- Đón trẻ vào lớp.
- Gợi ý trẻ tham gia vào các hoạt động, các góc gắn với chủ đề.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện, kể về đêm trung thu những việc cần làm và chuẩn bị.
- Giúp trẻ quan sát và trò chuyện để tìm hiểu về tranh ảnh : tranh có gì ? các bạn đang làm gì dưới ánh trăng ?
- Điểm danh lớp.
29 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11583 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề nhánh: Bé vui đón trung thu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN LẤP VÒ
TRƯỜNG MẪU GIÁO BÌNH THẠNH TRUNG
Chủ đề:
Chủ đề nhánh: Bé vui đón trung thu.
Giáo viên: Hoàng Thị Hải
Lớp: Lá 5.
Năm học: 2013- 2014.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 3
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: TẾT TRUNG THU
TỪ16/ 09 ĐẾN 20/09/2013
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
Đón trẻ vào lớp.
Gợi ý trẻ tham gia vào các hoạt động, các góc gắn với chủ đề.
Cô và trẻ cùng trò chuyện, kể về đêm trung thu những việc cần làm và chuẩn bị.
Giúp trẻ quan sát và trò chuyện để tìm hiểu về tranh ảnh : tranh có gì ? các bạn đang làm gì dưới ánh trăng ?
- Điểm danh lớp.
THỂ DỤC SÁNG
Tập động tác với nhạc :
-Hô hấp 2 : Thổi bong bóng.
-Tay 1 : Tay đưa ra trước, gập trước ngực.
-Chân 1 : Ngồi xổm, đứng lên liên tục.
-Bụng 1 : Đứng cúi gập người về trước.
-Bật 1 : Bật tại chỗ.
HOẠT ĐỘNG HỌC.
LVPT THỂ CHẤT :
Ném xa bằng một tay.
LVPT NGÔN NGỮ :
- Dạy trẻ đọc thơ : trăng ơi từ đâu đến.
LVPT NHẬN THỨC :
- Trò chuyện về ngày tết trung thu.
LVPT THẪM MỸ :
- vẽ mặt trăng.
LVPTTC VÀ KỶ NĂNG XÃ HỘI :
- Nặn trái cây tặng bạn.
CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
Dạo chơi sân trường, quan sát thời tiết và nêu lên nhận xét.
Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân trường.
Quan sát, mô tả, và nhận xét các hoạt động trong trường mầm non và ngày tết trung thu.
Chơi tự do theo ý thích.
Nghe kể chuyện, đọc thơ, hát múa theo chủ đề.
Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời.
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ
Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
Thịt xào thập cẩm + canh rau nấu thịt
Thịt nạc, đậu que+ canh đu đủ nấu thịt
Thịt kho đậu phụ + canh khoai ngọt nấu thịt
Thịt bò xào đậu phụ + canh dưa leo nấu thịt
Gà xào sả ớt + canh bí đao nấu thịt
Cho trẻ đánh răng sau khi ăn, thay quần áo, ngủ trưa.
Yaourt
Uống sữa
kem
uống sữa
yaourt
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-Đếm số lượng bánh trong đêm trung thu.
-Tìm chữ cái o, ô ,ơ trong bài thơ “ Trăng ơi từ đâu đến’’
-Trò chuyện về sự tự phục vụ, chăm sóc bản thân.
- Hát múa theo chủ đề.
- Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ khi ở trường và trong đêm trung thu.
VỆ SINH TRẢ TRẺ
- Rửa tay, lau mặt chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Nêu gương, cấm cờ - trả trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của trẻ
NHẬN XÉT
- Cháu hoạt động tích cực trong các lĩnh vực
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG.
Chủ đề nhánh 3: TẾT TRUNG THU
- Lĩnh vực: phát triển thể chất
- Hoạt động: thể dục
- Đề tài: Ném xa bằng một tay.
- Thứ 02 ngày 16 tháng 09 năm 2013
1. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH THỂ DỤC SÁNG:
a. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Trò chuyện với trẻ về ngày rằm tháng 8 ( tết trung thu)
+ Các bạn ơi các bạn có biết gần đến ngày gì không?
+ Vào ngày đó thì các bạn là gì?(trẻ kể)
b). Điểm danh:
- Cô điểm danh tập trung gọi từng tên của trẻ ghi vào sổ đầu bài.
c).Thể dục sáng.
c.1 Yêu cầu
- Kiến thức:
+ Trẻ biết ném xa bằng một tay, đúng kĩ thuật, chính xác.
+ Trẻ biết dùng lực của cánh tay để đẩy vật đi xa.
+ Trẻ biết tập thể dục rèn luyện cơ thể khỏe mạnh.
- kĩ năng:
+ Thực hiện các thao tác chính xác, dứt khoát, đẹp.
- Giáo dục:
+ Trẻ biết tập thể dục để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh.
+ Không xô đẩy, tranh giành nhau khi ném.
+ Hình thành thói quen chú ý trong giờ học.
c.2 Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức: Trong lớp học
- Cô: 01 túi cát.
- Trẻ: 08 túi cát, 02 ống đựng cờ, 04 vòng tròn .
c) Sử dụng phương pháp: Quan sát và thực hành, đàm thoại.
đ/ Tiến hành hoạt động:
1/ Trò chuyện gây hứng thú:
- Các bạn ơi sắp đến tết trung thu rồi cô cháu mình cùng nhau tập thể dục cho khỏe để có sức khỏe đi rước đèn đêm trung thu nha!(dạ)
2/ Khởi động: Cô cùng trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
3/ Trọng động:
- Bài tập phát triển chung:
+ Động tác tay: Tay đưa ngang gập khuỷu, ngón tay chạm vai.
+ Động tác chân: Bước chân sang một bên chân kia thẳng.
+ Động tác bụng: Cúi gập người về trước, tay chạm vào bàn chân.
+ Bật nhảy: Bật luân phiên, chân trước, chân sau.
- Trò chơi vận động:
Vận động bài hát “ ồ sao bé không lắc’’.
4/ Hồi tĩnh: Cô cùng trẻ đi vòng tròn vào lớp.
2. Hoạt động học:
a. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ biết ném xa bằng 1 tay.
- Trẻ biết dùng lực của cánh tay để đẩy vật đi xa.
- trẻ thích tham gia vào các vận động, có ý thức tổ chức kỷ luật, tính nhanh nhẹn, hoạt bát.
b. chuẩn bị: - Cô: 01 túi cát.
c. Phương pháp: thực hành, trực quan.
d. Tổ chức hoạt động
Nội dung học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Cô cho trẻ xem tranh các bạn nhỏ đang rước đèn trung thu.
+ Bạn nào cho cô biết bức tranh vẽ gì?
+ Các bạn biết đó là ngày gì không?
+ Các bạn có muốn đi rước đèn không?
+ Nhưng trước khi đi rước đèn thì lớp cùng tâp với cô một bài tập thể dục mới nha.
+ Bài học của cô có tên là: Ném xa bằng một tay.
- dạ ve bạn nhỏ rước đèn trung thu.
- Dạ ngày tết trung thu.
- Dạ muốn.
- Dạ
2. Phát triển bài
Khởi động
Đi, chạy nhẹ nhàng các kiểu đi
Trọng động: 15 – 20 phút.
Bài tập phát triển chung
Vận động cơ bản “ Ném xa bằng 1 tay”
Trò chơi vận động: “Chạy tiếp cờ”(CS 52)
Hồi tĩnh
- Làm mẫu cho trẻ bé làm theo, nhắc nhở trẻ lớn chăm chú tập theo cô
- Cô tập các động tác như
- Tay vai
- Chân :
- Bụng:
- Bật tại chỗ:
– Cô đứng bên vạch xuất phát.
Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con một trò chơi mới nha. Đó là trò chơi “ Ném xa bằng một tay”
Cô sẽ làm mẫu lần 1
Cô làm mẫu lần 2 + phân tích động tác : TTCB hai tay thả lỏng khi có lệnh chuẩn bị trẻ cầm túi cát một tay khi có hiệu lệnh bắt đầu tay cầm túi cát đưa lên cao tới đầu và dùng sức cuả bàn tay ném túi cát về phía trước.
Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
+ Cách chơi : Cô chia lớp làm 3 đội
+ Luật chơi : Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế.
.
Cả lớp làm theo cô
Cả lớp làm theo cô ở đội hình tự do.
- “ Tay đưa ngang, gập khuỷu tay, ngón tay chạm vai ”.(4 lần 8 nhịp)
- “Bước chân sang một bên chân kia thẳng ”.(4 lần 8 nhịp)
- “ Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm vào bàn chân”.
- “ Bật tại chổ”.
– Cả lớp đứng theo cô dưới vạch xuất phát. Bạn nhỏ đứng bạn lớn đứng sau để dễ nhìn thấy cô làm mẫu
– Trẻ quan sát.
- Cô cho 1 trẻ lên làm mẫu.
- Tiếp tục cho từng trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện : Nhóm lớp
- Cho lần lượt 2 trẻ lên thực hiện đến hết lớp, cô nhận xét sửa sai.
- Cháu đứng thành 3 hàng dọc, cô phát cho mỗi trẻ đứng đầu hàng cầm cờ. Khi cô hô “ hai, ba” thì phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và đi đứng ở cuối hàng.Cháu thứ hai nhận được cờ thì tiếp tục chạy nhanh và vòng qua ghế (như bạn thứ nhất) rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba, cứ như vậy nhóm nào hết trước thì thắng cuộc.Con nào không thực hiện đúng quy luật trên thì phải quay lại từ đầu
- Cho trẻ chơi hai đến ba lần.
Trong quá trình thực hiện cô quan sát, sửa sai .
bạn thứ hai và đi đứng ở cuối hàng.Cháu thứ hai nhận được cờ thì tiếp tục chạy nhanh và vòng qua ghế (như bạn thứ nhất) rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba, cứ như vậy nhóm nào hết trước thì thắng cuộc.Con nào không thực hiện đúng quy luật trên thì phải quay lại từ đầu
- Cho trẻ chơi hai đến ba lần.
Trong quá trình thực hiện cô quan sát, sửa sai .
bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ bạn thứ 2 phải chạy thật nhanh vòng qua ghế rồi về chổ đưa cờ cho bạn thứ hai.(CS 52)
Trẻ thực hiện chơi cô quan sát, nhận xét
Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu vào lớp
3. Kết thúc
Cô nhận xét, tuyên dương
- Cho trẻ chơi hai đến ba lần.
Trong quá trình thực hiện cô quan sát, sửa sai
- Trẻ lắng nghe.
3) Hoạt động ngoài trời.“ chạy nhanh hái hoa”
a.Mục đích:
- Trẻ biết chơi trò chơi chạy nhanh hái hoa
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn và tinh thần đoàn kết
- Giáo dục cháu chơi với nhau phải biết đoàn kết không tranh giành, không đánh nhau.
b.Chuẩn bị:
- Một cái trống lắc.
- không gian:ngoài sân nếu trời đẹp
- 2 cây có nhiều quả
c. phương pháp: thực hành, trực quan, đàm thoại,...
d. Tiến hành hoạt động
1. Ổn định
- Cô gợi hỏi trẻ hôm nay các ban thích chơi trò chơi gi?
- Cô dẫn dắt giới thiệu tên trò chơi “ chạy nhanh hái hoa ”.
2. Giới thiệu luật chơi và cách chơi.
* luật chơi:
- Khi dứt tiếng trống lắc, trẻ đứng ngay lại và không hái quả nữa, chỉ hái 1 lần 1 quả
* Cách chơi:
- Chia trẻ làm hai 2 nhóm đứng hàng dọc thành 2 hàng số lượng trẻ hay nhóm bằng nhau. Khi có hiệu lệnh hái hoa thì trẻ đầu hàng chạy lên hái 1 quả chạy về bỏ vào rổ.trẻ đứng kế tiếp chạy lên hái cứ như thế cho đến khi trống lắc báo hiệu dừng hái. Khi hái hoa xong đếm xem đội nào nhiều hoa là thắng cuộc.
3. Cô cho trẻ chơi mẫu(1lần)
- Cô mới 2 trẻ lên chơ mẫu 1 -2 lần.
- Cô động viên khuyến khích trẻ.
4. Cho trẻ chơi thật
- Cô quan sát trẻ chơi (chơi 2-3 lần)
- Tuyên dương trẻ kịp thời
- Nhận xét và kết thúc
4 Hoạt động các góc.
a) mục tiêu:
- Giúp trẻ có thể vận dụng những kiến thúc đã học vào trong các góc chơi, trẻ sẻ sáng tạo và linh hoạt hơn, giúp trẻ phát triển một cách điều về thể chất cũng như tinh thần
- Rèn cho trẻ có đôi tay khéo léo, phản ứng nhanh và khả năng sáng tạo trong khi chơi.
- Qua hoạt động chơi giáo dục cháu có nhóm chơi của mình, có tinh thần đoàn kết cùng nhau thực hiện một công việc chung, giúp đỡ lẫn nhau, không tranh giành đồ chơi và biêt cất dọn đồ chơi sa khi chơi
b) Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức : tổ chức trong lớp học
- cô : chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cho cháu chơi các góc: hoa, cây xanh, keo, kéo, hàng rào….thẻ đeo cho các góc
- Trẻ : tâm thế thoải mái, đồ chơi ở các góc cháu sẻ chơi
c) phương pháp: thực hành, trực quan, đàm thoại,..
1. ổn định:
Cô mở nhạc nói trường mầm non
Trò chuyện
+ Các bạn vừa nghe bài hát gi? ( trường mầm non).
+ Bài hát nói về điều gì?
Giới thiệu góc chơi.
- Góc phân vai: Chơi cô giáo và cháu
+ Đây là gì các bạn?
+ Các bạn làm gì với các vật liệu này? ( đóng vai bán hoa ngày 8/3)
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non
+ Các bạn nhìn xem cô còn chuẩn bị gì nữa?
+ Đây là gì các bạn?
+ Những nguyên liệu này ta có thể làm gì? ( xây dựng trường mầm non)
- Góc thư viện: xem sách báo tranh ảnh về trường mầm non
+ Đây là gì các bạn? ( tranh ảnh về trường mầm non)
+ Thế các bạn sẽ làm gì với những nguyên vật liệu này? ( làm tập tranh về trường học của con)
- Góc âm nhạc:
+ Các bạn làm gì mà mặc đồ đẹp thế? ( múa hát)
+ Các bạn hát bài hát gì?
3. Trẻ vào góc chơi
Các bạn thích chơi ở góc nào thì chọn góc đó và mang đồ chơi về góc của mình đi.
Giáo dục: trong lúc chơi không được tranh giành đò chơi.
Cô quan sát từng góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ.
* Góc phân vai:
- Các ban đang làm gì vậy? ( cô và cháu)
- Các bạn nhớ đặt tên cho góc mình nhe!
- Góc xây dựng: Xây trường mầm npn
Các bạn đang làm gò đó?
Các bạn nhớ tưới nước cho nó tốt nhe!
- Góc thư viện: xem sách báo tranh ảnh về trường mầm non
Các bạn làm đến đâu rồi?
Các bạn nhớ dán cho thẳng mới đẹp nhe!
- Góc âm nhạc:
Các ban đang hát bài hát gì hay vây?
5. ăn dinh dưỡng:
+ Ăn cơm trưa: món ăn: Thịt xào đậu que, canh cải thảo
+ Ăn phụ sau khi ngủ: sữa chua
+ Ăn cơm chiều: món ăn: Bánh canh, thịt bò.
6. Hoạt động chiều
Cô cháu cùng trò chuyện về các món ăn trong trường mầm non.
Nhận xét nêu gương và trả trẻ: cho trẻ rửa mặt chuẩn bị trang phục gọn gàng và cho trẻ nhận xét các bạn ngoan trong lớp bạn chưa ngoan cô nhận xét và tuyên dương trẻ ngoan đồng thời động viên trẻ chưa ngoan cố gắn ngoan hơn ngaỳ hôm sau.
- Trả trẻ : trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của cháu
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG.
Chủ đề nhánh 3: TẾT TRUNG THU
- Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ
- Hoạt động: làm quen văn học
- Đề tài: thơ “ TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN ”
- Thứ 03 ngày 17 tháng 09 năm 2013
1. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH THỂ DỤC SÁNG:
a). Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Trò chuyện với trẻ về ngày rằm tháng 8 ( tết trung thu)
+ Các bạn ơi các bạn có biết gần đến ngày gì không?
+ Vào ngày đó thì các bạn là gì?(trẻ kể)
b). Điểm danh:
- Cô điểm danh tập trung gọi từng tên của trẻ ghi vào sổ đầu bài.
C ).Thể dục sáng.
- Giống như ngày tứ 2 ngày 16/09/2013
2. HOẠT ĐỘNG HỌC
a. Mục đích yêu cầu
- Trẻ thuộc thơ, cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên qua cái nhìn của trẻ thơ.- Nhận biết vần điệu êm dịu, nhẹ nhàng, sâu lắng qua nhịp thơ 2/3, hiểu được lối miêu tả về trăng qua nghệ thuật so sánh của tác giả.- Rèn kỹ năng vẽ hình trên giấy và cắt dán lên tranh.- Phát triển ngôn ngữ văn học, trí nhớ có chủ định, NN diễn đạt cảm xúc.- Giáo dục trẻ lòng yêu cảnh đẹp thiên nhiên, yêu quê hương đất nước
b. chuẩn bị:
- Cô: Tranh minh họa bài thơ , bài hát "Ánh trăng hòa bình "- Trẻ: Giấy thủ công, kéo, hồ dán cho trẻ.
c. Phương pháp : quan sát, đàm thoại, trực quan hành động,truyền khẩu.
d. Tổ chức hoạt động
Nội dung học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Cô cho trẻ nghe bài hát: Ánh trăng hòa bình.
- Cô hát cho trẻ nghe bài "Ánh trăng hòa bình " kết hợp VĐ minh họa theo bài hát ...- Trò chuyện với trẻ:+ Ánh trăng trong bài hát thế nào? ... Vì sao gọi là ánh trăng hòa bình?+ Các bạn có thấy trăng bao giờ chưa? ...Trăng đẹp nhất vào lúc nào?+ Ngày trăng tròn nhất, người ta gọi là ngày gì?+ Trăng rằm có màu gì? ... + Giống như cái gì?
- Trẻ nghe và làm theo cô.
- Dạ thưa cô ánh trăng tròn ạ
- trẻ trả lời theo cảm nhận.
- trẻ trả lời theo cảm nhận
- Dạ ngày rằm.
- Dạ màu vàng.
- trẻ trả lời theo cảm nhận.
2.phát triển bài
* Đàm thoại tạo hứng thú cho trẻ.
* Cô đọc mẫu và dạy trẻ đọc thơ
*Trẻ đọc thơ
*Đàm thoại theo nội dung bài thơ.
Đố các bạn biết trăng từ đâu đến?- Giới thiệu bài thơ: " Chú Trần Đăng Khoa ngày còn bé cũng có những liên tưởng như chúng ta bây giờ về nguồn gốc của trăng. Những liên tưởng ấy đã hòa cùng với cảøm xúc của chú để chú sáng tác ra một bài thơ rất dễ thương. Các bạn hãy cùng thưởng thức nhé!- Cô đọc lần 1 : diễn cảm với cử chỉ nét mặt, điệu bộ phù hợp với dòng thơ ...- Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa + trích dẫn từng đoạn và đàm thoại gợi mở tư duy cho trẻ
+ Trăng ơi từ đâu đến là bài thơ nói về sự tưởng tượng của tác giả khi ngắm trăng vào những đêm trăng rằm những lời giải thích của nhà thơ rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.
* Giải thích từ khó:
+ lửng lơ: ở trên cao không với tới được.
+
- Cô cho trẻ đọc từ khó.+ Cô đọc 4 câu thơ đầu.Trăng còn có hình dạng gì?+ Cô đọc 4 câu thơ tiếp theoÁnh trăng còn giống hình ảnh gì nữa?+ Cô đọc tiếp 4 câu cuối- Cô cho trẻ cùng đọc thơ với cô: lớp, tổ, cá nhân ( chú ý sửa cách phát âm, rèn cách ngắt nhịp... )- Đàm thoại với trẻ: + Cô và các bạn vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
+ Trăng được tác giả ví như cái gì?
+ Các bạn thấy trăng trong bài thơ như thế nào?+ Các bạn có yêu trăng không?
* Trò chơi
- Tổ chức cho trẻ tạo hình " trăng rằm trong đêm " - Cô gợi ý cho trẻ các nguyên vật liệu tạo hình: giấy thủ công , kéo, hồ dán ...- Hướng dẫn trẻ vẽ vòng tròn lên mặt trái của tờ giấy, sau đó cắt rời ra khỏi giấy và dán lên tranh ...- Gợi ý trẻ vẽ thêm các ngôi sao để trang trí cho bầu trời đêm thêm sinh động
- Dạ từ trên trời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Dạ trăng hồng như quả chín.
- Dạ trăng giống như mắt cá.
- Dạ “ Trăng ơi từ đâu đến”.
- Dạ chú Trần Đăng Khoa.
- Dạ trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá, trăng bay như quả bóng.
- Dạ trăng rất là đẹp ạ.
- Dạ yêu.
3. Kết thúc
Các bạn ơi mình vừa được đọc bài thơ gì?
3. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : trò chơi: cái gì biến mất
a. mục tiêu:
- Giúp trẻ biết cách chơi trò chơi : cái gì biến mất, nhận biết đồ vật
- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ.tri giác và tinh thần đẹp khi chơi: không chơi gian lận
- Giáo dục cháu vui trung thu an toàn , giúp đỡ ba mẹ đón tết trung thu.
b. Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức: lớp học sạch sẽ thoáng mát.
- cô: một số đồ vật ngày tết: bánh trung thu, trái cây....
- Trẻ : tâm thế thoải mái. Đồ dùng đồ chơi để trẻ đoán cái gì biến mất.
c. Phương pháp: thực hành, trực quan, đàm thoại,..
d. Cách tiến hành:
*Ổn định: hát”sắp đến tết rồi”
- Cô và trẻ trò chuyện về ngày tết trung thu.
+ Tết trung thu con làm gì?
+Mẹ các con mua gì ngày tết trung thu?
+ Cô cũng mua một số đồ dùng để phục vụ tết(cô và trẻ cùng xem)
- Cô gợi ý trẻ chơi trò chơi”đoán xem cái gì biến mất”
* Chơi cái gì biết mất.
- Cách chơi , luật chơi(sách gái khoa tuyển chọn trò chơi, bh, , thơ ca, cđ lứa tuổi 5-6 trang 33)
4 Hoạt động các góc.
a) mục tiêu:
- giúp trẻ có thể vận dụng những kiến thúc đã học vào trong các góc chơi, trẻ sẻ sáng tạo và linh hoạt hơn, giúp trẻ phát triển một cách điều về thể chất cũng như tinh thần
- rèn cho trẻ có đôi tay khéo léo, phản ứng nhanh và khả ngăng sáng tạo trong khi chơi.
- qua hoạt động chơi giáo dục cháu có nhóm chơi của mình, có tinh thần đoàn kết cùng nhau thực hiện một công việc chung, giúp đỡ lẫn nhau, không tranh giành đồ chơi và biêt cất dọn đồ chơi sa khi chơi
b) Chuẩn bị:
- không gian tổ chức : tổ chức trong lớp học
- cô : chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cho cháu chơi các góc: hoa, cây xanh, keo, kéo, hàng rào….thẻ đeo cho các góc
- trẻ : tâm thế thoải mái, đồ chơi ở các góc cháu sẽ chơi
c. Phương pháp: thực hành, quan sát,..
d) Tiến hành hoạt động:
1. Góc âm nhạc: hát các bài hát về chủ đề
2. Góc Xây dựng: Xây dựng trường học của bé
3. Góc phân vai: mẹ đua bé đến trường
4. Góc Album của bé: làm album ảnh về trường mầm non
Hôm nay cô sẽ gới thiệu với các bạn một góc chơi mới, các bạn có muốn khám phá không ne!
5.Cô giới thiệu góc chơi mới
+ Đây là gì vậy các bạn?
+ Còn đây là gi?
+ Với những nguyên vật liệu này cô có thể làm gì? ( làm tập tranh về trường mầm non)
* Trẻ vào góc chơi:
- Các bạn hãy mang đồ chơi về góc chơi của mình đi.
Giáo dục: trong khi chơi không tranh giành đồ chơi.
Cô quan sát góc chơi và gợi ý cho cháu chơi.
- Góc album
+ Các bạn đang làm gì vậy?
Các bạn nhớ dán cho thẳng mới đẹp.
5. ăn dinh dưỡng:
+ Ăn cơm trưa: món ăn:……
+ Ăn phụ sau khi ngủ: món ăn: sữa chua
+ Ăn cơm chiều: món ăn:…….
6. Hoạt động chiều
Kể chuyện “ chi em thỏ trắng ”
Đàm thoại về nội dung câu chuyện.
Nhận xét nêu gương và trả trẻ: cho trẻ rửa mặt chuẩn bị trang phục gọn gàng và cho trẻ nhận xét các bạn ngoan trong lớp bạn chưa ngoan cô nhận xét và tuyên dương trẻ ngoan đồng thời động viên trẻ chưa ngaon cố gắn ngoan hơn ngaỳ hôm sau.
- Trả trẻ : trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của cháu
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: TẾT TRUNG THU
-----
- Lĩnh vực: phát triển nhận thức
- Hoạt động: Môi trường xung quanh
- Đề tài: Trò chuyện về ngày tết trung thu
Ngày dạy: 18/ 09/2013
1. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH THỂ DỤC SÁNG:
a). Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn ơi hôm nay các bạn có biết là thứ mấy không?
+ Các bạn mong đến ngày tết trung thu không?
b). Điểm danh:
- Cô điểm danh tập trung gọi từng tên của trẻ ghi vào sổ đầu bài.
c).Thể dục sáng.
- Giống như ngày thứ 02 ngay 16/09/2013
2)HOẠT ĐỘNG HỌC:
a. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết được ngày rằm trung thu là ngày 15/8 âm lịch, biết được đặc điểm nổi bật của ngày tết trung thu qua những dấu hiệu ngày rằm mùa thu, thời tiết, hoạt động của con người...
- Trẻ hứng thú tham gia cùng vui hội trung thu : Bày cỗ, hát múa ...
- Rèn kả năng chú ý ghi nhớ có chủ định của trẻ.
- Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc đủ câu, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
b. Chuẩn bị
Cô: - Tranh:
+ bé rước đèn trung thu.
+ Múa sư tử.
+ Bác Hồ vui trung thu cùng các cháu.
+ Bé cùng nhau bày cỗ.
+ bánh kẹo, quả, hoa, đèn ông sao...
Trẻ : tâm thế vui tươi, hứng khỏi.
*Nội dung tích hợp
Âm nhạc, văn học, BVMT, Vệ sinh dinh dưỡng
Phương pháp : quan sát, đàm thoại, thực hành.
Tổ chức hoạt động
Nội dung học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Quan sát tranh các bạn nhỏ đang bày cỗ trung thu.
- Nhóm con có bức tranh gì?
- Vì sao con biết là mâm cỗ trung thu?
- Con có nhận xét gì về bức tranh?
- Mâm cỗ trung thu thường có những gì? và được bày ở đâu?
- Mọi người thường phá cỗ vào lúc nào?
- Khi ăn xong phải làm gì với vỏ quả, bánh ?
=> Cô chốt lại bức tranh và giáo dục trẻ ăn ít bánh kẹo, ăn xong phải đánh răng để không bị sâu răng...
- Tranh bày mâm cỗ trung thu
- Vì có bánh nướng, bánh dẻo, có hồng chín đỏ, bưởi
..
- Trong tranh có các bạn
nhỏ đang vui vẻ bày cỗ
trên cao mặt trăng đang lấp ló sau rặng tre chiếu ánh sáng vàng dịu mát
..
- Có bánh nướng, bánh dẻo, quả bởi, hồng, nho.... đợc bày duới trăng.
- Mọi ngời thường phá cỗ sau khi rước đèn xong.
- Phải bỏ vỏ vào thùng rác..
..
2. Phát tiển bài
Tìm và nhận biết.
Quan sát tranh rước đèn trung thu.
Quan sát Tranh múa sư tử.
Quan sát Tranh Bác Hồ vui tết trung thu cùng các cháu.
- Để xem vào đêm trung thu có gì vui, cô mời các con xem cùng cô nhé!
- Cô cho trẻ xem hết lần lượt các tranh mà cô đã chuẩn bị và nêu lên nhận xét:
Các con vừa xem được những gì?
Còn đây là gì trăng tròn hay trăng khuyết?sáng hay tối?
Trăng tròn thì các con thấy trăng ra sao ?
Cô cho lớp đọc bài thơ “trăng sáng” và hỏi :vào đêm rằm tháng 8 trăng sáng, thì các bạn nhỏ thường làm gì ?
Ngoài ông trăng ra thì còn ai nữa?
Cô hát cho lớp nghe bài “ thằng cuội”
Đêm trung thu vui như vậy, thì cô và các con làm những công việc gì?
Các con thấy quang cảnh sân trường ngày hôm đó như thế nào? có những gì?
Ai là người trang trí? trang trí những gì?
Cô gợi ý cho trẻ kể cùng cô như: chuẩn bị bánh, lồng đèn, sân khấu, bàn ghế, bông hoa, màn…… và tập múa hát về đêm trung thu.
Sau đó, cô chỉ vào bánh trung thu- đèn và hỏi : những cái này dùng để làm gì?
Các con có thích đêm trung thu không? vì sao?
Khi đêm trung thu đến ,cô và các con cùng làm gì nào?
Cô tóm : khi đêm trungthu đến, cô và các con sẽ vui múa hát, đọc thơ, chơi trò chơi, đi rước đèn và ăn bánh.
Cô tóm và giáo dục trẻ : tết trung thu vui vì có trăng sáng, các bạn rất thích múa hát dưới trăng, được ăn bánh và vui cùng bạn.
Khi ăn bánh, rác bỏ vào đâu?
Cô tóm và giáo dục trẻ : ăn bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, làm cho trường lớp không sạch- đẹp.
- Nhóm con có tranh gì?
- Con có nhận xét gì về bức tranh?( Nếu trẻ không nhận xét được thì gợi ý hỏi trẻ:
+ Trăng đêm rằm tháng 8 như thế nào?
+ Khi trăng lên các bạn nhỏ cùng nhau làm gì?
+ Các con biết có những loại đèn nào?....)
=> Cô chốt lại tranh :
- Con có nhận xét gì về bức tranh?
- Con thấy sư tử trong tranh như thế nào?
- Con có bức tranh gì?
- Con có nhận xét gì về bức tranh?
=> Bác Hồ khi còn sống rất yêu quí các cháu nhỏ, hàng năm mỗi khi tết trung thu đến Bác lại dành thời gian đến thăm, tặng quà và vui tết trung thu cùng các cháu và đây là những hình ảnh về Bác đang vui đón tết trung thu thật vui vẻ bên các cháu nhỏ...
* Kể và xem thêm:
- Kể: Ngày tết trung thu còn có gì nữa?
- Xem thêm:
+ Tranh các loại quả.
+ Tranh các loại hoa.
+ Bố mẹ đưa con đi chơi(rước đèn)
- cháu xem tranh cùng với cô
- tranh) Các bạn đang làm gì ?(đang múa hát, vui chơi, ăn bánh….
- trăng tròn và sáng
- vui chơi, múa hát,ăn bánh, rước đèn…
- cuội
- trang trí cho đẹp
- đẹp,có cờ,hoa,bánh,các bạn,lồng đèn nhiều loại khác nhau….
- cô và các bạn,bác bảo vệ….
- ăn và rước đèn
- trả lời theo cảm nhận
Cô cho trẻ chơi trò chơi “ăn bánh” giống như trò chơi “ uống nước”.
Sau đó , cô cho trẻ cằm lồng đèn đi xung quanh lớp.
- vào thùng rác
- Tranh các bạn nhỏ đang rớc đèn trung thu dới trăng.
- Trong tranh có mặt trăng tròn vành vạnh lấp ló sau rặng tre đang toả ánh sáng mát dịu xuống mặt đất cho các bạn nhỏ vui chơi, rước đèn ông sao, đèn cá, đèn kéo quân ... dưới ánh trăng.
- Tranh có các bạn đang múa sư tử, có ông địa đi trứơc tay cầm quạt chọc ghẹo sư tử, có bạn cầm đầu sư tử múa...
- Đẹp có nhiều màu sắc sặc sỡ
- Tranh Bác Hồ cùng các cháu vui đón tết trung thu
- Trong tranh các bạn nhỏ quây quần bên Bác, có bạn ôm lấy cổ Bác vuốt chòm râu Bác, các bạn đang nghe Bác nói chuyện... và ở đó còn có 1 mâm cỗ trung thu.
..
- Có hoa tươi, có nhiều các loại quả, hồng..
- Trẻ gọi tên quả.
- Trẻ gọi tên hoa...
3. Kết thúc
Trò chơi: Thi xem ai nhanh.
- cách chơi: Mỗi đội có 3 bạn( 2 đội chơi). Trên đây có rất nhiều các loại quả các đội sẽ thi nhau bày quả vào 2 đĩa, đội nào bày đẹp và có nhiều loại quả hơn là đội đó thắng. Thời gian chơi là 2 phút.
Trẻ chơi xong cô cùng cả lớp kiểm tra kết quả chơi c
File đính kèm:
- tuan 3.doc