Chủ đề tự chọn ngữ văn 11 nâng cao

- Nguyễn Đình Chiểu ( 1822- 1888), quê làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, xuất thân trong một gia đình nhà nho.

- 1833 ra Huế ăn học. Năm 1843 về Gia Định thi tú tài, năm 1849 ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì mẹ mất, ông về quê chịu tang khóc thương mẹ mù cả hai mắt.

- Ông về quê vừa dạy học vừa bốc thuốc.

- 1859 thực dân Pháp chiếm Gia Định và các tỉnh miền

Đông và Tây Nam Bộ ông phiêu bạt nhiều nơi, tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù.

- Ông buồn rầu, đau ốm và mất ngày 3-7-1888.

*Trong con người NĐC có sự hiện hữu của 3 con người:

- Một nhà nho, thầy giáo mẫu mực lấy việc dạy đạo đức làm đầu.

- Một nhà văn, thơ yêu nước dùng gnòi bút làm thứ vũ khí chiến đấu.

- Một thầy thuốc lấy y đức làm đầu.

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề tự chọn ngữ văn 11 nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đề tự chọn ( Gồm 18 tiết) I/ Chuyên đề 1: ( 4 tiết) : Về các tác giả tiêu biểu trong chương trình. 1.Tác gia nguyễn đình chiểu I/ Cuộc đời. - Nguyễn Đình Chiểu ( 1822- 1888), quê làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, xuất thân trong một gia đình nhà nho. - 1833 ra Huế ăn học. Năm 1843 về Gia Định thi tú tài, năm 1849 ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì mẹ mất, ông về quê chịu tang khóc thương mẹ mù cả hai mắt. - Ông về quê vừa dạy học vừa bốc thuốc. - 1859 thực dân Pháp chiếm Gia Định và các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ ông phiêu bạt nhiều nơi, tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù. - Ông buồn rầu, đau ốm và mất ngày 3-7-1888. *Trong con người NĐC có sự hiện hữu của 3 con người: - Một nhà nho, thầy giáo mẫu mực lấy việc dạy đạo đức làm đầu. - Một nhà văn, thơ yêu nước dùng gnòi bút làm thứ vũ khí chiến đấu. - Một thầy thuốc lấy y đức làm đầu. II/ Sự nghiệp văn học. - Nguyễn Đình Chiểu để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: Truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, một số bài văn tế như : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, văn tế Trương Định, văn tế nghã sĩ trận vong Lục tỉnh và một số bài thơ Đường luật. 1. Quan niệm văn chương. - Ông có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lí và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa: “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” ( Dương Từ- Hà Mậu) - Mỗi vần thơ phải ngụ ý khen chê công bằng: “ Học theo ngòi bút chí công Trong thi cho ngụ tấm lòng xuân thu” ( Ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh) - Văn chương phải là những sáng tạo nghệ thuật có tính thẩm mĩ để phát huy các giá trị tinh thần: “ Văn chương ai chẳng muốn nghe Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần” ( Ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh) - Ông ghét lối văn chương cử nghiệp gò bó: “ Văn chương nào phải trường thi, Ra đề hạn vận một khi buộc ràng Trượng có chí ngang tàng” ( Ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh) Quan điểm này cho thấy vì sao hình thức sáng tác truyện thơ của ông khá đa dạng, phóng khoáng. 2. Tấm lòng thương dân, yêu nước. a. Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. - Các sáng tác tiêu biểu: * “ Truyện Lục Vân Tiên” với nội dung: + Ca ngợi vẻ đẹp của LVTiên một con người hiếu nghĩa đủ đường, ca ngợi mối tình chung thuỷ của LVT và KNN. + Ca ngợi những con người ngay thẳng như Hớn Minh, Vương Tử Trực, ông Quán. + Kết tội những kẻ phi nghĩa, bất nhân như viên Thái Sư, cha con Võ Công tráo trở, Trịnh Hâm.... * “ Dương Từ – Hà Mậu” thể hiện đạo lí của con người. b. Sau khi thực dân Pháp xâm lược. - Nội dung sáng tác: + Lên án mạnh mẽ quân xâm lược. + Phê phán triều đình phong kiến nhu nhược. + Ca ngợi tinh thần ngiã khí và những tấm gương chiến đấu của nhân dân. + Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan. - Các tác phẩm tiêu biểu: + Xúc cảnh. + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc + Thơ điếu Phan Tòng. 3. Nghệ thuật thơ văn giàu sức truyền cảm. - Ngôn từ, lời văn mộc mạc mà tề chỉnh, từ dùng chính xác, giàu sức gợi cảm. - Thơ Đường luật lời lẽ trang nhã, trau chuốt mang vẻ đẹp cổ điển của văn chương bác học. - Hình ảnh thơ được lựa chọn với những chi tiết điển hình. - Hình thức nghệ thuật đậm chất dân gian, bình dị mộc mạc, giàu lời ăn tiếng nói của nhân dân, đậm đà bản sắc dân tộc, Nam Bộ. - Bút pháp lí tưởng hoá và hiện thực trong truyện thơ. III/ Kết luận. - NĐC là nhà nho tiết tháo, yêu nước. - Thơ văn NĐC chỉ sáng tác bằng chữ Nôm hướng về đông đảo quần chúng. - Là người đầu tiên xây dựng thành công bức tượng đài bi tráng vĩnh cửu về người nông dân Nam Bộ trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược. - Tư tưởng nho gia trong thơ văn của ông mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm với vận mệnh của đất nước. 2.Tác gia nguyễn khuyến I/ Cuộc đời. - Nguyễn Khuyến ( 1835-1909) quê Bình Lục – Hà Nam, xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa cử và nho học. - Là ngưòi học rộng tài cao, đỗ đạt Tam nguyên Yên Đổ. - Làm quan cho nhà Nguyễn hơn 10 năm và cáo quan về ở ẩn. II/ Sự gnhiệp văn học. - Để lại hơn 800 tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau. 1. Tâm sự yêu nưúơc, u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc. - Canh cánh mặc cảm về sự bất lực của mình trước hiện thực của đất nước. - Tự trào, chế diễu cái danh vị hão của mình. - Sự vô nghĩa trước việc làm quan dưới ách đô hộ của thực dân. - Giữ trọn khí tiết trong thời loạn. - Nỗi buồn mất nước cứ khắc khoải khôn nguôi. Tâm sự mất nước u hoài. 2. Nhà thơ lớn của dân tình, làng cảnh Việt Nam. - Phần lớn thời gian nhà thơ sống ở nông thôn cho nên có sự gắn bó và hiểu biết khá rõ về cuộc sống, tâm sự của người dân cũng như bức tranh làng quê ở nông thôn, ông thể hiện và miêu tả khá chân thực và tinh tế. - Viết về bức tranh phong cảnh làng quê: + Cảnh thu + Cảnh lụt + Cảnh chợ đồng + Cảnh tết. + Cảnh nợ nần 3. Ngòi bút trào phúng thâm thuý. - Cười cái danh vị tiến sĩ của mình - Chế nhạo sự nhố nhăng của xã hội Tây Tàu đưương thời. - Là tiếng cười chua xót, cưòi ra nước mắt của một nhà nho còn giữ được khí tiết. 4. Nghệ thuật thơ văn Nôm bậc thầy. - Sử dụng các thể hto quen thuộc. - Ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày cảu nhân dân. - Hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm. III/ Kết luận. - Là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam - Có nhiều đóng góp cho thơ văn trung đại ở cả nội dung và nghệ thuật. 3. Nam Cao I/ Cuộc đời. 1. Tiểu sử. - Nam Cao ( 1917-1951), xuất thân trong một gia đình nông dân, quê quán Làng Đại Hoàng, Lý Nhân, Hà Nam. - Viết văn từ năm 1936 thành công lớn trên con đường văn chưong nghệ thuật. - Tham gia cách mạng trở thành nhà văn liệt sĩ - Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 1996. 2. Con người. - Có đời sống nội tâm sôi sục có khi căng thẳng. - Giàu ân tình đối với ngưòi ngèo khổ bị áp bức và bị khinh miệt trong xã hội cũ. - Ông luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại. II/ Sự nghiệp văn học. 1. Quan điểm nghệ thuật. - Nhà văn phải có lương tâm, văn chương là một hoạt động ssáng tạo - Văn học phải phản ánh chân thực và sâu sắc chủ nghĩa nhân đạo. - Hoàn cảnh sống quyết định tâm lí tính cách con người. 2. Các đề tài chính của Nam Cao. a. Đề tài người trí thức nghèo. - Sống mòn - Đời thừa - Trăng sáng -> Thể hiện bi kịch của người trí thức tiểu tư sản nghèo bị cơm áo ghì sát đất đánh mất hết ước mơ khát vọng và những hoài bão đẹp đẽ trong cuộc đời. b. Đề tài người nông dân nghèo. - Chí phèo - Lão Hạc -> Cuộc sống bị bần cùng hoá, bị huỷ hoại về nhân hình và nhân tính. 3. Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao. - Phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật - Tính triết lí sâu sắc - Giọng điệu thay đổi, lúc lạnh lùng, lúc trữ tình sôi nổi tha thiết. III/ Kết luận. - Nam Cao là một tác gia lớn có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại Việt Nam II/ Chuyên đề 2 ( 8 tiết) Các tác phẩm văn xuôi . 1. chiếu cầu hiền Thể loại. - Chiếu là văn bản do Vua chúa ban ra để triều đình hoặc toàn dân đọc và thực hiện một mệnh lệnh, yêu cầu trọng đại nào đó của đất nước hoặc hoàng tộc, bản thân nhà vua. Chiếu có thể do vua viết hoặc do một đại thần tài lược nào đó viết thay vua. 1. Đoạn 1. - So sánh: người hiền tài như ngôi sao sáng -> Thu phục kẻ hiền tài. Sao sáng chầu về ngôi Bắc thần như người hiền tài về chầu thiên tử. Qua đó giúp cho kẻ hiền tài nhận thấy rõ tránh nhiệm của bản thân với đất nước mà ra phò vua giúp đời. 2. Đoạn 2 - Cách ứng xử của nho sĩ Bắc Hà: + ở ẩn + Trốn tránh + Tự tử + Kiêng dè -> Đều không muốn ra để phò vua giúp đời - THái độ của Quang Trung> + Khiêm tốn, chân thành: 2 câu hỏi cho thấy vua tha thiết cầu hiền mong có người tài ra giúp cho triều đình trong những ngày đầu còn non yếu. - Giọng văn vừa châm biếm nhẹ nhàng vừa khích lệ chạm vào lòng tự ái của kẻ sĩ. Thái độ khiêm tốn, chân thành của nhà vua: “ Huống trên dải đất…..hay sao” 3. Đoạn 3. - Cầu hiền rất đặc biệt: + Không phân biệt cao thấp + Thứ dân có thể đưựơc trọng dụng nếu có tài + Tự tiến cử hoặc tién cử người khác + Không chấp nhưng x lời tiến cử sai -> Cách cầu hiền đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân vì nước của vua QT. Nội dung. - Thể hiện - Hiểu được chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp yên thù trong giặc ngoài để thấy tầm chiến lược sâu rộng cũng như tấm lòng vì dân, vì nước của ông. Nghệ thuật. - Thấy được cách fiễn đạt tinh tế bằng những lời lẽ vừa có sức thuyết phục cao và lập luận chặt chẽ của tác giả. 2.Hai đứa trẻ 1. Bức tranh phố huyện từ chiều tà chuyển dần sang đêm. - Thời gian: chiều tà gợi nỗi buồn - Âm thanh: + Tiếng trống thu không + Tiếng ếch nhái + Tiếng muỗi + Tiếng người nói chuyện -> gợi nỗi buồn,sự thanh bình của buổi chiều quê hương. - ánh sáng: + Mặt trời + Sao + Đom đóm + Hạt cát + Ngọn đèn - Bóng tối: + Dãy tre làng + Đường phố + Đêm -> Biểu tượng cho những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện với cuộc sống lay lắt nghèo khổ. - Cuộc sống của con người : + Chị Tí: mẹt hàng dọn dưới gốc cây bàng, nước, thuốc lào,ngọn đèn con + Bác Xiêu: gánh phở ế ẩm + Bác Xẩm: ngủ gục trên manh chiếu rách. + Cụ thi: hơi điên + Chị em Liên: gian hàng nhỏ -> Cuộc sống nghèo khổ nhưng họ luôn khao khát một thứ sáng mới tươi sáng cho cuộc đời của họ. 2. Nhân vật Liên. - Là một cô gái mới lớn, có tâm hồn thơ ngây trong trắng, cuộc sống trước đây ở Hà Nội sung sướng, hiện tại sống cuộc sống tù túng nơi phố huyện - Lúc chiều tà: + Liên mở rộng tâm hồn để cảm nhận bức tranh quê hương và cô cảm thấy quen thuộc như là mùi vị của đất của quê hương. - Đêm: Liên thấy cuộc sống nghèo khổ của người dân phố huyện cô động lòng thương. - Đêm khuya Liên thấy tâm hồn tĩnh lặng khi nhìn bầu trời đêm. 3. Cảnh chờ tàu. - Nguyên nhân: Chờ đoàn tàu xuất hiện để bán hàng và cũng để chờ sự xuất hiện cuối cùng của một ngày, mơ ước về một tương lai tươi sáng trong cuộc đời của họ. - Đoàn tàu xuất hiện: + ánh sáng: đèn, cửa kính.. + Âm thanh: còi tàu, bánh rít vào đường ghi./ -> Là những thứ ánh sáng và âm thanh mới lạ khác xa với những âm thanh của nơi phố huyện, thể hiện mơ ước của người dân nơi phố huyện. Nội dung. - Bức tranh Phố huyện nghèo - Tình yêu quê hương đất nước. . Nghệ thuật. - Thấm đẫm chất thơ. - Miêu tả cảnh, nhân vật nhẹ nhàng. 3.Chữ người tử tù 1. Hình tượng Huấn Cao. a. Nho sĩ tài hoa. - Tài viết chữ đẹp: + Tiếng đồn: “ Hay là cái …..đó không” + Lời khen của Huấn Cao: Chữ ông HUấn đẹp lắm, vuông lắm. - Chữ đẹp có sức mạnh cảm hoá: + Quản ngục thay đổi cách đón tiếp + Thầy thơ lại thấy tiếc khi HC bị tử hình. -> Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa mang những vẻ đẹp văn hoá, vẻ đẹp đó có sức mạnh cảm hoá con người. b. Có khí phách hiên ngang bất khuất của một anh hùng. - Có tài bẻ khoá vượt ngục: “ Ngoài…..bẻ khoá vượt ngục nữa” - Nét đẹp mang thuộc tính đời thường: + Sáu phạm nhân mang chung một chiếc gông dài tám thước. Có thể nặng đến bảy tám tạ. + Cách rỗ gông + Khinh bỉ bọn quan ngục c. Là người bao dung độ lượng, trọng nghĩa khinh tài. - Có tài viết chữ đẹp nhưng không vì vàng bạc hay quyền thế mà ép mình viết chữ bao giờ. Chỉ cho chữ những người tri kỉ. - Khi hiểu rõ tấm lòng của quản ngục ông ân hận: thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ, như vậy HC là một người có tấm lòng bao dung độ luợng. 2. Cảnh cho chữ. - Là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. + Thời gian đêm khuya khoắt. + Cảnh cho chữ diễn ra ngay trong chốn ngục tù: tường đầy mạng nhện, đất đầy phân chuột phân gián, ẩm ướt + Đuốc sáng rực rỡ, chậu mực thơm, lụa trắng tinh + Có sự thay ngôi đổi thứ -> Cái đẹp đã chiến thắng cái ác và cái xấu. 3. Quản ngục. - Là người coi tù - Một người yêu cái đẹp - Khát vọng có được cái đẹp trong tay, lưu truyền cái đẹp trong cuộc đời. Nội dung. - Qua hình tượng HC thể hiện quan niệm về cái đẹp của nhà văn - Kín đáo thể hiện lòng yêu nước. Nghệ thuật. - Bút pháp hiện thực, lãng mạn - Xây dựn nhân vật , tâm lí nhân vật - Thủ pháp điện ảnh. 4.Đời thừa 1. Nhân vật nhà văn Hộ. a. Giới thiệu chung. - Nghề nghiệp: Hộ là một nhà văn. - Hoàn cảnh: Sống một mình, chưa có gia đình, cuộc sống nghèo khổ, chật vật. - Tính cách: thẳng thắn, giàu tình thương. b. Những bi kịch tinh thần của Hộ. * Bi kịch về lí tưởng, nghề nghiệp. - Hộ là một nhà văn, trí thức trẻ sẵn sàng hi sinh cho nghệ thuật. +“ Đói rét không có nghĩa lí gì với gã tuổi trẻ say mê lí tưởng” + Lối viết : thận trọng “ Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán” -> Với Hộ viết văn không chỉ là một nghề mà còn là một niềm sung sướng, đam mê. - Có quan niệm tiến bộ và đúng đắn về nghề văn: + “ Văn chương không cần……..những gì chưa có” ( 203) -> Nhà văn phải tìm tòi sáng tạo để đem đến nhiều tác phẩm có giá trị cho cuộc đời. - Có hoài bão, ước mơ: “ Một tác phẩm…..trên hoàn cầu” ( 206). -> Đây là ước mơ chính đáng, đáng trân trọng của Hộ. TK: Như vậy Hộ là một nhà văn chân chính, với nhiều ước mơ khát vọng chính đáng về nghề văn. - Bi kịch của Hộ: + Nguyên nhân: Hộ cứu Từ đem đến cho Từ một chỗ dựa vững chắc về tinh thần, một mái ấm gia đình. + Từ đó Hộ phải chịu gánh nặng về cơm áo, gạo tiền, con ốm đau, sài đẹn. + Hộ viết vội để kiếm tiền, viết những tác phẩm văn chương quá ư dễ dãi và cẩu thả, nó gợi những tình cảm rất nông, người đọc có thể quên ngay sau khi đọc. + Hộ đã vi phạm vào những khát khao, quan niệm đúng đắn, đẹp đẽ, tiến bộ về văn chương do chính mình đặt ra. + Thái độ, hành động: “ Nghiến răng vò nát sách”, tự kết tội mình “ Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”, hắn tự nhận thấy là một kẻ vô ích, một đời thừa. TK: Như vậy bi kịch của Hộ là sự mâu thuẫn giữa những suy nghĩ, quan niệm tiến bộ, đúng đắn về văn chương của chính mình với những hành động đi ngược những suy nghĩ và hành động đó. Qua đây cũng thể hiện giá trị nhân đạo của ngòi bút Nam Cao: + Cảm thông chia sẻ với bi kịch của người trí thức tiểu tư sản nghèo trong xã hội lúc bấy giờ. + Lên án xã hội không đảm bảo cuộc sống cho người trí thức dẫn tới họ thui chột tài năng, đánh mất đi những hoài bão, ước mơ tốt đẹp. * Bi kịch tình thương. - Quan niệm về tình thương của Hộ: + Với văn chương: “ Một tác phẩm có……….gần người hơn” ( 206). -> Cần sống nhân ái, bao dung. + Văn chương vớ cuộc sống: “ Kẻ mạnh…….vai của mình” ( 203). + Hộ không tán thành quan niệm “ Phải biết ác…mạnh mẽ” ( 203) => Đây là những quan niệm đúng đắn về tình thương. Với Hộ tình thương yêu đồng loại là một lẽ sống, nguyên tắc sống, là tiêu chuẩn sống để xác định tư cách làm người. - Hành động: Giang tay cứu vớt đời Từ khi cô bị phụ bạc. + Cưới Từ, nhận làm cha đứa con Từ, lo ma chay cho mẹ Từ. -> Thể hiện hành động tình thương đẹp đẽ của Hộ. - Bi kịch: Cuộc sống cơm áo, gạo tiền hành ngày, khiến Hộ đau đầu và lại chà đạp lên quan niệm về tình thương, Hộ bỏ đi lang thang, uống rượu, đánh đuổi vợ con, trở thành người chồng tàn nhẫn. -> Hộ đã vi phạm vào nguyên tắc tình thương do chính mình đặt ra. + Tỉnh rượu Hộ hối hận, khóc nước mắt bật…..nhận ra mình là một thằng khốn nạn. => Bi kịch: Hộ coi tình thương là nguyên tắc cao nhất, hi sinh tất cả vì tình thương nhưng lại vi phạm vào lẽ sống tình thương của chính mình. * Đây là bi kịch tinh thần dai dẳng của người trí thức tiểu tư sản lúc bấy giờ. Thể hiện giá trị nhân đạo của ngòi bút Nam Cao. 2. Nhân vật Từ. - Ngoại hình: + Da mặt xanh nhợt, môi nhợt nhạt, mí mắt tím, má hóp lại, bàn tay lủng củng những xương. -> Con người yếu đuối. - Hoàn cảnh éo le. - Phẩm hạnh tốt đẹp. -> Là hình tượng của người phụ nữ Việt Nam mang những vẻ đẹp giản dị. Nội dung. - Thể hiện giá trị nhân đạo. - Hiện thực. - Quan niệm nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ của Nam Cao. . Nghệ thuật. - Cốt truyện đơn giản nhưng có khả phản ánh hiện thực qua tâm lí nhân vật rất lớn. - Xây dựng tính cách nhân vật: qua diễn biến tâm lí nhân vật. - Lối viết tự nhiên, dung dị. - Giọng văn lạnh lùng, đan xen trữ tình đằm III/ Chuyên đề 3 ( 6 tiết) Các tác phẩm thơ . 1. Tự tình II 1. Hai câu đề. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non - Không gian, thời gian : Đêm khuya thanh vắng tĩnh mịch, có âm thanh của tiếng trống canh dồn. - Tâm trạng : + Đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng của mình. + Tâm trạng rối bời trước bước đi của thời gian qua âm thanh tiếng trống. + Một sự bẽ bàng, chua xót giữa cái hồng nhan với nước non. 2. Hai câu thực. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn - Tâm trạng : Mượn hình ảnh chén rượu tượng trưng, say để quên đi thực tại bẽ bàng, nhưng tỉnh lại thì chua xót vì thực tại. - Hình ảnh ẩn dụ : Vầng trăng bóng xế…..tượng trưng cho tuổi xuân con người đã xế bóng tuổi xuân mà hạnh phúc vẫn là một vầng trăng khuyết chưa trọn vẹn. 3. Hai câu luận. - Nghệ thuật đối : - Hình ảnh thiên nhiên : + Mặt đất, chân mây > < rêu, đá. + Sự đối lập giữa sự vật nhỏ bé yếu ớt với sự vật rộng lớn. + Sử dụng những động từ mạnh, xiên, đâm vừa thể hiện sự quẫy đạp của thiên nhiên vừa thể hiện sự bứt phá của nhân vật trữ tình muốn thoát ra khỏi hoàn cảnh thực tại. Đó là cá tính của HXH. 4. Hai câu kết. Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con - Ngao ngán : + Xuân đi xuân lại đến mà tuổi xuân con người già đi theo thời gian mà hạnh phúc vẫn chỉ là một mảnh tình bị san sẻ trở thành tí con con nhỏ bé và rất tội nghiệp. - Bài thơ khép lại là tiếng thở dài não nề của nhân vật trữ tình. Khao khát tình yêu, hạnh phúc nhưng tình yêu mãi lẻ loi, xa vời. Nội dung. - Thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp : Trân trọng những khao khát về hạnh phúc của người phụ nữ. Nghệ thuật. - Những đặc trưng nghệ thuật của thể thơ thất ngôn. 2.thương vợ 1. Hai câu đề. Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng - Thời gian : quanh năm - Không gian : mom sông - Nghề nghiệp : Buôn bán -> Khắc họa hình ảnh bà Tú bươn trải trong cuộc đời rộng lứon vất vả để nuôi sống gia đình. - Nuôi con : có lí - Nuôi chồng : vô lí -> Chồng trở thành gánh nặng. - THái độ tác giả : xấu hổ trứoc vợ. 2. Hai câu thực. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông - Nghệ thuật đối rất chỉnh - Hình ảnh : thân cò lặn lội thể hiện sự vất vả của bà Tú, động từ đảo lên đầu câu khiến hình ảnh của bà được khắc hoạ vất vả và tội nghiệp hơn. - Âm thanh : eo sèo là tiếng cãi vã, kì kèo qua lại, bà phải chen chân trên những không gian nguy hiểm để nuôi sống gia đình. - Thái độ : xấu hổ vì không nuôi được gia đình lại trở thành gánh nặng cho vợ. Xót xa trước những hành động của vợ. 3, Hai câu luận. Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công. - Duyên : cái được, sự gắn kết của Bà Tú với con ngưòi tài hoa, chỉ có 1 - Nợ : có 2 là nợ chồng và con - Thái độ bà Tú : âu đành phận, dám quản công, một thái độ chấp nhận và cam chịu. Bà là một người phụ nữ mẫu hình. 4. Hai câu kết. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cững như không - Cứ tưởng tiếng chửi của bà tú nhưng đó chính là tiếng lòng của ông Tú thay vợ để chửi - Thói đời là những quy định của xã hội khjiến người phụ nữ phải chịu nhiều khổ cực - Thể hiện tiếng lòng ăn năn của ông tú trước vợ. Một sự xót xa đau đớn và bất lực trước thời cuộc. Nội dung. - Thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp : Nghệ thuật. - Những đặc trưng nghệ thuật của thể thơ thất ngôn. 3.Bài ca ngất ngưởng 1. 6 câu đầu. - Câu 1: Vũ trụ nội mạc phi phận sự ( Mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phảI là phận sự của ta) - 5 câu tiếp : Cách xưng danh.Ông Hi văn rất độc đáo. + Con người có tài lớn, tài bộ, con người ấy, đã vào lồng. Tạo ra chất ngất ngưởng. - Liệt kê những chức vụ: + Thủ khoa + Tham tán + Tổng đốc đông. + Đại tướng + Phủ doãn Thừa Thiên. -> Phong cách ngất ngưởng bất chấp tất cả không màng danh lợi. - Âm điệu câu văn dài ngắn khác nhau, cách ngắt nhịp câu thơ, hệ thống từ Hán Việt. Con người tự thừa nhận khẳng định đánh giá về tài năng nhân cách của mình. 2. Phong cách sống. - Phong cách sống có vẻ ngược đời trái ngược với mọi ngưòi. + Đạc ngựa > < bò vàng -> Đối lập giữa cái thấp hèn với cái cao cả. - Quan niệm sống: + KIếm cung - Từ bi + Gót tiên - Đôi dì -> Bụt cũng nực cười mà chấp nhận. - Quan niệm về đưựơc mất khen chê + Được mất là lẽ dĩ nhiên + Khen chê như gió ấm thổi ngoài tai. -> Sống giữa mọi người với những thú vui của con người giữ trọn đạo sơ chung. Nội dung. - Phong cách sống vượt ra khỏi trật tự của lễ giáo phong kiến. Nghệ thuật. - Nâng thể hát nói lên một bước mới 4. Tiến sĩ giấy 1.Giới thiệu ông tiến sĩ giấy. Cũng cờ cũng biển cũng cân đai Cũng gọi ông nghè có kém ai - Hình ảnh : + Đầy đủ : cờ , biển, cân ,đai những thứ rất sang trọng mà vua ban cho một vị tiến sĩ. + Có vẻ rất sang trọng và đầy đủ qua cách tác giả sử dụng liệt kê 4 lần từ cũng. - Thái độ mỉa mai của tác giả trước hình ảnh ông nghè. Sự lẫn lộn giữa giả và thực bắt đầu xuất hiện. 2. Thái độ của nhà thơ trước học vị tiến sĩ ở đời. ( 4 câu tiếp). - Những chi tiết : mảnh giấy, nét son, tấm thân, xiêm áo …đều giống ông tiến sĩ giấy. - Thật giả lẫn lộn không nhận ra được. - Mảnh giấy và nét son : tô điểm rõ cho bộ mặt đẹp đẽ của ông tiến sĩ nhưng thực chất đó chỉ là những nét vẽ, sự điểm tô nên rất nhẹ và hời. Đó chỉ là sự mua bán quan tước. - Thái độ : nhìn thẳng vào sự thật một cách chua chát. 3.Thái độ tự trào của tác giả. Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi. - Hai tiếng nghĩ rằng thể hiện thái độ chua xót của tác giả : + Sự lẫn lộn đảo điên giữa thật giả trong xã hội. + Sự chua chát của một con người một vị tiến sĩ thật mà không giúp ích gì cho thực tại của đất nước. Nội dung. - Cảm nhận được thái độ miệt thị hạng người mang danh khoa bảng mà không có thực hcất cùng ý thức tự trào của tác giả. Nghệ thuật. - Những đặc trưng nghệ thuật của thể thơ thất ngôn. - Thấy được sự vận dụng tài tình lối thơ song quan cùng sắc thái giọng điệu phong phú trong bài thơ. -------Hết--------

File đính kèm:

  • docCHu de tu chon NV11 nang cao.doc
Giáo án liên quan