Chủ đề các cô, các bác trong trường mầm non

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

* Phát triển vận động

- Biết đi, chạy nhanh, chậm theo hiệu lệnh của cô.

- Thực hiện được một số thao tác vận động tinh: Bóp đất, xâu vòng, xếp hình.

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

- Nhận biết được một số món ăn quen thuộc và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau.

- Biết cách sử dụng một số đồ dùng quen thuộc trong trường mầm non: Khăn, cốc uống nước, thìa xúc cơm.

- Nhận biết và tránh xa một số vật nguy hiểm trong trường mầm non.

2. Phát triển nhận thức

- Biết tên cô, bác gần gũi chăm sóc.

- Biết một số công việc của cô/ bác trong trường mầm non.

- Nhận biết đồ dùng quen thuộc của cô, bác trong trường mầm non.

3. Phát triển ngôn ngữ

- Nói được tên cô, bác gần gũi chăm sóc, dạy dỗ trẻ trong nhóm / lớp.

- Biết trả lời câu hỏi về một só công việc của cô, bác trong nhóm / lớp.

- Biết nói lễ phép: chào, có ạ, vâng ạ

- Biết đọc thơ cùng với cô giáo.

- Thích xem các loại tranh ảnh, sách, báo về công việc của các cô, bác trong trương mầm non.

 

docx16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 16792 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề các cô, các bác trong trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ CÁC CÔ, CÁC BÁC TRONG TRƯỜNG MẦM NON ******************* I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất * Phát triển vận động - Biết đi, chạy nhanh, chậm theo hiệu lệnh của cô. - Thực hiện được một số thao tác vận động tinh: Bóp đất, xâu vòng, xếp hình. * Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe. - Nhận biết được một số món ăn quen thuộc và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau. - Biết cách sử dụng một số đồ dùng quen thuộc trong trường mầm non: Khăn, cốc uống nước, thìa xúc cơm. - Nhận biết và tránh xa một số vật nguy hiểm trong trường mầm non. 2. Phát triển nhận thức - Biết tên cô, bác gần gũi chăm sóc. - Biết một số công việc của cô/ bác trong trường mầm non. - Nhận biết đồ dùng quen thuộc của cô, bác trong trường mầm non. 3. Phát triển ngôn ngữ - Nói được tên cô, bác gần gũi chăm sóc, dạy dỗ trẻ trong nhóm / lớp. - Biết trả lời câu hỏi về một só công việc của cô, bác trong nhóm / lớp. - Biết nói lễ phép: chào, có ạ, vâng ạ… - Biết đọc thơ cùng với cô giáo. - Thích xem các loại tranh ảnh, sách, báo về công việc của các cô, bác trong trương mầm non. 4. Phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội và thẩm mĩ - Thích hát và vận động đơn giản theo bài hát. - Thích tô màu và chơi với đất nặn, xé giấy, xếp hình. - Thích đến lớp, chơi cạnh bạn. - Biết làm theo một số yêu cầu của cô. CÁC CHỦ ĐỀ DỰ KIẾN THỜI GIAN CÁC NGÀY LỂ HỘI CHỦ ĐỀ PHÁT SINH HOẶC SỰ KIỆN XÃ HỘI 1. Cô giáo của em - Từ 15/10- 26/ 10 2. Các cô cấp dưỡng - Từ 29/9- 09/11 Chủ đề nhánh Tuần 1: Từ ngày 15/10/2012 đến 19/10/2012 MẠNG NỘI DUNG CÔ GIÁO CỦA EM - Trẻ biêt tên của cô giáo trong lớp. - Trẻ biết đặc điểm nổi bật của cô giáo: Trang phục, đầu tóc, khuôn mặt của cô giáo… - Trẻ biết công việc hàng ngày của cô: dạy hát, kể chuyện, đọc thơ. Cho bé đi dạo chơi. Cho bé ăn. Ru bé ngủ. Mặc quần áo, chải tóc…. MẠNG HOẠT ĐỘNG PT nhận thức: - Tổ chức cho trẻ trò chuyện , xem tranh, phim về một số hoạt động của trẻ trong trường mâm non - Tìm hiểu về một số công việc của cô giáo PT tình cảm – xã hội: - Trò chuyện về công việc của cô giáo - Giúp trẻ bày tỏ tình cảm của mình với cô và các bạn xung quanh. Cô giáo của em PT thể chất: - Tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng - Cho trẻ thực hiện bài vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp. PT ngôn ngữ - Đọc và đàm thoại với trẻ về bài thơ: “ Chào”. - Trò chuyện về những vấn đề liên quan đến chủ điểm. ĐÓN TRẺ- HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN I. YÊU CẦU - Cô niềm nở đón trẻ tận tay phụ huynh, rèn trẻ đến lớp biết chào cô, cha mẹ, khách đến thăm trường, các bạn trong lớp. - Trẻ có thói quen phục vụ: Cất mũ, dép đúng nơi quy định. - Cô chú ý quan tâm đến trạng thái sức khỏe, tình cảm của trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân, ăn mặt gọn gàng đầu tóc, tay chân sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: - Phòng học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và một số đồ chơi, sách truyện, đồ chơi bằng nhựa cho trẻ chơi theo ý thích. III. HƯỚNG DẪN - Trẻ đến lớp cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ. Biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, biết chào khách, bạn đến thăm lớp. - Rèn trẻ có thói quen phục vụ bản thân, nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân ăn mặt gọn gàng, sạch sẽ. - Cô gợi ý để trẻ tự chọn đồ chơi, chọn hoạt động trẻ yêu thích. Dạy trẻ một số trò chơi đơn giản, chuẩn bị đồ dùng học tập cùng cô. ************************* THỂ DỤC SÁNG I. YÊU CẦU - Trẻ tập đúng động tác theo yêu cầu của cô. - Thực hiện đúng theo hiệu lệnh, chuyển đội hình vòng tròn, kết hợp nhịp nhàng. II. CHUẨN BỊ - Sân bãi sạch sẽ - Cô thuộc các động tác thể dục. III. HƯỚNG DẪN 1. Khởi động - Đội hình vòng tròn 2. Trọng động - Đội hình vòng tròn Bài tập phát triển chung Hô hấp: Tay vai : Thay đổi theo tháng Bụng : Bật : Chân 3. Hồi tĩnh - Đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng, cho trẻ chơi trò chơi uống nước cam. ******************* TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH I. YÊU CẦU - Trẻ biết quan tâm đến các bạn vắng mặt. - Biết tự kể các bộ phận trên cơ thể. II. CHUẨN BỊ: - Câu hỏi trò chuyện cùng trẻ, sổ theo dõi trẻ. - Lớp học trang trí theo chủ điểm. III. HƯỚNG DẪN - Cô gợi ý trò chuyện nội dung chủ điểm, điểm danh bằng nhiều hình thức, trẻ biết quan tâm đến các bạn vắng mặt, ngày thứ 2 đầu tuần cô dành 5 -7 phút để trẻ tự kể các bộ phận trên cơ thể trẻ. - Cô gợi ý trẻ tự kể, đưa ra một số tiêu chuẩn thi đua khích lệ trẻ bước vào tuần học mới một cách hào hứng. ******************************** HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. YÊU CẦU - Trẻ biết một số yêu cầu khi quan sát, biết gọi tên, đặc điểm của các cô bác trong trường mầm non. - Hứng thú cùng cô hoạt động, biết trả lời những câu hỏi của cô. - Biết được đặc điểm, hình dáng, công việc của các cô bác trong trường mầm non. II. CHUẨN BỊ - Tranh ảnh, trò chơi,… cho đối tượng quan sát phù hợp với từng chủ đề. - Đồ dùng phục vụ trò chơi vận động. - Câu hỏi đàm thoại cho từng đối tượng quan sát. III. HƯỚNG DẪN 1. Quan sát có mục đích: - Nêu đặc điểm, trang phục của các cô bác trong trường mầm non. - Biết công việc của các cô bác trong trường mầm non. 2. Trò chơi vận động: * Gieo hạt. * Chuyền bóng. * Bóng tròn to. * Nu na nu nống. * Tập tầm vông. KẾ HOẠCH TUẦN Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, trò chuyện điểm danh - Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. - Cô hướng dẫn trẻ cát đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định. - Cho trẻ chơi tự do TDBS - Gà trống gáy Hoạt động ngoài trời - Quan sát tranh cô dạy bé học - Quan sát công việc của cô giáo - Quan sát công việc của cô giáo - Quan sát tranh cô cho bé ăn - Quan sát tranh cô cho bé ngủ Hoạt động có chủ đích PTTC Vận động Đi trong đường hẹp. PTNT NBTN Công việc của cô giáo PTTM Âm nhạc Hát: Cô và mẹ PTTM Tạo hình Xâu vòng tặng cô PTNN THƠ Chào Hoạt động góc - Thao tác vai: Nấu ăn cho bé – cho bé ngủ - Góc xây dựng: Xây trường MN. - Góc sách: Xem truyện tranh về các công việc của cô giáo. - Góc nghệ thuật: Xâu vòng tặng cô Chơi tập buổi chiều - Trò chơi: Gieo hạt - Trò chơi: Chuyền bóng - Trò chơi: Bóng tròn to - Trò chơi: nu na nu nống - Trò chơi: Tập tầm vông I. HOẠT ĐỘNG GÓC NỘI DUNG YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH Góc phân vai - Nấu ăn cho bé - Trẻ biết thực hiện được vai chơi của mình. - chơi tốt các trò chơi - Bàn ghế, dụng cụ nấu ăn. - Búp bê - Trẻ về góc tự thao tác vai chơi của mình. - Cô theo dõi và giúp đở trẻ thực hiện tốt vai chơi của mình Góc xây dựng - Xây trường mầm non - Trẻ biết sử dụng một số gạch để xây trường mầm non. - Trẻ biêt xây một số công trình phụ: trồng cây xanh - Gạch, cây xanh - Trẻ xây công trình theo sự sáng tạo. Cô gợi ý giúp đở trẻ khi cần thiết Góc sách - Xem truyện tranh các công việc của cô giáo trong trường mầm non. - Trẻ biết gọi tên một số hoạt động của cô giáo. - Tranh ảnh cho trẻ quan sát - Gợi ý trẻ kể về một số hoạt động của cô giáo - Trẻ nhận ra các bạn trong lớp, các hoạt động của cô trong lớp. Góc nghệ thuật - Xâu vòng tặng cô - Trẻ biết xâu vòng tặng cô - Các viên bi màu, dây xâu. - Theo dõi và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng thao tác. ************ Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012 I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ * Đón trẻ - Cô đón trẻ từ tay phụ huynh. - Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ. * Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng. * Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp. * Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết. II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động 1: Quan sát tranh cô dạy bé học - Cho trẻ quan sát tranh cô dạy bé học. - Cô hỏi trẻ về công việc của cô giáo. - Khuyến khích trẻ sữ dụng ngôn ngữ để nói lên suy nghĩ của mình 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ trời nắng, trời mưa”. - Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu - Tổ chức chơi cùng trẻ. - Bao quát quá trình trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Phát triển thể chất Hoạt động vận động Đề tài: Đi trong đường hẹp I. YÊU CẦU : -Trẻ tập cùng cô bài tập phát triển chung: Tập với cờ. -Trẻ đi trong đường hẹp không chạm vạch. -Trẻ kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi: Bóng tròn to. II. CHUẨN BỊ : - Cờ đủ cho cô và trẻ tập. - Vạch mức, phấn viết. - Giáo án điện tử *Nội dung tích hợp : - MTXQ: Trò chuyện về các cô các bác trong trường mầm non… III. HƯỚNG DẪN: 3. Tiến hành Hoạt động 1: Khởi động . - Trò chuyện cùng với trẻ: - Cô đọc thư mời của các bạn trường mầm non Sơn Ca mời bé đến tham gia hội khỏe phù đổng .Để tham gia hội thi thì chúng ta phải có sức khỏe tốt. Giờ chúng ta cùng tập thể dục nhé. - Trẻ đi kết hợp các kiểu chân: Đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, sau đó chậm dần và đứng thành vòng tròn. Hoạt động 2: Hội khỏe phù đổng - Bài tập phát triển chung: Tập với cờ - Vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp. - Trẻ chuyển đội hình làm hai hàng dọc. Cô giới thiệu tên bài vận động. - Cô vận động mẫu và phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị: cô đứng ngay vạch mức, nghe hiệu lệnh cô đi trong đường hẹp, đi thẳng người, thẳng đầu, mắt nhìn thẳng, chân đi nhịp nhàng không chạm vạch. - Mời từng nhóm 3-4 trẻ lên vận động. - Mời từng trẻ lên vận động.“cô sửa sai và khuyến khích trẻ nói : Đi trong đường hẹp. Khen trẻ. khi trẻ vận động đúng, động viên trẻ tập chưa đạt tập lại cho đúng”. - Hỏi trẻ tên bài vận động? * Trò chơi vận động: Bóng tròn to - Cô giới thiệu luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần Hoạt động 3: Cùng nhau thư giản - Trẻ đi nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút . IV. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động 3. Tiến hành - Góc phân vai: Nấu ăn cho em bé - Góc xây dựng: Xây trường mầm non. - Góc nghệ thuật: Xâu vòng tặng cô V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Trò chơi: Gieo hạt - Cô giới thiệu luật chơi - Cho trẻ chơi 2- 3 lần 2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ - Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ - Rửa tay sau khi chơi - Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ… *************** Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012 HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ * Đón trẻ - Cô đón trẻ từ tay phụ huynh. - Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ. * Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng. * Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp. * Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết. II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động 1: Quan sát tranh cô cho bé hoạt động góc - Cho trẻ quan sát tranh cô dạy bé học. - Cô hỏi trẻ về công việc của cô giáo. - Khuyến khích trẻ sữ dụng ngôn ngữ để nói lên suy nghĩ của mình 2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “ Chuyền bóng”. - Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu - Tổ chức chơi cùng trẻ. - Bao quát quá trình trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Phát triển nhận thức Hoạt động NBTN Đề tài: Công việc của cô giáo I. YÊU CẦU : - Trẻ tập nhận biết và gọi tên một số công việc của cô giáo lớp em. - Luyện ngôn ngữ cho trẻ nói rõ ràng. II.CHUẨN BỊ : - Giáo án điện tử - Dây xâu, hạt * Nội dung tích hợp : -Giáo dục âm nhạc : Hát bài: “Cháu đi mẫu giáo”. -Văn học: Thơ Bạn mới. -MTXQ: Trò chuyện về các cô các bác trong trường mầm non… III. HƯỚNG DẪN Hoạt động 1: Bé kể về những người trong trường *Ổn định: hát bài “Cháu đi mẫu giáo” *Trò chuyện với trẻ về các bác các cô trong trường mầm non… Hoạt động 2: Bé biết gì về công việc của cô - Cô cho trẻ xem hình ảnh trên máy về công việc của cô: Cô có hình gì đây? - Cô giáo đang làm gì? - Cô đang đón ai? - Cô mời lần lượt từng trẻ lên nhận biết và tập nói: Trẻ lên chỉ và nói đúng tên cô giáo và công việc của cô đang làm? Làm cho ai?. - Lần lượt tất cả các trẻ đều được nhận biết và tập nói tên và công việc của cô giáo lớp mình ?,cô làm những công việc gì ? (Cô đang đón bé, cô dạy bé học, cho bé ăn, hay đang cho bé ngủ...) Hoạt động 2:Bé thông minh: - Cô yêu cầu trẻ tìm đúng tranh lô tô theo yêu cầu, giơ lên nói đúng tên công việc cô làm ở bức tranh và để xuống theo hiệu lệnh “Cho trẻ tìm tranh vài lượt” - Giáo dục trẻ :Công việc hàng ngày của cô rất nhiều,phải chăm sóc và dạy dỗ tất cả các con, nên các con phải ngoan nghe lời cô học cho giỏi, ăn hết suất, biết giữ gìn vệ sinh trường lớp và thân thể sạch … Hoạt động 3: Xâu vòng tặng cô - Cô cho tất cả trẻ đều được quan sát vật mẫu . - Tất cả trẻ đều thực hiện Cô sửa sai cách cầm dây và cách cầm hạt, cách xâu hạt cho trẻ. cô luôn động viên và gợi ý hướng dẫn nếu trẻ làm chưa đúng”.Hỏi trẻ đang làm gì ?, Xâu vòng tặng cho ai?... - Cô nhận xét chung sản phẩm cả lớp. Kết thúc IV. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Yêu cầu Trẻ thực hiện được các vai chơi 2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động 3. Tiến hành - Góc phân vai: Nấu ăn cho em bé - Góc xây dựng: Xây trường mầm non. - Góc nghệ thuật: Xâu vòng hoa V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Trò chơi: Chuyền bóng - Cô giới thiệu luật chơi. - Cho trẻ chơi 2-3 lần 2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ Rửa tay sau khi chơi Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ… ******************** Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2012 HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ * Đón trẻ - Cô đón trẻ từ tay phụ huynh. - Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ. * Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng. * Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp. * Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết. II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động 1: Quan sát tranh cô cho trẻ chơi trò chơi - Cho trẻ quan sát tranh cô dạy bé học. - Cô hỏi trẻ về công việc của cô giáo. - Khuyến khích trẻ sữ dụng ngôn ngữ để nói lên suy nghĩ của mình 2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “ gieo hạt”. - Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu - Tổ chức chơi cùng trẻ. - Bao quát quá trình trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Phát triển thẫm mỹ Hoạt động âm nhạc Hát: Cô và mẹ I. YÊU CẦU: - Trẻ nghe nhạc đoán và nói đúng tên và hát cùng cô bài hát: Cô và mẹ. - Vận động theo nhạc bài: Cùng múa vui. II.CHUẨN BỊ : - Giáo án điện tử. - Đàn, trống lắc cho cô và trẻ. -Nhạc bài hát: Cùng múa vui. * Nội dung tích hợp : -Môi trường xung quanh: Trò chuyện về công việc của các bác các cô trong trường mầm non… III. HƯỚNG DẪN : * Ổn định: Cho trẻ chơi trò chơi: Trời tối, trời sáng. *Trò chuyện với trẻ về công việc của các bác các cô trong trường mầm non … Hoạt động 1: Bé yêu học hát - Cô đàn trẻ nghe nhạc đoán tên bài hát? - Cô giới thiệu bài hát “ Cô và mẹ” - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần. - Mời cả lớp hát 1-2 lần. - Mời lần lượt từng trẻ lên hát. Cô sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ hát đúng, - Mời lớp hát lại lần nữa. - Hỏi trẻ tên bài hát? - Giáo dục trẻ: Cô và mẹ rất thương trẻ, trẻ đi học biết chào hỏi mọi người, đến lớp biết chào cô. HOẠT ĐỘNG 2: Thưởng thức giai điệu - Cô giới thiệu bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non -Cô hát cho trẻ nghe 1 lần. - Múa kèm minh họa. - Lần 2-3 cô khuyến khích trẻ múa minh họa cùng cô. Hoạt động 3: Trò chơi trúc xanh - Cô chia lớp thành 3 tổ và mời đại diện từng tổ lên chọn hình khi màn hình nổi lên thì cả tổ phải hát bài hát có liên quan đến hình ảnh vừa mở. Đội nào hát đúng sẻ được tặng một đồng tiền vàng Cuối cùng cô và trẻ mở hình nền và cùng hát bài “Cô và mẹ” IV. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Yêu cầu Trẻ thực hiện được các vai chơi 2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động 3. Tiến hành - Góc phân vai: Nấu ăn cho em bé - Góc xây dựng: Xây trường mầm non. - Góc nghệ thuật: Xâu vòng hoa tặng hoa V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Trò chơi: Nu na nu nống. - Cô giới thiệu luật chơi , cho trẻ chơi 2- 3 lần 2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ Rửa tay sau khi chơi Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ… ******************** Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2012 HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ * Đón trẻ - Cô đón trẻ từ tay phụ huynh. - Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ. * Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng. * Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp. * Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết. II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động 1: Quan sát tranh cô đang cho bé ăn - Cho trẻ quan sát tranh cô dạy bé học. - Cô hỏi trẻ về công việc của cô giáo. - Khuyến khích trẻ sữ dụng ngôn ngữ để nói lên suy nghĩ của mình 2. Hoạt động 2: trò chơi dân gian “ Dung dăng dung dẻ”. - Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu - Tổ chức chơi cùng trẻ. - Bao quát quá trình trẻ chơi. III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Phát triển nhận thức Hoạt động tạo hình Đề tài: Xâu vòng tặng cô 1. Mục đích - Phát triển khả năng thẩm mỹ của trẻ. - Giúp trẻ bước đầu làm quen với các kỹ thuật xâu vòng. 2. Chuẩn bị - Giáo án điện tử - Dây xâu, hoa xâu - Kề trưng bày sản phẩm * Nội dug tích hợp: Trò chuyện về công việc của cô giáo trong lớp 3. Tiến hành Hoạt động 1: Tạo hứng thú - Bạn Mi Mi trò chuyện về cô giáo của mình: Cô giáo mình rất thương mình, luôn chăm sóc cho mình. Mình muốn tặng cho cô giáo của mình một món quà các bạn gợi ý cho mình xem tặng quà gì cho cô của mình nhé - Cô trò chuyện với trẻ sẻ giúp Mi Mi tặng quà gì cho cô giáo. - Cô gợi ý cho trẻ xâu vòng hoa tặng cô giáo. Hoạt động 2: Bé yêu thông minh - Cô cho cho trẻ quan sát một số hình ảnh vòng đeo tay trên màn hình vi tính. - Cô làm mẫu cho trẻ xem. - Cô hướng dẫn cách xâu vòng: Khi xâu vòng thì tay phải cầm dây, tay trái cầm hoa, sau đó các con xâu sợi dây qua vòng hoa, cuối cùng các con nắm nhẹ đầu dây kia kéo lên. Hoạt động 3: Bé yêu trổ tài - Cô cho trẻ lấy rổ và về chổ ngồi xâu. - Cô quan sát và hướng dướng dẫn trẻ thực hiện. - Cô động viên trẻ thực hiện nhiều sản phẩm. - Cô hướng dẫn trẻ mang sản phẩm trưng bày lên kệ. Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm - Cô mời trẻ lên chọn sản phẩm mà trẻ thích. - Cô chọn sản phẩm đẹp để nhận xét. - Cô chọn sản phẩm chưa hoàn thành để nhận xét. - Cô nhận xét tuyên dương chung. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Yêu cầu Trẻ thực hiện được các vai chơi 2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động 3. Tiến hành - Góc phân vai: Nấu ăn cho em bé - Góc xây dựng: Xây trường mầm non. - Góc nghệ thuật: Xâu vòng tặng cô V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Trò chơi: Dung dăng dung dẽ 2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ Rửa tay sau khi chơi Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ… ******************** Thứ sáu ngày 31 tháng 08 năm 2012 HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ * Đón trẻ - Cô đón trẻ từ tay phụ huynh. - Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ. * Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng. * Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp. * Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết. II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động 1: Quan sát tranh cô cho bé ngủ - Cho trẻ quan sát tranh cô dạy bé học. - Cô hỏi trẻ về công việc của cô giáo. - Khuyến khích trẻ sữ dụng ngôn ngữ để nói lên suy nghĩ của mình 2. Hoạt động 2: trò chơi dân gian “ Dung dăng dung dẻ”. - Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu - Tổ chức chơi cùng trẻ. - Bao quát quá trình trẻ chơi. III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Phát triển ngôn ngữ Hoạt động văn học Thơ: Lời chào 1. Mục đích - Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ - Giúp trẻ bước đầu làm quen với những bài thơ ngắn 2. Chuẩn bị - Giáo án điện tử * Nội dung tích hợp: MTXQ: trò chuyện về các giác quan 3. Tiến hành Hoạt động 1: Dạy trẻ đọc thơ - Trò chuyện cùng trẻ về công việc của cô giáo. - Giới thiệu bài thơ: “Lời chào” - Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần. - Cô nói về nội dung bài thơ, và giáo dục trẻ khi gặp người lớn phải biết chào hỏi mọi người xung quanh. Hoạt động 2: Trẻ đọc thơ - Cô cho trẻ đọc 2- 3 lần - Trẻ đọc theo nhóm - Trẻ đọc theo tổ - Cá nhân đọc Hoạt động 3: Đàm thoại - Các con vừa đọc bài thơi gì? - Bài thơ nói về điều gì? - Khi gặp người lớn các con phải như thế nào? - Giáo dục trẻ khi gặp người lớn phải biết chào hỏi mọi người xung quanh. Kết thúc IV. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động 3. Tiến hành - Góc phân vai: Nấu ăn cho em bé - Góc xây dựng: Xây trường mầm non. - Góc nghệ thuật: Xâu vòng V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Trò chơi: Dung dăng dung dẽ 2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ Rửa tay sau khi chơi Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ… BGH KÝ DUYỆT GIÁO VIÊN SOẠN Phát triển thẩm mỹ Hoạt động tạo hình Đề tài: Xâu vòng tặng bạn 1. Mục đích - Phát triển khả năng thẩm mỹ của trẻ. - Giúp trẻ bước đầu làm quen với các kỹ thuật xâu vòng. 2. Chuẩn bị - Giáo án điện tử - Dây xâu, hoa xâu - Kề trưng bày sản phẩm * Nội dug tích hợp: Trò chuyện về các bạn trong lớp 3. Tiến hành Hoạt động 1: Tạo hứng thú - Cho bạn Lan trò chuyện với trẻ: Bạn Lan trò chuyện về ngày sinh nhật của mình và mời các bạn đến dự tiệc sinh nhật - Cô trò chuyện với trẻ sẻ tặng quà gì cho bạn - Cô gợi ý cho trẻ xâu vòng hoa tặng bạn. Hoạt động 2: Bé yêu thông minh - Cô cho cho trẻ quan sát một số hình ảnh vòng đeo tay trên màn hình vi tính. - Cô làm mẫu cho trẻ xem. - Cô hướng dẫn cách xâu vòng: Khi xâu vòng thì tay phải cầm dây, tay trái cầm hoa, sau đó các con xâu sợi dây qua vòng hoa, cuối cùng các con nắm nhẹ đầu dây kia kéo lên. Hoạt động 3: Bé yêu trổ tài - Cô cho trẻ lấy rổ và về chổ ngồi xâu. - Cô quan sát và hướng dướng dẫn trẻ thực hiện. - Cô động viên trẻ thực hiện nhiều sản phẩm. - Cô hướng dẫn trẻ mang sản phẩm trưng bày lên kệ. Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm - Cô mời trẻ lên chọn sản phẩm mà trẻ thích. - Cô chọn sản phẩm đẹp để nhận xét. - Cô chọn sản phẩm chưa hoàn thành để nhận xét. - Cô nhận xét tuyên dương chung.

File đính kèm:

  • docxcac co bac trong truong mn tuan 1.docx
Giáo án liên quan