Chủ đề 7: Vẽ và đo góc

I/ Mục tiêu:

- Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng.

- Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng

Nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ.

- Làm quen với việc phủ định một khái niệm

+ Nửa mp bờ a chứa điểm M – Nửa mp Bờ a không chứa điểm M.

+ Cách nhận biết tia nằm giữa – Cách nhận biết tia không nằm giữa.

- Biết góc là gì? Góc bẹt là gì?

- Biết vẽ góc, đặt tên góc, kí hiệu góc. Nhận biết điểm nằm trong góc

II/ Chuẩn bị:

- Gv chuẩn bị SGK, SBT, đồ dùng dạy học.

- Hs chuẩn bị đồ dùng học tập.

III. Nội dung:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề 7: Vẽ và đo góc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 - Tiết 43 – 44 Chủ đề7: VẼ VÀ ĐO GÓC Ngày soạn : 01.02.2008 (Chủ đề bám sát) I/ Mục tiêu: - Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng. - Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng Nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ. - Làm quen với việc phủ định một khái niệm + Nửa mp bờ a chứa điểm M – Nửa mp Bờ a không chứa điểm M. + Cách nhận biết tia nằm giữa – Cách nhận biết tia không nằm giữa. - Biết góc là gì? Góc bẹt là gì? - Biết vẽ góc, đặt tên góc, kí hiệu góc. Nhận biết điểm nằm trong góc II/ Chuẩn bị: - Gv chuẩn bị SGK, SBT, đồ dùng dạy học. - Hs chuẩn bị đồ dùng học tập. III. Nội dung: A/ Lý thuyết: - Khái niệm nửa mặt phẳng, điểm thuộc và không thuộc nửa mặt phẳng - Tia nằm giữa hai tia - Định nghĩa góc, góc bẹt. Điểm nằm bên trong góc B/ Câu hỏi và bài tập: Câu 1: Vẽ 3 điểm A, B, C, vẽ đường thẳng c sao cho A, B cùng nằm trên nửa mặt phẳng không chứa điểm C. Vẽ điểm M sao cho M thuộc nửa mặt phẳng chứa điểm C, vẽ tia AM, BM. Câu 2: Vẽ hai tia Ox và Oy, trên Ox lấy điểm A, trên Oy lấy điểm B, điểm N thuộc đoạn thẳng AB. Tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? Câu 3: Vẽ góc xÔy, vẽ tia Om nằm giữa hai tia Ox, Oy, vẽ điểm M thuộc tia Om. M có nằm trong góc xÔy không ? Câu 4: Điền vào chổ trống ? a/ Hai nửa mặt phẳng chung bờ được gọi là ……………………………………………………… b/ Góc là hình …………………………………………………………………………… c/ Góc bẹt là góc ………………………………………………………… d/ Góc MAN được kí hiệu là …………………………………… Câu 5: Vẽ 3 tia Ox. Oy, Oz sao cho tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. Trong hình có bao nhiêu góc? Là những góc nào ? IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Tiết 43: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG 7’ 12’ 10’ 6’ 10’ HĐ1: Nửa mặt phẳng bờ a - H: Thế nào là nửa mp bờ a? - H: (I) và (II) là hai nửa mp ntn? - H: Thế nào là hai nửa mp đối nhau? HĐ2: Tia nằm giữa hai tia - Các hình trên gợi cho ta kiến thức gì ? - H; Oz có nằm giữa hai tia Ox, Oy không? HĐ3: Góc - Góc là gì ? Kí hiệu góc xÔy ? - Gv vẽ góc MÂN trên bảng - Gv yêu cầu Hs lên bảng viết kí hiệu góc, đỉnh góc, cạnh của góc. HĐ4: Góc bẹt - H: Góc như thế nào được gọi là góc bẹt ? - Gv yêu cầu hs nêu một số hình ảnh thực tế của góc bẹt. HĐ5: Vẽ góc - Gv yêu cầu hai hoc sinh lên bảng vẽ hai góc zÔt và à Gv nhận xét - Hs chú ý nghe giới thiệu - HS quan sát hình trả lời. -HS đọc đn. - Hai nửa mp có chung bờ gọi là hai nửa mp đối nhau - Tia nằm giữa hai tia - Khi tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại điểm nằm giữa M,N thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox,Oy (Hình a,b ) - Hình c tia Oz không nằm giữa hai tia O x , Oy (hình c) - Học sinh đứng tại chỗ trả lời - Điểm O là đỉnh, hai tia Ox và Oy là hai cạnh của góc - Góc , đỉnh là A, hai cạnh AM, AN - Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau - Thước đo độ, vòng trang trí cửa, quạt … - Hs thực hiện trên bảng 1/ Nửa mặt phẳng bờ a ĐN: (sgk/72) - Hai nửa mp có chung bờ gọi là hai nửa mp đối nhau. - Bất kì đường thẳng nào trên mp cũng là bờ chung của hai nửa mp đối nhau. 2/ Tia nằm giữa hai tia - Khi tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại điểm nằm giữa M,N thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox,Oy (Hình a,b ) - Hình c tia Oz không nằm giữa hai tia O x , Oy (hình c) 3/ Góc: - Góc là hình gồm hai tia chung gốc. - Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. - Hai tia là hai cạnh của góc - Điểm O là đỉnh, hai tia Ox và Oy là hai cạnh của góc Ta viết: góc xOy, góc yOx, góc O Kíhiệu: Hoặc: ÐxOy, ÐyOx, ÐO - Góc , đỉnh là A, hai cạnh AM, AN 4/ Góc bẹt: - Góc xÔy là góc bẹt - Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau 5/ Vẽ góc: sgk/74 Tiết 44: TG HỌAT ĐỘNG CỦA GV HỌAT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG 5’ 38’ 4/ HĐ6: Điểm nằm bên trong góc - Trong 3 tia OM, Ox, Oy tia nào nằm giữa hai tia còn lại? HĐ7: Luyện tập - Gv viết câu 1 lên bảng và yêu cầu Hs đọc đề câu 1 à Gv yêu cầu Hs thảo luận làm bài à Gv gọi một học sinh lên bảng làm bài. - Gv viết câu 2 lên bảng và yêu cầu Hs đọc đề câu 2 à Gv yêu cầu Hs thảo luận làm bài à Gv gọi một học sinh lên bảng làm bài. - Gv viết câu 3 lên bảng và yêu cầu Hs đọc đề câu 3 à Gv yêu cầu Hs thảo luận làm bài à Gv gọi một học sinh lên bảng làm bài. - Gv treo bảng phụ câu 4, yêu cầu hs thảo luận điền vào chổ chẩm. - Gv viết câu 5 lên bảng và yêu cầu Hs đọc đề câu 5 à Gv yêu cầu Hs thảo luận làm bài à Gv gọi một học sinh lên bảng làm bài. - Tia OM nằm giữa hai tia Ox, Oy - Xét 2 tia Ox và Oy không đối nhau, tia OM nằm giữa hai tia Ox, Oy => điểm M nằm trong góc xÔy Ta còn nói: tia OM nằm trong góc xÔy - Hs thảo luận à vẽ hình - Hs thảo luận vẽ hình N đoạn thẳng AB => N nằm giữa hai điểm A và B => Tia ON nằm giữa hai tia Ox, Oy - Tia Om nằm giữa hai tia Ox và Oy, M Om => M nằm giữa góc xÔy - Hs thảo luận điền vào chổ chấm. - Hs thảo luận làm bài. - Hình trên gồm 3 góc: xÔy; xÔz; yÔz 6/ Điểm nằm bên trong góc: - Xét 2 tia Ox và Oy không đối nhau, tia OM nằm giữa hai tia Ox, Oy => điểm M nằm trong góc xÔy Ta còn nói: tia OM nằm trong góc xÔy 7/ Luyện tập: Câu 1: Câu 2: N đoạn thẳng AB => N nằm giữa hai điểm A và B => Tia ON nằm giữa hai tia Ox, Oy Câu 3: - Tia Om nằm giữa hai tia Ox và Oy, M Om => M nằm giữa góc xÔy Câu 4: (Bảng phụ) Câu 5: - Hình trên gồm 3 góc: xÔy; xÔz; yÔz * HDVN: (2’) - Xem lại các dạng bài tập đã giải; - Chuẩn bị nội dung của chủ đề 6 (theo sự hd của GV);

File đính kèm:

  • docTC6-chude7 ve-dogoc.doc
Giáo án liên quan