Chủ điểm: Thế giới thực vật chủ đề: cây xanh và lợi ích của cây

I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, TRÒ CHUYỆN, THỂ DỤC SÁNG

1. Đón trẻ.

- Cô đến trước 15 phút vệ sinh thông thoáng phóng học

- Đón trẻ cho trẻ chơi tự do với đồ chơi của lớp.

2. Điểm danh

- Cô điểm danh trẻ theo sổ giúp cho trẻ nhớ tên của mình, tên các bạn

3. Trò chuyện

- Cô cho trẻ kể về 2 ngày nghỉ ở nhà trẻ đã làm gì giúp đỡ bố mẹ và đ¬¬ược bố mẹ đ¬ã

đi chơi những đâu?.

- Cô cho 1-2 trẻ kể:

- Cô khen trẻ đã làm 𬬬ược công việc nhỏ trẻ tự phục vụ bản thân mình và giúp đỡ bố mẹ

- Cô giơi thiệu với trẻ về chủ điểm “ Thế giới thực vật” sẽ học trong tuần.

- Trò chuyện về chủ điểm nhánh “Cây xanh và lợi ích của cây”

- Cô nhắc trẻ đi học đều ngoan học giỏi để cuối tuần 𬬬ược cô phát phiếu bé ngoan.

- Cô cho cả lớp hát bài: “mùa xuân”

 

doc164 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 29818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ điểm: Thế giới thực vật chủ đề: cây xanh và lợi ích của cây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI THỰC VẬT CHỦ ĐỀ: CÂY XANH VÀ LỢI ÍCH CỦA CÂY Tuần 1: Từ 10 -> 14/ 12/ 2012 Thứ 2 ngày 10 tháng 12 năm 2012 Ngày soạn: 8/ 12/2012 Ngày dạy: 10/12 /2012 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, TRÒ CHUYỆN, THỂ DỤC SÁNG 1. Đón trẻ. - Cô đến trước 15 phút vệ sinh thông thoáng phóng học - Đón trẻ cho trẻ chơi tự do với đồ chơi của lớp. 2. Điểm danh - Cô điểm danh trẻ theo sổ giúp cho trẻ nhớ tên của mình, tên các bạn 3. Trò chuyện - Cô cho trẻ kể về 2 ngày nghỉ ở nhà trẻ đã làm gì giúp đỡ bố mẹ và được bố mẹ đã đi chơi những đâu?. - Cô cho 1-2 trẻ kể: - Cô khen trẻ đã làm được công việc nhỏ trẻ tự phục vụ bản thân mình và giúp đỡ bố mẹ - Cô giơi thiệu với trẻ về chủ điểm “ Thế giới thực vật” sẽ học trong tuần. - Trò chuyện về chủ điểm nhánh “Cây xanh và lợi ích của cây” - Cô nhắc trẻ đi học đều ngoan học giỏi để cuối tuần được cô phát phiếu bé ngoan. - Cô cho cả lớp hát bài: “mùa xuân” 4. Thể dục sáng. * Mục đích yêu cầu : - Trẻ tập đều đẹp các động tác. Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng - Trẻ chăm tập thể dục cho người khỏe mạnh . * Chuẩn bị : - Địa điểm : Trong lớp - Dụng cụ : Trang phục quần áo gọn gàng . * Tiến hành. + Mục đích: - Giúp trẻ thoải mái về tinh thần trước giờ học, phát triển thể lực cho trẻ. + Yêu cầu: - Trẻ tập tốt các động tác thể dục sáng theo yêu cầu của cô. - Kết quả mong đợi đạt 90% + Chuẩn bị: - Cô thuộc các động tác thể dục sáng - Trẻ: Hào hứng tâm lý thoải mái + Tiến hành Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Bé dạo chơi - Cô cho trẻ làm một đoàn tàu đi kết hợp các kiểu đi, nhanh chậm. - Tập chạy đội hình đội ngũ 2. Hoạt động 2: Bé tập thể dục +. BTPTC: - Hô hấp đt2: Thổi bóng - Tay vai đt3: Tay đưa ngang gập khuyủ tay. - Chân đt2: - Tay đưa ngang ra trước khụy ngối - Bụng đt3: - Tay đưa cao nghiêng người sang hai bên. - Bật đt2: - Bật tách khép chân. * Kết thúc - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 phút quanh sân. - Trẻ thực hiện các kiểu đi theo yêu cầu của cô. - Trẻ tập 2lần 8 nhịp - Trẻ tập 2lần 8 nhịp - Trẻ tập 2lần 8 nhịp - Trẻ tập 2lần 8 nhịp - Trẻ đi nhẹ nhàng. II. HOẠT ĐỘNG HỌC Lvpt: Thể chất Hoạt động: Thể dục Đề tài: TRƯỜN SẤP KẾT HỢP TRÈO QUA GHẾ DÀI TC: KÉO CO I/ Mục đích yêu cầu - Kiến Thức: Trẻ biết trườn sấp trườn đúng tư thế. Khi trườn trèo trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng. - Kỹ năng: Ghi nhớ có chủ định. - Thái độ: Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học. II/ Chuẩn bị - Cô: 2 ghế thể dục . - Đồ dùng của trẻ giống của cô, 6 cái vòng. + NDTH: Phát triển nhận thức, Phát triển tình cảm xã hội III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Bé vui chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi: Bóng tròn to - Đội hình 2 hàng dọc, điểm số, tách hàng. - Cho trẻ tập bài tập đội hình. 2. Hoạt động 2: Nào mình cùng tập. - Muốn có một cơ thể khoẻ mạnh chúng mình phải làm gì? + Động tác tay : ( đt 6) - Hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy + Động tác chân: ( đt 1) - Ngồi xổm đứng lên, ngồi xuống liên tục + Động tác lườn: (đt 1) - Đứng quay thân sang bên 90 độ + Động tác bật: ( đt 1) - Cho trẻ bật nhảy tại chỗ 3. Hoạt động 3: Bé khéo. - Cô giới thiệu bài: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục. - Đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau - Bây giờ cô muốn xem bạn nào khéo, tài nhất muốn thực hiện được phần thi này các con hãy lắng nghe cô nói qua cách thực hiện nhé. - TTCB: Đứng trước vạch chuẩn bị, khi có hiệu lệnh “ Bắt đầu” trườn ép người xuống sàn mắt nhìn thẳng trườn lên phía trước phối hợp nhịp nhàng tay nọ chân kia, đến chỗ để ghế thì đứng dậy hai tay ôm ngang ghế ngực sát ghế lần lượt đưa từng chân qua ghế, xong rồi đi về cuối hàng. - Cho một trẻ lên thực hiện mẫu ( Nếu trẻ không thực hiện mẫu được cô thực hiện mẫu và phân tích cách thực hiện) - Cô lần lượt trẻ lên thực hiện ( 2-3 lần) - Cho trẻ thi đua giữa tổ, cá nhân - Trong khi trẻ tập, cô chú ý nhắc nhở trẻ tập đúng động tác. *Củng cố: - Cô vừa cho lớp mình tập bài thể dục gì? - cô mời 1 trẻ lên thực hiện lại 4. Hoạt động 4: Bé vui chơi * Trò chơi “Kéo co” * Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc * Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. - Tổ chức cho trẻ chơi: 2-3 lần. - Củng cố, giáo dục * Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng. - Trẻ khởi động cùng cô - 2 hàng dọc, điểm số, tách hàng, bài tập đội hình - Trẻ trả lời (2 lần 8 nhịp) (2 lần 8 nhịp) (3 lần 8 nhịp) (2 lần 8 nhịp) - Trẻ lắng nghe - 1 trẻ lên thực hiện - Trẻ thực hiện - Thi đua - Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục. - 1 trẻ thực hiện lại - Chơi trò chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐCCĐ: Quan sát cây xanh xung quanh trường TCVĐ: Bỏ lá CTD: Chơi với lá cây 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết quan sát các loại cây xanh xung quanh sân trường - Trẻ nhận biết từng đặc điểm của cây. - Giáo dục trẻ thường xuyên chăm sóc cây, tưới nước, nhổ cỏ…không bứt lá bẻ cành, 2. Chuẩn bị: - Sân trường rộng sạch - Trẻ quần áo gọn gàng 3. Tiến hành HĐCCĐ: Quan sát cây xanh - Cô tập trung trẻ và định hướng cho trẻ trước khi ra sân - Cho trẻ vừa đi theo cô vừa đọc: “ Cây dây leo” … - Đến nơi cô cho trẻ quan sát các loại cây xanh xung quanh trường - Cô đàm thoại và hỏi trẻ: - Các con vừa quan sát cây gì? - Cây xanh gồm có những bộ phận nào? - Đây là gì của cây? ( Cô chỉ vào gốc cây) - Lần lượt cô hỏi trẻ từ gốc cây đến lá cây - Cô cho trẻ nhận xét về cây xanh - Cô tóm lại giới thiệu cho trẻ biết đâu lá gốc cây, đâu lá thân cây và đâu là nhánh cây và đâu là lá cây… * Giáo dục trẻ: Ở nhà các con có trồng cây thì phải thường xuyên nhắc ba mẹ tưới nước cho cây được tươi tốt và nhớ bắt sâu nhổ cỏ, không bứt lá bẻ cành … - Cả lớp hát: “ Em yêu cây xanh” - Chi trẻ chơi trò chơi: “ Bỏ lá” - Cô giới thiệu cách chơi - luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần * Cho trẻ chơi với đồ vật: chơi với lá cây - Cô quan sát và nhắc nhở khi trẻ chơi - Cô bao quát - Tập trung trẻ nhận xét giờ học - Cho trẻ vào lớp IV.HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: Siêu thị rau Góc xây dựng: Xây dựng công viên xanh Góc Nghệ thuật: cắt dán cây. I. Mục đích yêu cầu 1.Góc xây dựng: - Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để xây dựng công viên xanh. -Biết phân bố hợp lí khi xây dựng. -Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách sáng tạo -Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình khi xây. 2. Góc phân vai: -Trẻ biết chơi theo nhóm và phối hợp các hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng. - Biết cùng nhau bàn bạc thảo luận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi. - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi. 3.Góc nghệ thuật: - Trẻ biết cắt dán các loại cây xanh. II. Chuẩn bị: - Các vật liệu như: khối gỗ, một số cây xanh cắt bằng xốp màu, cây nhựa để trẻ xây công viên, một số loại rau cô cắt bằng xốp màu, bằng nhựa, giá hàng....để trẻ làm siêu thị rau. Giấy màu, keo dán, kéo cho góc nghệ thuật. III. Hướng dẫn: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Thảo luận: - Bạn nào giỏi cho cô biết, tuần này mình học chủ đề gì? - Có những góc chơi nào? - Có những góc hoạt động nào? - Khi chơi các con phải như thế nào? - Chơi xong mình phải làm gì? 2. Quá trình chơi: - Cô cho trẻ về góc chơi và tự thoả thuận , phân vai chơi. - Cô bao quát chung, xử lí các tình huống, nếu trẻ nào còn lúng túng cô có thể tham gia cùng chơi với trẻ để giúp trẻ hoạt động tích cực. 3. Nhận xét: - Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi: khen ngợi kịp thời với những vai chơi tốt. - Cho trẻ tham quan góc xây dựng và nhận xét. - Tập trung trẻ, nhận xét chung và cho trẻ cất dọn đồ chơi - Một số loại cây xanh - Góc phân vai, nghệ thuật, xây dựng…. - Trẻ trả lời - Trẻ chơi - Trẻ lên giới thiệu công trình xây dựng - Trẻ cất đồ chơi gon gàng, ngăn nắp. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trò chơi: CÂY XANH MỌC TRONG NHÀ * Chuẩn bị: Một đĩa nhỏ một củ cà rốt và vài hòn đá sỏi * Cách chơi: Cô cắt ngang đôi củ cà rốt, đặt nửa có cuống trên vào đĩa dùng những hòn sỏi xếp xung quanh giữ cho miếng cà rốt ở một chỗ đổ nước ngập các hòn đá - Hàng ngày cho trẻ quan sát, sau và ngày lá sẽ mọc lên rất đẹp. * Ôn chữ cái đã học VI. TRẢ TRẺ - Vệ sinh, nêu gương, cắm cờ, trả trẻ ******************************** Thứ 3 ngày 11 tháng 12 năm 2012 Ngày soạn: 9/ 12/2012 Ngày dạy: 11/12 /2012 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, TRÒ CHUYỆN, THỂ DỤC SÁNG II. HOẠT ĐỘNG HỌC Tiết 1: Lvpt: Nhận thức Hoạt động: Toán Đề tài: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ PHÍA PHẢI, PHÍA TRÁI CỦA ĐỐI TƯỢNG. I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết xác định vị trí phía phải, phía trái của đối tượng. - Trẻ biết định hướng chính xác các phía. - Trẻ có ý thức trong học tập. II. Chuẩn bị. - Mỗi trẻ một đồ chơi: quả cam, 1 búp bê, bông hoa, 1 khối vuông, 1 khối chữ nhật. - Cô: 1 quả cam, Búp bê, bông hoa, 1 khối vuông, 1 khối chữ nhật. - Tích hợp: Trò chơi: Trời nắng, trời mưa. III. Hướng dẫn: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ. 1. Hoạt động 1: Bé vui chơi. - Cô cho trẻ hát bài “ Quả”. - Đàm thọai về nội dung bài hát 2. Hoạt động 2: Bé thông minh. * Luyện tập xác định phía phải, trái của bạn khác, phía trước, phía sau của đối tượng khác. - Cho trẻ chơi trò chơi tiếng hát ở đâu. + Cô gọi 1 trẻ lên lấy khăn bịt mắt sau đó mời 2 trẻ khác ở dưới lên 1 trẻ hát và 1 trẻ đứng bất kì ở một phía nào đó của bạn sau đó bạn hát sau khi bạn hát song trẻ đó đoán xem bạn vừa hát đứng phía nào của bạn. * Xác định phía phải, phía trái của đồ vật khác. - Cô đặt quả cam, búp bê, bông hoa đứng theo thứ tự hàng dọc rồi cho trẻ xác định xem phía trước, phía sau của từng đồ vật có những thứ gì? - Cô đặt tiếp 3 đồ vật theo hàng ngang cho trẻ xác định xem phía phải, phía trái của của từng đồ vật ( đổi thứ tự các hướng để trẻ tập xác định. - Cô đổi vị trí các phía để trẻ xác định - Cho trẻ lấy đồ chơi đặt theo yêu cầu của cô sau đó cô nói vị trí của đồ chơi, trẻ nói tên đồ chơi đó. * Luyện tập - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Hãy đứng đúng vị trí của cô” - Cô phổ biến luật chơi – Cách chơi - Cô hướng dẫn trẻ chơi vài lần - NX sau khi chơi * Kết thúc: - Trẻ hát - Chơi trò chơi tiếng hát ở đâu. - Trẻ lấy đồ chơi thực hiện cùng cô, xác định phía trước, phía sau. - Xác định phía phía phải, phía trái của đối tượng. - Xác định các phía theo yêu cầu của cô. - Chơi trò chơi. Tiết 2: Lvpt: Ngôn ngữ Hoạt động: Văn học Đề tài: Truyện: CÂY TRE TRĂM ĐỐT I. Mục đích - Yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện - Đánh giá được nhân vật: Anh nông dân là người chăm chỉ, thật thà. Tên nhà giàu tham lam, lừa gạt. 2. Kĩ năng. - Giúp trẻ có kĩ năng ghi nhớ có chủ định, kĩ năng so sánh. 3. Ngôn ngữ - Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. 4. Giáo dục. - Đoàn kết gúp đỡ lẫn nhau, phải trung thực, thật thà. II. Chuẩn bị. - Tranh minh họa truyện - Hệ thống câu hỏi: - Cô vừa kể cho các cháu nghe câu chuyện gì? do ai kể lại? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Anh nông dân là người như thế nào? - Tên nhà giàu là người như thế nào? - Tên nhà giàu đã nghĩ ra kế gì để lừa anh nông dân? - Anh nông dân có tin vào lời của tên nhà giàu không? - Hết hạn 3 năm làm thuê tên nhà giàu gọi anh đến bảo gì? - Anh nông dân vào rừng có tìm được cây trẻ trăm đốt không? Ai đã giúp anh, giúp như thế nào? - Tên nhà giàu bị trừng phạt như thế nào * NDTH: Phát triển nhận thức, phát triển thẩm mĩ III. Hướng dẫn. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Cô và bé vui hát - Cô và trẻ cùng hát bài: “ Lá xanh” - Đàm thoại cùng trẻ về bài hát. 2. Hoạt động 2: Bé nghe cô kể truyện. * Giới thiệu bài: Ngày xưa có một anh nông dân chăm chỉ, thật thà đi ở cho nhà giàu. Tên nhà giàu bắt anh đi tìm cây trẻ có trăm đốt về cho lão thì lão mới gả con gái cho anh. Liệu anh nông dân có lấy được con gái nhà giàu không. Các cháu hãy nghe cô kể câu chuyện “ Cây trẻ trăm đốt”. - Cô kể lần một giới thiệu tên bài, tên tác giả - Cô kể lần hai chỉ tranh. 3. Hoạt động 3: Bé cùng tìm hiểu. - Cô vừa kể cho các cháu nghe câu chuyện gì? do ai kể lại? - Trong truyện có những nhân vật nào? => Trong truyện gồm có: Anh nông dân, tên địa chủ, ông già dâu tóc bạc. - Anh nông dân là người như thế nào? => Anh nông dân là người hiền lành, thật thà, chăm chỉ. - Tên nhà giàu là người như thế nào? => Tên nhà giàu giả dối, thủ đoạn. - Tên nhà giàu đã nghĩ ra kế gì để lừa anh nông dân? => Hắn bảo anh làm thuê cho hắn trong vòng 3 năm rồi hắn gả con gái cho. - Anh nông dân có tin vào lời của tên nhà giàu không? => Anh tin và làm chăm chỉ làm cho tên nhà giàu đã giàu lại còn giàu thêm. - Hết hạn 3 năm làm thuê tên nhà giàu gọi anh đến bảo gì? => Hắn lừa anh vào rừng kiếm cây tre trăm đốt. - Anh nông dân vào rừng có tìm được cây trẻ trăm đốt không? Ai đã giúp anh, giúp như thế nào? => Anh tìm mãi không thấy cây tre nào có trăm đốt cả. Anh được ông bụt chỉ cho cách làm, cho các đốt trẻ dính lại với nhau. - Tên nhà giàu bị trừng phạt như thế nào? => Tên nhà giàu bị dính chặt vào cây tre, phải gả con gái cho anh nông dân. * Cô kể lần 3. 4. Hoạt động 4: Bé cùng kể chuyện - Trẻ kể lại theo cô từng đoạn * Củng cố - giáo dục. - Hỏi lại tên truyện. * Kết thúc: Chuyển hoạt động khác. - Trẻ hát - Đàm thoại cùng cô - Nghe cô nói - Nghe cô kề - Nghe cô kể, quan sát tranh - Cây trẻ trăm đốt - Trả lời cô - Hiền lành, chăm chỉ - Thủ đoạn, độc ác - Trả lời cô - Có - Trả lời cô - Ông bụt đã giúp anh - Trả lời cô - Nghe cô kề - Trẻ kể theo cô III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐCCĐ: Quan sát cây xanh xung quanh trường TCVĐ: Bỏ lá CTD: Chơi với lá cây ( đã soạn ngày 10/12/2012) IV.HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: Siêu thị rau Góc xây dựng: Xây dựng công viên xanh Góc Nghệ thuật: cắt dán cây ( đã soạn ngày 10/12/2012) V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trò chơi học tập: HÃY NÓI NHANH I. Mục đích. - Rèn phản xạ nhanh, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. II. Chuẩn bị. III. Tiến hành. 1. Giới thiệu trò chơi - Cô giới thiệu trò chơi sẽ cho trẻ chơi. 2. Luật chơi: Phải nói được tên của các loại rau, quả, củ có chữ cái bắt đầu bằng chữ cái do người chơi yêu cầu. 3. Cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, Nhóm nọ cách nhóm kia 5-6 bước chân 2 nhóm xếp thành hàng quay mặt vào nhau. Chọn một trẻ làm người điều khiển trò chơi đứng giữa 2 nhóm. người điều khiển trò chơi đưa ra một chữ cái ( Ví dụ chữ c 2 đội sẽ nói tên các loại rau, củ, quả có chữ c) đội nào nói nhanh và kể được nhiều nhất là thắng cuộc. 4. Nhận xét. - Cô nhận xét sau khi trẻ chơi song. VI. TRẢ TRẺ - Nêu gương, cắm cờ, vệ sinh, trả trẻ ********************************** Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2012 Ngày soạn: 10/ 12/2012 Ngày dạy: 12/12 /2012 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, TRÒ CHUYỆN, THỂ DỤC SÁNG II. HOẠT ĐỘNG HỌC Lvpt: Nhận thức Hoạt động: Khám phá khoa học Đề tài: CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết cây xanh có nhiều ích lợi đối với đời sống con người và con vật. - Nhận biết được sự phong phú của thế giới thực vật - Nhận thức được tầm quan trọng của cây xanh đối với môi trường sống. - Nắm được các bước trồng cây. 2. Kỹ năng - Nhận biết, phân biệt một số cây dựa theo tác dụng đối với đời sống. - Rèn kỹ năng giao tiếp, trả lời đủ câu, rõ ý. - Luyện khả năng tập trung chú ý, quan sát, phán đoán trong giờ học. 3. Giáo dục - Có ý thức bảo vệ cây xanh: không ngắt lá. bẻ cành, không ngồi, dẫm lên thảm cỏ xanh… - Mong muốn được trồng nhiều cây xanh. II. Chuẩn bị - Tranh về một số loại cây xanh như: cây bàng, cây xoài, cây tre, cây mận... * NDTH: Trò chơi: Gieo hạt III.Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện - Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt nảy mầm. - Đàm thoại trò chơi 2. Hoạt động 2: Thử tài của bé: - Giải câu đố về một số loại cây - Cô đọc câu đố về một số loại cây cho trẻ đoán + Con biết những cây gì? + Người ta trồng cây đó để làm gì? (Cây lương thực, cây rau, cây ăn quả làm thức ăn cho người và động vật) 3. Hoạt động 3: Cùng khám phá - Cô đưa chậu cây hoa, chậu cây cảnh thật vào lớp. + Ai biết tên của những cây này? + Hai cây này thường được trồng ở đâu? + Trồng để làm gì? - Cây xanh sống được nhờ có gì? - Vậy cây còn có tác dụng làm đẹp cho cuộc sống con người. + Gọi trẻ lên đặt chậu hoa vào 2 vị trí trong lớp cho đẹp. => Tất cả các loại cây cô vừa cho lớp mình xem đều là cây xanh chúng đều có tác dụng đối với môi trường sống của chúng ta, cây xanh sống được nhờ có không khí, nước, ánh sáng, đất... + Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt hoặc hát bài “Lá xanh”. 4. Hoạt động 4: Cùng suy luận và đoán: - Cô đưa tranh ra hành động và hậu quả của việc chặt phá rừng - Trẻ nói hành động và hậu quả của hành động đó. - Hình ảnh 1: Chặt phá rừng - Hình ảnh 2: Đốt rừng. - Cây ngăn cản nước lũ từ rừng về đồng bằng, phòng chống thiên tai. *) Cô khái quát chung: Cây xanh có nhiều ích lợi đối với đời sống con người như: Tạo cho môi trường luôn xanh sạch đẹp, chống sói mòn, sạt lở, chống thiên tai... * Mở rộng: Ngoài các loại cây xanh ở đất liền ra ngoài vùng biển, hải đảo ccòn có rất nhiều cây xanh nữa ( Cho trẻ quan sát tranh một số cây xanh ở vùng biển, hải đảo) *) Giáo dục: Muốn có nhiều cây xanh phải làm gì? Con sẽ làm gì để ngôi trường của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp? 5. Hoạt động 5: Bé vui chơi - Trò chơi 1: “ Ai chọn đúng” Chọn một trong 4 hình ảnh nói lên tác dụng của cây xanh đối với môi trường sống. - Tổ thi đua xem tổ nào chọn đúng - Trò chơi 2: “Bé trồng cây” - 3 tổ thi trồng cây cảnh vào chậu xem tổ nào trồng đúng và nhanh hơn. * Kết thúc: Chuyển sang hoạt động khác - Trẻ chơi trò chơi. - Giải câu đố. - Trẻ kể tên cây và trả lời câu hỏi của của cô. - Trẻ nói tên cây hoa, tên cây cảnh. - Trẻ trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ chơi trò chơi theo yêu cầu của cô - Trẻ nói hành động và hậu quả: Bão lũ xảy ra, hạn hán thiên tai. - Quan sát tranh - Trẻ trả lời và nói ước muốn của mình: trồng cây, bảo vệ cây, phủ xanh đồi núi trọc. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chơi theo nhóm III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐCCĐ: Quan sát cây xanh xung quanh trường TCVĐ: Bỏ lá CTD: Chơi với lá cây ( đã soạn ngày 10/12/2012) IV.HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: Siêu thị rau Góc xây dựng: Xây dựng công viên xanh Góc Nghệ thuật: cắt dán cây ( đã soạn ngày 10/12/2012) V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trò chơi: AI NHANH HƠN * Mục đích: Rèn phản xạ nhanh, rèn cơ bắp * Chuẩn bị: Lô tô về một số loại rau, quả, 4- 5 vòng thể dục * Cách chơi: Cô đặt 5 vòng thể dục ở nhiều vị trí trong lớp mỗi vòng có kí hiệu về các loài rau, củ, quả khác nhau cho trẻ lên chơi mỗi trẻ cầm một lô tô rau, củ, quả vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh trẻ có lô tô rau củ nào chạy nhanh về vòng tròn có rau củ đấy bạn nào nhanh là thắng cuộc, bạn nào không tìm được vòng hoặc nhầm vòng sẽ phải làm theo yêu cầu của các bạn trong lớp. - Cô hướng dẫn trẻ chơi 2 – 3 lần * Ôn toán: xác định vị trí phía phải, phía trái của đối tượng VI. TRẢ TRẺ - Nêu gương, cắm cờ, vệ sinh, trả trẻ ********************************* Thứ 5 ngày 13 tháng 12 năm 2012 Ngày soạn: 11/ 12/2012 Ngày dạy: 13/12 /2012 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, TRÒ CHUYỆN, THỂ DỤC SÁNG II. HOẠT ĐỘNG HỌC Tiết 1: Lvpt: Ngôn ngữ Hoạt động: LQCC Đề tài: LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI L, M, N I. Yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng của chữ cái l, m, n. - Trẻ nhận ra chữ cái l, m, n trong tiếng và từ chọn vẹn - Trẻ so sánh sự khác nhau của chữ cái l, m, n 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng so sánh ghi nhớ có chủ định 3. Ngôn ngữ: - Rèn ngôn ngữ mạch lạc và mở rộng vốn từ cho trẻ - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô mạch lạc rõ ràng 4. Giáo dục: - Trẻ có ý thức trong giờ học, yêu thích môn học - Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây cối II. Chuẩn bị : - Tranh: Quả lựu, quả na, quả cam. - Thẻ chữ cái l, m, n cho cô và trẻ. - Nội dung tích hợp: Phát triển nhận thức, phát triển thẩm mĩ. III. Hướng dẫn Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Bé cùng dạo chơi. - Nhắn tin nhắn tin ! Nghe tin các con học rất giỏi bạn búp bê mời các con đến thăm nhà bạn búp bê, nào cô và các con cùng đến nhà bạn búp bê thăm bạn nào? - Đến nhà bạn búp bê rồi các con cùng chào bạn búp bê nào? - Các con nhìn xem nhà bạn búp bê trồng được những loại cây gì ? - Cây lấy gỗ, cây lấy hoa, cây lấy quả, cây lấy rau... - Đúng rồi đó là cây lấy gỗ, cây lấy hoa, cây lấy quả, cây lấy rau... đấy, các cây này đều mang lại ích lợi cho con người, các con phải biết chăm sóc và bảo vệ chúng không được ngắt lá bẻ cành. 2. Hoạt động 2: Bé cùng khám phá. * Bé làm quen với chữ l - Các con ạ! Trong thiên nhiên có nhiều loài hoa thơm quả ngọt mà chúng ta chưa thể biết hết được để xem đó là những loại hoa quả gì nữa các con cùng đi quan sát tiếp nhé. + Các con nhìn xem quả gì đây? - Quả lựu có dạng hình gì? - Cô giới thiệu từ “ Quả lựu”. - Cô đọc 1 lần. - Cho cả lớp đọc 2 lần - Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ “ Quả lựu” - Mời 1-2 trẻ lên tìm và phát âm. - Cô giới thiệu chữ l trong từ ‘Quả lựu” - Cô cầm thẻ chữ l ra giới thiệu ( chữ l in thường, in hoa, viết thường, viết hoa) - Cô gắn chữ p lên bảng giới thiệu nét chữ. - Cô phát âm ‘ l ’ 2 lần. - Cho cả lớp phát âm 3-4 lần. - Cho 3 tổ thi đua, cá nhân phát âm. + Các cháu vừa làm quen với chữ gì? + Chữ l có mấy nét đó là những nét gì? * Cho trẻ chơi trò chơi: Ghép chữ. - Cô chia lớp thành 2 đội thi đua nhau ghép chữ “Hoa phong lan” mà các cháu vừa làm quen.( Thời gian theo một bài hát) - Trẻ chơi song cô và cả lớp cùng kiểm tra. * Làm quen với chữ m, n cô tiến hành tương tự “ Cho trẻ xem tranh: quả na, quả cam - Cho trẻ chơi trò chơi: Hái hoa tìm chữ, tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô - Trẻ chơi song cô nhận xét, tuyên dương trẻ. * Củng cố- giáo dục. * Kết thúc: chuyển sang hoạt động khác - Trẻ đi cùng cô đến mô hình cô đã chuẩn bị. - Chúng tôi chào bạn búp bê. - Cây lấy gỗ, cây lấy hoa, cây lấy quả, cây lấy rau. - Nghe cô nói - Nghe cô nói - Quả lựu - Hình tròn ạ - Nghe cô đọc - Lớp đọc từ quả lựu. - Tìm chữ : a, u, ư - Nghe cô giới thiệu. - Nghe cô phát âm - Cả lớp phát âm - Tổ, cá nhân phát âm. - Chữ l - Trả lời cô. - Chơi ghép chữ. - Chơi trò chơi. Tiết 2: Lvpt: Thẩm mĩ Hoạt động: Tạo hình Đề tài: XÉ DÁN CÂY XANH ( mẫu) I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết được một số loại cây xanh, biết 1 số bộ phận của cây: rễ, thân, cành, tán lá… - Trẻ biết sử dụng kỹ năng xé nhích dần từng nhát 1, xé cong, xé xiên…, kỹ năng dán vào mặt trái của hình - Giáo dục trẻ yêu quý các loại cây xanh mong muốn được chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Sử dụng năng lượng tiết kiệm. Biết bỏ rác vào nơi quy định, bảo vệ môi trường sống xung quanh.Biết ơn người trồng cây. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh một số loại cây xanh . - Tranh mẫu của cô . - Giấy màu, Giấy a4, keo, khăn lau tay. - Giá treo sản phẩm. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện - Cho trẻ hát bài “ Em yêu cây xanh” - Cô gợi hỏi trẻ kể tên một số loại cây xanh mà trẻ biết. - Cô cho trẻ xem tranh ảnh về 1 số loại cây xanh và gợi hỏi trẻ các bộ phận của cây. - Để cây có thể sinh trưởng và phát triển thì cần có những điều kiện nào? - Giáo dục trẻ yêu quý các loại cây xanh mong muốn được chăm sóc và bảo vệ cây xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm trong quá trình trồng và chăm sóc cây. 2. Hoạt động 2: Cùng tìm hiểu - Cho trẻ xem tranh xé dán cây xanh và gợi hỏi trẻ: + Tranh có gì? Cây trong tranh có những bộ phận nào? + Thân cây có màu gì? Tán lá có màu gì? Quả có màu gì? + Để có được bức tranh này cô sử dụng kỹ năng gì để xé? + Để xé thân cây cô dùng kỹ năng gì? + Cô dùng kỹ năng gì để dán vào giấy. Bố cục bức tranh như thế nào? - Cô xé dán mẫu + Cô sử dụng giấy màu nâu để làm thân cây. Cô sử dụng kỹ năng xé nhích dần và xé xiên, dùng hai ngón tay cái và ngón trỏ của hai bàn tay cầm tờ giấy và cô xé nhích dần và xé xiên để làm thân cây. + Cô sử dụng giấy màu xanh làm tán cây. Cô sử dụng kỹ năng xé nhích dần và xé tròn, dùng hai ngón tay cái và ngón trỏ của hai bàn tay cầm tờ giấy, cô xé nhích dần và xé tròn để làm tán cây. + Cô sử dụng giấy màu đỏ làm quả. Cô sử dụng kỹ năng xé nhích dần và xé tròn, dùng hai ngón tay cái và ngón trỏ của hai bàn tay cầm tờ giấy, cô xé nhích dần và xé tròn để làm quả. + Cô sắp xếp các phần của cây vào giữa tờ giấy và lấy từng phần để dán. Dù

File đính kèm:

  • docgiao an 5 tuoi.doc