Chế lan viên tháp chàm bốn mặt

Năm 1992, sau khi cuốn Con mắt thơ ra đời, đi đâu tôi cũng bị người ta chất vấn: Sao không có Chế? Phải, đã có Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê, Hàn Mạc Tử, sao lại không có Chế Lan Viên? Thế mới biết, trong số đông người đọc, Chế chiếm giữ vị trí như thế nào!

Có lần, đánh bài lờ mãi không được, tôi đành phải thưa lại theo kiểu học đường: một là, mỗi tác giả tôi giới thiệu đều là một mắt thơ, tương ứng với một phạm trù thi pháp học, như Thế Lữ là quan niệm nghệ thuật về con người, Xuân Diệu là quan niệm nghệ thuật về thời gian, Huy Cận là quan niệm nghệ thuật về không gian., mà Chế Lan Viên thì tôi chưa tìm được một phạm trù tương ứng, nên ông không có chân trong nhóm thất tinh ấy; hai là, theo tôi, Điêu tàn của Chế Lan Viên, nếu xét về mặt tư duy nghệ thuật, so với Tinh huyết của Bích Khê, Đau thương của Hàn Mạc Tử, những người cùng Trường thơ Loạn với ông, thì không bằng. Và, điều đáng ngạc nhiên hơn, là không bằng cả Ánh sáng và Phù sa của chính Chế; ba là, vân vân và vân vân.

Tôi nói đáng ngạc nhiên, bởi lẽ, vượt mốc Bốn nhăm, tất cả các nhà Thơ Mới đều tự đánh vỡ phong cách cũ của mình và thay vội bộ đồ mới hợp thời hơn. Xuân Diệu làm thơ mộc, đi đâu ông cũng niệm câu Kinh "Chân, chân, chân; Thực, thực, thực" hoặc giương cao khẩu hiệu: "Thơ với cuộc sống, thơ với thực tế". Huy Cận có lúc cố níu kéo phong cách Lửa thiêng, nhưng một Bến Trung Hà trơ cạn không sánh nổi với một Trường giang mênh mông. Duy có Chế Lan Viên là lệ ngoại. Ánh sáng và Phù sa như một con quạ trắng, bởi lẽ nó không chỉ là sự tiếp tục của Điêu tàn, mà còn vươn tới một đỉnh cao.

Năm 1937, Điêu tàn xuất hiện như một niềm kinh dị, "giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ hai mươi, nó sừng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật". Và bạn đọc thủa ấy, hẳn cũng có cảm giác như Hoài Thanh, "người đồng bằng thỉnh thoảng trèo lên đó - có người trèo đuối sức - mà trầm ngâm xem gạch rụng, nghe tiếng rên rỉ của ma Hời cũng hay, nhưng triền miên trong đó thì không nên. Riêng tôi, mỗi lần nấn ná trên ấy quá lâu, đầu tôi choáng váng: không còn biết mình là người hay ma. Và tôi sung sướng biết bao lúc khỏi giấc mơ dữ dội, tôi trở xuống, thấy chim vẫn kêu, người vẫn hát, cuộc đời vẫn bình dị, trời xa vẫn trong xanh".

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế lan viên tháp chàm bốn mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẾ LAN VIÊN THÁP CHÀM BỐN MẶT                                                   Đỗ Lai Thúy   Trong một mình bảy tám biệt ly CAO BÁ NHẠ Mỗi câu thơ che một trận tuyến tâm tình CHẾ LAN VIÊN   Năm 1992, sau khi cuốn Con mắt thơ ra đời, đi đâu tôi cũng bị người ta chất vấn: Sao không có Chế? Phải, đã có Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê, Hàn Mạc Tử, sao lại không có Chế Lan Viên? Thế mới biết, trong số đông người đọc, Chế chiếm giữ vị trí như thế nào! Có lần, đánh bài lờ mãi không được, tôi đành phải thưa lại theo kiểu học đường: một là, mỗi tác giả tôi giới thiệu đều là một mắt thơ, tương ứng với một phạm trù thi pháp học, như Thế Lữ là quan niệm nghệ thuật về con người, Xuân Diệu là quan niệm nghệ thuật về thời gian, Huy Cận là quan niệm nghệ thuật về không gian..., mà Chế Lan Viên thì tôi chưa tìm được một phạm trù tương ứng, nên ông không có chân trong nhóm thất tinh ấy; hai là, theo tôi, Điêu tàn của Chế Lan Viên, nếu xét về mặt tư duy nghệ thuật, so với Tinh huyết của Bích Khê, Đau thương của Hàn Mạc Tử, những người cùng Trường thơ Loạn với ông, thì không bằng. Và, điều đáng ngạc nhiên hơn, là không bằng cả Ánh sáng và Phù sa của chính Chế; ba là, vân vân và vân vân. Tôi nói đáng ngạc nhiên, bởi lẽ, vượt mốc Bốn nhăm, tất cả các nhà Thơ Mới đều tự đánh vỡ phong cách cũ của mình và thay vội bộ đồ mới hợp thời hơn. Xuân Diệu làm thơ mộc, đi đâu ông cũng niệm câu Kinh "Chân, chân, chân; Thực, thực, thực" hoặc giương cao khẩu hiệu: "Thơ với cuộc sống, thơ với thực tế". Huy Cận có lúc cố níu kéo phong cách Lửa thiêng, nhưng một Bến Trung Hà trơ cạn không sánh nổi với một Trường giang mênh mông... Duy có Chế Lan Viên là lệ ngoại. Ánh sáng và Phù sa như một con quạ trắng, bởi lẽ nó không chỉ là sự tiếp tục của Điêu tàn, mà còn vươn tới một đỉnh cao. Năm 1937, Điêu tàn xuất hiện như một niềm kinh dị, "giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ hai mươi, nó sừng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật". Và bạn đọc thủa ấy, hẳn cũng có cảm giác như Hoài Thanh, "người đồng bằng thỉnh thoảng trèo lên đó - có người trèo đuối sức - mà trầm ngâm xem gạch rụng, nghe tiếng rên rỉ của ma Hời cũng hay, nhưng triền miên trong đó thì không nên. Riêng tôi, mỗi lần nấn ná trên ấy quá lâu, đầu tôi choáng váng: không còn biết mình là người hay ma. Và tôi sung sướng biết bao lúc khỏi giấc mơ dữ dội, tôi trở xuống, thấy chim vẫn kêu, người vẫn hát, cuộc đời vẫn bình dị, trời xa vẫn trong xanh". Qua lời bộc bạch của tác giả Thi nhân Việt Nam, người, có lẽ do cơ địa, để mỹ cảm của mình dừng lại ở Lãng mạn chưa vươn tới được Tượng trưng và Siêu thực, tôi thấy người ta kinh ngạc trước Điêu tàn chủ yếu ở phương diện đề tài. Quả thực, Chế Lan Viên bấy giờ đã đi vào một đề tài nhạy cảm và ít nhiều kỳ quái. Đó là số phận của cả một tộc người. Xưa oai hùng mà nay tàn tạ: Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi Những đền xưa đổ nát dưới Thời gian Những sông vắng lê mình trong bóng tối Những tượng Chàm lở lói rên than (Trên đường về) Lời Điêu tàn, mặc dù tác giả tự nhận mình là Người Mơ, Người Say, Người Điên, là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, và làm thơ là gào vỡ sọ, thét đứt hầu, khóc trào máu mắt, cười tràn cả tủy là tủy, vẫn rất trong sáng, dễ hiểu: Ai đâu trở lại mùa thu trước Nhặt lấy cho tôi những lá vàng? Với của hoa tươi muôn cánh rã Về đây, đem chắn nẻo xuân sang! (Xuân) Mặc dù có một số khám phá mới mẻ về ngôn ngữ, nhưng ở Điêu tàn Chế Lan Viên vẫn chưa tìm được một ngôn ngữ thích hợp để phô diễn những tư tưởng tân kỳ, điều mà ông đã làm được ở Ánh sáng và Phù sa. Sự cách tân ngôn ngữ thơ này của Chế Lan Viên bị số đông chê là cầu kỳ, khó hiểu. Khó hiểu vì xưa người ta phần lớn thấy A # B. Cầu kỳ vì ngôn ngữ Chế nhiều lớp lang, đòi hỏi phải giải mã, trái thói quen đọc ăn liền. Ánh sáng và Phù sa đầy rẫy những mâu thuẫn logic, những nghịch - lý - thuận - lý như: - Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn - Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười - Lòng ta chửa bao giờ đi hết được Đi hết lòng tiếng khóc hóa lời ca Như vậy, Ánh sáng và Phù sa vừa là sự phát triển cao hơn của Điêu tàn và là sự đối lập với nó. Điêu tàn có sự sáng rõ về ngôn ngữ, nhưng mờ đục về chủ đề. Bởi ở đây thơ là một khách thể lạ, mang tính hư cấu. Ánh sáng và Phù sa, ngược lại, mờ đục về ngôn ngữ, nhưng sáng rõ về chủ đề. Đối tượng thơ lúc này là quen thuộc: hiện thực đất nước và tâm trạng tác giả. Một thực thể thực được tạo bởi một ngôn ngữ ảo. Tôi bỗng nhớ Rimbaud và Mallarmé, người thứ nhất khó đọc vì ý tưởng, người thứ hai vì kiểu kiến trúc ngôn ngữ. Ánh sáng và Phù sa ra đời (1963), theo tôi, là ở chỗ bấy giờ giữa nhà thơ và lý tưởng cách mạng của ông còn có một khoảng cách. Một khoảng cách có thể không lợi gì cho đời sống hiện thế, nhưng lại có ích cho thơ. Chế Lan Viên, tiếng nói của Điêu tàn thuở nào, còn chưa kịp lột xác để trở thành Chế Lan Viên - Chim báo bão. Nhà thơ thường trực ý thức điều đó. Ông muốn mau mau xóa đi cái khoảng cách giữa cái đang có và cái cần có để được đồng nhất mình với lý tưởng, hòa tan cái tôi bé mọn, "đáng ghét" của mình với cái ta vĩ đại của cách mạng. Bởi thế, thi nhân luôn sống trong trạng thái dằn vặt. Tự "chỉnh huấn mình". Tự buộc tội mình. Một thứ mặc cảm tội lỗi: Tôi đến Nha Trang ngắm trời biển đẹp Có hay đâu hang Pắc Pó gió lùa Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép Mảnh áo chàm Bác mặc quá đơn sơ. Và, những lời thế thốt, hứa hẹn: Đừng đuổi thơ tôi vì một chút Chiều tà nào ngả bóng Hãy kiên lòng sẽ thấy nắng mai lên Trong Ánh sáng và Phù sa, người ta thường gặp rất nhiều những từ ốm, đau, chữa bệnh, vết thương, da xanh, máu đỏ... vừa có ý nghĩa thực, vừa có nghĩa tượng trưng. Đấy là ốm đau của sự lột xác. Những cơn sốt vỡ da. Chế Lan Viên làm thơ vừa để tỏ bày, vừa để xóa khoảng cách. Đấy là trường hợp, như Đốt nói, con người không trùng khít với bản thân mình, hay trong con người còn có con người. Ánh sáng và Phù sa sở dĩ đa giọng điệu là vì thế. Nhà thơ đối thoại với chính mình, đối thoại với người khác, mổ xẻ để chữa trị bản thân. Tuy vậy, nhiều lúc sự tự trách mình của nhà thơ đi quá đà. Người ta thấy ông hạ thấp mình, thậm chí hạ nhục mình, nhận cả những tội lỗi mà mình không hề mắc. Hình như một sự tự thú phi lí như vậy mang lại cho ông một cảm giác được thanh lọc, tẩy rửa. Biết đâu, đó cũng là một cái thú, thú đau thương. Một sự lên đồng tập thể hay một khoái lạc khổ hành? Anh sông Hồng, sông Mã Gầm reo trong lửa đạn Biến thân mình màu mỡ Thành cánh đồng nuôi dân. Tôi như con sông Thương Chảy lòng mình thương nhớ Đánh đắm cả thuyền mình Trong cuộc đời tại chỗ Như Tô Lịch mỏi mòn Thời gian muốn lấp bùn Nơi thuyền xưa vua đậu Gìơ rũ lá môn con (Ngoảnh lại mười lăm năm) Ở Ánh sáng và Phù sa tuy tác giả muốn khẳng định câu hỏi ta vì ai?, tức khẳng định con người chiến sĩ, con người chức năng, con người cán bộ, nhưng câu hỏi ta là ai? vẫn bám dai dẳng, không thể một sớm một chiều gột sạch được. Dưới những con chữ nổi gân vẫn lẩn khuất cái day dứt bản thể luận: - Trong thung lũng đau thương vẫn tìm ra vũ khí Phá cô đơn "ta" hòa hợp với "người" - Tôi trong đau vẫn làm viên muối bể Để mặn lòng những kẻ muốn vô tư. Thực ra, với các nhà thơ tiền chiến, việc trở thành một nhà thơ cách mạng là cả một vấn đề sống còn, to be or not to be. Đặc biệt với những người đi xa như Chế Lan Viên. Huy Cận vốn là một viên chức, tuy sớm vào Văn hóa Cứu quốc mà cũng phải đến cuối những năm 50 mới có Trời mỗi ngày lại sáng, còn Xuân Diệu, một nhà thơ luôn muốn chiến thắng thời gian bằng cách theo kịp thời gian, thì ngay khi Cách mạng vừa thành công đã kịp có Ngọn quốc kỳ và Hội nghị non sông, và sau đó là Riêng chung. Phải chăng sự lột xác của Xuân Diệu dễ hơn Huy Cận, còn Huy Cận thì dễ hơn Chế Lan Viên? Tôi không muốn suy đoán như vậy. Nhưng rõ ràng trong khi Xuân Diệu và Huy Cận đưa nàng thơ về nhà máy và hầm mỏ, tức đối tượng thơ là hiện thực bên ngoài, thì thơ Chế Lan Viên, như sự tiếp tục và nâng cao của Thơ Mới, là cái tôi tự phân tích mổ xẻ. Thực ra, ngay từ Điêu tàn, Chế Lan Viên đã phân thân. Chàng trai Phan Ngọc Hoan người Việt gửi thân trong cái tên Chàm Chế Lan Viên để khóc than cho sự lụi tàn của một dân tộc. Và phải chăng Điêu tàn sớm nổi một phần cũng vì nhiều người lầm tưởng tác giả của nó là dòng dõi Chế Bồng Nga? Nhưng hai con người ấy trong ông không có sự xung đột, giằng xé vì nó thống nhất với nhau: khóc cho người cũng là khóc cho mình. Còn ở Ánh sáng và Phù sa thì, ngược lại, hai con người trong ông đối lập nhau, loại trừ nhau. Bởi vậy Ánh sáng và Phù sa đầy những nhiêu khê, băn khoăn, giằng xé, và giằng xé một cách thành thực. Thi phẩm cảm động người đọc bởi sự thành thực đó. Có thể nói, nếu thơ là ngôn ngữ bản thể như M.Heidegger nói, thì Ánh sáng và Phù sa với những dằn vặt một cách trí thức về phận người như vậy đã chạm với bản thể thơ. Sau thành công vang dội của Ánh sáng và Phù sa, Chế Lan Viên đã có một vị trí vững chắc trên đàn thơ cách mạng, vấn đề phận người phổ quát và thơ tưởng chừng đã được Ánh sáng và Phù sa giải quyết xong: Ánh sáng rọi soi tôi và phù sa bồi đắp tôi. Ánh sáng tinh thần và phù sa vật chất của lý tưởng tôi. Nhưng đó chính là bé cái nhầm. Thân phận con người không thể giải quyết một lần đã xong, một lần cho mãi mãi. Chính Chế Lan Viên cũng đã có lúc nói "sau đỉnh đau thương còn đau thương nữa". Nghĩa là cuộc đấu tranh khôn cùng. Bởi vậy, Chế Lan Viên hậu Ánh sáng và Phù sa không còn khoảng cách giữa tôi và cách mạng, vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy, giữa bản ngã và tha nhân, xóa đau thương ta hòa hợp với người. Thơ ông ít đặt câu hỏi. Nhà thơ còn mải đi trả lời. Tính chất thuyết giảng trong thơ Chế Lan Viên bắt nguồn từ đấy. Sau đỉnh cao Ánh sáng và Phù sa, thơ Chế Lan Viên chia thành hai ngả tưởng chừng riêng biệt: Hoa ngày thường và Chim báo bão. Theo ngả Chim báo bão, nhà thơ cố gắng trả lời câu hỏi ta vì ai? Thơ xưa chỉ hay than mà ít hỏi, Đảng dạy ta thơ phải trả lời. Đó là những Ngọn lửa Môrixơn, Trận tuyến này cao hơn cả các màu da, Bình luận, hè 67... Ở mảng thơ này, Chế Lan Viên đã khỏe khoắn trở lại, bởi ông đã xóa bỏ được khoảng cách giữa nhà thơ và lý tưởng. Ông trở thành người phát ngôn cho lý tưởng cách mạng. Thơ Chế Lan Viên một nghĩa và mang khẩu khí độc thoại. Lời nói của một người đã sở hữu chân lý trong tay. Lúc này, thơ Chế Lan Viên mặc dù phong phú đa dạng nhưng đều xoay quanh một trục cảm hứng: Từ sự đối lập xưa và nay (ở Ánh sáng và Phù sa) đã chuyển sang sự đồng nhất xưa và nay. Xưa được biến thành nay, truyền thống biến thành hiện tại. Những câu ca dao, câu quan họ, tuồng chèo, Truyện Kiều, chú Tễu, Hề gậy, Thánh Gióng, Nguyễn Du... đều được tổng động viên vào cuộc sống đương đại. Và cuộc sống đương đại lại được nhìn bằng những Con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa. Tuy nhiên, là một người sống bằng sự đối lập, nên xóa bỏ đối lập này (xưa/nay), Chế Lan Viên lập tức đưa ra một đối lập khác: địch ta. Với đối lập mới này, thơ ông trở nên gần với chính luận, gần với văn xuôi. Có những bài thơ phảng phất Quân trung từ mệnh tập (Những bài thơ đánh giặc, Thời sự hè 72, bình luận...). Có những bài thơ gần với thể loại phú, hịch, chiếu, biểu (Ở đâu ở đâu, ở đất anh hùng, Cái hầm chông giản dị...). Ông sử dụng sự đối xứng, sự nhịp nhàng. Ông sử dụng nhiều hư từ mang tính chất luận lý để biện hộ, chứng minh, bắt bẻ, để suy ý. Dường như, ông trở về với lối sáng tác trung đại. Thơ là phải có ý tứ. Làm thơ diễn một ý có trước kiểu như làm tiểu thuyết luận đề. Bởi vậy, nhiều người có dịp được gần nhà thơ đã bật mí: Chế Lan Viên thường làm thơ theo một đề cương được soạn trước. Có điều, Chế Lan Viên là một nhà thơ có tài, nên ông biết khéo gói cái ý đó trong nhiều lớp áo ngôn từ đầy những hình ảnh, âm thanh và màu sắc đến nỗi, đọc thơ ông, đôi lúc người ta quên mất chính cái khéo léo đó. Có thể nói, ở mảng thơ này, theo cách của mình, Chế Lan Viên đã có những thành công. Người ta bị ông thuyết phục bởi sức mạnh của logic và vẻ hào nhoáng của ngôn từ. Những câu thơ của ông được trích dẫn dài dài trong các bài diễn văn chính trị, tham luận khoa học và đặc biệt trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nếu Chế Lan Viên "nghĩ trong điều Đảng nghĩ" thì thế hệ học trò chúng tôi bấy giờ, có thể nói, nghĩ trong điều Chế Lan Viên nghĩ. Những cấu kiện đúc sẵn của thơ ông đã cung cấp cho xã hội những khuôn mẫu tư tưởng. Ngả Hoa ngày thường là mảng thơ nói về đời tư của tác giả. Nếu Chim báo bão là giọng cao thì Hoa ngày thường là giọng trầm, nếu Chim báo bão là vần trắc thì Hoa ngày thường là vần bằng. Nhưng riêng tư (mình với người khác) trong Hoa ngày thường không giống như riêng tư (mình với mình) trong Ánh sáng và Phù sa, nghĩa là nó không có những băn khoăn bản thể luận, những giằng xé phận người. Bởi vậy, có thể nói, đề tài của Hoa ngày thường vẫn là đề tài cách mạng, đề tài thời cuộc của Chim báo bão được nhà thơ quy chiếu vào đời sống riêng tư: Em đây hoa những ngày thường Yêu quá thành hoa chiến đấu Rời chốn phòng riêng nho nhỏ Theo anh lên tận chiến hào Dập tắt muôn trùng đạn lửa Lấp bằng những hố bom sâu Chói lói tình yêu em nở (Hoa ngày thường) Cái rét đầu mùa anh rét xa em Đêm dài lanh, chăn chia làm hai nửa Một đắp cho em ở vùng sóng bể Một đắp cho mình ở phía không em (Rét đầu mùa nhớ người đi phía bể) Mảng thơ đời thường đáng chú ý là chùm Hoa trên đá. Đây chủ yếu gồm những bài thơ ngắn, thơ tứ tuyệt. Ở hình thức dồn ép ngôn ngữ này, Chế Lan Viên bộc lộ những suy nghĩ, tâm trạng trước cuộc đời, đặc biệt là những suy nghĩ về nghệ thuật: Chả bể nào khuây được bể đâu Trừ ra bể sâu hơn bể nữa Bể gây những cuồng phong bão tố Cũng để quên mình lỡ đã thẳm sâu (Bể)  Đánh hòn đá ù lỳ Cho loé ngời ngôn ngữ Lửa tù đày trong đá Mà đá ngủ vô tri (Đá) Uốn cả hồn anh thành tứ tuyệt Kẹt trong hẻm đá, voi quỳ chân Đã đưa ngà được lên trăng sáng Vòi chửa buông xong để uống vần (Tứ tuyệt) Có thể nói, Hoa trên đá là mảnh tâm sự riêng của Chế Lan Viên. "Khi riêng tây ta thấy mình xấu hổ", nhà thơ đã viết như thế và bị kẹt ở đấy. Ông phải gói cái riêng vào cái triết học, cái triết lý, thậm chí cả cái lý sự nữa... Bởi vậy, ngay cả mảng thơ ít cần đầu óc nhất này, thơ Chế Lan Viên vẫn cứ đầu óc. Hoa ngày thường và Chim báo bão, vì vậy, tuy hai mà một. Sau khi Chế Lan Viên ở Viên Tĩnh Viên viên tịch, người ta bất ngờ trước mảng thơ bỏ ngăn kéo của ông. Một phần những bài thơ này sau được in vào những tập Di cảo. Thực ra, theo tôi, đây chủ yếu là những phác thảo, chưa hoàn thiện về hình thức. Nhưng người ta ngạc nhiên bởi ý tưởng của nó. Ngoài những bài suy nghĩ về thơ, về nghệ thuật, về cuộc đời, Chế Lan Viên, con người, sau Ánh sáng và Phù sa, vốn trùng khít với cơ chế ấy, đã làm nhiều bài thơ tỏ bày sự bất mãn với nó. Ông buồn vì đã trót chi ra bao nhiêu thời gian cho những phù vân. Ông hiểu mọi cơ chế trôi qua chỉ nghệ thuật mới đứng lại. Hơn nữa, ông còn dám xét lại những vấn đề lớn của đất nước, như chiến tranh và xây dựng. Thường thì sau những lầm lẫn người ta sám hối. Nguyễn Minh Châu có Ai điếu. Các tiểu thuyết Thao thức, Những đứa trẻ phố Acbát... là những sám hối của các nhà văn Nga xô viết trong thời kỳ hậu bao cấp. Di cảo của Chế Lan Viên không phải là thơ sám hối. Bởi thứ thơ tiểu ngạch này (Trừ đi, Bánh vẽ, Ai? Tôi? Sử...) được viết ra cùng một thời điểm thơ đại ngạch của ông. Khác chăng chỉ ở chỗ, một đằng được tung vào sự hoan hô của đám đông, còn đằng kia thì bỏ âm thầm vào ngăn kéo và khóa lại. Sự khó hiểu chính là ở đấy. Nếu Chế Lan Viên "vờ vịt" thì đi một nhẽ. Đằng này cả ba loại thơ của ông: thơ công (thần) dân, thơ riêng tư, thơ bỏ ngăn kéo đều chân thành như nhau. Bởi vậy, người ta phải gạt bỏ cái lý do Chế Lan Viên là người tùy thời, người chịu chấp nhận, như Xuân Diệu thường tuyên bố, nộp một khoản thuế nào đó cho thời cuộc. Một người cơ hội thường thì không thể hết mình trong những véctơ ngược chiều nhau như vậy. Cỗ xe thơ ba ngựa hẳn không thể tiến lên phía trước, nếu con cua thì bò theo hướng này, con cá măng thì bơi về hướng kia, còn con tôm thì kéo giật lùi. Có thể, khi thời đại Phục hưng đi qua, mẫu người hài hòa, toàn khối không còn nữa, con người bất hài hòa, bị phân chia xuất hiện. Thời hiện đại là thời xã hội phân hóa cao độ, nên chủ thể bị phân ly, con người trở nên không còn trùng khít với chính mình nữa. Như các vị thần cổ đại, con người cũng có nhiều bộ mặt: Anh là tháp Bayon bốn mặt Giấu đi ba còn lại đấy là anh Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình Với một người công dân bình thường đã như vậy, thì với người nghệ sĩ phức tạp lại thêm một lần phân ly nữa. Cái tôi xã hội (le moi) muốn tồn tại được, một mặt phải thích ứng, mặt khác phải ngụy trang. Một trong những thức ngụy trang đó là sáng tác, và với nghệ sĩ thì đó là hình thức chủ yếu. Vậy phải chăng, mặt nạ cũng là một bản chất của người nghệ sĩ? Trong các xã hội hiện đại, đặc biệt là trong xã hội toàn trị, con người muốn tồn tại được buộc phải phân thân. Nhưng một sự phân thân có ý thức, cố ý, nhằm mục đích vị lợi như vậy, bao giờ cũng phải trả giá bằng những thảm kịch nội tâm và, quan trọng hơn, những xung lực ngược hướng nhau, bởi sự phân thân, sẽ ước chế lẫn nhau làm giảm thiểu tối đa những khả năng phát triển. Đôi khi có thể dẫn đến tình trạng thoái lùi nhân cách. Trường hợp Chế Lan Viên trong Di cảo, theo tôi, không phải như vậy. Những xung lực ngược hướng trong ông, như lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ chẳng hạn, xuất hiện đồng thời và phát triển đến mức tối đa. Và đặc biệt là chúng đều được bộc lộ một cách thành thật và hồn nhiên. Đây, có lẽ, là sự phân thân từ trong vô thức, nên chính chủ thể không biết đã đành, mà cả các xu hướng khác nhau ấy, tuy tồn tại bên cạnh nhau, cũng không hề biết đến nhau. Trong trường hợp ấy, để bảo tồn sinh mệnh cho chủ thể, vô thức nhảy vào can thiệp và tạo ra cho mỗi thế lực ấy một nhân cách phù hợp với nó. Các nhân cách này tồn tại song song trong cùng một con người. Chúng khiến người đó hành động với những vai trò trái ngược nhau. Đó là bệnh rối loạn đa nhân cách. Hiện tượng này thường do những chấn thương tâm lý ấu thời dữ dội. Bệnh nhân được chữa trị bằng việc cho các nhân cách ấy tiếp xúc với nhau, hòa giải để tiến tới hóa giải nhau. Hóa giải xong, các nhân cách đối nghịch ấy biến mất, bệnh khỏi. Còn ở nhà thơ, bệnh được chữa trị bằng một sáng tác đầy những mâu thuẫn đến bất ngờ. Theo chỗ tôi được biết, những đợt chỉnh huấn chỉnh phong đầu những năm 50 đã tác động mạnh đến lớp trí thức đang tham gia kháng chiến, đặc biệt là những văn nghệ sĩ đã định hình trước Bốn nhăm. Trong không khí ấy, con người bắt đầu hoài nghi chính mình, mất niềm tin về những giá trị mà mình vẫn đinh ninh như nghệ thuật, cá nhân... Con người tập thể nảy sinh. Những giá trị khác như phổ cập, tuyên truyền, tập thể... bắt đầu được khẳng định. Trạng huống cái cũ chưa qua cái mới chưa mạnh này là nguồn gốc của sự phân thân. Khẩu hiệu toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến cuốn theo tất cả mọi người. Ngược dòng thác lũ này là không thể được. Một số người dạt sang bờ bên kia và dinh tê về thành. Những người ở lại hăng hái đi theo đám đông, tham dự vào ngày hội của quần chúng, phấn đấu trở thành người cán bộ. Với những ai chưa tin tưởng lắm cũng phải tin tưởng, ít nhất là ngoài mặt. Tuy nhiên, cái riêng (quan niệm, lòng tin...) dù nhỏ bé đến đâu cũng khó mà bị tiêu diệt. Nhưng trước áp lực lớn, nó ẩn vào bên trong, vào tiềm thức và vô thức... dưới dạng một "bào nang" hay một xung lực "libido". Con người nghệ sĩ này là "con người trong con người" như cụ Đốt nói. Sự phân thân, như trên đã nói, có thể diễn ra theo hai con đường: hữu thức và vô thức. Ca Chế Lan Viên, tôi nghĩ, theo lối thứ hai. Ở ông, hai con người, anh cán bộ và chàng thi sĩ, đều chân thành cả. Cái tôi chính thống và phi chính thống tồn tại song hành và mạnh mẽ, và cất những tiếng nói ngược nhau. Từ sự phân thân một cách vô thức sâu sắc và triệt để đã dẫn đến bệnh rối loạn đa nhân cách. Có những thời đoạn, bệnh rối loạn đa nhân cách rất phát triển, như bệnh xã hội. Đốt đã sớm nhận ra được điều đó. Có điều trong các tiểu thuyết của mình, ông tách hai nhân cách đó ra thành hai nhân vật và gọi chúng là kẻ song trùng (dvoinik). Ví như Ivan Karamazov cao thượng, trí tuệ lại là kẻ song trùng của Merdiakov đê tiện, nghèo hèn. Riêng trường hợp Chế Lan Viên, tôi nghĩ, rối loạn đa nhân cách lại là một động lực sáng tạo của thơ ông, tạo ra đặc thù nghệ thuật của ông. Bởi, viết, viết mang lại cho thi nhân sức khỏe tâm thần. Giải thích hiện tượng Chế Lan Viên một cách chính xác bằng một lý do duy nhất đúng nào đó thì chỉ có chính Chế sống lại mới làm được, mà cũng có khi chưa chắc, bởi người sáng tác thường bị những mãnh lực vô thức đẩy nên tác phẩm nhiều khi rộng dài hơn ý đồ tác giả. Chỉ biết rằng, trong Di cảo, người ta thấy sống lại những yếu tố của Điêu tàn, đặc biệt là của Ánh sáng và Phù sa. Đó là những giằng co nội tâm, những day dứt về số phận con người. Những câu hỏi lại được đặt ra. Nhưng khác với Ánh sáng và Phù sa, Chế Lan Viên không đi đến tận cùng. Có lẽ, lúc này vấn đề đặt ra hẳn không còn có tính sống còn như trước nữa. Vả chăng, Chế Lan Viên giờ đây đã trở thành một cây đại thụ, tỏa bóng rợp cả vườn thơ, thậm chí làm cớm những cây thơ sợ gió nắng, nên việc thoát khỏi sự cầm tù của bóng mình đã trở nên đặc biệt khó khăn. Không phải ai cũng thoát được như L.Aragon, thi hào Pháp mà Chế Lan Viên từng chê trách. Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm, gọi thơ Chế Lan Viên là thơ tư tưởng e hẳn chưa chính xác lắm. Thơ tư tưởng phải như Đăng U Châu Đài Ca (Tiền bất kiến cổ nhân, Hậu bất kiến lai giả. Niệm thiên địa chi du du. Độc thương nhiên nhi thế hạ) của Trần Tử Ngang hoặc Xuân Hiểu (Xuân miên bất giác hiểu, Xứ xứ văn đề điểu. Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc tri đa thiểu) của Mạnh Hạo Nhiên. Còn thơ Chế Lan Viên là thơ trí tuệ, thơ về tư tưởng. Tuy nhiên, với tư cách là một nhà thơ, một người làm nghề thơ, Chế Lan Viên đáng được hưởng một sự kính trọng. Ông là người bận tâm thơ suốt đời. Nhưng điều đáng nói, ông không coi làm thơ là một công việc tài tử, một bệ phóng để đi đến, dẫu theo hành trình đạo học, những mục tiêu phi nghệ thuật khác, mà là một nghề nghiệp đòi hỏi một thứ lao động cật lực. Có thể nói, cũng như Nguyễn Tuân trong văn xuôi, Chế Lan Viên là người lao động thơ hết mình. Ông là một trong những nhà thơ có tính chuyên nghiệp cao. Chế Lan Viên đọc rất nhiều, rất rộng để có một trình độ văn hóa quảng bác, một hiểu biết nghiệp vụ sâu sắc, đồng thời vẫn cần mẫn trên từng luống chữ. Cũng như Bích Khê, Chế Lan Viên là một nhà kỹ thuật lớn, một nhà giả kim thuật ngôn từ. Và chính cái trình độ kỹ thuật thơ thiện nghệ này của Chế Lan Viên đã làm cho thơ ông trở thành thơ trí tuệ, đạt đến một văn hóa thơ rất cao, vượt lên lối làm thơ tự phát đang được nhiều người ủng hộ để trở thành tự giác. Thơ Chế Lan Viên, vì thế, có sức thuyết phục rất mạnh, có thể ngự trị đầu óc xã hội trong một thời gian dài dài. Kỹ thuật với những thủ pháp, cách nói, lề thói, quy tắc của nó, là yếu điểm, nhưng đồng thời cũng là điểm yếu của Chế Lan Viên. Lệ thường, bất kỳ một ưu điểm nào được đẩy đến hết nấc sẽ trở nên phiến diện và biến thành nhược điểm. Nhất là trong nghệ thuật, một lĩnh vực đòi hỏi linh cảm, bột phát và thần khải. Nguyễn Du có nói "chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài". Nếu gọi kỹ thuật là tài thì cái tài ấy phải dựa trên cái tâm. Tuy nhiên, trong địa hạt thơ, tâm không nên hiểu theo cạnh khía đạo đức xã hội là lòng thương người, sự đôn hậu... mà phải hiểu theo cạnh khía bản thể luận của triết học, là sự trung thực với bản thân, sự băn khoăn về số phận con người, tức đạo đức nghề nghiệp. Mà con người, từ khi trở thành người đến nay luôn luôn bị đe dọa. Nhân loại cần đến thơ, một thứ xa xỉ phẩm, có lẽ là như vậy. Điều đó giải thích lý do tại sao cũng vẫn kỹ thuật ấy mà ở Ánh sáng và Phù sa thì sức lay động của nó lớn hơn, thậm chí không còn là kỹ thuật nữa mà trở thành nghệ thuật. Điều đó cũng giải thích lý do tại sao Ánh sáng và Phù sa là đỉnh cao thơ Chế Lan Viên, một trong những tác phẩm mốc của thơ Việt Nam thế kỷ XX, và, khi nghiên cứu hành trình sáng tạo của Chế Lan Viên, cho phép lấy cao điểm ấy làm vọng tuyến để ngó trước nhìn sau. Thơ Chế Lan Viên, với tính chất đặc biệt của nó, cũng đặt ra một vấn đề nữa: kiểu thi sĩ: Theo tôi, thi sĩ có hai loại: một, thiên về cảm hứng, tùy hứng, thần khải, sự minh thông, hai, thiên về đầu óc, thủ pháp, trí thông minh. Loại đầu tôi tạm gọi là người sáng tác, loại sau là người tạo tác. Sáng tác hay tạo tác chỉ là vấn đề, nói theo cách nói thời thượng, loại hình học tác giả. Một giả thuyết để làm việc thì đúng hơn, bởi trên thực tế không có ai thuần sáng tác hoặc thuần tạo tác. Nhưng ở mỗi thi sĩ đều có nét trội của mình, hoặc nghiêng về cực này, hoặc nghiêng về cực kia. Chế Lan Viên, mặc dù người đa diện, chủ yếu vẫn là người tạo tác. Trường hợp Chế Lan Viên làm tôi thêm hiểu về sự nguy hiểm của nghề thơ, nhất là với những nhà cách tân. Nếu những thí nghiệm y học được tiến hành trên cơ thể khỉ, thì những thí nghiệm thơ chỉ có thể được tiến hành trên chính sinh mệnh của nhà thơ. Cho nên sáng tạo là một "nghề

File đính kèm:

  • docChe Lan Vien Thap cham bon mat.doc
Giáo án liên quan