. Mục tiêu
1. Phát triển thể chất
- Hình thành ý thức giữ gìn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm đồ dùng, đồ chơi trong gia đình.
- Biết ăn uống hợp lý và đúng giờ, có khả năng nhận biết phân biệt các nhóm thực phẩm và cách chế biến
- Biết tập luyện và giữ gìn sức khỏe cho bản thân, cho người thân trong gia đình.
2. Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ bày tỏ được nhu cầu và mong muốn của mình bằng ngôn ngữ.
- Biết lắng nghe đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Trẻ có hiểu biết và miêu tả những trạng thái tình cảm khác nhau (vui, buồn, giận, giữ ). - Hình thành kĩ năng giao tiếp, chào hỏi phù hợp với chuẩn mực văn hóa gia đình.
3. Phát triển nhận thức
- Trẻ hiểu được vị trí, vai trò của trẻ và mỗi thành viên trong gia đình.
- Biết được công việc của trẻ, của thành viên trong cuộc sống của gia đình mình.
- Biết được các nhu cầu của gia đình (về dinh dưỡng, về những tình cảm cần được quan tâm, những nhu cầu về vật chất và đồ dùng trong gia đình trẻ).
- Tích cực khám phá sự vật hiện tượng xung quanh mình.
- Nhận biết 1 số quy tắc đơn giản trong gia đình mình.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề Gia đình thân yêu của bé, ngày hội của cô giáo (ngày 20/11) - Thời gian thực hiện 5 tuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
jhChủ đề
Gia đình thân yêu của bé, Ngày hội của cô giáo (ngày 20/11)
Thời gian thực hiện 5 tuần
Từ ngày 27/10/2008 đến ngày 28/11/2008
I. Mục tiêu
1. Phát triển thể chất
- Hình thành ý thức giữ gìn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm đồ dùng, đồ chơi trong gia đình.
- Biết ăn uống hợp lý và đúng giờ, có khả năng nhận biết phân biệt các nhóm thực phẩm và cách chế biến
- Biết tập luyện và giữ gìn sức khỏe cho bản thân, cho người thân trong gia đình.
2. Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ bày tỏ được nhu cầu và mong muốn của mình bằng ngôn ngữ.
- Biết lắng nghe đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Trẻ có hiểu biết và miêu tả những trạng thái tình cảm khác nhau (vui, buồn, giận, giữ…). - Hình thành kĩ năng giao tiếp, chào hỏi phù hợp với chuẩn mực văn hóa gia đình.
3. Phát triển nhận thức
- Trẻ hiểu được vị trí, vai trò của trẻ và mỗi thành viên trong gia đình.
- Biết được công việc của trẻ, của thành viên trong cuộc sống của gia đình mình.
- Biết được các nhu cầu của gia đình (về dinh dưỡng, về những tình cảm cần được quan tâm, những nhu cầu về vật chất và đồ dùng trong gia đình trẻ).
- Tích cực khám phá sự vật hiện tượng xung quanh mình.
- Nhận biết 1 số quy tắc đơn giản trong gia đình mình.
4. Phát triển tình cảm xã hội
- Trẻ có ý thức tôn trọng, biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ các thành viên trong gia đình.
- Nhận biết cảm xúc của người khác, biểu lộ được cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình.
- Hình thành 1 số kỹ năng ứng xử, tôn trọng theo truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
5. Phát triển thẩm mỹ
- Trẻ thể hiện được cảm xúc tình cảm của người thân qua tranh vẽ, bài hát, bài thơ, múa…
- Trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
Thứ 2 ngày 27/10/2008
hoạt động có chủ đích
TD: Bò thấp chui qua cổng
TCVĐ: Tung cao hơn nữa
1. Mục đích
- Trẻ bò liên tục, chui không chạm cổng, phối hợp tay chân nhịp nhàng.
- Biết lợi ích của việc tập thể dục, ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh, chóng lớn. Rèn luyện sự khéo léo cho trẻ
- Rèn luyện thể lực, phát triển vận động, giác quan, phát triển chân, tay.
- Nội dung tích hợp: Hát vận động “Dậy đi thôi,”
2. Chuẩn bị
- 2 cổng vòng cung
- 10-15 quả bóng
3. Tổ chức thực hiện
a) Khởi động
- Xếp trẻ theo đội ngũ vòng tròn làm tàu hoả
- Kết hợp kiễng chân, đi bằng gót chân, đi nghiêng chân, đi thường.
- Nhẹ nhàng về hàng ngang theo tổ để tập bài PT chung.
b) Trọng động
* Bài tập phát triển chung: Dậy đi thôi
- ĐT1: Chân rộng bằng vai, tay chếch chữ V trên đầu - Đổi bên
Lời: Dậy đi thôi mặt trời
- ĐT2: Ngồi khuỵ gối, tay đưa về phía trước, nhún lên nhún xuống
Lời: Dậy ra sân em cười
- ĐT3: Chân rộng bằng vai, tay chếch chữ V, nghiêng trái, phải
Lời: Mẹ mua cho một mình
- ĐT4: Rậm chân theo phách, tay vỗ theo phách
Lời: Mẹ khen em trắng tinh
* Vận động cơ bản: Bò thấp chui qua cổng
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 3m, xếp cổng vòng cung ở giữa.
- Cô làm mẫu 1 lần cho trẻ quan sát
- Lần 2 cô vừa làm vừa phân tích động tác cho trẻ nghe: Cô bò bằng bàn tay và cẳng chân, bò thật khéo, cô bò liên tục, khi chui qua cổng không chạm vào cổng, bò xong cô đứng lên vàđi về cuối hàng.
- Cho 2 trẻ cùng làm mẫu với cô.
- Cho trẻ lần lượt cùng thực hiện theo tổ
x x x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x x x
( Cô quan sát và hướng dẫn trẻ cách chơi, chú ý sửa sai cho trẻ)
* Trò chơi vận động
- Trò chơi: Tung cao hơn nữa
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành từng nhóm, 2 tay cầm bóng tung cao mắt nhìn theo bóng và tung bóng thẳng lên cao, khi bóng rơi xuống bắt bóng bằng 2 tay.
c) Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh 2 vòng sân (lớp), tay đưa ngang, hạ xuống làm động tác “chim bay về tổ”.
Thứ 3 ngày 28/10/2008
hoạt động có chủ đích
MTXQ
Trò chuyện về gia đình bé (Các thành viên trong gia
đình, công việc của mọi người, các mối quan hệ trong
gia đình)
1. Mục đích
- Trẻ kể được trong gia đình bé có những ai, kể về công việc của bố, mẹ. Biết được mối quan hệ gia đình mở rộng (ông, bà, cô, chú, dì, cậu)
- Trẻ biết được 1 số qui định về lễ giáo trong gia đình mình
- Biết kính trọng người lớn tuổi, nhường nhịn em bé, yêu quí người thân trong gia đình
- Nội dung tích hợp Hát Cả Nhà thương nhau, vận động về đúng nhà cảu mình
2. Chuẩn bị
- Bài hát, hình ảnh về gia đình bé (gia đình có 1 con, 2 con, 3 con).
- 1 số dụng cụ trong gia đình.
3. Tổ chức thực hiện
a) Hoạt động 1: Kể về các thành viên trong gia đình
- Hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Trò chuyện:
+ Chúng mình vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về những thành viên nào trong gia đình?
+ Tình cảm giữa ba, mẹ và con như thế nào? (con giống ai? khi ba hoặc mẹ đi vắng thì sẽ thế nào?)
- Cô cho trẻ quan sát tranh gia đình
- Hỏi trẻ:
+ Tranh vẽ gia đình của ai?
+ Gia đình bé có mấy người?
+ Gồm những ai?
- Cô cho trẻ tự giới thiệu về gia đình mình (1 vài trẻ):
+ Gia đình con có mấy người?
+ Gia đình ai có ông bà nội? Ông bà nội là người sinh ra ai?
+ Còn ông bà ngoại là người sinh ra ai? + Anh trai, chị gái của mẹ và của bố được gọi là gì?
+ Em trai, em gái của bố được gọi như thế nào?
+ Còn em trai, em gái của mẹ được gọi ra sao?
b) Hoạt động 2: Kể về công việc của bố mẹ
- Bố mẹ các con làm nghề gì?
- Làm ở đâu? Cơ qua nào?
- Khi đi làm về tới nhà, bố mẹ con thường làm những công việc gì?
- Con đã làm những việc gì để giúp đỡ bố mẹ?
- Trò chơi: Cô làm công việc gì?
+ Cô làm những động tác quen thuộc như: Giặt quàn áo, lau nhà, quét nhà, rửa bát, xâu kim…
+ Yêu cầu trẻ đoán tên công việc đó.
- Cho trẻ kể xem ai được làm anh, làm chị
- Làm anh, làm chị có khó không? Anh chị thì phải như thế nào?
- Đọc thơ “Làm anh”
c) Hoạt động 3: Gắn tranh gia đình có 1,2,3 con lên bảng
- Cho trẻ nhận xét về 3 bức tranh:
+ Có gì giống nhau và khác nhau? + Gia đình nào là gia đình đông con?
+ Gia đình nào là gia đình ít con?
+ Cùng đếm số người trong gia đình nào!
- Giáo dục trẻ: Giúp trẻ biết để gia đình hạnh phúc và đảm bảo cuộc sống chỉ có từ 1-2 con để có điều kiện chăm sóc con cái
+ Giới thiệu để trẻ được biết thêm gia đình có cả ông bà sống cùng là gia đình lớn, gia đình có 3 thế hệ, chúng mình phải biết kính trọng ông bà
d) Hoạt động 4: Chơi “Tìm về đúng gia đình mình”
- Cách chơi: Cô hỏi trẻ xem gia đình mình có mấy con, vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh phải tìm về đúng nhà: Nhà có 3 con ở phía trước mặt cô, nhà có 2 con ở bên tay phải cô, nhà có 1 con ở bên tay trái cô.
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.
File đính kèm:
- gia dinh(5).doc