1.Sự biến đổi chất: Với các chất có thể xảy ra những biến đổi thuộc hai loại hiện tượng. Khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu thì sự biến đổi đó thuộc loại hiện tượng vật lý. Còn khi chất biến đổi thành chất khác, thì sự biến đổi đó thuộc loại hiện tượng hóa học.VD: *Hòa tan muối ăn dạng hạt vào nước, được dung dịch trong suốt. Không nhìn thấy hạt muối nhưng nếm thấy vị mặn. Cô cạn dung dịch, những hạt muối ăn xuất hiện trở lại.
22 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề 1: nhận biết – điều chế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: NHẬN BIẾT – ĐIỀU CHẾ !
1.Sự biến đổi chất: Với các chất có thể xảy ra những biến đổi thuộc hai loại hiện tượng. Khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu thì sự biến đổi đó thuộc loại hiện tượng vật lý. Còn khi chất biến đổi thành chất khác, thì sự biến đổi đó thuộc loại hiện tượng hóa học.VD: *Hòa tan muối ăn dạng hạt vào nước, được dung dịch trong suốt. Không nhìn thấy hạt muối nhưng nếm thấy vị mặn. Cô cạn dung dịch, những hạt muối ăn xuất hiện trở lại.
Như vậy, trong quá trình trên, nước cũng như muối ăn vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. sự biến đổi như thế của chất thuộc loại Hiện tượng vật lý.
*Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
Ở đây, sắt đã bị biến đổi thành chất màu nâu đỏ, nên đó là Hiện tượng hóa học
2. Không khí: Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí Nito, 21% khí Oxi và 1% các khí khác ( khí cacbonic, hơi nước, khi hiếm,..). Khối lượng mol không khí là 29 gam.
3.HIDRO:
Tính chất vật lí: Khí hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước. Khối lượng mol Hidro là 2 gam.
Tính chất hóa học:
- Tác dụng với oxi tạo thành nước: 2 H2 + O2 2 H2O
- Tác dụng với đồng (II) oxit ở 400oC , Fe2O3, PbO( chì oxit)( không tác dụng ở nhiệt độ thường):
H2 + CuO(đen) Cu (đỏ) + H2O
Điều chế Hidro trong phòng thí nghiệm:
Kim loại + Axit HCl ( hoặc Axit H2SO4 loãng )Muối + H2
Zn +2HCl ® ZnCl2 + H2
2 Al + 6 HCl ® 2AlCl3 + 3H2
*Nguyên liệu: -Chọn kim loại thích hợp như: Fe, Zn, Al, Mg.
-Chọn những axit thích hợp như: HCl, H2SO4 loãng ( không dùng axit nitric HNO3).
*Cách thu khí khí hiđro vào ống nghiệm, có 2 cách là: H2 đẩy không khí hoặc H2 đẩy nước ra khỏi ống nghiệm. Nhưng phải để úp ống nghiệm vì khí hiđro nhẹ hơn không khí và nước.
Trong các phản ứng ở trên, sẽ có bọt khí không màu xuất hiện trên bề mặt kim loại rồi thoát ra khỏi chất lỏng, và mảnh kim loại tan dần. Bọt khí đó chính là khí H2.
Khi đưa que đóm còn tàn đỏ vào ống đựng khí H2 thì không làm cho than hồng bùng cháy.
Khi đưa que đóm đang bùng cháy vào ống dựng khí H2 thì ngọn lửa sẽ có màu xanh nhạt.
Điều chế Hidro trong công nghiệp:
-Chủ yếu từ khí thiên nhiên. Khí này chủ yếu chứa Metan có lẫn O2 và hơi nước.
-Tách hidro từ khí than cốc hoặc từ khí chế biến dầu mỏ, được thực hiện bằng cách làm lạnh, ở đó tất cả các khí, trừ hidro, đều bị hóa lỏng.
-Điều chế H2 bằng cách điện phân Nước:
4.OXI:
Tính chất vật lý: Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở -183oC. Oxi lỏng có màu xanh nhạt. Khối lượng mol Oxi là 32 gam.
Tính chất hóa học ( luôn phải có nhiệt độ to)
-Tác dụng với phi kim:
-Tác dụng với kim loại:
-Tác dụng với hợp chất:
Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: trong phòng thí nghiệm khí Oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3: KClO3 2 KCl + 3 O2
***Cách thu khí oxi vào ống nghiệm, có 2 cách là: O2 đẩy không khí ra khỏi ống nghiệm và O2 đẩy nước ra khỏi ống nghiệm. Nhưng phải để ngửa ống nghiệm vì khí oxi nặng hơn không khí và nước. Khi đưa que đóm còn tàn đỏ vào ống đựng khí O2 thì làm cho than hồng bùng cháy thành ngọn lửa.
Cách điều chế khí Oxi trong công nghiệp:Nguyên liệu để sản xuất khí oxi trong công nghiệp là không khí hoặc nước:
*Hóa lỏng không khí.
*Điện phân nước:
Chú ý: Hỗn hợp khí hidro và oxi là hỗn hợp nổ khi cháy; vì hỗn hợp khí này cháy rất nhanh và tỏa ra rất nhiều nhiệt, nhiệt này làm cho thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột nhiều lần, do đó làm chấn động mạnh không khí, gây ra tiếng nổ. Hỗn hợp khí H2 và khí O2 gây nổ mạnh nhất theo tỉ lệ về thể tích là 2 : 1.
5.NƯỚC:
Tính chất vật lý: Nước là chất lỏng không màu( tuy nhiên lớp nước dày thì có màu xanh da trời), không mùi, không vị, sôi ở 100 oC, hóa rắn ở 0oC thành nước đá và tuyết. Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn ( đường, muối ăn, …), chất lỏng (cồn, axit,…), chất khí (HCl, NH3,..)
Tính chất hóa học:
-Tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường: như ( kim loại kiềm) Na, K, Ca,Li, Ba … tạo thành bazơ tan (kiềm) như: NaOH, KOH, Ca(OH)2, LiOH, Ba(OH)2… và khí H2.
- Tác dụng với một số oxit bazơ ở điều kiện thường như: Na2O, K2O, CaO,CrO3 …tạo ra bazơ tan( kiềm) như: NaOH, KOH, Ca(OH)2, ….
- Tác dụng với một số oxit axit ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3,NO2, N2O5, … tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3,…
VD: SO2 + H2O → H2SO3.
2NO2 + H2O + 1/2O2 → 2HNO3.
SO3 + H2O → H2SO4.
CrO3 + H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7.
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.
N2O5 + H2O → 2HNO3.
Chú ý: NO, N2O, CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).
6. AXIT : dung dịch Axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
HCl: là chất khí không màu, là axit mạnh, tan rất nhiều trong nước (do HCl bị bốc khói trong không khí ẩm).
H2SO4: không màu, không mùi, là axit mạnh. Là chất lỏng nặng, sánh như dầu, tan vô hạn trong nước và phát nhiệt mạnh tạo thành hidrat, vì thế khi pha loãng phải đổ dung dịch axit vào nước mà không được làm ngược lại.
Dung dịch đặc có tính oxi hóa mạnh (nhất là khi đun nóng), dung dịch loãng không có tính chất này. Do ít bay hơi, là chất hút nước mạnh nên được dùng làm khô các chất khí và làm than hóa nhiều chất hữu cơ (do đó H2SO4 đặc làm cháy bỏng da thịt).
Chú ý: nếu chỉ nhắc đến H2SO4 mà không đề cập đến yếu tố nào khác thì ta cói đó là axit H2SO4 loãng.
HNO3: là chất lỏng không màu, tan trong nước theo bất kỳ tỉ lệ nào. Là một axit mạnh và có tính oxi hóa mạnh.
HBr: là chất khí không màu, là axit mạnh, điện li hoàn toàn trong dung dịch nước.
H3PO4: là chất tinh thể không màu, tan trong nước tạo thành axit có độ mạnh trung bình.
H3PO3: là chất tinh thể màu vàng nhạt, tan trong nước và rượu, là axit có độ mạnh trung bình, có tính khử.
H2CO3: là axit yếu, không bền, thu được khi hòa tan khí CO2 trong nước.
H2SO3: là axit yếu, chỉ tồn tại ở dạng dung dịch loãng trong nước. Là chất khử, dùng để tẩy trắng vải sợi, bảo quản hoa quả, rau xanh.
7.BAZƠ: dung dịch bazơ tan (kiềm) làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
Chú ý: 1)Kim loại hoạt động mạnh (kim lại kiềm) + gốc Axit yếu thì làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. Nghĩa là chất đó có tính bazo. VD: Na2CO3 ,K2CO3 Kim loại yếu + gốc Axit mạnh làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Nghĩa là chất đó có tính axit.VD: CuSO4, CuCl2
2) Khi axit mạnh tác dụng với muối tạo bởi kim loại + gốc axit yếu thì sẽ có khí từ gốc axit của muối bị đẩy ra.
VD:
***Còn khi axit mạnh tác dụng với muối tạo bởi kim loại + gốc axit mạnh thì sẽ không tạo ra khí! VD:
NHẬN BIẾT CHẤT!
PHƯƠNG PHÁP CHUNG:
Với loại bài tập phân biệt và nhận biết các chất ta sử dụng phương pháp chung là dùng các phản ứng đặc trưng của các chất để nhận ra chúng. Cụ thể là những phản ứng gây ra các hiện tượng mà ta thấy được như kết tủa đặc trưng, màu đặc trưng, khí sinh ra có mùi đặc trưng .
VD : Cu(OH)2 : kết tủa xanh lam NH3 : mùi khai .
H2S : mùi trứng thối . Clo : màu vàng lục .
NO2 : màu nâu, mùi hắc . Na2CO3: làm quỳ tím hóa xanh.
Sử dụng các bảng nhận biết để làm các dạng bài tập nhận biết thường gặp như nhận biết riêng rẽ từng chất và nhận biết hỗn hợp; nhận biết với số hóa chất làm thuốc thử hạn chế, nhận biết các chất mà không được dùng thêm thuốc thử bên ngoài …
*Với dạng bài tập hạn chế thuốc thử phải tuân theo nguyên tắc: dùng thuốc thử mà đề bài đã cho để nhận biết ít nhất một trong các chất cần nhận biết. Sau đó dùng hóa chất vừa mới nhận biết được để nhận biết ít nhất một trong các chất còn lại …
VD : Chỉ được dùng thêm một chất thử là kim loại, hãy nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch : Na2SO4, HCl, Na2CO3 và Ba(NO3)2
Ta sử dụng sắt để nhận biết HCl (có bọt khí H2 thoát ra), sau đó dùng HCl nhận biết Na2CO3 ( có bọt khí CO2 thoát ra), rồi dùng Na2CO3 nhận biết Ba(NO3)2 ( có kết tủa trắng BaCO3), chất còn lại là Na2SO4
Các phương trình hóa học xảy ra:
*Với dạng bài tập không dùng bất kì thuốc thử nào ta phải lập bảng để nhận biết .
VD : Không dùng hóa chất nào khác, hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch : HCl , Na2CO3 và BaCl2
Ta có thể kẻ bảng sau ra giấy nháp:
HCl
Na2CO3
BaCl2
HCl
-
#
-
Na2CO3
#
-
$
BaCl2
-
$
-
Dựa vào kết quả của bảng, ta có thể nhận biết HCl (một dấu hiệu sủi bọt khí CO2 ), Na2CO3(một dấu hiệu sủi bọt khí CO2 và một dấu hiệu kết tủa trắng BaCO3) và BaCl2 (một dấu hiệu kết tủa trắng BaCO3).
Phương trình phản ứng:
1.Các hình thức "Nhận biết các chất ":
VD1 : Bằng phương pháp hóa học và chỉ dùng thêm thuốc thử là quì tím, hãy nhận biết các dung dịch là Na2SO4, K2CO3, BaCl2 và HCl đựng trong các lọ mất nhãn .
Khi cho quì tím vào có thể rơi vào trường hợp ngẫu nhiên đã nhận biết HCl (làm quì tím hóa đỏ), K2CO3 làm quỳ tím hóa xanh mà không cần phải cho quì tím vào tất cả các lọ .
VD2 : Nhận biết 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong 4 dung dịch sau NaOH, Na2SO4, H2SO4 loãng và HCl .
NaOH , Na2SO4 , H2SO4 , HCl .
(Tức là Quỳ tím không đổi màu)
+ quì tím
Màu đỏ(axit) Màu xanh(bazo) Màu tím
H2SO4 , HCl NaOH Na2SO4
+ dd BaCl2
H2SO4 HCl (không có kết tủa)
(có kết tủa trắng BaSO4)
Sơ đồ trên làm ra giấy nháp!
Trình bày bài giải:Lấy mỗi lọ một ít cho vào 4 ống nghiệm riêng biệt đánh số thứ tự từ 1à4
( vì nếu cứ để nguyên cả lọ thì khi dùng các chất thử sẽ tạo ra các chất mới, khi đó các dung dịch ban đầu đã biến thành chất khác và cuối cùng không thể nhận biết ra các chất cần nhận biết ban đầu nữa!).
Lần lượt cho quì tím vào từng ống nghiệm. Ống nghiệm nào làm quì tím hóa xanh là dung dịch NaOH, ống nghiệm không làm đổi màu quì tím là dung dịch Na2SO4, 2 ống nghiệm làm quì tím hóa đỏ là 2 dung dịch H2SO4 và HCl .
Nhỏ vài giọt BaCl2 vào 2 ống nghiệm đựng 2 axit H2SO4 và HCl. Ống nghiệm nào có kết tủa trắng BaSO4 thì là H2SO4. Chất còn lại không cho kết tủa là HCl .
Phương trình phản ứng : H2SO4 + BaCl2 " BaSO4 $(trắng) + 2HCl
2.Một số thuốc thử dành cho các hợp chất vô cơ :
Bảng 1 :
Một số thuốc thử thường dùng để nhận biết các chất :
Thuốc thử
Nhận biết chất
Hiện tượng
Nước
Hầu hết kim loại mạnh (K, Ca, Na, Ba)
Tan, có khí H2 thoát ra
Hầu hết oxit của kim loại mạnh (K2O, Na2O, Cao, BaO )
Tan, tạo dung dịch làm hồng phenol phtalein
P2O5
Tan, tạo dung dịch làm đỏ quì tím
Quì tím
Axit (H2SO4, HCl ….)
Quì tím hóa đỏ
Kiềm (KOH, NaOH …)
Quì tím hóa xanh
Phenol phtalein
(không màu)
Kiềm (KOH, NaOH …)
Làm dung dịch có màu hồng
Dung dịch bazơ tan (kiềm)
Kim loại : Al, Zn
Tan, có khí H2 thoát ra
Al2O3, ZnO, Al(OH)3, Zn(OH)2
Tan
Dung dịch axit
- HCl, H2SO4 loãng
- HNO3, H2SO4 đặc nóng
- HCl, H2SO4 loãng
- H2SO4 loãng
Muối cacbonat, sunfit, sunfua
Tan, có khí thoát ra ( CO2, SO2, H2S)
Kim loại đứng trước hiđro
Tan, có khí H2 thoát ra
Hầu hết kim loại
Tan, có khí NO2, SO2 thoát ra
CuO, Cu(OH)2
Tan, tạo dung dịch màu xanh
Ba, BaO, muối Ba
Tạo kết tủa trắng BaSO4
Bảng 2 :
Nhận biết một số oxit ở thể rắn :
Thuốc thử
Nhận biết chất
Hiện tượng
H2O
K2O, Na2O, Cao, BaO
Tan, dung dịch làm xanh giấy quì
Axit hoặc kiềm
Al2O3
Tạo dung dịch trong suốt
Dd axit (HCl, H2SO4)
CuO
Tạo dung dịch màu xanh
Dung dịch HCl đun nóng
Ag2O
Tạo kết tủa AgCl màu trắng
Dung dịch HCl đun nóng
MnO2
Tạo khí Clo màu vàng lục
H2O
P2O5
Tan, dung dịch làm đỏ giấy quì
Dung dịch HF
SiO2
Tan, tạo ra SiF4
Bảng 3 :
Nhận biết một số đơn chất ở thể rắn :
Thuốc thử
Nhận biết chất
Hiện tượng
H2O
K, Na, Ca, Ba
Tan, có khí H2 thoát ra
Dd kiềm (NaOH, Ba(OH)2
Al, Zn
Tan, có khí H2 thoát ra
HNO3 đậm đặc
Cu (đỏ)
Tan, tạo dd màu xanh,có khí màu nâu (NO2) thoát ra
HNO3, sau đó cho NaCl vào dung dịch
Ag
Tan, có khí màu nâu (NO2) thoát ra, tạo kết tủa trắng AgCl
Hồ tinh bột
I2 (tím đen)
Hóa xanh
Đốt trong oxi không khí
S(vàng)
khí SO2 thoát ra, mùi hắc .
Đốt cháy, cho sản phẩm hòa tan trong nước
P (đỏ)
Tạo P2O5 tan trong nước, tạo dd làm quì tím hóa đỏ
Đốt cháy, cho sản phẩm lội qua nước vôi trong
C (đen)
Tạo khí CO2 làm đục nước vôi trong
Bảng 4 :
Nhận biết các chất khí
Thuốc thử
Nhận biết
Hiện tượng
Phương trình hóa học minh họa
dd KI và hồ tinh bột
Cl2
Không màu "
Hóa xanh
Cl2 + 2KI "2KCl + I2
Hồ tinh bột " xanh
dd Br2 nâu đỏ (hay dd KMnO4 tím)
SO2
Mất màu nâu đỏ
(hay màu tím)
SO2 + Br2 + H2O " 2HBr + H2SO4
SO2 + KMnO4 + 2H2O "2H2SO4 + 2MnSO4 +K2SO4
dd AgNO3
HCl
Kết tủa trắng
AgNO3 + HCl " AgCl $(trắng)+ HNO3
dd Pb(NO3)2
H2S
Kết tủa đen
Pb(NO3)2 + H2S " PbS$(đen) + 2HNO3
Quì tím ẩm
NH3
Hóa xanh
NH3 + H2O "NH4OH
HCl đậm đặc
Tạo khói trắng
NH3 + HCl " NH4Cl (khói trắng)
Không khí
NO
Hóa nâu
2NO + O2 " 2NO2
Quì tím ẩm
NO2
Hóa đỏ
NO2 + H2O " 2HNO3 + NO#
CuO(đen) , to
CO
Hóa đỏ (Cu)
CuO + CO Cu (đỏ) + CO2#
dd Ca(OH)2
CO2
Trong hóa đục
CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3$(vẩn đục) + H2O
Cu (đỏ)
O2
Hóa đen(CuO)
2Cu + O2 " CuO(đen)
CuO(đen) , to
H2
Hóa đỏ (Cu)
CuO + H2 Cu(đỏ) + H2O
CuSO4 khan
Hơi nước
Trắng hóa xanh
CuSO4 + 5 H2O " CuSO4.5H2O (xanh)
Bảng 5 :
Nhận biết một số dung dịch axit và muối :
Hóa chất cần nhận biết
Thuốc thử
Hiện tượng
HCl và muối Clorua
HBr và muối Bromua
Dung dịch AgNO3
Kết tủa trắng : AgCl, AgBr
Hóa đen ngoài ánh sáng
Muối photphat tan
Kết tủa vàng : Ag3PO4
H2SO4 và muối sunfat
Dung dịch BaCl2
Kết tủa trắng : BaSO4
Muối cacbonat
Dung dịch HCl
Dung dịch H2SO4
Sủi bọt khí : CO2
Muối sunfit
Sủi bọt khí : SO2
Muối sunfua
Dung dịch Pb(NO3)2
Kết tủa đen : PbS
HNO3 và muối Nitrat
H2SO4 đặc
Bột Cu đun nhẹ
Khí màu nâu bay ra : NO2
dung dịch có màu xanh lam
Muối Canxi
Dung dịch H2SO4
Dung dịch Na2CO3
Kết tủa trắng : CaSO4, CaCO3
Muối Bari
Kết tủa trắng : BaSO4, BaCO3
Muối Magie
Dung dịch kiềm
NaOH, KOH
Kết tủa trắng Mg(OH)2 không tan trong kiềm dư
Muối đồng
Kết tủa xanh lam : Cu(OH)2
Muối Sắt (II)
Kết tủa trắng xanh : Fe(OH)2
Muối Sắt (III)
Kết tủa nâu đỏ : Fe(OH)3
Muối Nhôm
Kết tủa keo trắng Al(OH)3 tan trong kiềm dư
Muối Natri
Lửa đèn khí
Ngọn lửa màu vàng
Muối Kaki
Ngọn lửa màu tím
Một số chất kết tủa
Xem các chất kết tủa ở “Bảng tính tan” trong bảng tuần hoàn.
Tất cả các bazơ không tan đều tạo kết tủa trong dung dịch.
Fe: màu trắng xám
FeS: màu đen
FeO4(rắn): màu nâu đen
FeCl2: dung dịch lục nhạt
FeCl3: dung dịch vàng nâu
FeSO4: dung dịch lục nhạt
Fe(OH)2: kết tủa trắng xanh
Fe(OH)3: kết tủa nâu đỏ
FeCl3(rắn): màu trắng
Cu: màu đỏ
CuO: màu đen
Cu(NO3)2: dung dịch xanh lam
CuSO4, CuCl2: dung dịch xanh lam
Cu(OH)2 : kết tủa xanh lơ
Al(OH)3: kết tủa màu trắng
Al2O3: màu trắng
Ag3PO4: kết tủa vàng
AgI: kết tủa vàng
AgCl, AgBr, AgOH: kết tủa trắng
Ag2O: kết tủa đen
S(rắn): màu vàng
I2(rắn): màu tím than
NO(k): hóa nâu trong không khí
NH3 : làm quỳ tím ẩm hóa xanh
Ca(OH)2: ít tan kết tủa trắng
CaCO3, Ca3(PO4)2, CaSO3, CaS: kết tủa trắng
Mg(OH)2 , MgCO3: kết tủa trắng
PbCO3, PbSO4, Pb(OH)2: kết tủa trắng
PbS: kết tủa đen
ZnCO3, Zn(OH)2: kết tủa trắng
P2O5(rắn): màu trắng
BaSO4, BaCO3: kết tủa trắng
Chú ý: AlCl3 trong quá trình tác dụng với NaOH sẽ diễn ra 2 quá trình: lúc đầu cho kết tủa trắng Al(OH)3↓, sau đó nếu như NaOH còn dư thì sẽ xảy ra phản ứng khác: kết tủa tan trong kiềm dư:
AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3↓(rắn)
Al(OH)3 (rắn) + NaOH → NaAlO2 (lỏng) + 2H2O
-Với KOH cũng tương tự.
*CO: là chất khí không màu, không mùi, không vị, cháy được, ít tan trong nước, tan trong rượu và benzen.
*CO2: không vị, không duy trì sự cháy và hô hấp, nặng hơn không khí, rất ít tan trong H2O nên khi tạo từ dung dịch nước nó sủi bọt khá mạnh.
Hấp thụ CO2 bằng bình đựng lượng dư Ba(OH)2 hoặc Ca(OH)2, khí CO2 bị hấp thụ tạo kết tủa trắng.
*SO2: không màu, nặng hơn không khí,gây ngạt, làm vẩn đục nước vôi trong giống CO2
Để nhận biết SO2 đồng thời phân biệt nó với CO2, ta dùng dd nước Brom dư (hoặc dd nước Iot dư) có màu đỏ nâu: SO2 + I2 + 2H2O 2HI + H2SO4
SO2 làm nhạt màu đỏ nâu của dd.
*Cl2: màu vàng lục, nặng hơn không khí, ít tan trong H2O.
Dùng giấy tẩm hỗn hợp KI và hồ tinh bột thấm ướt để nhận ra khí Cl2 (hoặc Ozon):I2 tạo với hồ tinh bột 1 hỗn hợp màu xanh tím (làm giấy trắng chuyển sang màu xanh tím)
*NO2: nặng hơn không khí, ít tan trong H2O .Khi nồng độ NO2 đủ lớn ta có thể nhận ra bằng màu nâu đỏ của nó.
*H2S: không màu, nặng hơn không khí.
CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN:
*Tách chất : hay biến hỗn hợp thành nhiều đơn chất hay quá trình tách chất. Trong hóa học và công nghệ hóa học thường tách một hỗn hợp các chất thành hai hay nhiều sản phẩm khác nhau. Những sản phẩm được tách ra có thể có tính chất hóa học và vật lý khác với hỗn hợp ban đầu như kích thước phân tử, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt kết tinh, nhiệt bay hơi, màu sắc, mùi vị.
*Hấp phụ: trong hóa học hấp phụ là quá trình xảy ra khi một chất khí hay chất lỏng bị hút trên bề mặt một chất rắn xốp. Chất khí hay hơi được gọi là chất bị hấp phụ, chất rắn xốp dùng để hút khí hay hơi gọi là chất hấp phụ và những khí không bị hấp phụ gọi là khí trơ. Quá trình ngược lại của hấp phụ gọi là quá trình giải hấp phụ hay nhả hấp phụ.
Trong quá trình hấp phụ có toả ra một nhiệt lượng, gọi là nhiệt hấp phụ. Bề mặt càng lớn tức độ xốp của chất hấp phụ càng cao thì nhiệt hấp phụ toả ra càng lớn.
*Bay hơi : là sự chuyển đổi từ thể lỏng sang thể hơi ở nhiệt độ dưới nhiệt độ sôi của chất lỏng. Bay hơi xảy ra ở bề mặt chất lỏng, ở đó những phân tử có động năng cao nhất dễ thoát ra khỏi chất lỏng. Thường sử dụng trong phòng thí nghiệm để làm tăng nồng độ dung dịch.
*Chưng cất: là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể (dung dịch) của các chất lỏng khác nhau. Chất rắn hòa tan, thí dụ như các loại muối, được tách ra khỏi chất lỏng bằng cách kết tinh. Dung dịch muối có thể làm cô đặc bằng cách cho bay hơi. Khi sản phẩm mong muốn chính là hơi bốc lên, VD: Khi khử muối ra khỏi nước biển, thì người ta cũng gọi đó là chưng cất, mặc dầu điều này chính xác ra là không đúng. Một khả năng khác để tách dung dịch là đông tụ.
*Thăng hoa: là quá trình chuyển biến trạng thái vật chất, trực tiếp từ thể rắn qua thể khí, mà không qua thể lỏng trung gian.
*Kết tinh : là biến từ thể lỏng hay thể hòa tan trong chất lỏng sang thành tinh thể.
*Lọc: là tách cặn bẩn ra khỏi phần cần làm sạch, bằng dụng cụ hay biện pháp nào đó. VD: lọc bột sắn đang ngâm lọc cháo thuốc lá có đầu lọc lọc cua vừa giã nước lọc. 2. Tách riêng ra phần được yêu cầu: lọc thịt lọc lấy giống tốt.
*Kết tủa: là chất rắn hiện ra trong một chất lỏng và lắng xuống.
* Chiết sẻ: Chiết sẻ một chất lỏng từ đồ đựng này sang đồ đựng khác. Tách một chất ra khỏi dung dịch: Chiết một hoạt chất. VD: Chiết rượu từ chai sang nậm .
*Đông tụ: Chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn; kết đặc lại. VD: Nước đông thành băng. Thịt nấu đông (để cho đông lại). Mỡ đông. Độ đông của máu.
*Chắt gạn: Lấy bớt một ít nước ở vật có lẫn chất lỏng. VD: Chắt nước cơm; Rót, đổ nước, chắt nước vào ấm.
* Làm khô: là làm cho chất chứa ít nước hoặc không chứa nước, không giữ nước nữa.
*Chất trơ: là chất hoạt động hóa học kém hay không tham gia được vào một phản ứng nào đó.
*Chất trung gian: là chất tạo ra giữa các chất đầu và chất cuối trong 1 quá trình hóa học.
*Chất ức chế: là chất làm chậm, kìm hãm hay làm ngưng phản ứng hóa học; chất hạn chế hiện tượng ăn mòn kim loại.
*Chất xúc tác: là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng và còn nguyên sau phản ứng.
TÁCH VÀ TINH CHẾ CHẤT!
I-Phương pháp tách
1.Phương pháp chưng cất: để tách rời các chất lỏng hòa lẫn vào nhau (như rượu với nước, axit với nước). Có thể dùng biện pháp chưng cất rồi làm ngưng tụ để thu hồi hóa chất.
2.Phương pháp chiết: (dùng phễu chiết) để tách riêng những hóa chất không tan lẫn với nhau vì chất lỏng sẽ bị phân thành 2 lớp (như dầu với nước, benzen với nước).
3.Phương pháp lọc: (dùng phễu lọc) để tách rời các chất không tan ra khỏi dung dịch.
4.Phương pháp cô cạn: thu hồi các hóa chất dạng rắn tan được khỏi nước (như muối trong dung dịch, NaOH trong dung dịch).
II-Phản ứng tách:
Phản ứng chọn để tách phải có đủ các điều kiện:
*Chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp.
*Sản phẩm tạo thành có thể tách được dễ dàng ra khỏi hỗn hợp (có trạng thái vật lý khác với trạng thái vật lý ban đầu của hỗn hợp hoặc tạo thành hai chất lỏng phân lớp).
*Từ sản phẩm phải tái tạo được chất ban đầu. VD: không dùng dung dịch Br2 để tách Phenol và anilin vì không tái tạo được.
III-Phương pháp tinh chế:
Tinh chế hóa chất chính là tách riêng hóa chất cần tinh chế ra khỏi hỗn hợp, có thể thực hiện theo một trong 2 hướng sau:
-Thực hiện phản ứng trên tạp chất cần loại bỏ.
-Thực hiện phản ứng trên chất cần tinh chế rồi tái tạo lại.
VD: Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi và tan nhiều trong nước. Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước.
Giải: Ta đã biết nước có nên ta sẽ đun nóng hỗn hợp cồn và nước đến khoảng. Cồn có nhiệt độ sôi thấp sẽ bay ra. Hơi cồn được dẫn qua ống làm lạnh sẽ ngưng tụ thành những giọt còn lỏng. Giữ cho nhiệt độ ở trên một vài độ đến khi không còn hơi cồn thì dừng lại.
Chủ đề 2 : DUNG DỊCH !
I-DUNG DỊCH: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan hay sản phẩm tương tác của chất tan và dung môi.
VD: Nước đường: có đường là chất tan, nước là dung môi .
*Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
VD: Xăng hòa tan được dầu ăn, tạo thành dung dịch. Nước không hòa tan được dầu ăn. Nên xăng là dung môi của dầu ăn, nước không là dung môi của dầu ăn.
*Chất tan: là chất bị hòa tan trong dung môi.
VD: Trong VD trên, thì khi dầu ăn tan trong xăng thì dầu ăn chính là chất tan.
1.Dung dịch chưa bão hòa: là dung dịch có khả năng hòa tan thêm chất tan.
2.Dung dịch bão hòa: là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan, tức lượng chất tan tối đa. Khi dung dịch đã bão hòa, lượng chất tan không đổi.
3.Dung dịch tạo thành sau phản ứng: “là dung dịch chứa các thành phần: chất tan tham gia phản ứng còn dư và chất tan tạo ra trong quá trình phản ứng (không kể chất kết tủa và chất bay hơi!)”
4.Khối lượng dung dịch: bằng tổng “khối lượng dung môi” + “khối lượng chất tan”.
5.Khối lượng dung dịch tạo thành sau phản ứng: bằng tổng khối lượng của “các dung dịch ban đầu + các chất lấy vào” – tổng khối lượng của “các chất kết tủa + bay hơi”.
6.Hỗn hợp sau phản ứng: gồm “ sản phẩm của phản ứng” + “chất còn dư” + “chất không tham gia phản ứng”.
7.Khối lượng chất kết tinh: chỉ có dung dịch bão hòa hoặc quá bão hòa thì mới tính được khối lượng chất kết tinh.
8.Thể tích dung dịch sau phản ứng: nói chung, thay đổi không đáng kể so với thể tích dung dịch trước phản ứng (cho dù có chất kết tủa và bay hơi đi nữa!). Do đó, ta có thể lấy bằng thể tích trước phản ứng.
Để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn, ta có thể thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau:
-Khuấy dung dịch: sự khuấy làm cho chất rắn bị hòa tan nhanh hơn, vì nó luôn luôn tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước.
-Đun nóng dung dịch: đun nóng dung dịch làm cho chất rắn bị hòa tan nhanh hơn, vì ở nhiệt độ càng cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh, làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn.
-Nghiền nhỏ chất rắn: kích thước của chất rắn càng nhỏ thì chất rắn bị hòa tan càng nhanh, vì gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử.
II-NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
-Nồng độ: là đặc tính cơ bản của dung dịch. Nó chỉ lượng chất tan có trong một lượng hay một thể tích nhất định của dung môi hoặc dung dịch.
Nồng độ phần trăm: (kí hiệu là C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
Với a% = C%
Hay
Trong đó: Ddd (g/ml) là khối lượng riêng của dung dịch.
Vdd (ml) , m (g)
Nồng độ mol: (kí hiệu là CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lit dung dịch. Đơn vị: mol/ lit.
Độ rượu: cho biết số cm3 rượu nguyên chất có trong 100 cm3 dung dịch rượu.
VD: Rượu etylic 45o: nghĩa là trong 100 ml (cm3) dung dịch rượu này thì có 45 ml (cm3) rượu C2H5OH nguyên chất.
*Các loại nồng độ thường dùng:
Nồng độ %
Nồng độ mol/lit
Nồng độ gam/lit
Độ rượu
Chất tan
mct (gam)
nctA (mol)
mct (gam)
V rượu (cm3)
Dung dịch
100 gam
1 lit
1 lit
100 cm3
Công thức tính
Chú ý: * mct: là khối lượng chất tan, biểu thị bằng gam.
* mdd: là khối lượng dung dịch, biểu thị bằng gam.
* nctA: là số mol chất tan A, biểu thị bằng mol.
* Vdd: là thể tích dung dịch, biểu thị bằng lit.
-Dung dịch có thể chứa nhiều chất tan, nhưng nồng độ chỉ ứng với một chất tan duy nhất.
-Thể tích dung dịch không phải lúc nào cũng bằng bằng tổng thể tích chất tan và dung môi. Chẳng hạn: Vdd # V rượu etylic + V nước.
-Chất A trong biểu thức tính nồng độ mol (hay mol/lit) có thể là phân tử hoặc ion.
Cách chuyển đổi nồng độ:
a.Chuyển từ nồng độ % sang nồng độ M:
-Áp dụng công thức:
-Trong đó: CM: là nồng độ mol.
M: khối lượng mol chất tan .
a: số gam chất tan trong 100 g dung dịch (a% = C%)
D: Khối lượng riêng của dung dịch (g/cm3 hay g/ ml)
b.Chuyển từ nồng độ
File đính kèm:
- Chu de TONG HOP.docx