là trung tâm, nảy sinh tâm lý, không quan tâm tới những quan hệ xung quanh, hướng vào bộc lộ mình, độc thoại ở cả hai phương diện nội dung và hình thức.
Xét về tính chất, chức năng thơ 5 chữ là giãi bày. Trường độ ngắn, chữ và nghĩa cùng chung thông báo, người đọc nhận ra bằng trực cảm. Ưu thế này tạo thuận lợi cho việc giãi bày tâm trạng. Các bài thơ 5 chữ của Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp là thế, có giãi bày, có đối thoại (về hình thức). Đại từ xuất hiện với tư cách đối thoại: "Em không nghe mùa thu... Em không nghe rạo rực... Em không nghe rừng thu" (Tiếng thu), "Tình anh đã xế bóng - Còn chi nữa em ơi?" (Còn chi nữa), "Em ngồi trong song cửa - Anh đứng tựa tường hoa" (Một mùa đông), "Em tuy mới mười lăm - Mà đã lắm người thăm" (Chùa Hương), "Ta ngồi bên tảng đá - Mơ lều chiếu ngày xưa" (Tay ngà)... Tiễn đưa của Huy Cận, không đại từ, không chủ ngữ, chỉ là độc thoại, không hướng tới đối tượng nào. Nỗi buồn và cô đơn tăng lên và càng tăng lên khi không có đối tượng để giãi bày.
Thơ lục bát ở Lửa thiêng đạt tới mức tinh vi, bác học, cổ điển mà hiện đại. Cái tôi nhà thơ vẫn lẩn khuất giấu mặt, đúng hơn là thiếu vắng, không có đại từ. Các câu thơ đều gieo vần bằng, chủ yếu ngắt nhịp hai, vốn là nhịp đặc trưng của thơ lục bát, thảng hoặc có nhịp ba. Trong 8 bài thơ lục bát, 8 câu thơ có nhịp ba:
- Gió đưa hơi / gió đưa hơi
- Màu thanh thiên / đã vào ôm / giữa hồn
- Gió qua lá / ngọn triều lên
(Trông lên)
- Phất phơ buồn / tự thuở xưa / thổi về
(Chiều xưa)
- Mái nghiêng nghiêng / gửi buồn theo / hút người
(Đẹp xưa)
- Ngủ đi em / mộng bình thường
(Ngậm ngùi)
- Đêm vừa nhẹ / gió vừa mơn
(Xuân ý)
- Nai cao gót / lẫn trong mù
(Thu rừng)
Chính nhịp 2 tạo nên sự nhịp nhàng cân đối cho thơ: "Mây bay lũng thấp giăng màn âm u", "Chim đi, lá rụng, cành nghe lạnh lùng" (Thu rừng), "Hiu hiu gió đẩy thuyền trên biển trời" (Trông lên), "Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la" (Buồn đêm mưa). Có khi tạo nên tiểu đối 4/4 trong cấu trúc câu thơ: "Nghìn cây mở ngọn / muôn lòng hé phơi" (Xuân ý), "Trăng phơi đầu bãi / nước dồn mênh mang" (Thuyền đi), "Đèo cao quán chật / bến đò lau thưa" (Chiều xưa), "Trời xa sắc biển / lá thon mình thuyền" (Trông lên)... Không đơn thuần là ngôn ngữ, nhịp điệu, tính cân đối là đặc điểm của mỹ học cổ điển và chất cổ điển trong thơ Huy Cận trước hết là ở đây. Những câu thơ 8 chữ trong lục bát, với thính giác nhịp 2 vẫn thích hợp; với ngữ nghĩa nhịp 4 phân chia thành những thông báo thẩm mỹ. Ngược lại, câu thơ nhịp 3 bớt mềm mại nhưng gấp hơn, nhanh hơn. Đó là nhịp mới, hiện đại. Tất nhiên tính hiện đại của thơ bộc lộ nổi trội là ở nội dung cảm hứng, ở những liên tưởng phong phú, phóng túng, đậm cá tính sáng tạo.
Thực ra, theo tôi cần chú ý đến cấu trúc câu thơ phần thơ 7 chữ (19 bài) và 8 chữ (16 bài). Nhiều cấp độ: loại từ, cấu tạo từ, thanh điệu, vần điệu, nhịp điệu... tạo nên giọng điệu Lửa thiêng. Ở đây từ láy phát huy tác dụng, nó là công cụ tạo hình rất đắc lực cho nghệ thuật thơ mà chỉ riêng tiếng Việt mới có. Khi trường độ câu thơ được nới rộng, từ láy có đất dung thân. Mấy bài lục bát, phần nhiều từ láy thanh bằng: vu vơ, hững hờ, lạnh lùng, tiêu điều, hiu hiu, ngập ngừng, héo hon, trơ vơ, buồn buồn... đến câu thơ 7 chữ, 8 chữ, từ láy được cấu tạo và biểu hiện với nhiều sắc thái, “song hiệu quả ngữ nghĩa chung của chúng vẫn là: thứ nhất, diễn đạt sự lặp đi lặp lại, kéo dài, trải rộng của tính chất hoặc hoạt động, động tác; thứ hai, biểu thị các trạng thái động của sự vật, hiện tượng; thứ ba, có khả năng gợi các ấn tượng cụ thể, có tính hình ảnh đậm nét; thứ tư, có khả năng biểu thị, phản ánh cách đánh giá, tình cảm, sự cảm thụ chủ quan của người nói đối với sự vật, hiện tượng được nêu ra"(1). Nhà thơ chủ động bày tỏ thái độ của mình trước cuộc sống quẩn quanh, đìu hiu, chán chường, ảo não... Có câu thơ ôm chứa đến hai từ láy:
- Cả không gian hồn hậu rất thơm tho
Gió hương đưa mùi, dìu dịu phất phơ...
(Đi giữa đường thơm)
- Chớ ảo não, chán chường không phải lẽ
Ngày về đó, đậm đà và mới mẻ.
(Vỗ về)
- Trời mênh mông nên rất đỗi nhớ nhung
Trời buồn buồn giữa hương sắc tưng bừng.
(Họa điệu)
- Tiếng nức nở gửi gió đường quạnh quẽ
(Nhạc sầu)
- Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
(Tràng giang)
- Với gió xa xôi lạnh lẽo ngàn
(Mưa)
Có bài thơ đậm đặc từ láy. Bài Tràng giang, 16 câu thơ có 9 từ láy, bài Mưa, 16 câu thơ có 8 từ láy... Cũng như các nhà thơ lãng mạn thời kỳ Thơ mới, Huy Cận dùng nhiều từ láy tạo cho câu thơ mượt mà, uyển chuyển, từ ngữ như bay lượn, lôi cuốn. Từ láy ngoài chức năng miêu tả, nó còn biểu cảm. Các từ láy toàn bộ làm giảm nhẹ tính chất nhưng làm tăng thêm sự lan tỏa của tính chất: nhỏ nhỏ, run run, nhẹ nhẹ, nghiêng nghiêng, xiêu xiêu, buồn buồn, rưng rưng, lâng lâng:
- Tim run run trăm tình cảm rụt rè
(Tựu trường)
- Hồn mới lim dim, bước dùm nhẹ nhẹ
(Lời dịu)
- Chiều hiu hiu khơi gợi nhớ nhung hờ
(Trò chuyện)
Ngay như từ láy toàn bộ gốc động từ cũng làm giảm nhẹ cường độ của tác động (buồn điệp điệp), dù cho động tác được tăng lên, lặp đi lặp lại. Và từ láy toàn bộ gốc danh từ diễn tả hiện tượng, sự vật... tiếp nối dâng cao hay tỏa rộng, kéo dài như hiện ra trước mắt người đọc (lớp lớp mây cao, bàn tay ngón ngón thon...). Đa phần từ láy ở Lửa thiêng là láy phụ âm đầu hay láy phần vần. Láy toàn bộ hay bộ phận, từ láy góp phần làm cho câu thơ Lửa thiêng du dương, giàu nhạc điệu, có hình khối cụ thể, gây ấn tượng tới thị giác, thính giác, xúc giác... của chủ thể sáng tạo và cả với đối tượng tiếp nhận.
Trong tiếng Việt, từ gốc mang cảm nhận cụ thể khi chuyển sang từ láy là chuyển sang một thế giới tình cảm, tức là từ cảm giác chuyển sang cảm xúc. Điều này thường gặp ở Lửa thiêng: thơm tho, dìu dịu (“Cả không gian hồn hậu thơm tho - Gió hương đưa mùi, dìu dịu phất phơ” - Đi giữa đường thơm); dịu dàng (“Dịu dàng gió nhạt thổi mây xanh” - Bình yên); đậm đà, mới mẻ (“Ngày về đó đậm đà và mới mẻ” - Vỗ về); bàng bạc (“Muôn sao bàng bạc sầu không gian” - Hồn xa); đau đớn (“Sẽ nằm im! Ôi đau đớn chừng nào” - Chết); lạnh lẽo (“Với gió xa xôi lạnh lẽo ngàn” - Mưa).
Có thể nêu thêm cách tạo từ ngữ và nhờ thế tạo ngữ nghĩa mới của Huy Cận. Không phải là từ ghép mà là cách ghép từ để tạo ngữ mới mang đậm sắc thái biểu cảm chủ quan, nói được độ sâu của tâm trạng.
- “Hờ hững thế! Không chịu cầm lưu luyến”
(Tình mất)
Đặt vào tương quan với câu thơ trên “Những bàn tay đáng lẽ phải giao nhau” sẽ hiện lên cầm lưu luyến, bớt cụ thể, mở rộng cảm xúc.
- “Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớ”
(Giấc ngủ chiều)
thì có sự khu biệt giữa các màu sắc của tự nhiên với màu sắc tâm trạng. Lưu luyến, thương nhớ trong những kết hợp từ có chức năng định hướng tình cảm, phi cụ thể hóa để tưởng tượng hoạt động. Phương thức kết hợp từ này có giới hạn, đòi hỏi tư duy trừu tượng cao không phải nhà thơ nào cũng thế. Ngay Xuân Diệu ở Thơ thơ hầu như vắng bóng phương thức này và chính Huy Cận cũng chỉ có mấy trường hợp nữa mà thôi:
- “Chiều thịnh trị: ngày xiêu nhưng nắng phới” (Họa điệu)
- “Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường” (Nhạc sầu)
- “Sầu chi lắm trời ơi! Chiều tận thế!” (Nhạc sầu)
“Chiều” là một thời khắc được xác định hướng về kết thúc của một ngày. “Chiều thịnh trị” theo một hướng khác, phát triển và thể hiện tâm thế cả một thời “ngày xiêu nhưng nắng phới”. “Chiều mồ côi”, “Chiều tận thế” là trạng thái của một đời, một đời đơn chiếc và tan rã. Các ngữ nghĩa mới đã thoát khỏi nghĩa ban đầu của từ gốc. Nói một cách khác:
từ + từ ngữ
nghĩa + nghĩa ý nghĩa (ngữ nghĩa mới)
Từ ngữ có vai trò quan trọng, hàng đầu của văn bản. Với thơ, từ ngữ lại chịu nhiều áp lực tương quan: thanh, vần, nhịp... thơ 7 chữ, 8 chữ ở Lửa thiêng dùng nhiều từ láy và ghép từ tạo ngữ có ý nghĩa độc đáo. Và nhìn chung từ ngữ ở đây hàm súc, mực thước, cổ điển. Chính vì thế lại cản trở khả năng sáng tạo vần. Hầu như Huy Cận không có sáng tạo vần, từ đó là ổn định trong việc cấu trúc khổ thơ, bài thơ. Các bài thơ 7 chữ thường là 3 khổ hoặc 4 khổ, 12 hoặc 16 câu thơ nhịp nhàng. Các bài thơ 8 chữ thường dài hơn, tình cảm được thể hiện phóng khoáng hơn, có 3 bài (Trình bày, Thân thể, Bi ca) được chia khổ và gieo vần như thơ 7 chữ, mang hơi hướng thơ 7 chữ. Các bài 8 chữ khác (13 bài) chia khổ hai câu một hoặc không theo một khuôn mẫu nào mà chủ yếu là chia theo nội dung cảm xúc.
Các bài thơ 7 chữ nghiêm túc trong việc chia khổ và gieo vần. Mỗi khổ gồm 4 câu thơ và gieo vần theo những khuôn mẫu định sẵn quen thuộc như bài thơ tứ tuyệt. Dẫn một bài tiêu biểu và xuất sắc của Lửa thiêng, bài Tràng giang chẳng hạn, chúng ta nhận ra hai loại vần.
Khổ I, vần chân gián cách
Khổ II, vần chân hỗn hợp
Khổ III giống loại vần khổ II, khổ IV giống loại vần khổ I. Chỉ thế thôi! Những bài thơ 7 chữ khác cũng không thoát khỏi hai loại vần đó. Thơ 8 chữ chia khổ tự do hơn nhưng cũng chỉ sử dụng một loại vần liền, hai câu một.
“Một buổi trưa không biết ở thời nào,
Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao,
Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ,
Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự”.
(Đi giữa đường thơm)
Một số câu thơ vắt dòng cũng là để đảm bảo cho gieo vần đúng khuôn mẫu - vần gián cách: “Khi niềm tơ tưởng vướng chân, và - Khi cầm không được, anh ngồi khóc - Ấy lúc em tôi đã tới nhà” (Em về nhà), “Và sau này nữa, dấu chân ai - Sẽ ghi rồi xóa trên đường bạc - Mỗi lúc trời đau gió thở dài” (Dấu chân trên đường), không phải cách vắt dòng sáng tạo như Bích Khê:
“Buồn và xanh trời. (Tôi trôi với bờ)
Êm biếc - khóc với thu: lời úa ngô
Vàng... khi cách biệt - giữa hồn xây mộ”.
(Duy tân)
Thủ pháp nghệ thuật này làm rõ sự khác biệt ranh giới giữa câu thơ và dòng thơ. Đến đây chúng ta lại thấy, dòng thơ lớn hơn câu thơ. Một dòng thơ có nhiều thông báo thẩm mỹ, ít nhất là hơn một. Câu thơ vắt dòng phá vỡ sự thống nhất của câu thơ nhịp nhàng và nhấn mạnh đời sồng nhịp điệu của nó độc lập với các luật lệ. Đôi khi nó phục vụ cho việc tạo ra trong câu thơ ngữ điệu của khẩu ngữ gần như là ngữ điệu của văn xuôi. Điểm chung với tất cả những câu thơ vắt dòng đó là từ ngữ chiếm ưu thế so với các luật thơ. Có thể nói Bích Khê là nhà thơ có tài sử dụng một cách nghệ thuật những câu thơ vắt dòng:
- “Thoảng tiếng gáy của cu
Cườm. Hiu hiu vàng đượm”
- “Như mặt trời lọc qua khóm liễu, một
Hoàng hôn. Đàn môi, chim báu tớt”(2)
Huy Cận chú trọng đến vần. Vần, nói chung chỉ nhấn mạnh sự phân chia ra các dòng thơ. Và một trong những chức năng cơ bản của vần là nhấn mạnh chỗ kết thúc dòng thơ. Đó cũng là đặc trưng duy nhất của thơ cách luật. Như vậy vấn đề tiếp tục đặt ra cho câu thơ 7 chữ, 8 chữ ở Lửa thiêng? - Vấn đề nhịp điệu. Như trên đã nói, chỉ có ba loại vần thay nhau biểu diễn trong 35 bài thơ ấy (19 bài 7 chữ, 16 bài 8 chữ): vần gián cách, vần hỗn hợp, vần liền. Các loại vần này quy định nhịp điệu các câu thơ, dòng thơ. Hãy tiến hành mấy khảo sát sau đây:
- “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song”.
(Tràng giang)
- “Chiều ơi hãy xuống thăm ta với!
Thiên hạ lìa xa, đời trống không”.
(Tâm sự)
Các câu thơ bảy chữ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3, nhịp truyền thống và phổ biến. Huy Cận linh động hơn khi ngắt nhịp câu thơ 8 chữ:
- “Người biết đấy / lòng tôi / trong trắng lắm 3/2/3
Người cho sao / tôi giữ vậy / như gương” 3/3/2
(Trình bày)
- “Phố đìu hiu / màu đá cũ / lên sương 3/3/2
Sương / hay chính bụi / phai tàn lả tả?” 1/3/4
(Nhạc sầu)
Cũng có thể ngắt nhịp:
“Sương hay chính bụi / phai tàn lả tả” 4/4
“Sương hay chính bụi / phai tàn/ lả tả” 4/2/2
hoặc “Sương / hay chính bụi / phai tàn / lả tả” 1/3/2/2
Dù nhịp thế nào thì nghĩa và xúc cảm thẩm mỹ vẫn không thay đổi. Sự thực là ngắt nghĩa chứ không phải ngắt nhịp. Nhịp điệu phải tương ứng với thanh điệu. Khi ngắt nhịp sẽ tạo ra ngữ điệu và nhịp điệu nằm chung trong trường nhịp điệu. Vì vậy câu thơ trên sẽ có nhịp điệu 3/3/2 mới phù hợp với nhịp điệu câu thơ trước nó:
“Phố đìu hiu / màu đá cũ / lên sương
Sương hay chính / bụi phai tàn / lả tả?”
Nhịp điệu này vang lên từ tâm thức, từ thói quen, quán tính nhờ sự hỗ trợ của thanh điệu. Nó đ
File đính kèm:
- CAU TRUC CAU THO LUA THIENG.doc