Mục tiêu cần đạt:
- Chương trình Ngữ văn THCS cải cách, HS được học một số tác phẩm của một số nhà thơ trung đại. Song, so với chương trình chỉnh lý trước đây, một số bài thơ không được học trong chương trình chính khóa. Chính vì thế, chúng tôi biên soạn chủ đề “Các nhà thơ cổ điện Việt Nam” nhằm mục đích cung cấp thêm cho HS một số bài thơ của một số tác giả tiêu biểu.
- Với Bà huyện Thanh Quan, HS hiểu thêm thơ bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên đất nước, tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay, bài nào cũng buồn thương da diết, cũng trang nhã và rất điêu luyện.
- Với Nguyễn Công Trứ, HS biết được ông là một trí thức có tài, có chí khí khát khao sự nghiệp công danh, thơ ông thể hiện thái độ ngang tàng, ngạo nghễ ở đời. Thể loại ưa thích của ông là hát nói hợp với tính cách phóng túng của ông và bước đầu có được ý niệm về ca trù nói chung và thể hát nói nói riêng.
- Với Nguyễn Khuyến, HS hiểu thêm ngoài những bài thơ viết về tình bạn một cách chân thành, đằm thắm còn có những bài thơ viết về cảnh làng quê Việt Nam thân quen, bình dị qua ba bài thơ thu nổi tiếng.
- Với Trần Tế Xương, HS hiểu được tính phóng khoáng, hào hoa nhưng cũng giàu suy tư của ông. Và HS hiểu được tiếng cười trong thơ Trần Té Xương là tiếng cười ra nước mắt, tiếng cười đau đời, đứt ruột, nát gan.
26 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề tự chọn môn ngữ Văn lớp 9 - Chủ đề: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN ĐIỆN BÀN
TRƯỜNG THCS PHAN THÚC DUYỆN
¯¯¯¯¯¯
CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
TÊN CHỦ ĐỀ:
CÁC NHÀ THƠ CỔ ĐIỂN
VIỆT NAM
LOẠI CHỦ ĐỀ BÁM SÁT
THỜI LƯỢNG: 6 TIẾT
TỔ NGỮ VĂN
TRƯỜNG THCS PHAN THÚC DUYỆN
NĂM HỌC 2008-2009
TÊN CHỦ ĐỀ:
CÁC NHÀ THƠ CỔ ĐIỂN VIỆT NAM
LOẠI CHỦ ĐỀ BÁM SÁT
THỜI LƯỢNG: 6 TIẾT
Tiết 1: Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan.
Tiết 2: Chí nam nhi – Nguyễn Công Trứ.
Tiết 3: Tự học có hướng dẫn 2 bài thơ:
- Chí anh hùng – Nguyễn Công Trứ.
- Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công trứ.
Tiết 4: Thu điếu – Nguyễn Khuyến.
Tiết 5: Tự học co hướng dẫn 2 bài thơ:
- Thu vịnh – Nguyễn Khuyến.
- Thu ẩm – Nguyễn Khuyến.
Tiết 6: Vịnh khoa thi hương – Trần Tế Xương.
Mục tiêu cần đạt:
- Chương trình Ngữ văn THCS cải cách, HS được học một số tác phẩm của một số nhà thơ trung đại. Song, so với chương trình chỉnh lý trước đây, một số bài thơ không được học trong chương trình chính khóa. Chính vì thế, chúng tôi biên soạn chủ đề “Các nhà thơ cổ điện Việt Nam” nhằm mục đích cung cấp thêm cho HS một số bài thơ của một số tác giả tiêu biểu.
- Với Bà huyện Thanh Quan, HS hiểu thêm thơ bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên đất nước, tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay, bài nào cũng buồn thương da diết, cũng trang nhã và rất điêu luyện.
- Với Nguyễn Công Trứ, HS biết được ông là một trí thức có tài, có chí khí khát khao sự nghiệp công danh, thơ ông thể hiện thái độ ngang tàng, ngạo nghễ ở đời. Thể loại ưa thích của ông là hát nói hợp với tính cách phóng túng của ông và bước đầu có được ý niệm về ca trù nói chung và thể hát nói nói riêng.
- Với Nguyễn Khuyến, HS hiểu thêm ngoài những bài thơ viết về tình bạn một cách chân thành, đằm thắm còn có những bài thơ viết về cảnh làng quê Việt Nam thân quen, bình dị qua ba bài thơ thu nổi tiếng.
- Với Trần Tế Xương, HS hiểu được tính phóng khoáng, hào hoa nhưng cũng giàu suy tư của ông. Và HS hiểu được tiếng cười trong thơ Trần Té Xương là tiếng cười ra nước mắt, tiếng cười đau đời, đứt ruột, nát gan.
Chủ đề:
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
BÀ HUYỆN THANH QUAN(*)
Thời lượng: 1 tiết
Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS hình dung được cảnh chiều hôm và tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan.
Nhận biết tài năng tả cảnh ngụ tình của tác giả.Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng - cảnh là sự gởi gắm, thể hiện tâm trạng
Văn bản : Chiêù hôm nhớ nhà
Trời chiều bảng lảng(1) bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc(2) xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái ngư ông(3) về viễn phố(4),
Gõ sừng ,mục tử(5) lại cô thôn(6.
Ngàn mai(7) gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu(8) sương sa khách bước dồn,
Kẻ chốn Chương Đài(9) người lữ thứ(10),
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn(11).
( Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam)
Chú thích:
(*) Bà Huyện Thanh Quan ( ? - ? ) tên thật là Nguyễn Thị Hinh; người phường Nghi Tàm, nay thuộc Hà Nội; chồng là Lưu Nguyên Ôn, người làng Nguyệt Áng nay thuộc Hà Nội; đỗ cử nhân, có một thời làm tri huyện Thanh Quan, nay thuộc Thái Bình, vì vậy người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Bà học rộng, có thời được vua Minh Mạng mời làm Cung trung giáo tập để dạy các công chúa, cung phi. Bà là nhà thơ được nhiều người biết tiếng, mặc dầu sáng tác của bà còn lại chỉ 6 bài thơ Nôm. Thơ bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên đất nước, tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay, bài nào cũng buồn thương da diết, cũng trang nhã và rất điêu luyện.
Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” là bức tranh tâm tình đầy ẩn ý của bà.
(1) Trời chiều bảng lảng: nói ánh sáng lờ mờ lúc sắp tối làm cho cảnh vật có vẻ buồn.
(2) Tiếng ốc: tiếng tù và, một dụng cụ làm bằng vỏ ốc to, hoặc sừng trâu bò ,thổi ra tiếng để báo hiệu ở nông thôn ta ngày xưa.
(3) Ngư ông: người đánh cá hoặc câu cá.
(4) Viễn phố: bến xa
(5) Mục tử: trẻ con chăn trâu
(6)Cô thôn: xóm làng hẻo lánh
(7) Ngàn mai: rừng mai, cây mai giống cây mơ nhưng cành khẳng khiu cứng cáp hơn.
(8) Dặm liêũ: đường có trồng liễu
(9) Chương Đài :Từ dùng trong văn học cổ chỉ sự xa cách giữa chồng và vợ, do chuyện Hàn Hoành đời Đường lấy Liễu Thị, phải đi làm quan xa, để vợ ở lại phố Chương Đài ở kinh đô. Trong bài thơ gửi về thăm vợ, có câu: “Liễu Chương Đài, liễu Chương Đài, ngày nọ xanh xanh nay còn không?”. Kẻ Chương Đài: chỉ người ở nhà .
(10) Lữ thứ: nhà trọ, đây chỉ người xa nhà ,sống nơi đất khách quê người
(11)Hàn ôn:lạnh và ấm. Nỗi hàn ôn: chuyện tâm sự khi gặp nhau sau thời gian xa cách .
ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN :
1 Em hãy tìm những hình ảnh và âm thanh trong bài thơ có sức gợi tả cảnh “ Chiều hôm nhớ nhà”? Đặc sắc của những âm thhanh và hình ảnh đó?
2.Trong bài thơ thất ngôn bát cú, hai câu 3,4 và 5,6 đối nhau. Em hãy chỉ ra những từ ngữ đối nhau trong những câu thơ trên ,tìm hiểu ý nghĩa của phép đối trong bài thơ Đường luật này ?
3. Có phải sức gợi tả của nỗi nhớ nhà đã được dồn vào hai câu kết ? Phân tích ?
GHI NHỚ:
- Bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc với nghệ thuật điêu luyện, dùng nhiều từ Hán Việt thể hiện sự cổ kính, trang nhã trong bài thơ Đường .
- Thông qua bài thơ, người đọc còn bắt gặp cả những hình ảnh, âm thanh quen thuộc. Lời thơ nhẹ nhàng, trầm lắng, đi sâu vào lòng người. Bài thơ khép lại nhưng ý tình của tác giả vẫn luôn hé mở.
LUYỆN TẬP:
1.Học thuộc lòng bài thơ .
2.Viết đoạn văn ngắn ( từ 6-8câu ) trình bày cảm nghĩ của em sau khi học bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà”.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
BÀ HUYỆN THANH QUAN
*Hoạt động 1: Dẫn vào bài
- Giới thiệu về bà Huyện Thanh Quan theo chú thích về tác giả ở trên .
- Giới thiệu bài thơ .
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu các chú thích,t hể thơ, nội dung.
Chú thích: ( ở trên )
- Kết cấu bài thơ: gồm 4 phần (đề-thực- luận -kết )
- Nội dung bài thơ: cảnh nông thôn buổi hoàng hôn và tâm tình của nhà thơ trước cảnh đó .
*Hoạt động 3: Đọc -hiểu văn bản:
1/. HS tìm những hình ảnh và âm thanh trong bài thơ:
- Trời chiều, bảng lảng hoàng hôn – ngày sắp hết, ánh sáng lờ mờ - câu thơ vừa giới thiệu thời gian mà thể hiện cả không gian của một làng quê rộng lớn.
- Màu nắng nhạt; tiếng ốc liên hồi giục giã hòa lẫn tiếng trống vang xa - thời gian ở đây được cảm nhận bằng mắt, bằng tai .
-Từ láy “bảng lảng” bóng hoàng hôn rất nhẹ, rất mỏng đang chập chờn buông tản mát khắp bầu trời đã quá chiều.
-Cách đảo trật tự cú pháp: từ “bảng lảng” đã nhấn mạnh trở thành điểm sáng của câu. Nó không chỉ là bảng lảng bóng hoàng hôn mà chắc hẳn là bảng lảng của lòng người.
- Cùng thời điểm đó, không gian rộn lên những âm thanh hết sức quen thuộc nhưng lại ở một nơi nào đó vọng đến. Đó là tiếng tù và làm bằng vỏ ốc hoặc sừng trâu bò vẫn được cất lên đằng sau những lũy tre làng.
Những âm thanh ấy thường gợi lên trong lòng những người xa quê niềm nhớ thương da diết. Tâm trạng con người được gởi gắm trong cách lựa chọn thời gian, không gian, hình ảnh và âm thanh.
2/ GV hướng dẫn học sinh tìm phép đối trong cặp câu 3-4 và cặp câu 5-6.
-Ta bắt gặp những con người với những động tác hết sức thân quen.Ngư ông “gác mái” về bến xưa. Trẻ chăn trâu “gõ sừng” thủng thẳng đi vào xóm làng hẻo lánh. Phép đảo trật tự cú pháp, cùng nhịp thơ 2/5 thể hiện rõ hoạt động con người đang giảm dần, đang đi tới kết thúc. Phép đối chuẩn xác cùng những từ Hán Việt góp phần tạo nên vẻ trang nhã cổ kính.
- Mỗi hoạt động diễn ra hết sức thư thái ,thong dong ...cùng với nhịp chầm chậm của thời gian gợi lên cuộc sống người dân quê yên bình , êm ả .
- Đối lập với hai câu thơ 3,4 ở hai câu 5 và 6 cảnh vật; con người đều khẩn trương hối hả. Chim sải cánh bay dài vượt qua “ ngàn mai” theo chiều gió bay mỏi cánh mà vẫn chưa tới nơi. Khách xa thì rảo bước - bước dồn mà vẫn chưa tới đích .Cả chim lẫn người lữ khách kia đang cần tìm điểm dừng .
- Phép đối từng cặp: “ngàn mai – dặm liễu”, “gió cuốn – sương sa”,“chim bay mỏi – khách bước dồn” làm rõ ý câu thơ. Chính thời điểm này người xa quê, xa nhà mới cảm hết nỗi buồn tha hương .
3/ Hướng dẫn HS phân tích 2 câu cuối trong bài thơ: Bằng cách dùng điển tích, nhà thơ như hòa nhập hẳn vào nỗi buồn man mác. Nỗi buồn của ai ? Của kẻ “ở Chương Đài” xưa kia cách biệt “người lữ thứ” hay chính của bà Huyện Thanh Quan hôm nay đang li biệt quê nhà? Một mình lẻ loi nơi đất khách quê người “Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn”. Câu thơ kết thúc là cả một nỗi buồn cô đơn, trống vắng. Một nỗi nhớ nỗi buồn da diết khiến ta hiểu thêm vì sao khi qua đèo Ngang bà lại than thở “Một mảnh tình riêng ta với ta” .
*Hoạt động 4: Luyện tập
HS phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà.
Chủ đề: NGUYỄN CÔNG TRỨ(*)
Thời lượng: gồm 2 tiết.
Tiết 1: Chí nam nhi.
Tiết 2: Tự học có hướng dẫn (2 bài thơ)
Tiết 1:
CHÍ NAM NHI
Thời lượng: 1 tiết
Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu ý nghĩa lý tưởng nhập thế tích cực của Nguyễn Công Trứ lập công danh, sự nghiệp giúp nước cứu đời.
- Hiểu được thái độ tự tin, lạc quan và ý chí kiên định của nhà thơ đối với lý tưởng sống đã được lựa chọn.
- Bước đầu có được ý niệm về ca trù nói chung và thể hát nói nói riêng.
VĂN BẢN: CHÍ NAM NHI(**)
Thông minh nhất nam tử
Yếu vi thiên hạ kỳ(1)
Trót(2) sinh ra thì phải có chi chi
Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu(3)
Đố kỵ sá chi con tạo
Nợ tang bồng(4) quyết trả cho xong
Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung
Làm cho rõ tu mi nam tử
Trong vũ trụ đã đành phận sự
Phải có danh mà đối với núi sông.
Đi không chẳng lẽ về không!
Chú thích:
(*) Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, xuất thân trong một gia đình Nho học, người làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ngay từ thuở còn hàn vi ông đã nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
Năm 1820 khi đã 42 tuổi, ông mới đỗ Giải nguyên. Từ đây bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió của ông. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, có lần bị giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú v.v. nhưng vẫn trung thành phục vụ triều Nguyễn
Ông có công giúp dân đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820. Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương ông.
Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích của ông là hát nói (hát nói là một điệu của ca trù nên có người còn gọi chung là ca trù).
(**) Bố cục của bài hát nói:
1/- Phần phụ mở đầu: gọi là mưỡu đầu
- Phần này có thể có, có thể không
- Muỡu đầu gồm 2 hoặc 4 câu lục bát tóm tắt ý nghĩa của bài, nếu mưỡu để ở cuối bài thì gọi là mưỡu hậu.
- Bài này không có mưỡu đầu, cũng không có mưỡu hậu.
2/- Phần hát chính:
Bài hát nói đủ khổ gồm 3 khổ, mỗi khổ gồm 4 câu, riêng khổ cuối gồm 3 câu. Đây là thể chính thức của hát nói.
Bài hát nói thiếu khổ dưới 11 câu, thường là chỉ có 7 câu. Bài hát nói dôi khổ thì có khổ dôi thường chen vào giữa, số câu nhiều hơn 11. (ví dụ bài “Chí anh hùng” xem ở phần đọc thêm)
Trong bài hát nói đủ khổ 11 câu được đặt tên như sau :
Khổ đầu: còn gọi là phần khai (phần mở), gồm 4 câu
Khổ giữa: còn gọi là phần chuyển của bài hát nói.
Khổ cuối: còn gọi là khổ xếp, nó là phần hợp của bài hát nói, gồm 3 câu, câu thứ 3 là câu tóm, bắt buộc phải là câu lục trong thể lục bát.
Trong bài hát nói bao giờ cũng có 2 câu thơ hoặc bằng chữ Hán mượn của người xưa hoặc do chính tác giả làm ra viết theo thể ngũ ngôn hoặc thất ngôn. Vị trí thông thường của 2 câu thơ là câu 5 và 6, tuy nhiên khi phá cách 2 câu thơ này có thể đưa lên đầu bài hay đến một vị trí khác như trong bài này (Chí nam nhi) 2 câu này đưa lên đầu bài.
(1) Một người con trai thông minh; nên làm người khác thường trong thiên hạ. Lấy từ câu thơ Đường Giới tiễn bạn đi Trường An: Nam tử yếu vi thiên hạ kỳ.
(2)Trót: có nghĩa là lỡ.
(3) Ba vạn sáu: ba vạn sáu nghìn ngày nghĩa là một trăm năm ý chỉ một đời người.
(4) Điển tích Tang hồ bồng thỉ: cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bồng. Xưa có tục lệ sinh con trai thì dùng cung gỗ dâu, tên bằng cỏ bồng bắn lên trời xuống đất và ra bốn phương tỏ ý mong đứa con trai ấy sau này sẽ có chí lớn, tung hoành khắp thiên hạ, ôm hoài bão giúp nước giúp đời.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/- Dựa vào phần chú thích về thể loại bài hát nói, em hãy cho biết bố cục của bài thơ?
2/- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ về người con trai như thế nào qua hai câu thơ chữ Hán “Thông minh nhất nam tử, Yếu vi thiên hạ kỳ”? Và nhận thức trách nhiệm của con người trong vũ trụ?
3/- Bài thơ là lời tuyên ngôn về chí nam nhi đầy tự tin và lạc quan. Em hãy phân tích nội dung ấy?
4/- Trong khổ xếp: có câu “Phải có danh mà đối với núi sông”. Theo em, danh ở đây là gì? Quan niệm về danh như thế có gì giúp ích cho đời?
GHI NHỚ:
Bài thơ “Chí nam nhi” tiêu biểu cho thơ Nguyễn Công Trứ về cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật. Bài thơ có tính chất “tuyên ngôn” về lí tưởng nên từng lời đều cô đúc, gân guốc, thiên về lí trí.
Tác giả có công biến một thể ca trù của dân tộc (hát nói) thành thể thơ tự do hợp với tính cách phóng túng của ông.
LUYỆN TẬP:
Sau khi học bài thơ Chí nam nhi, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với xã hội.
Tiết 2: TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
VĂN BẢN 1 :
ĐI THI TỰ VỊNH
(Tự học có hướng dẫn)
Đi không há lẽ trở về không,Cái nợ cầm thư phải trả xongRắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,Dở(1) đem thân thế hẹn tang bồng(2).Đã mang tiếng ở trong trời đất,Phải có danh gì với núi sông.Trong cuộc trần ai ai dễ biếtRồi ra mới tỏ mặt anh hùng .
----------
(1) Dở: trót(2) Điển tích Tang hồ bồng thỉ như chú thích ở trên
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/- Theo Nguyễn Công Trứ, để thự hiện chí nam nhi phải có điều kiện gì?
Nội dung của nó được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
2/- Quan niệm chữ danh của Nguyễn Công trứ như thế nào?
GHI NHỚ:
- Giọng thơ khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ, lời lẽ rắn rỏi đầy tự tin, Nguyễn Công Trứ đã ít nhiều bộc lộ cái tôi cá nhân. Cái tôi đầy nhiệt huyết hăm hở hành động, bất chấp mọi khuôn phép.
VĂN BẢN 2 :
CHÍ ANH HÙNG
(Tự học có hướng dẫn)
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc Nợ tang bồng vay trả trả vay Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể Nhân sinh thế thuợng thuỳ vô nghệ(1) Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ(2) Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong. Chí những toan xẻ núi lấp sông Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ Đuờng mây rộng thênh thênh cử bộ(3) Nợ tang bồng trang trắng(4) vỗ tay reo Thảnh thơi thơ túi ruợu bầu.
-----------------
(1) Con người sinh ở trên đời ai chẳng có một nghề, một việc làm cốt được tấm lòng son lưu truyền trong sử sách.
(2) Chưa gặp thời.
(3) Đường mây: ý thi đỗ. Cử bộ: Cất bước.
(4) Trang trắng: trả sạch trang trải xong xuôi, đường công danh ổn thỏa.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/- Quan niệm về chí anh hùng của Nguyễn Công Trứ được thể hiện trong bài thơ bằng những hình ảnh nào?
2/- Nghệ thuật biểu hiện chí anh hùng trong bài thơ?
GHI NHỚ:
- Bài thơ biểu lộ chí khí hăm hở lập công danh để lại sự nghiệp vẻ vang cho đời. Nhạc điệu âm vang, dồn dập của bài thơ gợi lên trong lòng chúng ta nhiều ấn tượng sâu sắc, tuyệt đẹp về chí anh hùng
TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tiết 1: CHÍ NAM NHI
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý:
1- Bài thơ nói về chí khí và khát vọng của con người, cho nên chỉ cần khai thác khía cạnh tích cực về phương diện ấy để giáo dục tư tưởng HS, không cần thiết đề cập tới những hạn chế của tư tưởng phong kiến.
2- Có thể dùng sơ đồ sau để HS nhớ được bố cục của bài hát nói:
Các phần
Tên gọi
Thể thơ
Số câu
Ghi chú
I/- Phần phụ mở đầu:
II/- Phần hát chính:
- Khổ đầu
- Khổ giữa
- Khổ xếp
III/- Phần phụ kết thúc:
Mưỡu đầu
Phần mở
Phần chuyển
Phần hợp
Mưỡu hậu
Lục bát
7 hoặc 8 chữ
7 hoặc 8 chữ
Câu cuối phải 6 chữ
Lụcbát
2 hoặc 4
4
4
3
2 hoặc 4
Có thể có, có thể không.
- Có thể dôi khổ (thêm vào 1 hay 2 khổ)
Có thể có, có thể không.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giới thiệu về Nguyễn Công Trứ theo chú thích về tác giả ở trên.
- Giới thiệu đề tài chí nam nhi trong thơ Nguyễn Công Trứ:
Nguyễn Công Trứ là con người có tài, có chí khí, sống sôi nổi, nhiệt thành, ham họat động. Ông rất quan tâm đến việc lập thân hành đạo giúp đời. Bởi thế ông có nhiều bài thơ về đề tài này.
Họat động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu các chú thích và thể thơ.
Hệ thống lại mấy nét cơ bản về thể thơ: Phần phụ mở đầu, phần hát chính. Bài thơ gồm 11 câu theo thể hát nói, không có mưỡu đầu và mưỡu hậu. Hai câu mở đầu bằng thơ ngũ ngôn, chữ Hán, “Thông minh nhất nam tử, Yếu vi thiên hạ kỳ”. Bài hát nói đủ khổ: khổ đầu 4 câu, khổ giữa 4 câu, khổ xếp 3 câu.
Họat động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
1- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ về người con trai và ý thức trách nhiệm của con người trong vũ trụ. (câu 2)
Hai câu mở đầu bằng thơ ngũ ngôn, chữ Hán. Trong bài hát nói, những câu bằng chữ Hán thường diễn tả tư tưởng hệ trọng, hoặc là chân lí của thánh hiền, hoặc là của chính tác giả. “Thông minh nhất nam tử, Yếu vi thiên hạ kỳ” là nhân sinh quan của Nguyễn Công Trứ. Theo ông, một người con trai phải là người thông minh, phải là một người khác thường trong thiên hạ, một người “kỳ” trong thiên hạ. Nghĩa là người con trai phải làm được việc lớn, việc hệ trọng, phi thường để giúp nước giúp đời. Đó cũng là quan điểm của đạo Nho, nó luôn được nhà Nho như Nguyễn Công Trứ nghi ngút khói hương phụng thờ. Điều đáng quý là Nguyễn Công Trứ “ngôn” và “hành” thống nhất (ít ra thì cũng ở thời trẻ). Ông nói “trót sinh ra”, nghĩa là lỡ sinh ra, trong trời đất, trong vũ trụ này thì con người “phải có chi chi” có nghĩa là phải có chí lớn làm nên sự nghiệp lớn giúp nước giúp đời, mà theo Nguyễn Công Trứ là phải có “kỳ” và nhà thơ đối thoại với các đấng nam nhi: “Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu”. Ba vạn sáu là một trăm năm, một đời người chẳng lẽ bỏ phí “tiêu lưng” không làm nên một việc có ích cho đời.
2- Khi tuyên ngôn về chí nam nhi, Nguyễn Công Trứ cũng lường hết được những khó khăn gian khổ bởi sự “đố kỵ” của tạo hóa đối với người có tài. Nhưng ông coi thường “Đố kỵ sá chi con tạo”, câu thơ có sáu tiếng thì có bốn thanh trắc, gân guốc, cứng rắn. Khẩu khí ngang tàng ngạo nghễ của Nguyễn Công Trứ thời trẻ thật đẹp. Điều ông quan tâm là “Nợ tang bồng quyết trả cho xong”. Đó là đề tài lớn trong thơ ông. Trong bài “Đi thi tự vịnh” ông cũng đã nói: “Dở đem thân thế hẹn tang bồng”. Tác giả dùng điển tích “tang bồng hồ thỉ” để nói lên trách nhiệm của người con trai. Lí tưởng của đấng nam nhi là tung hoành ngang dọc với những hành động phi thường như xẻ núi, lấp sông, chống cự lại với phong ba bão táp, coi đó như một món nợ lớn phải trả và trả bằng được bất cứ giá nào. Nên một khi “Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung”. Tính chất chiến đấu của văn chương được tác giả diễn đạt bằng hình tượng “xông pha bút trận” thật là mới mẻ. Có như thế mới “làm cho rõ tu mi nam tử”, xứng đáng là đấng mày râu, đấng nam nhi.
3- Trong khổ xếp: có câu “Phải có danh mà đối với núi sông”. Theo em, danh ở đây là gì? Quan niệm về danh như thế có gì giúp ích cho đời?
Nhà thơ nhận thức được mối quan hệ giữa cái nhỏ bé (con người) và cái lớn lao (vũ trụ), giữa cái hữu hạn (con người) với cái vô hạn (vũ trụ). Con người hiện diện trong cái vũ trụ này hẳn phải có trách nhiệm, phải có“phận sự”, phải có công để được lưu danh thiên cổ bền vững “với núi sông”. Chữ “danh” của Nguyễn Công Trứ không phải là những danh vọng hão huyền, cái bả “hư danh”. Ông không hướng cuộc đời mình theo hướng đó. Chữ “danh” theo ông nó gắn liền với sự nghiệp vẻ vang lừng lẫy. Muốn vậy phải khổ tâm luyện tài đúc chí, phải nhập thế tích cực để hành đạo giúp đời. Chữ “danh” của Nguyễn Công Trứ thống nhất với chữ “kỳ” (yếu vi thiên hạ kỳ) của ông. Người con trai muốn “có danh” phải làm được việc lớn, hữu ích cho đời, cứu dân cứu nước.
Họat động 4: Luyện tập.
Học sinh phát biểu suy nghĩ trách nhiệm của mình đối với xã hội.
Tiết 2: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
VĂN BẢN 1 :
ĐI THI TỰ VỊNH
1/- Đi thi tự vịnh” là một trong nhiều bài thơ nói lên chí nam nhi và niềm hăm hở lập công danh của Nguyễn Công Trứ. Hai câu đầu để thể hiện quyết tâm, một niềm tin của kẻ sĩ trước lúc bước vào hội công danh, đua tài. Nợ cầm thư cũng như nợ bút nghiên, rợ đèn sách. “Cầm thư” đã trở thành “cái nợ”, vì thế có nghĩa vụ phải trả, phải hoàn thành xong xuôi, sòng phẳng.
Hai câu trong phần thực, 4 từ Hán Việt: Điền viên, tuế nguyệt, thân thế, tang bồng - được đặt trong thế đối xứng hài hoà , ý thơ trở nên trang trọng. Với Nguyễn Công Trứ trót làm trai thì phải có trách nhiệm với đời chứ không thể tùy tiện theo ý riêng mình.
2/- Với kẻ sĩ đi thi, “phải có danh” trước hét là đỗ đạt, được ghi tên vào bảng vàng bia đá. Nghĩa là có tài năng đích thực, giúp nước, cứu đời, cứu dân. Kẻ sĩ chân chính, có danh là có tài kinh bang tế thế, trị loạn, an dân, làm cho dân giàu nước mạnh, để lại tiếng thơm cho đời, lưu danh trong sử sách. Kẻ tầm thường không có danh mà chỉ có lợi.
Hai câu kết thể hiện khẩu khí của một con người giàu tài năng, rất tự tin, luôn luôn hướng về phía trước với tất cả tinh thần lạc quan mà lý tưởng cuộc đời đã lựa chọn
VĂN BẢN 2 :
CHÍ ANH HÙNG
1/- Khổ thơ đầu nói về chí làm trai. Nợ tang bồng là nợ lớn của đấng nam nhi: Phải có chí lớn ở bốn phương, tung hoành giữa trời đất, ra sức giúp nước trả ơn vua, trả nợ đời. Phải đem tài trí đua tranh với đời. Nguyễn Công Trứ không nói trừu tượng về chí anh hùng mà bằng những hình ảnh cụ thể rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ: “Vòng trời đất”, “nam bắc đông tây”, “trong bốn bể”, đem tài năng thi thố với thiên hạ.
Con người sinh ra ở đời ai mà chẳng có một nghề, một công việc để mưu sinh. Nhưng điều quan trọng nhất là phải biết làm nên công danh sự nghiệp, để lại tấm lòng son (đan tâm) trong sử sách, lưu lại tiếng thơm cho muôn đời. Cũng không nên xem thường người anh hùng khi chưa gặp thời thế (thời vị ngộ).
2/- Người anh hùng phải làm những công việc phi thường, những sự nghiệp to lớn, phải xông pha gánh vác công việc của đất nước. “Mây tuôn sóng vỗ”, “Buồm lái trận cuồng phong” là hai hình ảnh tượng trưng nói lên cảnh ngộ đất nước gặp buổi khó khăn, loạn lạc và cách ứng xử của người anh hùng đứng trước thời cuộc, quyết đem tài năng và khí phách dẹp loạn, cứu nguy cho đời.
Chủ đề: NGUYỄN KHUYẾN VÀ BA BÀI THƠ THU
THU ĐIẾU - THU VỊNH - THU ẨM
Thời lượng: 2 tiết
(Tiết 1: giảng dạy bài thơ “Thu diếu.
Tiết 2: HS tự học có hướng dẫn bài thơ “Thu vịnh” và “Thu ẩm”)
Mục tiêu cần đạt
- Cảm nhận được vẻ đẹp của chùm thơ thu qua ba bài thơ : Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm trong văn học cổ .
- Cảm nhận được cảnh mùa thu đẹp của một vùng quê Việt Nam.
- Hiểu được lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương của Nguyễn Khuyến và nét tài hoa trong quan sát , miêu tả của ông.
- Bồi dưỡng năng lực phát hiện, cảm thụ cái đẹp trong thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước.
VĂN BẢN THU ĐIẾU
(Câu cá mùa thu)
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo,
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo(1)
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc(2) quanh co khách vắng teo.
Tựa gối(3) ôm cần(4) lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Theo thơ văn Nguyễn Khuyến
NXB Văn học H. 1971)
Chú thích
(*) Nguyễn Khuyến ( 1835-1909 ) người làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, nay thuộc Nam Hà. Ông đỗ đầu cả ba kỳ thi ( nên thường được gọi là tam nguyên Yên Đỗ ) và ra làm quan với triều Nguyễn . Khi quân Pháp đánh chiếm nước ta. Nguyễn Khuyến được cử giữ chức vụ tổng đốc nhưng ông không nhận, cáo quan về nhà (1884 ) ,sống cuộc đời thanh bạch giữa xóm làng. Nguyễn Khuyến làm nhiều thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ ông nói lên tình yêu nông thôn, tình yêu gia đình, bè bạn , phản ánh cuộc sống khổ cực của nhân dân, châm biếm, đả kích bọn quan lại, bọn thực dân Pháp và bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với đất nước.
Bài thơ “ Câu cá mùa thu” ( Thu điếu) nằm trong chùm thơ của tác giả viết về mùa thu như : “Vịnh mùa thu” ( Thu vịnh ), “ Uống rượu mùa thu” ( Thu ẩm )
(1) Đưa vèo : ( chiếc lá ) rơi nhanh xoay theo chiều gió.
(2 )Ngõ trúc: Lối đi có trồng trúc ở hai bên.
(3) Tựa gối : ở đây ý nói ngồi cú
File đính kèm:
- Cac nha tho co dien VN.doc