Hải Dương, ngày 26 tháng 11 năm 2013
Thiện thân mến!
Đã lâu rồi, mình không viết thư cho bạn. Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, của các dịch vụ bưu chính viễn thông đã làm xóa nhòa khoảng cách, làm cho mọi người gần nhau hơn. Gọi điện thoại hay online facebook bây giờ đã trở thành thói quen của mọi người, giúp mọi người cập nhật tin tức của nhau một cách nhanh nhất. Nhưng hôm nay, mình quyết định viết thư tay cho bạn, để tìm lại những cảm giác ngày xưa, khi nhận những bức thư trong hộc bàn, ngày bạn còn học với mình và để kể cho bạn nghe những điều mình mới học được trong cuộc sống.
Thiện à, ngày bạn còn học với mình, mỗi khi mình bị điểm kém hay buồn vì chuyện gia đình, bạn lại rủ mình sang nhà bạn chơi, rồi mở nhạc cho mình nghe. Mình vẫn nhớ như in những âm thanh mạnh mẽ trong "Guns and Roses", "One more night", "Payphone" đã len lỏi vào từng nơ-ron thần kinh trong não bộ của mình, cuốn phăng mọi muộn phiền, ưu tư của mình đi, để mình có thể cười giòn tan một cách vô tư lự với bạn. Rồi sau đó, bạn cho mình nghe những bản ballad ngọt ngào như "Safe and sound", "Love the way you lie" "As long as you love me - Justin Bieber" "You raise me up" làm mình tìm lại được bình yên cho tâm hồn, khiến mình thấy cuộc sống này thật tươi đẹp. Điều đó đã tiếp thêm cho mình năng lượng mới để tiếp tục cố gắng, tiếp tục hoàn thiện bản thân, để mình nỗ lực hơn trong cuộc sống.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Hãy viết một bức thư diễn tả âm nhạc có thể lay động đời sống như thể nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: "Hãy viết một bức thư diễn tả âm nhạc có thể lay động đời sống như thể nào"?
Hải Dương, ngày 26 tháng 11 năm 2013Thiện thân mến!Đã lâu rồi, mình không viết thư cho bạn. Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, của các dịch vụ bưu chính viễn thông đã làm xóa nhòa khoảng cách, làm cho mọi người gần nhau hơn. Gọi điện thoại hay online facebook bây giờ đã trở thành thói quen của mọi người, giúp mọi người cập nhật tin tức của nhau một cách nhanh nhất. Nhưng hôm nay, mình quyết định viết thư tay cho bạn, để tìm lại những cảm giác ngày xưa, khi nhận những bức thư trong hộc bàn, ngày bạn còn học với mình và để kể cho bạn nghe những điều mình mới học được trong cuộc sống.Thiện à, ngày bạn còn học với mình, mỗi khi mình bị điểm kém hay buồn vì chuyện gia đình, bạn lại rủ mình sang nhà bạn chơi, rồi mở nhạc cho mình nghe. Mình vẫn nhớ như in những âm thanh mạnh mẽ trong "Guns and Roses", "One more night", "Payphone" đã len lỏi vào từng nơ-ron thần kinh trong não bộ của mình, cuốn phăng mọi muộn phiền, ưu tư của mình đi, để mình có thể cười giòn tan một cách vô tư lự với bạn. Rồi sau đó, bạn cho mình nghe những bản ballad ngọt ngào như "Safe and sound", "Love the way you lie" "As long as you love me - Justin Bieber" "You raise me up" làm mình tìm lại được bình yên cho tâm hồn, khiến mình thấy cuộc sống này thật tươi đẹp. Điều đó đã tiếp thêm cho mình năng lượng mới để tiếp tục cố gắng, tiếp tục hoàn thiện bản thân, để mình nỗ lực hơn trong cuộc sống. Thiện thân, hôm nay, khi vào youtube để nghe lại những bản nhạc đấy, tình cờ mình thấy một clip về quảng cáo dầu gội Pantine ở Thái Lan làm mình rất trăn trở. Clip kể câu chuyện về một cô gái A nhà nghèo, mẹ mất sớm, cô bé ở với bố, bố cô bé phải đi đàn hát dạo để kiếm sống. Và điều bất hạnh hơn cả là cô bé lại bị câm. Cô bé có một niềm đam mê mãnh liệt với đàn violon nhưng luôn bị bàn bè chế giễu. Đặc biệt, ở lớp có một cô bé B nhà giàu luôn nghĩ ra đủ trò để trêu chọc, hành hạ cô. Nhưng cô bé A này luôn nỗ lực học, đặc biệt là đàn violon, và cô bé đàn rất hay. Rồi một ngày, một cuộc thi âm nhạc cổ điển sắp được tổ chức, cô bé A đăng kí. Cô bé B nhà giàu cũng đăng kí thi và khi biết chuyện, trước ngày thi đã cho người đến đập đàn violon và đánh đập bố của cô bé A khi ông đang biểu diễn dạo kiếm tiền làm cho cô bé A sẽ nản lòng và bỏ cuộc. Ngày thi, cô bé B dự thi cuối cùng, Sau khi cô bé B kết thúc phần dự thi piano với những tràng pháo tay không ngớt, những tưởng ngôi vị quán quân là đây thì cô bé A bỗng xuất hiện, với cây violon dán chằng chịt băng dính, dự thi với tất cả nỗ lực của mình. Khi cô bé A biểu diễn, cả khán phòng lặng như tờ. Người nghe cũng cảm nhận được những nỗ lực, những oan ức, những bất công của cô bé đã trải qua. Nhưng trên hết, vượt qua những điều đó, người nghe được đắm chìm vào một không gian khoáng đạt, rộng rãi của niềm tin, được hòa mình với mùi cỏ non ban mai, được thưởng thức ánh bình minh qua tiếng đàn của cô. Tiếng đàn của cô giúp mọi người thấy tin tưởng vào cuộc sống, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Khi nghe tiếng đàn của cô bé A, mình cũng như có thêm một luồng sinh khí mới, tâm hồn như tươi mới hơn, yêu đời hơn. Và cô bé đã nhận được giải nhất.Thiện à, ngày hôm đó, mình đã nhận ra âm nhạc có sức mạnh như thế nào. Âm nhạc như một món ăn, một liều thuốc tinh thần giúp con người vững vàng hơn cuộc sống. Âm nhạc có sức lay động long` người, giúp con người hướng thiện. Thật sự, mình rất cảm ơn bạn vì đã truyền đam mê âm nhạc cho mình từ ngày nhỏ, để hôm nay mình có thể nhận ra được bao điều tốt đẹp trong cuộc sống nhờ âm nhạc.Trời cũng đã muộn rồi, mình xin dừng bút tại đây. Chúc Thiện học tập tốt, mình cũng xin hứa sẽ học thật tốt ghi ta để sau này có thể đàn những giai điệu truyền cảm hứng cho mọi người như những gì đã hứa với Thiện ngày xưa. Mong sớm nhận được hồi âm của ThiệnBạn của ThiệnN.K.Đ
Chủ đề: "Hãy viết một bức thư diễn tả âm nhạc có thể lay động đời sống như thể nào"?
Hà Nội,ngày 23 tháng 12 năm 2013Anh Vôva thân mến!Nếu nói rằng ngôn ngữ tách rời loài người ra khỏi những động vật khác thì âm nhạc chính là cái nôi của ngôn ngữ và mãi mãi là một thứ ngôn ngữ chung của toàn nhân loại.Các nhà nghiên cứu cho thấy đứa trẻ ngay từ trong bào thai được nghe âm nhạc thì tần số sẽ rộng hơn của giọng nói vì nên sự tiếp xúc âm thanh gần hơn, cường độ, âm sắc của ca từ và giai điệu giúp thai nhi kích thích não bộ, cảm xúc trí tuệ được phát triển ngay trong bụng mẹ nếu được nghe nhạc đúng cách. Có câu nói: “Hãy mang lại cho bé niềm yêu thương ngọt ngào từ những giai điệu bất hủ biết đâu bạn sẽ có một thiên tài trong tương lai” âm nhạc đã làm cho trí não đứa trẻ phát triển thông minh hơn khi nghe những bản giao hưởng, sonate của nhạc sỹ thiên tài Betthoven, hay trẻ sẽ tăng cân nặng hơn khi nghe nhạc của nhạc sỹ thần đồng Mozat,và êm ái trong những tổ khúc của Sube,những,Romance,noctuyec của Traikopxki…Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Lucvichvan Beethoven đã nói: “Âm nhạc làm trái tim của người nam sôi sục và khóe mắt của người nữ đẫm lệ”.. Âm nhạc đã là ngôn ngữ của tâm hồn của trái tim và nhịp đập cuộc sống, phải chăng tất cả những điều đó đã khẳng định sự diệu kỳ của âm nhạc trong cuộc sống loài người.Trong nhịp sống thanh bình hôm nay, nhìn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến một phần chiến công của dòng âm nhạc Cách mạng, đó là một phần sức mạnh để đưa đoàn quân ra mặt trận, là giá trị tinh thần cho các chiến sỹ thêm niềm lạc quan tin tưởng vào sự chiến thắng của dân tộc đem lại nền hòa bình độc lập như hôm nay.“Việt Nam Hồ Chí Minh” câu hát đó đã vỡ òa hòa quyện vào đại thắng mùa xuân năm1975 giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước,đoàn chiến sỹ đi trong rực rỡ cờ hoa,cả thế giới đã cảm nhận sâu sắc hơn sự chiến thắng của dân tộc nhỏ bé,anh hùng với hình ảnh vị Lãnh tụ vĩ đại.Với Bác Hồ kính yêu mỗi người dân Việt Nam tỏ lòng biệt ơn, kính yêu với người không chỉ bằng những trang sử hào hùng, những áng thơ đầy xúc động mà chính những tác phẩm âm nhạc đã được viết lên từ trái tim từ cảm xúc và tình yêu vô hạn đối với người để “thế giới hát về người Việt Nam hát về người” những tác phẩm ngợi ca,dạt dào cảm xúc đó dường như trở thành một dòng nhạc riêng dành cho vị Lãnh tụ kính yêu của người dân Việt Nam.“Khi ngôn ngữ bất lực thì âm nhạc vang lên”.. Ta muốn viết nhiều điều,muốn nói nhiều lần để ngợi ca,về quê hương đất nước,về những người mẹ thân yêu,những người con hy sinh vì tổ quốc, và nhiều điều gủi gắm về tình yêu đôi lứa … hãy để Âm nhạc thay cho lời muốn nói, isvoo vàn cảm xúc được thăng hoa để kết thành những tác phẩm bất hủ còn vang vọng mãi như “Người Hà Nội” của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi. “Du kích sông thao” “Giải phóng điện biên” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận “Sông Lô” của Nhạc sỹ Văn Cao, “ Lên ngàn” ; “Tình ca” của nhạc sỹ Hoàng Việt; “Chào sông mã Anh hùng” của Xuân Giao “ Đất nước trọn niềm vui”của Hoàng Hà… đã mãi mãi cho thế hệ mai sau lưu giữ hình ảnh của một thời máu lửa đầy vinh quang và nước mắt của cả Dân tộc.Trong nền giáo dục của xã hội văn minh chúng ta giáo dục một cách toàn diện với đầy đủ tri thức khoa học kỹ thuật của nhân loại, trong đó không thể thiếu giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách của con người bằng biện pháp nào đó thì âm nhạc có đầy đủ ý nghĩa để hướng cho con người hướng tới cái hay cái đẹp trong cuộc sống..đối với trẻ nhỏ sự trưởng thành và nhận biệt nhiều điều trong cuộc sống có phần theo từng cung bậc của giai điệu âm nhạc.Âm nhạc đã giúp con người trở thành hoàn thiện trong muôn vàn tri thức của nhân loại.Các nhà nghiên cứu còn thấy cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, giảm cảm giác đau,sản xuất kích thích tố…Có tâm hồn con người nào không xao xuyến và khuất phục trước những giai điệu đẹp của của bản nhạc, bài ca.Trong đời sống xã hội qua thực tế cho thấy những hành vi bạo lực có lẽ ít xuất hiện ở những con người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm,và sống cùng với âm nhạc.Điều đó thật tuyệt vời nếu nền giáo dục dục âm nhạc được phổ cập một cách hệ thống bài bản và chọn lọc tới tất cả mọi người để thế giới tràn ngập sư yên thương và luôn có nhiều trái tim nhân hậu.Tuy nhiên đã có những tác dụng trái chiều khi lạm dụng âm nhạc một cách tùy tiện làm con người trở thành ủy mỵ, yếu đuối, cảm nhận tình yêu một cách rẻ mạt, hững hờ với những mầu sắc âm nhạc vàng vọt,lời ca phản cảm và vô nghĩa và thậm chí còn nực cười khi bất chợt nghe một câu hát vang lên đâu đó như “Yêu một người lại nhớ tới hai ba người”..”Tình yêu đến không mong đợi gì và tình yêu đi cũng không hề hối tiếc.”. của một ca sỹ nào đó… Phải chăng đó là sự giáo dục về nghệ thuật âm nhạc còn khập khiễng thiếu hụt? Sự kỳ diệu của âm nhạc đến với đời sống con người phải xuất phát từ những cảm xúc thăng hoa, phải chắt lọc cái tinh túy của ngôn ngữ, nghiêm túc với những sáng tạo nghệ thuật thể hiện cái hay cái đẹp của loài người thì điều kỳ diệu đó sẽ tồn tại mãi mãi..
Chủ đề: "Hãy viết một bức thư diễn tả âm nhạc có thể lay động đời sống như thể nào"?
Hà Nội,ngày 23 tháng 12 năm 2013Anh Eminem thân mến!Sau đây em sẽ cho anh biết âm nhạc có thể làm lay đông đời sống con người như thế nào.Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý… Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người. >- Như các loại hình nghệ thuật khác, nội dung âm nhạc cũng phản ánh hiện thực của cuộc sống. Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Âm nhạc còn có thể thể hiện quan điểm sống, chuyển tải tư tưởng. Còn một phần rất quan trọng trong nội dung của âm nhạc là sự đánh giá thực tại trên quan điểm của Mỹ học, có nghĩa là đánh giá các sự vật, hiện tượng nhưng không phụ thuộc vào cách nhìn nhận thực tiễn, thực dụng về đối tượng ấy. Vĩ dụ khi ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc, chúng ta thích ngắm nhìn nó vì nó đẹp chứ hoàn toàn không có ý nghĩ là mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho chúng ta, mặt trời sẽ sưởi ấm cho ta,… Có thể nói rằng, cách đánh giá trên quan điểm Mỹ học là một cách đánh giá “vô tư”. Đấy là những nội dung mà âm nhạc có thể chuyển tải. Và nội dung của âm nhạc có tính bất định. Tùy theo khả năng và đặc điểm tâm lý, quan điểm, sở thích, kinh nghiệm sống, trình độ văn hóa… của mỗi người mà ở họ có sự cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bản nhạc. Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản nhạc, âm nhạc đã tác động lớn đến người nghe. Dù rằng sự cảm thụ âm nhạc ở mỗi người là khác nhau và có thể rất đa dạng. Nhưng chúng vẫn nằm trong một ranh giới nhất định và vẫn có những điểm chung nhất định. Điểm chung ấy dựa vào sức tác động của âm nhạc đối với con người. Trước hết, âm nhạc tác động lên phương diện sinh lý của con người. Sự tác động này hầu như ai cũng nhận thấy được. Bằng công trình nghiên cứu của mình, hai nhà sinh học người Nga, I.M.Đô ghen và I.R.Tackhanốp đã chứng minh rằng, Âm nhạc có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và đến những khía cạnh khác trong cơ thể người. Âm nhạc có thể khiến cho người nghe cảm thấy dễ chịu, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái. Và âm nhạc cũng có thể làm cho người nghe cảm thấy mệt mõi, rã rời hay căng thẳng, khó chịu. Chính vì thế mà âm nhạc có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Ngày trước, nhờ những câu hò ý vị, vui tươi trong khi gặt hái, trong khi giả gạo, trong khi cấy cày, tát nước,… người lao động đã quên đi sự mệt nhọc, vất vả và hăng say hơn trong công việc. Ngày nay, trong các nhà máy, xí nghiệp, nếu biết sử dụng âm nhạc một cách khoa học thì năng suất lao động sẽ được nâng cao. Không chỉ có thế, âm nhạc còn tác động đến cảm xúc và tư tưởng của con người. Âm nhạc, nếu được cảm thụ một cách sâu sắc và thông minh thì sẽ tác động đến thế giới quan, đến toàn bộ ý thức của con người. Tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất của âm nhạc đối với con người là trong lĩnh vực tình cảm và tâm trạng của con người. Không một loại hình nghệ thuật nào khác ngoài âm nhạc lại có thể tác động với một uy lực như thế vào thế giới cảm xúc của con người. Sở dĩ âm nhạc có được sức ảnh hưởng lớn bởi vì âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có tính biểu hiện. Ngôn ngữ của nó giống với ngữ điệu của tiếng nói và giống với cử chỉ, nghĩa là giống với phương tiện biểu hiện của cảm xúc. Chính sự khái quát hoá và tăng lên gấp nhiều lần những khả năng biểu hiện của ngữ điệu và tiết tấu, âm nhạc đã có được một sức mạnh tác động vào cảm xúc thật lớn lao. Hơn nữa, trong tác phẩm âm nhạc còn miêu tả những điều mà chúng ta thích thú và quan tâm trong thực tiễn. Âm nhạc có sự tái hiện những âm thanh đầy sức hấp dẫn của thiên nhiên, thể hiện những cảm xúc dễ chịu và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của chúng ta. Có một vai trò của âm nhạc mà không ai có thể phủ nhận được, đó là sự tham gia và hỗ trợ trong các dịp lễ hội và giải trí cộng đồng, trong sự chuyển động của tập thể (diễu hành), dùng làm phương tiện để nghỉ ngơi, giải trí. Chính vì âm nhạc tác động lên mặt xúc cảm và tư tưởng nên âm nhạc đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ. Có thể thông qua âm nhạc để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho người nghe. Những nhân vật tích cực, những tấm gương đạo đức cao cả và cả hình tượng những con người bị dày vò bởi sự đấu tranh nội tâm khổ sở, những con người sống dằn vặt và không thoả mãn được đề cập đến trong bản nhạc đã ảnh hưởng đến tình cảm đạo đức của người nghe, nâng người nghe lên một tầm cao bao la về đạo đức. Những tác phẩm âm nhạc diễn tả những tư tưởng, tình cảm đạo đức cao đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình bạn, tình yêu, tình huynh đệ, tình phụ tử, tình mẫu tử,… luôn đóng một vai trò giáo dục đặc biệt có ý nghĩa. Âm nhạc đã đánh thức lương tâm, thức tỉnh một sự bồn chồn cao quí, một nỗi niềm lo lắng thiêng liêng: Mình đã làm được điều tốt đó chưa? Mình đã sống tốt chưa? Mình có xứng với cái đẹp ấy không? Liệu mình còn đủ sức để hoàn thiện bản thân hơn nữa không?… Những điều ấy tạo nên nội lực thúc đẩy người nghe vươn tới sự toàn thiện, toàn mỹ. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, có những loại âm nhạc có thể tác động tiêu cực đến con người. Những ca khúc trữ tình chứa đựng những tình cảm không lành mạnh, sướt mướt hay suồng sã, nó có thể tác hại lớn đến đạo đức con người. Nó là kẻ đưa đường nhẹ nhàng nhất cho sự băng hoại đạo đức, suy sụp về tinh thần. Có những bản chạc mà khi nghe nó thì người nghe cảm thấy buồn rã rượi, chán nãn, yếu đuối, nhu nhược,… Và cũng có những bản nhạc làm cho người nghe phấn khích quá độ, trở nên cuồng nhiệt, không làm chủ được hành vi của mình, dẫn đến những hành động sai trái. Vì âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn như thế cho nên các bậc phụ huynh, những người làm công tác giáo dục cần phải lưu tâm nhiều hơn nữa về vấn đề này. Trong nhà trường, trong các sinh hoạt tập thể nên lựa chọn những loại âm nhạc có nội dung lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của các em để dạy cho các em, để cho các em nghe. Trong gia đình, các bậc phụ huynh nên khuyên nhũ và định hướng cho con em mình lựa chon âm nhạc để nghe, hướng dẫn cho các em biết cách cảm thụ âm nhạc. Cần tìm hiểu sở thích âm nhạc của các em trong giáo dục. Qua sở thích về âm nhạc của các em, chúng ta có thể biết được phần nào tính khí và phẩm chất đạo đức của các em. Như vậy, âm nhạc có nhiều vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhưng các vai trò ấy chúng gắn bó chặt chẻ với nhau, nhiều khi chúng hoà quyện vào nhau, khó có thể phân định rạch ròi. Cuộc sống mà không có âm nhạc thì cuộc sống sẽ trở nên rất tẻ nhạt và trầm lắng. Bàn về vai trò của âm nhạc đối với cuộc sống xã hội thì phong phú và sâu sắc vô cùng. Trong bài viết nhỏ này chưa thể diễn tả hết được cái hay, cái quý của nó. Để kết thúc bài viết của mình, người viết xin dẫn ra đây lời nói của Sô-xta-cô-vits: “Âm nhạc nâng con người lên, làm con người cao quí hơn, củng cố phẩm chất, củng cố niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân, vào sứ mệnh lớn lao của mình”.
Thái Nguyên,ngày 29 tháng 12 năm 2013Anh John thân mến!Sau đây em sẽ cho anh biết âm nhạc có thể làm lay đông đời sống con người như thế nào.Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý… Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người. >- Như các loại hình nghệ thuật khác, nội dung âm nhạc cũng phản ánh hiện thực của cuộc sống. Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Âm nhạc còn có thể thể hiện quan điểm sống, chuyển tải tư tưởng. Còn một phần rất quan trọng trong nội dung của âm nhạc là sự đánh giá thực tại trên quan điểm của Mỹ học, có nghĩa là đánh giá các sự vật, hiện tượng nhưng không phụ thuộc vào cách nhìn nhận thực tiễn, thực dụng về đối tượng ấy. Vĩ dụ khi ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc, chúng ta thích ngắm nhìn nó vì nó đẹp chứ hoàn toàn không có ý nghĩ là mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho chúng ta, mặt trời sẽ sưởi ấm cho ta,… Có thể nói rằng, cách đánh giá trên quan điểm Mỹ học là một cách đánh giá “vô tư”. Đấy là những nội dung mà âm nhạc có thể chuyển tải. Và nội dung của âm nhạc có tính bất định. Tùy theo khả năng và đặc điểm tâm lý, quan điểm, sở thích, kinh nghiệm sống, trình độ văn hóa… của mỗi người mà ở họ có sự cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bản nhạc. Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản nhạc, âm nhạc đã tác động lớn đến người nghe. Dù rằng sự cảm thụ âm nhạc ở mỗi người là khác nhau và có thể rất đa dạng. Nhưng chúng vẫn nằm trong một ranh giới nhất định và vẫn có những điểm chung nhất định. Điểm chung ấy dựa vào sức tác động của âm nhạc đối với con người. Trước hết, âm nhạc tác động lên phương diện sinh lý của con người. Sự tác động này hầu như ai cũng nhận thấy được. Bằng công trình nghiên cứu của mình, hai nhà sinh học người Nga, I.M.Đô ghen và I.R.Tackhanốp đã chứng minh rằng, Âm nhạc có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và đến những khía cạnh khác trong cơ thể người. Âm nhạc có thể khiến cho người nghe cảm thấy dễ chịu, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái. Và âm nhạc cũng có thể làm cho người nghe cảm thấy mệt mõi, rã rời hay căng thẳng, khó chịu. Chính vì thế mà âm nhạc có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Ngày trước, nhờ những câu hò ý vị, vui tươi trong khi gặt hái, trong khi giả gạo, trong khi cấy cày, tát nước,… người lao động đã quên đi sự mệt nhọc, vất vả và hăng say hơn trong công việc. Ngày nay, trong các nhà máy, xí nghiệp, nếu biết sử dụng âm nhạc một cách khoa học thì năng suất lao động sẽ được nâng cao. Không chỉ có thế, âm nhạc còn tác động đến cảm xúc và tư tưởng của con người. Âm nhạc, nếu được cảm thụ một cách sâu sắc và thông minh thì sẽ tác động đến thế giới quan, đến toàn bộ ý thức của con người. Tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất của âm nhạc đối với con người là trong lĩnh vực tình cảm và tâm trạng của con người. Không một loại hình nghệ thuật nào khác ngoài âm nhạc lại có thể tác động với một uy lực như thế vào thế giới cảm xúc của con người. Sở dĩ âm nhạc có được sức ảnh hưởng lớn bởi vì âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có tính biểu hiện. Ngôn ngữ của nó giống với ngữ điệu của tiếng nói và giống với cử chỉ, nghĩa là giống với phương tiện biểu hiện của cảm xúc. Chính sự khái quát hoá và tăng lên gấp nhiều lần những khả năng biểu hiện của ngữ điệu và tiết tấu, âm nhạc đã có được một sức mạnh tác động vào cảm xúc thật lớn lao. Hơn nữa, trong tác phẩm âm nhạc còn miêu tả những điều mà chúng ta thích thú và quan tâm trong thực tiễn. Âm nhạc có sự tái hiện những âm thanh đầy sức hấp dẫn của thiên nhiên, thể hiện những cảm xúc dễ chịu và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của chúng ta. Có một vai trò của âm nhạc mà không ai có thể phủ nhận được, đó là sự tham gia và hỗ trợ trong các dịp lễ hội và giải trí cộng đồng, trong sự chuyển động của tập thể (diễu hành), dùng làm phương tiện để nghỉ ngơi, giải trí. Chính vì âm nhạc tác động lên mặt xúc cảm và tư tưởng nên âm nhạc đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ. Có thể thông qua âm nhạc để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho người nghe. Những nhân vật tích cực, những tấm gương đạo đức cao cả và cả hình tượng những con người bị dày vò bởi sự đấu tranh nội tâm khổ sở, những con người sống dằn vặt và không thoả mãn được đề cập đến trong bản nhạc đã ảnh hưởng đến tình cảm đạo đức của người nghe, nâng người nghe lên một tầm cao bao la về đạo đức. Những tác phẩm âm nhạc diễn tả những tư tưởng, tình cảm đạo đức cao đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình bạn, tình yêu, tình huynh đệ, tình phụ tử, tình mẫu tử,… luôn đóng một vai trò giáo dục đặc biệt có ý nghĩa. Âm nhạc đã đánh thức lương tâm, thức tỉnh một sự bồn chồn cao quí, một nỗi niềm lo lắng thiêng liêng: Mình đã làm được điều tốt đó chưa? Mình đã sống tốt chưa? Mình có xứng với cái đẹp ấy không? Liệu mình còn đủ sức để hoàn thiện bản thân hơn nữa không?… Những điều ấy tạo nên nội lực thúc đẩy người nghe vươn tới sự toàn thiện, toàn mỹ. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, có những loại âm nhạc có thể tác động tiêu cực đến con người. Những ca khúc trữ tình chứa đựng những tình cảm không lành mạnh, sướt mướt hay suồng sã, nó có thể tác hại lớn đến đạo đức con người. Nó là kẻ đưa đường nhẹ nhàng nhất cho sự băng hoại đạo đức, suy sụp về tinh thần. Có những bản chạc mà khi nghe nó thì người nghe cảm thấy buồn rã rượi, chán nãn, yếu đuối, nhu nhược,… Và cũng có những bản nhạc làm cho người nghe phấn khích quá độ, trở nên cuồng nhiệt, không làm chủ được hành vi của mình, dẫn đến những hành động sai trái. Vì âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn như thế cho nên các bậc phụ huynh, những người làm công tác giáo dục cần phải lưu tâm nhiều hơn nữa về vấn đề này. Trong nhà trường, trong các sinh hoạt tập thể nên lựa chọn những loại âm nhạc có nội dung lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của các em để dạy cho các em, để cho các em nghe. Trong gia đình, các bậc phụ huynh nên khuyên nhũ và định hướng cho con em mình lựa chon âm nhạc để nghe, hướng dẫn cho các em biết cách cảm thụ âm nhạc. Cần tìm hiểu sở thích âm nhạc của các em trong giáo dục. Qua sở thích về âm nhạc của các em, chúng ta có thể biết được phần nào tính khí và phẩm chất đạo đức của các em. Như vậy, âm nhạc có nhiều vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhưng các vai trò ấy chúng gắn bó chặt chẻ với nhau, nhiều khi chúng hoà quyện vào nhau, khó có thể phân định rạch ròi. Cuộc sống mà không có âm nhạc thì cuộc sống sẽ trở nên rất tẻ nhạt và trầm lắng. Bàn về vai trò của âm nhạc đối với cuộc sống xã hội thì phong phú và sâu sắc vô cùng. Trong bài viết nhỏ này chưa thể diễn tả hết được cái hay, cái quý của nó. Để kết thúc bài viết của mình, người viết xin dẫn ra đây lời nói của Sô-xta-cô-vits: “Âm nhạc nâng con người lên, làm con người cao quí hơn, củng cố phẩm chất, củng cố niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân, vào sứ mệnh lớn lao của mình”. Em của anhN.M.H
File đính kèm:
- bai tham khao thu upu lan thu 43.doc