Chủ Đề: Ngôi trường của bé - Đề tài Cô giáo của em (Nhóm lớp: Lá)

I. Mục đích yêu cầu:

- Củng cố và cung cấp cho trẻ thêm kiến thức về hình ảnh, công việc và tên gọi của các nhân viên trong trường. Hiểu biết công việc và vị trí của từng người

- Phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động trang trí tranh các nhân vật.

- Nhận biết được sự khác nhau giữa trang phục của các nhân viên phù hợp với vị trí công việc.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

- Giáo dục trẻ lòng tự tin khi giao tiếp và biết kiên nhẫn lắng nghe

II. Chuẩn bị:

- Hình ảnh về các công việc của cô giáo, cô bảo mẫu, bác cấp dưỡng trong trường mầm non.

- Hình ảnh về trang phục của từng người, từng công việc.

- Giấy A3 màu, keo dán, kéo, bút màu, trang phục được vẽ sẵn hoặc in sẵn cho trẻ tô màu, xé dán.

- Tranh truyện về một nhân vật nào đó trong trường.

III. Tiến Hành:

1. Hoạt động 1: Cô giáo của em

Trò chuyện:

Trong lớp có mấy cô giáo?

Tên của cô giáo con là gì?

Hàng ngày cô giáo làm những công việc gì?

Ngoài cô giáo dạy con hàng ngày, trong lớp mình con còn biết ai nữa?

Những người con biết làm những công việc gì?

Con có nhận xét gì về trang phục của cô giáo, cô bảo mẫu và bác cấp dưỡng?

Tại sao trang phục lại khác nhau? (Dạy trẻ hiểu tùy theo tính chất công việc mà có những bộ trang phục khác nhau)

Cô gợi ý giúp trẻ trả lời và cung cấp thêm những điều mà trẻ chưa nói được.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ Đề: Ngôi trường của bé - Đề tài Cô giáo của em (Nhóm lớp: Lá), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ Đề: Ngôi trường của bé Đề tài: Cô giáo của em Nhóm lớp: Lá I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố và cung cấp cho trẻ thêm kiến thức về hình ảnh, công việc và tên gọi của các nhân viên trong trường. Hiểu biết công việc và vị trí của từng người - Phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động trang trí tranh các nhân vật. - Nhận biết được sự khác nhau giữa trang phục của các nhân viên phù hợp với vị trí công việc. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Giáo dục trẻ lòng tự tin khi giao tiếp và biết kiên nhẫn lắng nghe II. Chuẩn bị: - Hình ảnh về các công việc của cô giáo, cô bảo mẫu, bác cấp dưỡng trong trường mầm non. - Hình ảnh về trang phục của từng người, từng công việc. - Giấy A3 màu, keo dán, kéo, bút màu, trang phục được vẽ sẵn hoặc in sẵn cho trẻ tô màu, xé dán. - Tranh truyện về một nhân vật nào đó trong trường. III. Tiến Hành: 1. Hoạt động 1: Cô giáo của em Trò chuyện: Trong lớp có mấy cô giáo? Tên của cô giáo con là gì? Hàng ngày cô giáo làm những công việc gì? Ngoài cô giáo dạy con hàng ngày, trong lớp mình con còn biết ai nữa? Những người con biết làm những công việc gì? Con có nhận xét gì về trang phục của cô giáo, cô bảo mẫu và bác cấp dưỡng? Tại sao trang phục lại khác nhau? (Dạy trẻ hiểu tùy theo tính chất công việc mà có những bộ trang phục khác nhau) Cô gợi ý giúp trẻ trả lời và cung cấp thêm những điều mà trẻ chưa nói được. 2. Hoạt động 2: Chọn trang phục đúng Cô chia lớp thành 3-4 nhóm, mỗi nhóm nhận một rổ: giấy màu, kéo, keo dán, bút màu và các hình ảnh trang phục được vẽ sẵn. 1 tờ giấy A3 trong đó có hình vẽ cô giáo, bác cấp dưỡng và cô bảo mẫu. Mỗi nhóm thảo luận về các nhân vật để nhận ra nhân vật nào trong tranh là ai và chọn trang phục cho phù hợp. Cắt trang phục đó từ các tờ giấy và dán lên tranh mẫu. Sau đó trẻ có thể tô màu hoặc trang trí thêm cho các bộ trang phục đẹp hơn bằng các nguyên vật liệu trẻ có. Gợi ý cho mỗi nhóm kể về bức tranh của mình: Ví dụ: Trong tranh có những ai? Đang làm gì? .v.v… 3. Hoạt động 3: Kể chuyện về trường lớp của bé. Sau khi các bé hoàn thành tác phẩm của nhóm mình. Cô kể cho bé nghe về một câu chuyện ở trường (Có thể là kể câu chuyện về cô giáo, về cô bảo mẫu, bác cấp dưỡng hoặc về chính ngôi trường bé đang học) Kể cho trẻ nghe về vai trò, trách nhiệm của cô Hiệu trưởng và cô Hiệu phó của trường. Sau khi cô kể xong đàm thoại với trẻ về nội dung chuyện cô vừa kể và có thể cho một vài bé hoặc một vài nhóm kể lại nội dung mà bé thích hoặc nhân vật bé thích trong câu chuyện của cô. Chú ý sửa câu cho trẻ, khuyến khích trẻ nói đúng và diễn tả ý nghĩ bằng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ. Khuyến khích trẻ tự tin nói lên suy nghĩ của mình. 4. Kết thúc: nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docCo giao cua em.doc