Chủ đề thế giới động vật năm học 2012 – 2013

MỤC TIÊU:

1. Lĩnh vực phát triển thể chất :

Cs 04: Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất.

Cs 06:Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ;

Cs 10: Đập và bắt được bóng bằng 2 tay.

Cs 13: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian

Cs 20: Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.

Cs 25: Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm.

2. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội:

Cs 30: Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.

Cs 33: Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày

Cs 39: Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc

Cs 40: Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh

Cs 43: Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi.

Cs 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác

Cs 55: Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết

Cs 60: Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.

3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp :

Cs 62: Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động

Cs 63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi

Cs 64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ

Cs 71 : Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định.

Cs 73: Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp;

Cs 79: Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề thế giới động vật năm học 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KRÔNG PĂC TRƯỜNG MẪU GIÁO HOẠ MI BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TUỔI CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT NĂM HỌC 2012 – 2013 LỚP : LÁ – KVC GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ MINH THANH H SUEL BYĂ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT Thời gian thực hiện: 05 tuần ( từ ngày 18 tháng 02 đến ngày 22 tháng 03 năm 2013) MỤC TIÊU: Lĩnh vực phát triển thể chất : Cs 04: Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất. Cs 06:Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ; Cs 10: Đập và bắt được bóng bằng 2 tay. Cs 13: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian Cs 20: Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe. Cs 25: Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội: Cs 30: Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân. Cs 33: Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày Cs 39: Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc Cs 40: Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh Cs 43: Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. Cs 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác Cs 55: Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết Cs 60: Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp : Cs 62: Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động Cs 63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi Cs 64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ Cs 71 : Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định. Cs 73: Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp; Cs 79: Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh Cs 85: Biết kể chuyện theo tranh Cs 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt Lĩnh vực phát triển nhận thức : Cs 92: Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung Cs 93: Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên. Cs 97: Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống. Cs 99: Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc Cs 100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. Cs 101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc. Cs 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10. Cs 108: Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái của một vật so với một vật khác. Cs 111: Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ. Cs 112: Hay đặt câu hỏi. Cs 115: Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại. Cs 120: Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác. XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ CHỦ ĐỀ “ĐỘNG VẬT” Lựa chọn chỉ số Minh chứng Phương pháp thực hiện Pt thực hiện Cách thực hiện Thời gian thực hiện Thử bộ công cụ Hoàn chỉnh bộ công cụ ( 1) ( 2 ) ( 3 ) ( 4 ) ( 5 ) ( 6 ) ( 7 ) ( 8 ) CS 04: Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất. - Trèo lên, xuống thang phối hợp chân nọ tay kia. - Trèo lên thang ít nhất 1,5 m. Bài tập - Thang gỗ hoặc sắt (khoảng cách bậc thang). - Trẻ đứng trước thang, hai tay cầm dóng (bậc thang) thang ngang ngực, trèo lên/ xuống từng chân luân phiên nhau, trẻ trèo lên khoảng 1,5 m rồi bước xuống lần lượt từng dóng thang luân phiên từng chân. 2 – 3 phút 4 – 6 trẻ CS 06:Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ; Thường xuyên cầm bút đúng: Bằng ngón trỏ và ngón cá, đỡ bằng ngón giữa. - Tự tô màu đều, không chờm ra ngoài. Bài tập Giấy A4 có in hình vẽ, bút chì màu hoặc bút sáp. + Phát giấy, bút màu. + Trẻ tô trong khoảng thời gian 5-7 phút (tùy theo kích thước hình vẽ) 5-7 phút Cả lớp CS 10: Đập và bắt bóng được bóng bằng 2 tay. - Đập và bắt bóng được bóng bằng 2 tay. - Không ôm bóng vào người Bài tập + Mặt bằng rộng rãi (sân chơi, lớp học) + Bóng có đường kính 15 cm, chất liệu bằng cao su. + Trẻ đập bóng xuống sàn, phía trước mũi bàn chân và bắt bóng khi bóng nảy lên. + Trẻ vừa đi vừa đập bóng và bắt bóng bằng hai tay. 1 tiết học Cả lớp CS 13: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian - Chạy liên tục 150 m liên tục. - Phối hợp chân tay nhịp nhàng. - Chạy với tốc độ chậm, đều Bài tập + Mặt bằng rộng rãi + Vạch xuất phát và vạch đích, khoảng cách giữa 2 vạch là 150 m Trẻ chạy chậm đến chỗ vạch đích và chạy ngược lại để đạt 150m 1 tiết học Cả lớp CS 20: Biết và không ăn, uống một số thức ăn có hại cho sức khỏe. - Tự nhận ra thức ăn, cần uống có mùi ôi thiu, bẩn, có mùi lạ không ăn, uống. ví dụ: thức ăn có mùi chua, mùi thiu, mùi tanh: nước canh có màu xanh đen. - Không uống nước lã, bia, rượu Quan sát, trò chuyện Một số loại thức ăn. Trò chuyện với trẻ: Cô hỏi trẻ hoặc đưa một vài loại thức ăn, nước uống… và hỏi trẻ thức ăn nào không ăn được và không uống được? vì sao? 5 – 7 phút Cả lớp. CS 25: Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm. - Biết kêu cứu, gọi người giúp đỡ khi gặp nguy hiểm - Cố gắng thoát khỏi nơi nguy hiểm. Quan sát Trò chuyện Hoạt động ngoài trời. Cô giáo hỏi trẻ làm gì khi bị một con chó tấn công/ hoặc bị một người nào đó dọa nạt khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, đi tham quan xem nếu có người trêu chọc trẻ, dọa nạt hay bị con vật (chó, ong…) đuổi, tấn công thì trẻ xử trí thế nào? 30 – 35 phút Cả lớp CS 30: Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân. - Nêu ý kiến cá nhân trong việc lựa chon các trò chơi, đồ chơi và các hoạt động khác nhau theo sở thích của bản thân. - Cố gắng thuyết phục bạn/ người liên quan đến những đề xuấ của mình được thực hiện Quan sát Trò chuyện Hoạt động góc Hỏi phụ huynh xem trẻ có biết rủ các bạn chơi trò chơi/ cùng làm những việc mà trẻ thích không? Trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là thời gian cho trẻ chơi, hoạt động theo ý thích, hoạt động ở các góc, (những hoạt động trẻ được tự do lựa chon, quyết định) xem trẻ có biết rủ các bạn chơi trò chơi/ cùng làm những việc mình thích không? 60 phút 3 – 4 trẻ CS 33: Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày - Tự giác thực hiện công việc đơn giản hằng ngày mà không chờ sự nhắc nhở. Quan sát Trò chuyện Hoạt động vệ sinh cá nhân Hỏi phụ huynh xem ở nhà hằng ngày trẻ có tự tin làm một số công việc tự phục vụ không? (Ví dụ: đánh răng, mặt quần áo, ăn cơm, chuẩn bị đồ đến trường,… mà không cần nhắc nhở. ) Qua một số hoạt động hằng ngày: Ví dụ: vệ sinh cá nhân để xem trẻ có chủ động thực hiện các công việc cần thiết hằng ngày cho các hoạt động này mà không cần sự nhắc nhở của người khác không? (Ví dụ: rửa tay trước khi ăn) 3 – 5 phút 10 trẻ. CS 39: Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc. - Chăm sóc cây cối hằng ngày, quan tâm theo dõi sự phát triển của cây - Chăm sóc các con vật quen thuộc hằng ngày cho ăn, chơi đùa, vuốt ve, âu yếm các con vật.Nhận ra được cái đẹp. Quan sát Trò chuyện Góc thiên nhiên Trong hoạt chăm sóc cây, con vật trong vườn cây của bé hay ở góc thiên nhiên cô quan sát xem trẻ có thích chăm sóc cây, con vật không? 3 – 5 phút 4 – 5 trẻ CS 40: Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh Nhận ra hành vi, thái đọ cảm xúc của bản thân chưa phù hợp với hoàn cảnh. - Tự điều chỉnh hành vi, thái độ. Quan sát Trò chuyện Chuẩn bị 1 tin vui Hỏi phụ huynh xem trẻ bị mắc lỗi, khi trong nhà có công việc đặc biệt( nhà có khách đén chơi, khi em bé ngủ, khi bà bị mệt cần sự yên tĩnh… trẻ có biết xin lỗi hay biết đi lại nhẹ nhàng, không nói to hay không) Trong sinh hoạt hằng ngày khi có tình huống bất ngờ xảy ra( ví dụ như nghe được tin vui bất ngờ…) 2 -3 phút Cả lớp CS 43: Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi - Chủ động bắt chuyện - Sẵn lòng trả lời các câu hỏi khi được hỏi. Quan sát Trò chuyện Một số câu hỏi Trong sinh hoạt hằng ngày xem trẻ có chủ động giao tiếp( tráo đổi, trò chuyện , đề nghị cô giáo những gì trẻ cần không?) 2 -3 phút 4 – 5 trẻ CS 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác Chủ động/ tự giác thực hiện những việc đơn giản cùng các bạn. - Phối hợp cới các bạn thực hiện không xảy ra mâu thuẫn. Tạo tình huống Bàn ghế Cô yêu cầu trẻ kê bàn ghế để ăn cơm và hỏi trẻ ai xung phong lên tham gia. Ví dụ: “ Ai xung phong ra kê bàn ghế để chuẩn bị ăn cơm?” 3 – 4 trẻ 5 – 6 trẻ CS 55: Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết. - Thường xuyên thực hiện hành vi bảo vệ môi trường. Tạo tình huống Đồ chơi, kệ, mũ đội, giá cao hơn trẻ. Cô tạo ra một tình huống vượt quá khả năng của trẻ và yêu cầu trẻ thực hiện. ví dụ: cô để đồ chơi hoặc mũ đội vào một cái giá cao quá tầm của trẻ và yêu cầu trẻ lấy xuống giúp cô. 3 – 4 trẻ 5 – 6 trẻ CS 60: Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn - Thấy được sự không công bằng trong nhóm bạn và đưa ra cách giải quyết. Tạo tình huống Kẹo, bánh Cô tạo ra một tình huống không công bằng trong một nhóm trẻ, quan sát xem trẻ có nhận ra và đưa ra cách giải quyết như thế nào? Ví dụ: cô phát kẹo cho một nhóm 10 trẻ, tiếp theo cô phát thêm chỉ cho khoảng 5-6 trẻ(trên tay cô vẫn còn nhiều kẹo). Quan sát thái độ và hành động của trẻ xem trẻ có nhận ra sự khôngcông bằng trong nhóm bạn không? 2 – 3 phút 10 trẻ CS 62: Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động. - Lắng nghe và hiểu được sự chỉ đẫn liên quan đến 2-3 hành động. - Thực hiện được nhiệm vụ phù hợp với chỉ dẫn. Tạo tình huống Một số đồ dùng đồ chơi để một số nơi trong lớp. Cô có thể đưa ra một yêu cầu liên quan đến 3-4 hoạt động yêu cầu trẻ thực hiện. ví dụ: cô nói “ con hãy đi đến cái giá để đồ chơi lấy con búp bê để lên bàn của cô.” Hoặc “ con hãy ra chỗ giá để vở mang cho cô: vở, bút đến bàn giáo viên, sau đó con chia vở, bút cho các bạn.” 2 – 3 phút 3 – 5 trẻ CS 63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi - thường xuyên nhận ra và nói được một só từ khái quát. Vídụ: nhóm đồ dùng đựng nước uống là bao gồm ca, cốc,, tách ( li/ chén). - Lựa chọn các sự vật, hiện tượng trong nhóm theo yêu cầu Quan sát Trò chuyện vật thật hoặc tranh ảnh về một số con vật, một số cốc uống nước Cô tiến hành hỏi trẻ. ví dụ: cô chỉ vào cốc, ca, tách(li/ chén) và hỏi trẻ tất cả các đồ dùng này gọi là gì? Tương tự cô chỉ vào con cá, con mực, con tôm…và hỏi trẻ những con vật này thuộc nhóm động vật nào? 3 – 5 phút Cả lớp CS 64 : nghe hiểu nôi dug câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lúă tuổi của trẻ. - Thể hiện mình hiểu ý chính của câu truyện, thơ, đồng dao: Tên, Các nhân vật; Tình huống trong câu chuyện Tự hoặc có 1-2 lần cần có sự gợi ý của cô giáo trẻ kể được nội dung chính trong câu chuyện, bài thơ trẻ được nghe Quan sát Trò chuyện Câu chuyện, bài thơ, đồng dao,ca dao… Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao…( trẻ chưa được nghe) rồi hỏi trẻ tên nhân vật, tên chuyện, thơ, nội dung…sau đó hỏi trẻ ý chính của nội dung chuyện ( thơ…) vừa được nghe: trong truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là tốt/ xấu? Câu chuyện nói về điều gì?... 10 phút 8 – 10 trẻ CS 71: kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định. Thường xuyên tự kể lại được nội dung câuchuyện trẻ đã được nghe kể. một cách rõ ràng, theo trình tự nhất định Tạo tình huống, trò chuyện Câu chuyện Cô có thể kể một câu chuyện ngắn cho trẻ nghe rồi yêu cầu trẻ kể 1 tiết Cả lớp CS 73: Điều chỉnh giộng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp. Tự điều chỉnh được giọng nói, ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu giao tiếp. Tạo tình huống, trò chuyện. Tình huống và một số câu hỏi. Trong sinh hoạt hằng ngày xem trẻ có biết: - Điều chỉnh cường độ giọng nói: nói đủ nghe, không nói quá to, không nói lí nhí. Nói nhỏ trong giờ ngủ tỏng lớp, nơi công cộng, khi người khác đang làm việc. không nói to, vui đùa khi có người buồn, bị mệt. - Nói với một giọng điệu tốc độ phù hợp, giao tiếp và đàm thoại với người khác với giọng điệu hồn nhiên và cử chỉ thân thiện. 3 – 5 phút Cả lớp CS 79: Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh Thường xuyên chơi ở góc sách. Hay hỏi về chữ hoặc đề nghị người khác đọc cho nghe hoặc tự đọc. Quan sát Chữ cái, sách tập tô, tạo hình Cô quan sát xem trẻ có quan tâm tới các chữ có ở môi trường xung quanh không? Như chỉ vào chữ cái và nói tên, tập đánh vần từ, hỏi người lớn đó là chữ gì? / từ gì? Khi trẻ chơi tập vẽ, tô chữ. 3 – 5 phút 3 – 7 trẻ CS 85 :Biết kể chuyện theo tranh - Nhìn vào tranh vẽ trong sách, trẻ có thể nói được nội dung mà tranh minh hoạ. - Nói được thứ tự của sự việc từ các bức tranh và có thể kể được nội dung chính của câu chuyện qua tranh vẽ. Bài tập 4- 5 tranh liên hoàn về 1 câu chuyện Để các bức trabh không theo thứ tự trước mặt để trẻ quan sát. Cô nói “ các bức tranh này diễn tả một câu chuyện. Câu chuyện bắt đầu từ bức tranh này. Cô chỉ vào bức tranh bắt đầu “ bây giờ con hãy đặt các bức tranh tiếp theo cho đúng trình tự rồi kể cho cô nghe về câu chuyện này nhé” cô chú ý ghi lại các câu kể của trẻ. 3 – 5 phút 1 trẻ CS 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng Nhận dạng được ít nhất 20 chữ cái và phát âm đúng. Quan sát Bảng chữ cái tiếng Việt, tranh ảnh có từ. Cô cho trẻ quan sát bảng chữ cái tiếng Việt và yêu cầu trẻ nhận ra và phát âm được các chữ cái tiếng Việt trong bảng chữ cái và trong 2 – 3 phút 3 – 5 trẻ CS 92: Gọi tên nhóm cây cối con vật theo đặc điểm chung Trẻ phân được theo nhóm (cây cối ,con vật…)theo một dấu hiệu chung nào đó và nói được tên chúng . Bài tập Tranh lô tô các con vật Cho trẻ chia nhóm các con vật/cây cối Ví dụ: Cho trẻ phân con vật theo nhóm (theo một dấu hiệu chung nào đó) và gọi tên nhóm. 1 tiết Cả lớp CS 93: Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây,con vật và một số hiện tượng tự nhiên Gọi được tên từng giai đoạn phát triển của cây hoặc con vật thể hiện trên tranh ảnh Nhận ra sự thay đổi của một số hiện tượng tự nhiên theo giai đoạn phát triển của cây /con . Bài tập Cho trẻ làm bài tập . Ví dụ : đưa trẻ các bức tranh về các động vật nuôi, động vật sống dưới nước, động vật sống trong rừng. Rồi yêu cầu trẻ xếp theo trình tự : trong nhà, trong rừng và dưới nước… 1 tiết học Cả lớp CS 97: Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống. Kể, hoặc trả lời được câu hỏi về những địa điểm công cộng: trường học, nơi mua sắm, khám bệnh nơi trẻ sống. Quan sát Trò chuyện Tranh ảnh, băng hình về chợ / bệnh viện…. Cô cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình và yêu cầu trẻ kể hoặc trả lời câu hỏi về những điểm công cộng : trường học, bệnh viện, nơi mua sắm… 15 phút Cả lớp CS 99: Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc Trẻ biểu lộ cảm xúc ( qua nét mặt, cử chỉ, động tác) phù hợp với giai điệu ( vui, êm dịu, buồn ) của bài hát hoặc bản nhạc. Quan sát Các bản nhạc, bài hát có giai điệu vui, buồn, êm dịu. Cô tiến hành trong hoạt động âm nhạc hoặc trong trò chơi âm nhạc: có các bản nhạc, bài hát có các giai điệu êm dịu, vui, buồn xem trẻ có biểu lộ cảm xúc phù hợp với giai điệu bài hát hoặc bản nhạc hay không? 1 tiết học Cả lớp CS 100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. Hát được lời bài hát và đúng giai điệu. Bài tập Các bài hát trẻ đã được học Cô cho trẻ thể hiện bài hát theo yêu cầu của cô. 2 – 3 phút 3 – 5 trẻ CS 101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc Thể hiện nét mặt phù hợp với sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc. Vận động ( vỗ tay, lắc lư…) phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc. Quan sát Các bài hát trẻ đã dược học Trẻ thể hiện bài hát và vận động theo yêu cầu của cô 3 – 5 phút 3 – 5 trẻ CS 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 Đếm và nói đúng số lượng trong phạm vi 10. chọn thẻ chữ số tương ứng ( hoặc viết ) với số lượng đã đếm được. Bài tập Đồ vật trong phạm vi 10 và thẻ chữ số Yêu cầu trẻ lấy đồ vật đếm và gắn số tương ứng nhóm đồ vật và đọc 1 tiết học Cả lớp CS108: Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái của một vật so với một vật khác. Nói được vị trí ( trong ngoài, trên dưới, phỉa trái) của một vật so với vật khác trong không gian. Sắp xếp vị trí theo yêu cầu. Bài tập Búp bê,cái tủ ,ngôi nhà . +Cô yêu cầu trẻ hãy đạt búp bê lên trên –xuống dưới -phía trước – phía sau –bên trái -bên trong – bên ngoài ngôi nhà - cái tủ . +Cô lần lượt đạt búp bê ở những vị trí khác nhauvà hỏi trẻ : “Con hãy nói xem búp bê ở đâu so với cái tủ 1 tiết học Cả lớp CS 111: Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ - Nói được lịch –đồng hồ dùng để làm gì ? - Nói được ngày trên lốc lịch (đọc ghép số ). - Nói được giờ chẳn trên đồng hồ (ví dụ bây giờ là 2 giờ - 3 giờ … Bài tập Lịch lốc ,đồng hồ mô hình có ghi số 1,2,3…12và 2 kim dài ngắn . Cô chỉ vào tờ lịch hỏi trẻ :Đây là ngày bao nhiêu ?”Cô chỉ vào đồng hồ và hỏi : “ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?”: “Con xem đồng hồ để làm gì ?” 1 tiết học Cả lớp CS 112: Hay đặt câu hỏi Hay đặt câu hỏi để tìm hiểu hoặc làm rõ thông tin . Quan Sát Trong các hoạt động học ,hoạt động ngoài trời Trò chuyện với trẻ. 3 – 5 phút 3 – 5 trẻ CS 115: loại được một đối tượngkhông cùng nhóm với các đối tượng còn lại - Nhận ra sự khắc biệt của một đối tượngtrong nhóm so với những cái khác - Giải thích đúng khi loại bỏ đối tượng khác biệt đó Bài tập 4-5 đồ dùng không cùng loại.bát ,thìa ,đĩa ,quyển vở. Đưa cho trẻ xem từng tranh,yêu cầu trẻ gọi tên và khuyến khích trẻ : “Con hãy bỏ ra một thứ không cùng loại với những thứ khác .Tại sao con lại bỏ những thứ đó ra?” 3 – 5 phút 3 – 5 trẻ CS 120: Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác. Đặt tên mới; mở đầu; tiếp tục; kết thúc câu chuyện theo các cách khác nhưng không mất đi ý nghĩa câu chuyện. Bài tập Một câu chuyện quen thuộc với trẻ Cô khuyến khích trẻ kể theocác cách khác nhau 1 tiết học 3 – 5 trẻ

File đính kèm:

  • docbang theo theo doi danh gia tre theo bo chuan.doc
Giáo án liên quan