Chăm lo phát triển giáo dục mầm non, mở rộng các trường lớp nhà trẻ, mẫu giáo trên mọi địa bàn nhất là nông thôn ở vùng sâu vùng xa

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế -xã hội. Đời sống con người được nâng cao thì việc chăm sóc giáo dục con cái càng được các bậc phụ huynh quan tâm. Với các cháu còn đang ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ chưa ý thức được bản thân, tư duy còn non nớt, ngôn ngữ chưa rõ ràng. Vậy phải chăm sóc giáo dục như thế nào để hình thành cho trẻ thói quen nề nếp, nhân cách tốt cho trẻ. Trẻ em không tự lớn lên được mà cần có sự chăm sóc của người lớn, của gia đình nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy cô giáo mầm non là người mẹ thứ hai dậy dỗ, dìu dắt tập cho các cháu những bước đi, những tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời trẻ. Các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ đây là giai đoạn nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này vì vậy không chỉ có lời nói phát trển mà tư duy, các cơ quan vận động cũng phát triển đặc biệt là giai đoạn trẻ từ 18 đến 24 tháng.

 Một trong những biện pháp góp phần phát triển toàn diện cho trẻ là thông qua thể loại thơ.

Ở Trường Mầm non làm quen thể loại thơ giữ vị trí vô cùng quan trọng thông qua môn văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, luyện phát âm đúng rõ ràng mạch lạc giúp cho việc học các môn khác được dễ ràng hơn, sự giao tiếp hàng ngày có hiệu quả hơn. Qua nội dung bài thơ, câu truyện giáo dục trẻ biết yêu quý ông bà, bố mẹ, yêu thiên nhiên, yêu thích cái đẹp.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chăm lo phát triển giáo dục mầm non, mở rộng các trường lớp nhà trẻ, mẫu giáo trên mọi địa bàn nhất là nông thôn ở vùng sâu vùng xa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: lý do chọn đề tài I – Mở đầu. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế -xã hội. Đời sống con người được nâng cao thì việc chăm sóc giáo dục con cái càng được các bậc phụ huynh quan tâm. Với các cháu còn đang ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ chưa ý thức được bản thân, tư duy còn non nớt, ngôn ngữ chưa rõ ràng. Vậy phải chăm sóc giáo dục như thế nào để hình thành cho trẻ thói quen nề nếp, nhân cách tốt cho trẻ. Trẻ em không tự lớn lên được mà cần có sự chăm sóc của người lớn, của gia đình nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy cô giáo mầm non là người mẹ thứ hai dậy dỗ, dìu dắt tập cho các cháu những bước đi, những tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời trẻ. Các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ đây là giai đoạn nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này vì vậy không chỉ có lời nói phát trển mà tư duy, các cơ quan vận động cũng phát triển đặc biệt là giai đoạn trẻ từ 18 đến 24 tháng. Một trong những biện pháp góp phần phát triển toàn diện cho trẻ là thông qua thể loại thơ. ở Trường Mầm non làm quen thể loại thơ giữ vị trí vô cùng quan trọng thông qua môn văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, luyện phát âm đúng rõ ràng mạch lạc giúp cho việc học các môn khác được dễ ràng hơn, sự giao tiếp hàng ngày có hiệu quả hơn. Qua nội dung bài thơ, câu truyện giáo dục trẻ biết yêu quý ông bà, bố mẹ, yêu thiên nhiên, yêu thích cái đẹp. II- Nhận thức lý luận Ngành học Mầm non là ngành học vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó làm nền tảng vững chắc cho các bậc học sau này. Trong Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục là “ Chăm lo phát triển giáo dục mầm non, mở rộng các trường lớp nhà trẻ, mẫu giáo trên mọi địa bàn nhất là nông thôn ở vùng sâu vùng xa” ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo trẻ đang trong thời kì phát triển các chức năng tâm lí chưa rõ rệt. Do vậy trẻ chưa lĩnh hội được kiến thức một cách riêng biệt mà có thể tiếp nhận kiến thức theo các hình thức mang tính tích hợp theo chủ đề xuyên suốt và tổ chức bài dạy dưới dạng trò chơi hay theo một kịch bản thì trẻ sẽ hứng thú học và tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, không gò bó vì ở lứa tuổi này trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy những cô giáo mầm non là người đang hàng ngày hàng giờ không ngừng tìm tòi sáng tạo, nghiên cứu tìm ra những phương pháp dạy tốt để đạt kết quả cao nhất. Cho dù khó khăn đến đâu mỗi giáo viên mầm non chúng ta cũng quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác Hồ “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Dạy trẻ cũng giống như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo”. III – Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm ra hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với thể loại thơ một cách nhẹ nhàng trẻ được thoải mái tự nhiên khi học không gò bó, tiết học có sự tích hợp sao cho trẻ cảm thấy vui tươi, hứng thú hiểu thêm được cái hay cái đẹp trong tùng câu thơ đối với từng tác phẩm. IV - Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Trẻ nhà trẻ 18 – 24 tháng ( do lớp tôi phụ trách ) - Trường Mầm Non Phương Thông - Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 18 – 24 tháng ( Cải cách ) V – nhiệm vụ và Phương pháp nghiên cứu 1- Nhiệm vụ: Với vai trò là một giáo viên mầm non tôi luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt “ Một ngày của bé” quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng kế hoạch, không bớt xén chương trình. Do vậy nhiệm vụ chính của tôi là làm sao tìm ra hình thức dạy trẻ hay nhất, phù hợp nhất và sử dụng phương pháp một cách tốt nhất để đem đến cho trẻ niềm thích thú khi học thơ. 2- Phương pháp nghiên cứu: - Thường xuyên nghiên cứu tài liệu tạp trí giáo dục Mầm Non - Phương pháp giảng giải - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp điều tra Trong quá trình thực hiện tôi luôn lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện của lớp và nhận thức của trẻ đặc biệt phải phù hợp với yêu cầu bài dạy. Phần II: Thực trạng I – Đặc điểm tình hình của lớp - Tổng số trẻ 9: Trong đó 5 trẻ nam, 4 trẻ nữ + Dân tộc: Tày 6, kinh 3 Khi chưa áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy - Trẻ chưa biết đọc thơ theo cô từng câu ( 3-5 từ ) - Trẻ phát âm ngọng - Trẻ chưa mạnh dạn giao tiếp với cô - Đối với cô giáo chưa mạnh dạn kết hợp các nội dung khác vào tiết học nên tiết học còn nặng nề gò bó. Trước thực trạng này tôi cũng nhận thấy những thuận lợi và khó khăn 1- Thuận lợi - Bản thân tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của cán bộ chuyên môn mầm non, Phòng Giáo dục-Đào tạo và Ban Giám hiệu nhà trường cùng các bạn bè đồng nghiệp - Do trường ở trung tâm nên việc cập nhật thông tin nhanh với những thông tin đổi mới qua các lớp tập huấn các chuyên đề trong năm học - Lớp học được xây dựng khang trang sạch sẽ đáp ứng được nhu cầu vui chơi và học tập của các cháu, được đầu tư tương đối đầy đủ bàn ghế, tủ đồ chơi cho các góc, một số đồ dùng tranh ảnh cần thiết. - Trẻ ngoan đi học đều, thích nghe đọc thơ. - Phụ huynh nhiệt tình với lớp quan tâm đến trẻ, đưa đón đúng giờ, nộp các khoản tiền đúng quy định 2- Khó khăn - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn học còn ít - Các cháu còn nhỏ làm quen với môi trường mới nên thời gian đầu thực hiện kế hoạch “Hoạt động một ngày” còn gặp nhiều khó khăn - Một số trẻ chưa biết nói, nói ngọng - Trẻ nhút nhát chưa chịu giao tiếp với cô - Phòng học nhỏ hẹp khó khăn cho việc hoạt động - Nhận thức phụ huynh không đồng đều cho là lứa tuổi bé việc dậy chưa quan trọng Phần III- một số hình thức tổ chức I- Nghiên cứu tài liệu Để đạt được kết quả tốt trong hoạt động cho trẻ làm quen với thể loại thơ tôi đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu nhằm tìm ra những phương pháp, hình thức tổ chức giờ học sáng tạo nhẹ nhàng có tích hợp một số nội dung II- tạo môi trường cho trẻ hoạt động - Tạo môi trường cho trẻ thường xuyên được nghe băng đọc thơ, xem tranh ảnh - Làm đồ dùng phục vụ cho tiết học và trang trí lớp nhằm thu hút sự chú ý của trẻ - Trò chuyện với trẻ để trẻ nhớ lại những bài thơ đã học và làm quen với những bài thơ sắp học III- Tổ chức cho trẻ làm quen vơi thể loại thơ 1- Làm quen trên tiết học Từ những thuận lợi và khó khăn. Tôi thấy rằng muốn dạy được tốt thì trước tiên phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng ngày, từng tuần và cả tháng có sự xem xét nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường từ đó bám sát vào kế hoạch để thực hiện Sau đây là một số hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với thể loại thơ Với trẻ 18-24 tháng làm quen với thể loại thơ là nghe và đọc thơ ở lứa tuổi này trẻ rất thích nghe cô đọc thơ, trẻ nhẩm đọc theo cô và học thuộc bài thơ. Vì vậy khi đọc thơ cho trẻ nghe cô đọc diễn cảm rõ ràng toàn bài thơ làm nhiều lần, kết hợp với động tác minh hoạ, cô đọc vừa phải đủ để cả lớp nghe, cô phát âm chuẩn tránh nói ngọng, đọc ngắt nghỉ đúng chỗ thể hiện được vần điệu của bài thơ nhấn mạnh những câu chữ mang hình tượng đẹp, những ý thơ hay gần gũi với trẻ Cho trẻ làm quen với thơ ở nhà trẻ mỗi bài học trong vòng một tháng với 4 lần dạy trong tiết học. Mỗi lần dạy nhằm đạt mục đích khác nhau Lần 1: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả hiểu nội dung bài thơ Lần 2: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ Lần 3: Nhớ nội dung bài thơ, đọc thơ theo cô những từ cuối Lần 4: Trẻ thuộc thơ và đọc thơ theo nhóm cá nhân Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Đi dép” dạy lần 1 Yêu cầu: Trẻ biết tên bài thơ tên tác giả, chăm chú nghe cô đọc thơ Chuẩn bị: Băng, đài, đôi dép, tranh minh hoạ Hướng dẫn Cô sử dụng “Đôi dép” để giới thiệu vào bài Cô đọc thơ diễn cảm rõ ràng toàn bộ bài thơ nhiều lần kết hợp động tác và chỉ tranh minh hoạ - Cho trẻ nói theo cô tên bài thơ tên tác giả, trò chuyện về nội dung bài thơ - Cho trẻ nghe băng đọc thơ - Giáo dục trẻ hàng ngày đi dép để giữ gìn chân sạch sẽ, biết xếp dép trên giá gọn gàng Với tiết dạy thơ như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú nghe cô đọc thơ biết tên bài thơ tên tác giả, tiết học đạt kết quả tốt ở những lần dạy sau tôi đều tạo tình huống để gây hứng thú cho trẻ. Sau đó đọc nhiều lần cho trẻ nghe khuyến khích trẻ đọc theo cô. Với lần 4 trẻ đã thuộc thơ tôi gọi từng nhóm, cá nhân lên đọc thơ. Nếu trẻ còn lúng túng tôi đọc cùng trẻ để trẻ đọc được cả câu cả bài thơ. Từ hình thức tổ chức như vậy sau mỗi lần dạy tôi thấy trẻ đạt kết quả rất tốt đáp ứng được yêu cầu của bài Khi chưa học bài thơ “ Đi dép” một số cháu ở lớp không chịu đi dép, mối lần đi chưa biết xếp dép trên giá. Nhưng học song bài thơ “ Đi dép” các cháu thích được đi dép khi vào lớp tự biết xếp dép lên giá gọn gàng, biết dép mình, dép bạn. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen giữ gìn đồ dùng của mình, biết quan tâm đến bạn Lứa tuổi 18 – 24 tháng chương trình học là 6 tháng mỗi tháng học một bài thơ cụ thể, những bài thơ sau: Yêu mẹ, Đi dép, Con cua, Đàn bò, Chú gà con, Quả thị. Trong từng bài thơ tôi đều tạo tình huống sao cho phù hợp với nội dung của từng bài thơ để trẻ tiếp thu bài tốt Khi đoc thơ cho trẻ nghe cô không chỉ đọc diễn cảm mà khi đọc thể hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và chuẩn bị đồ dùng đầy đủ mang tính thẩm mỹ và giáo dục Trong quá trình đọc thơ tôi luôn chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho những cháu mạnh dạn cháu khá hơn được phát huy hết năng lực của mình bằng cách ngoài giờ tôi luyện cho trẻ đọc diễn cảm, thể hiện xúc cảm của mình qua bài thơ Còn đối với trẻ chậm, nhút nhát, nói ngọng tôi chú ý quan tâm hơn, gọi trẻ trả lời nhiều hơn, luôn động viên khuyến khích trẻ để trẻ tự tin mạnh dạn hơn. 2- Học ở ngoài giờ Ngoài 4 lần dạy trên tiết học, tôi đọc thơ cho trẻ nghe ở mọi lúc mọi nơi, giờ hoạt động vui chơi, giờ hoạt động chiều, lồng ghép vào các môn học khác - Học ở mọi nơi, mọi lúc: + ở mọi nơI, mọi lúc tôi đều đọc thơ cho trẻ nghe. Những giờ ăn cơm đọc cho trẻ nghe bìa thơ “ Giờ ăn” để trẻ biết khi ăn cơm không nói chuyện, không cười đùa tạo cho giơ ăn cua trẻ thoải mái, trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất. + Hay giờ đi ngủ tôi đọc bài thơ “Giờ đi ngủ” hay hát những bài hát có mang vần điệu thơ phù hợp với lứa tuổi để trẻ đi vào giấc ngủ và giấc ngủ ngon hơn + Giờ rửa mặt, rửa tay tôi đều đọc thơ cho trẻ nghe - Học qua giờ hoạt động vui chơi: Khi hết giờ vui chơi cô đọc “ Bạn ơi hết giờ rồi Nhanh tay cất đồ chơi Nhẹ tay thôi bạn nhé Cất đồ chơi đi nào” Khi cô đọc thơ như vậy trẻ biết đã hêt giờ chơi và cùng nhau thu cất đồ chơi. Hàng ngày cô đọc cho trẻ nghe như vậy lâu dần trẻ thuộc thơ. Từ đó hình thành thói quen khi chơi song tự biết cất đồ chơi gọn gàng - Lồng ghép vào các môn học khác. Tuỳ từng bài dạy mà tôi lồng thơ vào sao cho phù hợp. Tôi lồng bài thơ “Yêu mẹ” vào phần giáo dục đẻ trẻ biết phải vâng lời cha mẹ, yêu thương cha mẹ, để cha mẹ vui lòng - Cho trẻ nghe và đọc thơ qua các ngày lễ, ngày hội, qua hội thi 3- Kết hợp với phụ huynh Người dạy thơ cho trẻ không chỉ là cô giáo mà muốn thực hiện tốt hoạt động này thì các bậc phụ huynh giữ một vai trò quan trọng. Do vậy tôi đã tuyên truyền tới các bậc phu huynh biết làm quen với thơ ở nhà trẻ là rất cần thiết. Từ đó phụ huynh phối hợp với cô giáo thực hiện các hoạt động - Cùng đọc và dạy thơ cho các cháu - Khuyến khích các cháu nói nhiều để câu từ phát triển - Lựa chọn những bài thơ có nội dung phù hợp với lứa tuổi - Làm thêm đồ dùng để phục vụ cho tiết học thơ 4- Kết quả đạt được: Qua một năm học tôi nghiên cứu và thực hiện một số hình thức cho trẻ làm quen với thể loại thơ đã thu được kết quả - Trẻ rất thích thú được nghe và đọc thơ, đã đọc được câu thơ ‘ 3-5 từ’ - Các cháu mạnh dan, tự nhiên khi đọc thơ, một số cháu thể hiện động tác, thể hiện tình cảm khi đọc thơ - Các cháu mạnh dạn giao tiếp với cô với các bạn - Ngôn ngữ phát triể mạnh, trẻ phát âm rõ ràng, không ngọng - Có hành vi đạo đức tốt, không nói tục chửi bậy, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, yêu thiên nhiên ( không ngắt lá bẻ cành khi đi dao chơi), yêu quý con vật, biết quan tâm đoàn kết với bạn, biết cảm ơn xin lỗi. - Đặc biệt các cháu về nhà đã biết đọc thơ cho bố mẹ nghe vì vậy các bậc phụ huynh rất vui càng yên tâm hơn khi gửi con đến lớp . Từ đó phụ huynh quan tâm đến lớp nhiều hơn. Số phụ huynh gửi con đến lớp tăng hơn. ( so với đầu năm học tăng 2 cháu ) Đó là điều rất đáng mừng là niềm động viên, khích lệ tôi cố gắng hơn nữa trong công tác chăm sóc giáo dục các cháu Phần IV: Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị I- Bài học kinh nghiệm Qua thực tế hướng dẫn trẻ làm quen với thể loại thơ, muốn học tốt bộ môn này tôi thấy cần rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Phải nắm bắt tình hình thực tế cụ thể của nhóm lớp mình để xây dựng bài, chuẩn bị đồ dùng phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ - Cần vận dụng linh hoạt sáng tạo để bài học thu được kết quả tốt - Đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi - Giáo viên không ngừng học hỏi để trau dồi kiến thức - Tạo môi trường học tập tốt cho trẻ - Thường xuyên cho trẻ được nghe và đọc thơ dưới nhiều hình thức II- Một số kiến nghị Đối với lãnh đạo phòng: Cần tạo điều kiện cho giáo viên được thăm quan học tập ở những trường có chất lượng giáo dục cao giúp giáo viên mơ rộng tầm nhìn nâng cao nhận thức vốn hiểu biết để áp dụng vào thực tế của trường mình Đối với nhà trường: luôn thực hiện tốt kế hoạch đề ra thường xuyên thăm lớp dự giờ, kiểm tra hồ sơ giáo viên, quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của giáo viên, của phụ huynh và trẻ. Đối với gia đình: Cần thường xuyên chao đổi với cô giáo để thống nhất việc chăm sóc giáo dục trẻ Phần V: Kết luận ở lứa tuổi nhà trẻ nhu cầu về cái đẹp đang phát triển thì việc đọc thơ và dạy thơ cho trẻ mang một ý nghĩa đặc biệt nó có tác động mạnh mẽ về nhiều mặt đối với cuộc sống của trẻ về ngôn ngữ, về tình cảm, về suy nghĩ, tưởng tượng, về cách sống đẹp. Do đó có thể khẳng định rằng thơ là một loại hình nghệ thuật giàu sức gợi cảm đọc và dạy thơ cho trẻ là một hình thức giáo dục mang tính thích hợp cao có khả năng hình thành phát triển về mọi mặt “Đức-Trí-Thể-Mỹ”. Vì vậy giáo dục trẻ thơ là một việc làm rất cần thiết và cấp bách không chỉ với đồng chí giáo viên trực tiếp giảng dạy mà là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Mỗi chúng ta hãy góp phần nhỏ bé của mình cho giáo dục nói chung và cho giáo viên Mầm non nói riêng Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi với sự hiểu biết còn hạn chế tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp trong quá trình giảng dạy. Tôi mong rằng qua đề tài này sẽ được cán bộ chuyên môn Mầm non Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu nhà trường, bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến vào những mặt đã đạt được mà những mặt còn hạn chế để bản thân tôi rút ra được kinh nghiệm khi thực hiện được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Giáo dục và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này./. Phương Thông, ngày 02 tháng 5 năm 2008 Xác nhận của Hiệu trưởng Người viết Đặng Thị Thu Hoàng Thị Huệ Mục lục Nội dung Trang Phần I: Lý do chọn đè tài ………………………………………………… 1 I- Mở đầu ………………………………………………………………… 1 II- Nhận thức lý luận …………………………………………………….. 1 III- Mục đích nghiên cứu ………………………………………………… 2 IV- Đối tượng phạm vi nghiên cứu ………………………………………. 2 V- Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ……………………………….. 2 1- Nhiệm vụ ……………………………………………………………… 2 2- Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………… 2 Phần II: Thực trạng ……………………………………………………..... 3 I- Đặc điểm tình hình của lớp …………………………………………..... 3 1- Thuận lợi ……………………………………………………………… 3 2- Khó khăn…………………………………………………………….… 4 Phần III: Một số hình thức tổ chức ………………………………….…… 4 I- Nghiên cứu tài liệu ………………………………………………..…… 4 II- Tạo môi trường cho trẻ hoạt động ………………………………..…… 4 III- Tổ chức cho trẻ làm quen với thể loại thơ ………………………..….. 4 1- Làm quen trên tiết học ………………………………………….….…. 4 2- Học ở ngoài giờ …………………………………………………..…… 6 3- Kết hợp với phụ huynh …………………………………………..….… 7 4- Kết quả đạt được …………………………………………………..….. 7 Phần IV: Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghi ………………..……. 8 I- Bài học kinh nghiệm …………………………………………….…….. 8 II- Một số kiến nghị ………………………………………………..…….. 8 Phần V: Kết luận …………………………………………………..……. 9

File đính kèm:

  • docDe Tai(1).doc