Chủ điểm: Ngành nghề - Đề tài Thơ “ chiếc cầu mới”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 Trẻ hiểu nội dung bài thơ bằng cách thể hiện cùng cô.

 Chú ý nghe cô đọc thơ, cảm nhận được nhịp điệu bài thơ qua việc cho trẻ đọc với giọng vui tươi.

 Phát triển ngôn ngữ: đọc thơ mạch lạc, rõ ràng. Phát triển khả năng chú ý, tưởng.

 Giáo dục trẻ lòng biết ơn các cô, các bác công nhân.

II. CHUẨN BỊ:

 Mô hình chiếc cầu.

 Tranh vẽ chiếc cầu, trên cầu có tàu, ô tô chạy, người đi bộ.

 Cờ tín hiệu: Đỏ + xanh.

 Ghế thể dục, khối gỗ chữ nhật.

 Một số hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn đủ cho số lượng trẻ.

 Biển giấy hình điều khiển: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật.

III. PHƯƠNG PHÁP- BIỆN PHÁP:

Đọc diễn cảm, đàm thoại.

Trực quan, trò chơi.

IV. NỘI DUNG KẾT HỢP

Thể dục, đi trên ghế thăng bằng.

Toán: Ôn hình vuông, hình chữ nật, hình tròn.

Âm nhạc: Đi tàu hỏa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 15611 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ điểm: Ngành nghề - Đề tài Thơ “ chiếc cầu mới”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM: NGÀNH NGHỀ ĐỀ TÀI: THƠ “ CHIẾC CẦU MỚI” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ hiểu nội dung bài thơ bằng cách thể hiện cùng cô. Chú ý nghe cô đọc thơ, cảm nhận được nhịp điệu bài thơ qua việc cho trẻ đọc với giọng vui tươi. Phát triển ngôn ngữ: đọc thơ mạch lạc, rõ ràng. Phát triển khả năng chú ý, tưởng. Giáo dục trẻ lòng biết ơn các cô, các bác công nhân. II. CHUẨN BỊ: Mô hình chiếc cầu. Tranh vẽ chiếc cầu, trên cầu có tàu, ô tô chạy, người đi bộ. Cờ tín hiệu: Đỏ + xanh. Ghế thể dục, khối gỗ chữ nhật. Một số hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn đủ cho số lượng trẻ. Biển giấy hình điều khiển: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật. III. PHƯƠNG PHÁP- BIỆN PHÁP: Đọc diễn cảm, đàm thoại. Trực quan, trò chơi. IV. NỘI DUNG KẾT HỢP Thể dục, đi trên ghế thăng bằng. Toán: Ôn hình vuông, hình chữ nật, hình tròn. Âm nhạc: Đi tàu hỏa. V. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: Phần 1: HOẠT ĐỘNG CHUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Giới thiệu - Các bạn cùng chơi trò chơi “ Tín hiệu” với cô nha. Khi cô giơ cờ xanh các con chạy, khi cô giơ cờ đỏ các con dừng lại và nhấn còi ( tạo tình huống có con sông). - Có con sông chắn giữa đường, muốn qua được bờ bên kia cô và các con phải đi bằng gì? - Muốn qua sông không phải đi bằng thuyền, đò....mà còn có những chiếc cầu bắc qua sông để mọi người được đi lại dễ dàng. Cô sẽ đọc cho các con nghe một bài thơ nói về những chiếc cầu, các bạn nghe để biết được ai là người xây dựng nên chiếc cầu nhé. Hoạt động 2: Đọc thơ Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm kết hợp sử dụng mô hình+ nhân vật và chi tiết rời. Sau khi đọc xong lần 1 cô đọc câu hỏi chuyển tiếp. Trên dòng sông có gì mới xuất hiện? Thế con có biết ai đã xây dựng những chiếc cầu bắc qua sông không? Lần 2: - Cô tạo 3 nhóm bằng cách cho trẻ tạo hình vuông, hình tròn và hình chữ nhật sau đó cô cho mỗi nhóm đọc thơ theo cô với yêu cầu: Cô đưa hình nào thì nhóm có hình đó đọc thơ. - Cho trẻ kết thnàh 2 nhóm bạn trai và bạn gái. Cho trẻ đọc nối tiếp mỗi nhóm một câu thơ, vừa đọc vừa mô phỏng động tác cùng cô. Hoạt động 3: Đàm thoại - Bây giờ các bạn có thích lên tàu cùng cô tham quan các chiếc cầu mới xây không? - Cho cả lớp cùng hát bài “ đi tàu hỏa”. -Chiếc cầu mới xây được xây dựng ở đâu? - Câu thơ nào nói cho con biết chiếc cầu mới được xây dựng? Cô đọc lại và cho trẻ đọc theo( cả lớp, nhóm...) - Cả lớp cùng qua cầu với cô nha ( cho trẻ đi qua ghế thăng bằng) - Những câu thơ nào nói cho con biết người và xe qua cầu rất đông vui? Cô đọc lại và cho trẻ đọc theo nhóm, cả lớp. - Nhân dân khi qua cầu đã nói gì về công nhân xây dựng? Bạn nào đọc lại đoạn thơ đó cho cô và các bạn nghe đi. Cô đọc lại, cho cả lớp- nhóm cùng đọc lại Hoạt động 4: Kết thúc - Nhờ có cô chú công nhân xây những chiếc cầu cho mọi người đi lại dễ dàng qua các dòng sông. Nên ai cũng yêu mến và biết ơn các cô chú công nhân xây dựng - Với bài thơ mà cô dạy các con đọc hôm nay các con nghĩ xem mình sẽ đặt tên gì cho bài thơ? - Cô giới thiệu tên bài thơ. - Chơi trò chơi “ xây cầu”: Các con chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 5 bạn. Cô mở nhạc các con sẽ thi đua xây cầu bằng cách đặt một khối gỗ đứng, một khối gỗ nằm ngang. Khi hết bài hát xem nhóm nào bắc được cây cầu dài nhất nhé. - Trẻ chơi cùng cô. - Trẻ trả lời tự do theo suy nghĩ của trẻ. - Chú ý nghe cô nói. - Chú ý nghe - Chiếc cầu. - Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. Vừa đọc vừa kết hợp động tác. - Dạ thích. - Trẻ trả lời theo cảm nhận. - Trẻ đọc 2 câu thơ đầu. - Trẻ thực hiện với cô. - Trẻ đọc tiếp 7 câu thơ. - Thực hiện theo yêu cầu của cô. - Chú ý nghe cô. - Trẻ trả lời tự do theo cảm nghĩ của trẻ. - Cho trẻ thi đua xây cầu bằng các khối chữ nhật... Phần 2: HOẠT ĐỘNG GÓC Góc xây dựng : xây cầu cho gấu Góc tạo hình: Tô màu chiếc cầu. Góc văn học :Đặt mô hình của bài thơ để trẻ tự nhớ lại bài thơ và thể hiện.

File đính kèm:

  • docthochieccaumoi.doc
Giáo án liên quan