Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ - Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ.

I Mục đích yêu cầu.

 1. Kiến thức.

 - Trẻ hiểu nội dung bài thơ và đọc diễn mạch lạc lưu loát bài thơ “Bác Hồ của em” của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn.

 2. Kỹ năng.

 - Rèn phát triển ngôn ngữ, giọng đọc diễn cảm rõ ràng mạch lạc cho trẻ.

 - 90 – 95 % trẻ đạt yêu cầu.

 3. Giáo dục.

 - Trẻ đoàn kết, hợp tác với nhóm bạn để tham gia đọc thơ.

 - Thông qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ yêu quí kính trọng Bác Hồ.

II. Chuẩn bị.

 1. Cô:

 - Máy tính, máy chiếu

 - Hình ảnh nội dung bài thơ và một số tư liệu về Bác Hồ.

 - Nhạc bài hát “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” “Nhớ ơn Bác”

 2. Trẻ:

 - Tâm thế thoải mái trang phục gọn gàng.

III. Tổ chức hoạt động.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 16672 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ - Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ Chủ điểm: Bác Hồ với trẻ mầm non. Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ. Tên hoạt động: Bác Hồ của em Đối tượng: Lớp mẫu giáo nhỡ Thời gian: 25 - 30 phút Ngày thực hiện: 27/03/2013 Người thực hiện: Trần Thị Tuyết Đơn vị: Trường Mầm non Hoa Hồng. I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ và đọc diễn mạch lạc lưu loát bài thơ “Bác Hồ của em” của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. 2. Kỹ năng. - Rèn phát triển ngôn ngữ, giọng đọc diễn cảm rõ ràng mạch lạc cho trẻ. - 90 – 95 % trẻ đạt yêu cầu. 3. Giáo dục. - Trẻ đoàn kết, hợp tác với nhóm bạn để tham gia đọc thơ. - Thông qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ yêu quí kính trọng Bác Hồ. II. Chuẩn bị. 1. Cô: - Máy tính, máy chiếu - Hình ảnh nội dung bài thơ và một số tư liệu về Bác Hồ. - Nhạc bài hát “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” “Nhớ ơn Bác” 2. Trẻ: - Tâm thế thoải mái trang phục gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Bác Hồ Kính yêu 2. Hoạt động 2: Bác Hồ của em 3. Hoạt động 3: Tiếng hát dâng Bác. Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được mấy tầng trời cao Đố ai đếm được vì sao Đố ai đếm được công lao Bác Hồ *Cô cho trẻ xem hình ảnh tư liệu về Bác Bác Hồ vị Lãnh tụ đầu tiên của nước ta - Vị cha già dân tộc - Một danh nhân văn hóa thế giới - tình cảm và tấm gương và công ơn trời biển của người luôn in trong trái tim của tất cả những người dân yêu nước và cả nhân loại. Sinh thời người là hiện thân của hi sinh cao cả, Bác bôn ba khắp 5 châu, 4 biển tìm đường cứa nước, cho dân tộc ta được sống trong ấm no hạnh phúc. Bác thương các cụ già xuân về vui biếu lụa. Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương. Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa, chăm sóc từng mầm cây Bác dạy: Mùa xuân là tết trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xanh tươi. * Xem tranh: Bác Hồ Trồng cây. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Chính vì vậy Bác luôn dành tình yêu thương, quan tâm đến lớp lớp các bé thơ, Bác bón từng thìa cơm như người ông, người cha. Bác chia đến tay các cháu từng chiếc kẹo. Mến thương các cháu những chiếc hôn ấm áp. Tình thương yêu ấy còn được sẻ san với thiếu nhi trên thế giới. Bác chan hòa cùng các cháu trong từng nhịp múa. Các con vừa xem những hình ảnh thật cảm động về Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Các con thấy tình cảm của bác dành cho các bé thơ như thế nào? Còn các con tình cảm của các con hướng về Bác NTN? Bác đã đi xa Nhớ về Bác chỉ còn những vần thơ, câu chuyện, tiếng hát, lời ca nhưng với lớp lớp các bé thơ hình ảnh về Bác luôn gần gũi và chan chứa tình yêu thương. Điều ấy được thể hiện qua bài thơ “Bác Hồ của em” . Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn. Mời các con cùng lắng nghe. - Cô đọc diễn cảm lần 1 cử chỉ minh họa. - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ “Bác Hồ của em” của tác giả nào? - Cô đọc cho trẻ nghe lần 2 kết hợp hình ảnh. *Nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của em bé đối với Bác Hồ, khi bé ra đời Bác Hồ không còn nữa nhưng hình ảnh Bác, và những lời dạy của Bác vẫn còn mãi trong lòng bé thơ. * Trích dẫn – Đàm thoại. Sự nuối tiếc của bé khi ra đời đã không được gặp Bác. “Khi em ra đời ……………. Chỉ còn bài thơ” - Khi em sinh ra có còn được gặp Bác Hồ không? Vì sao? - Bác Hồ đã mất nhưng Bác để lại cho chúng ta những gì? Khi cô và các con sinh ra thì Bác Hồ đã mất nhưng Bác đã để lại tiếng hát, lời ca, câu chuyện, bài thơ vẫn còn vang mãi trong lòng chúng ta. * Luyện từ khó – giải nghĩa của từ: - “Ra đời” là ngày đầu tiên em bé được mẹ sinh ra được gọi là “ra đời”. - Cô cho trẻ đọc từ “Ra đời” “Lời ca” - Bác Hồ không còn nữa, nhưng hình ảnh về Bác với bé rất gần gũi thân thương, Những lời Bác dạy vẫn còn vang mãi trong lòng mỗi bé thơ. “Mà em vẫn thấy ………………….. Mãi còn vang ngân” - Bác Hồ đã đi xa nhưng hình ảnh và tình cảm của Bác vẫn còn với bé như thế nào? - Nhớ ơn Bác bé nhớ những gì? Bác Hồ của chúng ta đã mất để tỏ lòng kính yêu Bác các con sẽ làm gì? * Giáo dục: Yêu kính Bác Hồ các con hãy luôn ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ, cô giáo chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là con ngoan trò giỏi là cháu ngoan của Bác Hồ. * Dạy trẻ đọc thơ. => Lưu ý cách đọc: Để đọc bài thơ này hay các con phải chú ý đọc chậm rãi để thể hiện tình cảm yêu mến chân trọng. - Cho cả lớp đọc cùng cô. - Tổ đọc cô cho luân phiên từng tổ đọc - Đọc theo sự điều khiển của cô. - Nhóm đọc. - Cá nhân đọc (Cô quan sát động viên sửa sai cho trẻ) Các con ạ! Bác Hồ cũng có tuổi thơ, có một quê hương đẹp như bức họa “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” * Cho trẻ xem tranh: Quê Bác. Đây chính là nơi đã sinh ra Bác - thuộc xã Kim Liên - Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An. Các con có biết ngày sinh nhật Bác là ngày nào không? Bác sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890. tưởng nhớ Bác hàng năm người dân Việt Nam nô nức thi đua lập nhiều thành tích hướng tới kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5. Cho trẻ đọc (Ngày 19/5 ngày sinh nhật Bác) Bác Hồ của chúng ta khi còn sống Bác luôn quan tâm tới tất cả người dân. Bác còn đến thăm đồng bào các dân tộc trong đó có quê hương Sơn La của chúng mình đấy các con ạ. * Cô cho trẻ xem tranh: Bác Hồ thăm đồng bào dân tộc Sơn La. Đến với các dân tộc Bác “dăn” phải đoàn kết sát cánh bên nhau thì làm việc gì khó cũng thành công. “Đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết Thành công thành công, đại thành công” Chính vậy các dân tộc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” luôn đoàn kết kề vai sát cánh bên nhau góp công sức xây dựng quê hương đất nước, ngày càng giàu đẹp phồn vinh vươn lên sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. Cho trẻ đọc. “Đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết Thành công thành công, đại thành công” Các con cũng vậy không những chăm ngoan mà còn đoàn kết biết sẻ chia với bạn cùng nhau tiến bộ học tập đức tính giản dị trung thực cần cù chịu khó biết tiết kiệm các con nhớ chưa nào. * Xem tranh: Lăng Bác. Bác Hồ của chúng ta đã đi xa, linh cữu của Bác được đặt trang trọng trong Lăng Bác tại Quảng trường Ba Đình - Thủ đô Hà Nội để ngày ngày từng hàng người vào Lăng viếng Bác với tấm lòng thành kính, biết ơn. Đây là Lăng Bác. Các con cùng đọc nào: Lăng Bác. Như cô đã nói Nhớ về Bác chỉ còn những vần thơ, câu chuyện, tiếng hát, lời ca, các con còn biết những bài thơ, bài hát nào về Bác hãy cùng đọc và hát lên cho các cô giáo và các bạn cùng nghe. Đọc thơ: Ảnh Bác - Múa “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” * Kết thúc: Nào các con ơi sắp đến ngày 19/5 ngày sinh nhật Bác. Hãy vòng tay trong bài hát “Nhớ ơn Bác” để chúng ta luôn nhớ hãy chăm ngoan học giỏi, để xứng đáng là cháu ngoan của Bác và hướng về người với lòng thành kính, biết ơn. - Trẻ xem hình ảnh tư liệu về Bác Hồ. - Luôn quan tâm, yêu thương chăm sóc. - Luôn yêu thương kính trọng và luôn nhớ về Bác. - Trẻ nghe cô đọc thơ. - Bác Hồ của em. - Phan Thị Thanh Nhàn. - Trẻ nghe cô đọc thơ, xem hình ảnh. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ. - Không ạ, vì Bác đã mất. - Tiếng hát, lời ca, bài thơ, câu chuyện. - Trẻ đọc từ “Ra đời” “Lời ca” - Rất gần gũi. - Nhớ 5 điều Bác dạy. - Luôn ngoan ngoãn, chăm ngoan học giỏi. - Trẻ đọc: - Cả lớp. - Tổ đọc. - Đọc theo điều khiển của cô - Nhóm. - Cá nhân. - Trẻ xem tranh. - Trẻ đọc. - Trẻ xem tranh - Trẻ đọc thơ “Ảnh Bác” “ Hát em mơ gặp Bác Hồ” - Trẻ hát bài “Nhớ ơn Bác” ra ngoài.

File đính kèm:

  • docBac Ho cua em.doc