1. Sự truyền thẳng ánh sáng
a) Điều kiện nhìn thấy một vật
b) Nguồn sáng. Vật sáng
c) Sự truyền thẳng ánh sáng
d)Tia sáng Kiến thức
- Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
Kĩ năng
- Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
- Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, sách giáo khoa Vật lý 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7
A - QUANG HỌC
I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
1. Sự truyền thẳng ánh sáng
a) Điều kiện nhìn thấy một vật
b) Nguồn sáng. Vật sáng
c) Sự truyền thẳng ánh sáng
d)Tia sáng
Kiến thức
- Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
Kĩ năng
- Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
- Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực...
- Hiểu nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt ta. Các vật được đề cập trong phần Quang học ở cấp THCS đều được hiểu là các vật sáng.
- Không yêu cầu giải thích các khái niệm môi trường trong suốt, đồng tính, đẳng hướng.
- Chỉ xét các tia sáng thẳng.
2. Phản xạ ánh sáng
a) Hiện tượng phản xạ ánh sáng
b) Định luật phản xạ ánh sáng
c) Gương phẳng
d) Ảnh tạo bởi gương phẳng
Kiến thức
- Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
- Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau.
Kĩ năng
- Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
- Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
3. Gương cầu
a) Gương cầu lồi.
b) Gương cầu lõm
- Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và tạo bởi gương cầu lồi.
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
Không xét đến ảnh thật tạo bởi gương cầu lõm.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
[NB].
Chúng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt.
Ta nhìn thấy một vật, khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
2
Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
[NB].
Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng: Mặt trời, ngọn lửa, đèn điện, laze.
Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó: Mặt Trăng, các hành tinh, các đồ vật.
2. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
[NB]. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Ví dụ môi trường trong suốt, đồng tính như không khí , thủy tinh, nước
2
Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
[NB].
- Biểu diễn đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
- Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Không yêu cầu học sinh học thuộc lòng các khái niệm về tia sáng, chùm sáng.
3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực...
[VD]. Vận dụng để ngắm đường thẳng.
[VD]. Giải thích được tại sao có vùng sáng, vùng tối, vùng nửa tối, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
Ví dụ:
1. Để phân biết một thanh sắt hay một thanh gỗ có thẳnh hay không ta thường ngắm chúng từ đầu này đến đầu kia.
2. Đặt một vật chắn sáng trước một nguồn sáng rộng thì khoảng không gian sau vật chắn sáng có ba vùng: vùng sáng, vùng bóng nửa tối và vùng bóng tối. Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng theo mọi phương từ nguồn sáng, nên:
- Vùng sáng là vùng ánh sáng truyền tới từ nguồn sáng mà không bị vật chắn sáng chắn lại.
- Vùng bóng tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Vùng bóng nửa tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và chỉ nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng truyền tới.
Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất, Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời. Có những thời điểm mà cả ba cùng nằm trên đường thẳng:
+ Nếu Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực: ở vùng bóng tối của Mặt Trăng, trên Trái Đất quan sát được Nhật thực toàn phần; ở vùng bóng nửa tối trên Trái Đất, quan sát được nhật thực một phần.
+ Nếu Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng thì xảy ra hiện tượng nguyệt thực, khi đó Mặt Trăng nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất.
4. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
[NB]. Chỉ ra được trên hình vẽ hoặc trong thí nghiệm đâu là điểm tới, tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ.
[TH]. Định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
S
R
N
I
+ Góc phản xạ bằng góc tới. (Hình vẽ)
Không yêu cầu học thuộc lòng các định nghĩa về điểm tới, pháp tuyến, tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ.
2
Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Vẽ được tia phản xạ khi biết trước tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo cách áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.
[TH]. Lấy được ít nhất 02 ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
[VD]. Giải được các bài tập: Biết tia tới vẽ tia phản xạ và ngược lại bằng cách:
+ Dựng pháp tuyến tại điểm tới.
+ Dựng góc phản xạ bằng góc tới hoặc ngược lại dựng góc tới bằng góc phản xạ.
5. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.
[NB]. Biết các đặc điểm chung của ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
- Độ lớn ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
2
Dựng được ảnh của vật qua gương phẳng.
[VD]. Vẽ được ảnh của điểm sáng qua gương bằng hai cách:
+ Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng.
+ Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
[VD]. Dựng được ảnh của những vật sáng có hình dạng đơn giản như đoạn thẳng hoặc mũi tên.
Cách dựng: Ảnh của vật sáng (đoạn thẳng AB) là tập hợp ảnh của tất cả các điểm sáng trên vật.
Để dựng ảnh của một vật sáng (đoạn thẳng AB) qua gương phẳng, ta chỉ cần vẽ ảnh A’ của điểm sáng A và ảnh B’của điểm sáng B, sau đó nối A’ với B’ ta được ảnh A’B’của vật sáng AB
6. THỰC HÀNH - QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
[VD]. Vẽ được ảnh trong các trường hợp:
+ Vật và ảnh song song cùng chiều.
+ Vật và ảnh cùng nằm trên một đường thẳng và ngược chiều.
[VD]. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng là khoảng không gian mà mắt ta quan sát được qua gương phẳng.
Vùng nhìn thấy của gương phẳng phụ thuộc vào khoảng cách của mắt trước gương phẳng (khoảng cách giữa mắt và gương phẳng càng nhỏ thì vùng nhìn thấy của gương phẳng càng lớn và ngược lại).
7. GƯƠNG CẦU LỒI
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
[NB]. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo và nhỏ hơn vật.
2
Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
[NB]. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích cỡ.
[VD]. Nêu được ứng dụng của gương cầu lồi trong đời sống.
Do vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn, nên người ta sử dụng gương cầu lồi làm gương quan sát đặt ở những đoạn đường quanh co mà mắt người không quan sát trực tiếp được và làm gương quan sát phía sau của các phương tiện giao thông, như ôtô, xe máy...
8. GƯƠNG CẦU LÕM
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
[NB]. Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo lớn hơn vật.
2
Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song.
[NB]. - Tác dụng của gương cầu lõm:
+ Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm.
+ Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
[TH]. - Ứng dụng của gương cầu lõm:
ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song.
Ví dụ : Làm pha đèn để tập trung ánh sáng theo một hướng mà ta cần chiếu sáng.
B - ÂM HỌC
I - CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
1. Nguồn âm
Kiến thức
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Nêu được nguồn âm là một vật dao động.
Kĩ năng
- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.
2. Độ cao, độ to của âm
Kiến thức
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.
Ở lớp 7, chân không được hiểu là khoảng không gian không có hơi hoặc khí.
3. Môi trường truyền âm
Kiến thức
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
4. Phản xạ âm. Tiếng vang
Kiến thức
- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
Kĩ năng
- Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
5. Chống ô nhiễm do tiếng ồn
Kiến thức
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
Kĩ năng
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
- Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
9. NGUỒN ÂM
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp
[NB].
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
- Những nguồn âm thường gặp là cột khí trong ống sáo, mặt trống, sợi dây đàn, loa,… khi chúng dao động.
2
Nêu được nguồn âm là vật dao động.
[NB]. Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
3
Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,…
[VD]. Bộ phận dao động phát ra âm trong trống là mặt trống; kẻng là thân kẻng; ống sáo là cột không khí trong ống sáo.
10. ĐỘ CAO CỦA ÂM
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
[NB]. Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.
[TH]. Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và ngược lại vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
[TH]. Tần số dao động của vật lớn thì âm phát ra cao, gọi là âm cao hay âm bổng. Ngược lại, tần số dao động của vật nhỏ, thì âm phát ra thấp gọi là âm thấp hay âm trầm.
2
Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
[VD]. Lấy được một ví dụ về âm trầm, âm bổng là do tần số dao động của vật.
Ví dụ: Khi dây đàn căng, nếu ta gảy thì tần số dao động của dây đàn lớn, âm phát ra cao và ngược lại.
11. ĐỘ TO CỦA ÂM
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.
[NB]. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
[TH]. Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng to.
[NB]. Đơn vị đo độ to của âm là: đêxiben, kí hiệu là dB.
2
Nêu được thí dụ về độ to của âm.
[VD]. Nêu được một ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
Ví dụ: Khi gõ trống, nếu ta gõ mạnh, thì biên độ dao động của mặt trống lớn, ta nghe thấy âm to và ngược lại.
12. MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
[NB]. Âm truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không.
Không yêu cầu giải thích tại sao âm không truyền được trong chân không.
2
Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
[NB]. Trong các môi trường khác nhau, âm truyền với vận tốc khác nhau.
[NB]. Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
Không yêu cầu giải thích nguyên nhân vận tốc truyền âm khác nhau.
13. PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
[NB]. Âm phát ra từ nguồn âm lan truyền trong không khí đến gặp vật chắn bị phản xạ trở lại truyền đến tai người nghe. Âm phản xạ lại đến tai nghe được gọi là tiếng vang.
[TH]. Tiếng vang chỉ nghe thấy khi âm phản xạ cách âm phát ra từ nguồn một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
[VD]. Giải thích được khi ở trong hang động lớn, nếu nói to thì ta nghe được tiếng vang.
Biết tính khoảng cách tối thiểu từ nguồn âm tới vật phản xạ âm để nghe được tiếng vang.
Ví dụ: Âm phát ra truyền đến vách đá bị phản xạ và truyền trở lại tai ta. Vì khoảng cách giữa ta và vách đá lớn, nên thời gian từ lúc phát ra đến khi nghe được âm phản xạ lớn hơn 1/15 giây. Vì thế ta nghe được tiếng vang.
2
Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
[NB]. Những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
1. Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém): mặt tường nhẵn, tấm kim loại, mặt gương, …
2. Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt): miếng xốp, tường sần sùi, cây xanh, …
3
Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
[VD]. Nêu được ít nhất một ứng dụng liên quan đến phản xạ âm.
1. Trong các phòng hòa nhạc, phòng ghi âm, người ta thường dùng tường sần sùi và treo rèm nhung để làm giảm âm phản xạ.
2. Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển.
14. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
[NB]. Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người.
Tiếng ồn trong các thành phố lớn, tiếng ồn trong các nhà máy khai thác chế biến đá.
2
Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
[VD]. Những vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn: Xốp, cao su xốp, vải nhung,…trong các phòng cần cách âm, kính hai lớp, cây xanh, tường bêtông, gạch có lỗ, …
3
Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
[NB]. - Nêu được ba biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn.
1. Tác động vào nguồn âm: Giảm độ to của nguồn âm bằng các treo các biển cấm gây tiếng động mạnh.
2. Phân tán âm trên đường truyền: Trồng nhiều cây xanh, xây tường,...
3. Ngăn chặn sự truyền âm: Dùng các vật liệu cách âm như xốp, phủ dạ (nhung), cửa kính hai lớp,...
- Nêu được một ví dụ cụ thể thường gặp hàng ngày để chống ô nhiễm thiếng ồn.
Trong bệnh viện, người ta thường treo các biển “Đi nhẹ, nói khẽ”; gần bệnh viện thường treo biển “Cấm bóp còi”.
C - ĐIỆN HỌC
I - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
1. Hiện tượng nhiễm điện
a) Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
b) Hai loại điện tích
c) Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
Kiến thức
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
Kĩ năng
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
Không yêu cầu học sinh nêu được vật nào mang điện dương, vật nào mang điện âm trong thí nghiệm cọ xát hai vật.
Không yêu cầu giải thích bản chất của hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
Ví dụ: Khi bóc vỏ nhựa bọc miệng chai nước khoáng thì mảnh vỏ nhựa được bóc ra dính vào tay.
2. Dòng điện. Nguồn điện
Kiến thức
- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay…
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.
- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
Kĩ năng
- Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.
3. Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện.
Dòng điện trong kim loại
Kiến thức
- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
Không yêu cầu học sinh giải thích êlectron tự do trong kim loại là gì.
4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện
Kiến thức
- Nêu được quy ước về chiều dòng điện.
Kĩ năng
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.
- Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện.
- Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
Mạch điện đơn giản gồm nguồn điện, một bóng đèn, dây dẫn, công tắc.
5. Các tác dụng của dòng điện
Kiến thức
- Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.
- Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.
6. Cường độ dòng điện
Kiến thức
- Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.
Kĩ năng
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
Không yêu cầu phát biểu định nghĩa cường độ dòng điện
7. Hiệu điện thế
a) Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện
b) Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
Kiến thức
- Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.
- Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.
- Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
- Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.
Kĩ năng
- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở.
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.
Hiệu điện thế còn được gọi là điện áp.
8. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song
Kiến thức
- Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
- Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
Kĩ năng
- Mắc được hai bóng đèn nối tiếp, song song và vẽ được sơ đồ tương ứng.
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
- Chỉ xét đoạn mạch gồm hai bóng đèn.
9. An toàn khi sử dụng điện
Kiến thức
- Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
Kĩ năng
- Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
II - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
15. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
[NB]. Mô tả được ít nhất một hiện tượng chứng tỏ vật nhiễm điện do cọ sát.
Những vật sau khi cọ sát có khả năng hút các vật nhẹ hoặc phóng điện qua vật khác gọi là các vật đã bị nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
Ví dụ:
1. Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ (các vụn giấy, quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ).
2. Sau khi dùng mảnh len cọ xát mảnh phim nhựa nhiều lần có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện khi chạm bút thử điện vào tấm tôn đặt trên mặt mảnh phim nhựa.
Không yêu cầu học sinh nêu được vật nào mang điện âm, vật nào mang điện dương trong thí nghiệm cọ xát hai vật.
2
Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện.
[NB].
- Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Không yêu cầu nói các cách khác nhau để nhiễm điện cho một vật.
3
Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
[VD]. Giải thích được ít nhất một hiện tượng trong thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ sát.
1. Tại sao khi chải tóc bằng lược nhựa, thì lược nhựa lại hút tóc?
2. Khi lau chùi màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì ta vẫn thấy có bụi vải bám vào màn hình?
Giải thích:
1. Khi chải tóc bằng lược nhựa, lược nhựa cọ xát vào tóc làm cho lược nhựa và tóc bị nhiễm điện, nên chúng hút nhau.
2. Khi ta lau chùi màn hình bằng khăn bông khô thì màn hình bị nhiễm điện, do đó màn hình tivi hút các bụi vải.
16. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
[NB].
File đính kèm:
- LOP7_SUA.doc