Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tuy học rộng tài cao nhưng ông tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà. Sáng tác của Nguyễn Dữ thể hiện
cái nhìn tích cực của ông đối với văn học dân gian
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn kiến thức (phần văn học trung đại Việt Nam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
STT
Tên tác phẩm/ đoạn trích
Tìm hiểu chung
Nội dung
Nghệ thuật
Ý nghĩa
1
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kì mạn lục)
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tuy học rộng tài cao nhưng ông tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà. Sáng tác của Nguyễn Dữ thể hiện
cái nhìn tích cực của ông đối với văn học dân gian.
- Về tác phẩm:
+ Nhan đề: Truyền kì mạn lục: ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
+ Nguồn gốc các truyện: dân gian, lịch sử/dã sử Việt Nam.
+ Nhân vật: phụ nữ,
trí thức.
+ Hình thức NT: viết bằng chữ Hán, sáng tạo lại
câu chuyện dân gian.
- Vẻ đẹp của nhân vật
Vũ Nương:
+ Hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, chung thủy với chồng,
chu đáo, tận tình và
rất mực yêu thương con.
+ Bao dung, vị tha,
nặng lòng với quê hương.
-Thái độ của tác giả:
phê phán sự ghen tuông
mù quáng, ngợi ca
người phụ nữ tiết hạnh.
-Khai thác vốn văn học
dân gian.
-Sáng tạo về nhân vật,
sáng tạo
trong cách
kể chuyện,
sử dụng yếu tố truyền kì…
- Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không
mòn sáo.
Với
quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã
tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện
phê phán thói
ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người
phụ nữ
Việt Nam.
2
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Vũ trung tùy bút)
-Thế kỉ XVIII, XIX, sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam đã tác động không nhỏ đến tầng lớp nho sĩ. Trong đó Phạm Đình Hổ là một nho sĩ mang tâm sự bất đắc chí
vì không gặp thời.
-Vũ trung tùy bút là tập
tùy bút đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết khoảng đầu đời Nguyễn. Tp đề cập đến nhiều
vấn đề của đời sống như nghi lễ, phong tục,
tập quán, những sự việc xảy ra trong đời sống, những nghiên cứu về
địa lý, lịch sử, xã hội…
-Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trong những áng văn xuôi giàu chất hiện thực trong
Vũ trung tùy bút.
- Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm:
+ Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng
đền đài… Ý nghĩa
khách quan của sự việc cho thấy cuộc sống của nhà chúa thật xa hoa.
+Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh… Để thỏa mãn thú chơi, chúa cho thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đưa vào trong phủ.
-Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại:
+Thủ đoạn: nhờ gió
bẻ măng, vu khống…
+Hành động: dọa dẫm, cướp, tống tiền…
- Thái độ của tg: thể hiện qua giọng điệu, một số
từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại
- Lựa chọn ngôi kể
phù hợp.
- Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người.
-Miêu tả
sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày đặt ra đến kì công đưa cây quý về trong phủ, từ những thanh âm khác lạ trong đêm đến hành động trắng trợn của bọn quan lại…
-Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tg trước
hiện thực.
Hiện thực lịch sử và thái độ của kẻ thức giả trước những vấn đề của đời sống
xã hội.
3
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ – HỒI THỨ 14 (TRÍCH)
-Nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam có những
biến động lịch sử: sự
khủng hoảng của chế độ phong kiến, mưu đồ của
kẻ thù xâm lược.
- Ngô gia văn phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì – dòng họ
nổi tiếng về VH bấy giờ - ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (nay thuộc Hà Nội) .
-Tp:
+Thể loại: tiểu thuyết chương hồi.
+ Là cuốn tiểu thuyết
lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX.
-Đoạn trích nằm ở
hồi thứ 14.
-Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc
chiến đấu chống quân xâm lược Thanh qua các sự kiện lịch sử:
+ Ngày 20,22,24 tháng 11, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất quân ra Bắc ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)
+Nguyễn Huệ ra Bắc, gặp người cống sĩ ở huyện La Sơn (Nguyễn Thiếp), tuyển mộ quân lích, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ ở Tam Điệp.
+Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh.
- Hình ảnh bọn giặc xâm lược kiêu căng tự mãn, chủ quan, khinh địch và sự thảm bại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị khi tháo chạy về nước.
- Hình ảnh vua quan Lê Chiêu Thống đớn hèn nhục nhã, số phận
gắn chặt với bọn giặc
xâm lược.
-Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
-Khắc họa nhân vật
lịch sử (người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống) với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động.
-Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của các tác giả với vương triều nhà Lê, với
chiến thắng của
dân tộc và với bọn giặc
cướp nước.
-VB ghi lại hiện thực lịch sử
hào hùng của
dân tộc ta và hình ảnh người
anh hùng Nguyễn Huệ
trong
chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789.
4
TRUYỆN KIỀU
* Tác giả: - Cuộc đời Nguyễn Du:
+ Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quý tộc, có tài văn chương.
+ Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Nguyễn Du hiểu sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống xã hội.
+ Những thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du
tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.
- Sáng tác: + Các tp được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
+ Đóng góp to lớn cho kho tàng VH dân tộc, nhất là ở thể loại truyện thơ.
* Tác phẩm: -Truyện Kiều có dựa vào cốt truyện từ cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài Nhân nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn. Tp gồm có ba phần: Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ.
- Giá trị: + Về nội dung: có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn.
+ Về hình thức: có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vật…
5
CHỊ EM THÚY KIỀU
-Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ nhất của truyện.
- Nghệ thuật miêu tả
nhân vật của nguyễn Du trong Truyện Kiều.
- Thái độ trân trọng
ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của Thúy Vân,
Thúy Kiều.
-Dự cảm về cuộc đời của chị em Thúy Kiều.
- Sử dụng những
hình ảnh tượng trưng ước lệ.
- Sử dụng
nghệ thuật
đòn bẩy.
Lựa chọn và sử dụng
ngôn ngữ miêu tả
tài tình.
Chị em Thúy Kiều thể hiện
tài năng
nghệ thuật và
cảm hứng nhân văn ngợi ca
vẻ đẹp và
tài năng của con người của tác giả Nguyễn Du.
6
CẢNH NGÀY XUÂN
-Vị trí đoạn trích:
phần đầu tp
- Trình tự sự việc trong VB được miêu tả theo
thời gian.
-Vẻ đẹp thiên nhiên
mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra mới mẻ, tinh khôi, sống động.
- Quang cảnh hội mùa xuân rộn ràng, náo nức, vui tươi và cùng với những nghi thức trang nghiêm mang tính chất truyền thống của người Việt tưởng nhớ những người đã khuất.
- Chị em Thúy Kiều từ lễ hội đầy lưu luyến trở về.
-Sử dụng
ngôn ngữ
miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế
tâm trạng
nhân vật.
- Miêu tả theo trình tự
thời gian cuộc du xuân của
chị em
Thúy Kiều.
Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
7
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
-Ý nghĩa của sự việc trong đoạn trích: bắt đầu
cuộc đời 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều.
- Sự khác biệt trong nghệ thuật miêu tả nhân vật chính diện và miêu tả nhân vật phản diện của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
- Sự việc được kể trong đoạn trích theo trình tự thời gian: Mã Giám Sinh đến nhà Thúy Kiều và
diễn biến cuộc mua bán Thúy Kiều.
- Diễn biến cuộc mua bán Thúy Kiều của Mã Giám Sinh đã phơi bày
hiện thực xã hội. Trong đó, Thúy Kiều rơi vào
cảnh ngộ bị biến thành món hàng trao tay, bị đồng tiền và những
thế lực tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm và
nạn nhân là người con gái tài sắc vẹn toàn,
lương thiện.
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua thái độ khinh bỉ, căm phẫn sự giả dối, tàn nhẫn,
lạnh lùng của Mã Giám Sinh; qua nỗi xót thương,
đồng cảm với Thúy Kiều.
- Miêu tả
nhân vật Mã Giám Sinh: diện mạo,
hành động, ngôn ngữ
đối thoại của nhân vật
phản diện
thể hiện
bản chất
xấu xa.
- Sử dụng
từ ngữ kể lại cuộc mua bán.
Đoạn thơ thể hiện
tấm lòng thương cảm, xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp; lên án
hành vi,
bản chất xấu xa của những kẻ
buôn người.
8
KIỀU
Ở
LẦU NGƯNG BÍCH
-Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ hai của tp.
- Khái niệm ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình.
-Tâm trạng nhân vật
Thúy Kiều khi ở lầu
Ngưng Bích:
+Đau đớn, xót xa nhớ về Kim Trọng
+Day dứt, nhớ thương
gia đình.
Trong tình cảnh đáng thương, nỗi nhớ của
Thúy Kiều đi liền với
tình thương – một
biểu hiện của đức hy sinh, lòng vị tha, chung thủy rất đáng ca ngợi.
- Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thúy Kiều:
+Bức tranh thứ nhất (4 câu đầu) phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện ra bao la, hoang vắng, xa lạ và
cách biệt.
+Bức tranh thứ hai(8 câu cuối) phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thúy Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi
thân phận con người trong cuộc đời vô định.
- Nghệ thuật miêu tả
nội tâm
nhân vật:
diễn biến
tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ
độc thoại và
tả cảnh
ngụ tình
đặc sắc.
- Lựa chọn
từ ngữ ,
sử dụng các biện pháp
tu từ.
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của
Thúy Kiều.
9
THÚY KIỀU
BÁO ÂN BÁO OÁN
-Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ hai của tp.
-Hình tượng Thúy Kiều :
+ Báo ân: thể hiện lòng biết ơn và nghĩa tình
sâu nặng.
+Báo oán: kiên quyết nhưng vẫn khoan dung, độ lượng.
- Nhân vật Hoạn Thư: khôn ngoan, giảo hoạt
kêu ca.
-Nhân vật Thúc Sinh:
sợ hãi trước uy quyền
chính nghĩa.
-Khắc họa nhân vật qua các chi tiết miêu tả
diện mạo.
- Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ
đối thoại có
sử dụng các từ Hán Việt, thuần Việt phù hợp, hiệu quả.
- Thể hiện được diễn biến tâm lý phức tạp một cách tinh tế
chính xác.
Đoạn trích góp phần thể hiện cảm hứng nhân văn cao cả của Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
ngợi ca
con người có tấm lòng nhân hậu, ước mơ về tự do,
công bằng xã hội.
10
LỤC
VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
- Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX.
- Truyện Lục Vân Tiên ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, thể hiện rõ lý tưởng đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua
tác phẩm.
- Đoạn trích nằm ở phần đầu của Truyện Lục Vân Tiên. Diễn biến sự việc trong đoạn trích nằm trong kiểu kết cấu của các truyện truyền thống: người tốt thưởng gặp nhiều gian truân, trắc trở, bị hãm hại nhưng cuối cùng bao giờ cũng tai qua nạn khỏi, cái thiện luôn chiến thắng
cái ác.
- Đạo lý nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên được thể hiện qua hành động dũng cảm đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh bại bọn cướp.
- Đạo lý nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gái thùy mị, nết na, Kiều Nguyệt Nga một lòng tri ân người đã
cứu mình.
- Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, lời nói, hành động.
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời nói thông thường mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.
Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và
khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
11
LỤC
VÂN
TIÊN
GẶP NẠN
-Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ hai của tp.
- Kết cấu đối lập nhằm thể hiện những bản chất khác nhau của các nhân vật, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều
tốt đẹp trong cuộc đời.
- Những hành động có toan tính, có âm mưu của Trịnh Hâm (ra tay hãm hại LVT giữa đêm khuya, ở nơi mênh mông trời nước,…) bộc lộ tâm địa gian ngoan xảo quyệt, bản chất bất nhân, bất nghĩa độc ác của hắn.
- Những hành động lời nói của ông Ngư (ở phần sau đoạn trích) thể hiện
tấm lòng bao dung ,
nhân ái, hào hiệp của
nhân vật này nói riêng và của những con người lao động bình thường
nói chung . Qua nhân vật ông Ngư, thấy được
mơ ước, quan niệm của tác giả về một
cuộc sống trong sạch,
tự do phóng khoáng giữa thiên nhiên .
- Khắc họa các nhân vật
đối lập
thông qua
lời nói, cử chỉ, hành động.
- Sắp xếp
tình tiết hợp lý.
- Sử dụng ngôn từ
mộc mạc,
giản dị,
giàu chất
Nam Bộ.
Với đoạn trích này, tg làm nổi bật sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều bình dị mà tốt đẹp trong
cuộc sống đời thường.
* Chú ý: Kĩ năng:
- Đọc kĩ nhiều lần các VB trong SGK.
- Ghi nhớ kiến thức (bảng hệ thống trên)
- Học thuộc lòng các đoạn trích Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên. Học thuộc một số
dẫn chứng tiêu biểu trong truyện (văn xuôi).
- Tóm tắt cốt truyện/ diễn biến sự việc à Trình bày thành VB tóm tắt.
- Phân tích nhân vật. à Viết bài nghị luận.
- Cảm nhận ý nghĩa. à Viết bài nghị luận.
- Cảm thụ những hình ảnh thơ, chi tiết truyện. à Viết bài nghị luận.
- Phân tích nghệ thuật. à Viết bài nghị luận.
-Hiểu và dùng từ Hán Việt, từ ngữ địa phương.
- Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều, Truyện Lục vân Tiên.
(cố gắng học thuộc một số câu tiêu biểu)
File đính kèm:
- CHUAN KIEN THUC VB 9 PHAN TRUNG DAI.doc