Chức năng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm

Các chất dinh dưỡng cơ bản gồm : protein, chất béo, chất bột đường, chất khoáng (còn gọi là các nguyên tố vi lượng), vitamin và nước. Chúng là vật chất cấu tạo nên cơ thể nên không thể thiếu bất cứ một chất nào trong số đó. Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng gồm : ngũ cốc, đậu, cá, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng, sữa, rau, củ, quả, mỡ, dầu, muối, đường.

Song, mỗi ngày cơ thể chỉ cần một lượng nhất định trong các loại thực phẩm ấy, tỉ lệ của chúng đựơc chia như sau :

- Nhóm dầu, mỡ, muối, đường : vừa đủ

- Nhóm cá, thịt, trứng : 2- 3 tuổi: 100- 150g/ngày; 3- 6 tuổi: 150-200g/ngày

- Nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa, sữa bò : 220ml/ngày

- Nhóm rau, củ, trái cây: rau củ: 150-250g/ngày; trái cây 50g/ngày

- Nhóm ngũ cốc: 2-3 tuổi: 150-200g/ngày; 3-6 tuổi: 200-250g/ngày; Đậu: 15-30g/ngày

Kết cấu làm cho bữa ăn được cân bằng là : lượng ngũ cốc ổn định; bảo đảm lượng rau, củ; tăng cường sữa, đậu và các chế phẩm từ đậu; điều chỉnh lượng thịt (thay đổi kết cấu bữa ăn lấy thịt động vật làm thực phẩm chính, để tăng cường các loại thuỷ sản, gia cầm). Nghĩa là lấy thực vật làm lương thực chính, động vật làm lương thực phụ, nhưng vẫn phải bảo đảm lượng protein cung cấp cho cơ thể.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chức năng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chức năng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm Chuyên gia dinh dưỡng Việt Điền Các chất dinh dưỡng cơ bản gồm : protein, chất béo, chất bột đường, chất khoáng (còn gọi là các nguyên tố vi lượng), vitamin và nước. Chúng là vật chất cấu tạo nên cơ thể nên không thể thiếu bất cứ một chất nào trong số đó. Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng gồm : ngũ cốc, đậu, cá, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng, sữa, rau, củ, quả, mỡ, dầu, muối, đường. Song, mỗi ngày cơ thể chỉ cần một lượng nhất định trong các loại thực phẩm ấy, tỉ lệ của chúng đựơc chia như sau : - Nhóm dầu, mỡ, muối, đường : vừa đủ - Nhóm cá, thịt, trứng : 2- 3 tuổi: 100- 150g/ngày; 3- 6 tuổi: 150-200g/ngày - Nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa, sữa bò : 220ml/ngày - Nhóm rau, củ, trái cây: rau củ: 150-250g/ngày; trái cây 50g/ngày - Nhóm ngũ cốc: 2-3 tuổi: 150-200g/ngày; 3-6 tuổi: 200-250g/ngày; Đậu: 15-30g/ngày Kết cấu làm cho bữa ăn được cân bằng là : lượng ngũ cốc ổn định; bảo đảm lượng rau, củ; tăng cường sữa, đậu và các chế phẩm từ đậu; điều chỉnh lượng thịt (thay đổi kết cấu bữa ăn lấy thịt động vật làm thực phẩm chính, để tăng cường các loại thuỷ sản, gia cầm). Nghĩa là lấy thực vật làm lương thực chính, động vật làm lương thực phụ, nhưng vẫn phải bảo đảm lượng protein cung cấp cho cơ thể. Để giúp trẻ nhận được các chất dinh dưỡng toàn diện, khoa học, hợp lý, đầy đủ và mạnh khoẻ, căn cứ vào sự phát triển của trẻ, các chuyên gia tiêu chuẩn đã đưa ra 4 tiêu chuẩn để có một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng: 1. Năng lượng cung cấp từ các bữa ăn trong ngày là 85-95%, trong đó protein chiếm 80%. 2. Tỷ lệ năng lượng nhận được từ 3 loại chất dinh dưỡng chủ yếu protein, béo, bột, đường là: protein 12-15%, chất béo 25-30%, chất bột đường 50-60% (tỉ lệ protein: chất béo: chất bột đường = 1: 1: 4~5). 3. Protein của động vật cộng với protein của họ đậu chiếm 50% tổng lượng protein. 4. Năng lượng do các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và từ đậu cung cấp   chiếm 20% trên tổng số.   Dinh dưỡng quý từ thực phẩm   Chế độ ăn uống của bạn cần có nhiều trái cây để cung cấp thêm sinh tố, nhiều rau củ để tăng cường chất xơ và hải sản để bổ sung thành phần i ốt cho cơ thể. Ngoài những hiệu quả về dinh dưỡng như trên còn nhiều điều về chúng mà bạn chưa thể khám phá hết Trái xoài - chứa nhiều sinh tố A (caroten): Với 3mg/100g, xoài là loại trái cây chứa nhiều thành phần caroten nhất. Một miếng xoài 200g đáp ứng nhu cầu sinh tố A cần thiết và là chất kháng oxy hoá rất hữu hiệu cho cơ thể. Bông cải trắng – nguồn chất xơ lý tưởng: với thành phần 2,5% chất xơ của bông cải, nó có tác dụng như chất pectin giúp bình ổn hoạt động của đường ruột một cách hiệu quả. Bông cải còn là một trong số những loại rau tươi có tác dụng bù đắp thành phần chất xơ bị thiếu hụt trong cơ thể. Trong 100g bông cải chứa 60mg chất xơ cũng như các trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi… Trong quá trình chế biến, dưỡng chất của bông cải có khuynh hướng giảm đi khoảng 30mg/100g. Trứng gà - dồi dào protein: thành phần protein có trong hai quả trứng chín tương đương với 4 hũ yaourt, 180g phó mát trắng, 100g thịt hoặc cá. Trứng còn là món ăn dễ tiêu và chắc dạ. Hơn thế, những protein của trứng là những axít amin cần thiết cho cơ thể chúng ta. Thành phần sinh tố A của trứng cũng giúp bảo vệ cho da, màng nhầy và độ nhạy cho thị giác của bạn. Phó mát – món ngon nhiều canxi: Loại phó mát khô và dễ vụn là quán quân chứa nhiều thành phần canxi nhất (1.275mg/100g) so với các loại phó mát khác. Ngoài ra, một miếng phó mát 60g có thành phần protein tương đương với 100g cá và dễ tiêu hoá hơn. Đó là nhờ vào đặc tính riêng của phó mát dễ chuyển hoá trong cơ thể hơn nên dễ tiêu hoá hơn. Ngũ cốc – bổ dưỡng nhờ đường chậm : sản phẩm ngũ cốc được chế biến từ gạo chứa khoảng 75% thành phần gluxít. Nó có khả năng khuếch tán dần dần trong cơ thể bằng cách tạo cảm giác ngon miệng. Loại ngũ cốc này cũng chứa nhiều manhê, khoáng chất có tác dụng bồi dưỡng thể lực và chống stress. Khi được nấu chín, ngũ cốc đạt đến 300mg manhê/100g. Một khẩu phần ngũ cốc từ 200 đến 300g có thể cung cấp thành phần manhê cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Thuỳ Như (theo Femme Actuelle) 9 cách đưa canxi vào bữa ăn của bé   Một số trẻ dứt khoát từ chối sữa dù đây là nguồn canxi rất tốt cho phát triển chiều cao. Để các sản phẩm sữa được trẻ chấp nhận thường xuyên hơn, có nhiều bí quyết để hấp dẫn các em. - Bữa sáng, cho trẻ ăn loại ngũ cốc điểm tâm giòn, ăn kèm sữa tươi. Nếu trẻ không chịu món này, có thể thay thế bằng bún riêu cua mềm dễ nuốt có tàu hũ hoặc bánh đúc đậu phụ chiên chấm tương vốn rất giàu canxi. - Trời nóng, khuyến khích trẻ ăn kem hay uống đồ từ sữa ướp lạnh, có thêm cacao hay trái cây như dâu, cam mà trẻ thích thay cho sữa đơn thuần. - Trời lạnh, cho trẻ uống sữa cacao nóng với vài chiếc bánh quy giòn lạt hay mặn có tăng cường canxi. - Tận dụng máy xay sinh tố để chế biến nhiều loại đồ uống hấp dẫn có sữa, kem (làm từ sữa) hay sữa chua với hương vị vani, chuối, dứa, sầu riêng, mãng cầu, cacao... - Cho trẻ ăn bánh có nhân trộn thêm sữa. - Dùng sữa bột gầy để xốt những món ăn mặn như ra-gu, cà ri thịt, đậu, khoai... - Cho trẻ ăn pho-mát và sữa chua vào những bữa phụ. - Cho trẻ uống nước cam, quýt. - Cho trẻ ăn nhiều rau xanh như rau muống, bó xôi, súp lơ xanh giàu canxi hơn các rau khác. Quan trọng hơn cả là giải thích cho bé rằng nếu muốn cao, khoẻ, đẹp thì cần uống sữa mỗi ngày hoặc ăn sữa chua, phomát, kem làm từ sữa... Mỗi bữa ăn, thay vì uống nước, trẻ nên uống 1/4 lít sữa (1 ly lớn), người lớn cũng uống theo 1 ly. Nếu sợ con béo vì sữa, có thể dùng sữa gầy. Trẻ đang tuổi học sinh nên uống sữa có 2% chất béo, còn bé lẫm chẫm biết đi thì uống sữa nguyên kem. Theo Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, Bác Sĩ Gia Đình Bạn có hiểu biết về sự phát triển của bé?   Kiến thức bạn có về sự phát triển của con mình ra sao? Hãy trả lời 14 câu hỏi trắc nghiệm sau rồi đối chiếu với bản đáp án để tự đánh giá nhé. 1. Tất cả trẻ em đều phát triển như nhau, quá trình này rất suôn sẻ và sẽ tiếp tục trong tương lai. Trả lời: Chẳng có đứa trẻ nào phát triển giống đứa nào cả. Con bạn có thể phát triển nhanh hay chậm hơn các trẻ cùng tuổi, vượt trội ở khâu này nhưng tụt lại sau ở khâu khác. Các bác sĩ cho giới hạn là 9 tháng cho những mốc phát triển quan trọng của bé. Ví dụ: Một số trẻ biết đi khi được 10 tháng tuổi, trong khi các bé khác phải đợi đến 19 tháng tuổi. Trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng đều không cần lo lắng. Một số bé còn bỏ qua một số giai đoạn (không lật, không bò chẳng hạn...). Có trường hợp còn thụt lùi tạm thời trước khi tiếp tục phát triển: Một đứa trẻ ngủ được suốt đêm có thể bắt đầu lại thức dậy nửa đêm khi cháu biết nói. 2. Nên làm gì để thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ? Cho cháu nghe, sờ, ngửi... để có kinh nghiệm về mọi giác quan của cháu. Theo các nhà nghiên cứu, cho trẻ nhiều kinh nghiệm liên quan đến mọi giác quan của cháu như sờ, mó, nếm, ngửi, nghe và nhìn là điều tốt nhất bạn nên làm để thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ. Cụ thể: Nên trò chuyện với con bạn, đọc sách cho cháu nghe, cùng chơi với cháu, để cháu sờ vào đồ vật mới, đưa cháu đến một nơi an toàn mà ở đó cháu có thể tự do tìm hiểu mọi thứ. Bạn đừng quên tỏ ra thương yêu con bằng cách ôm ấp, âu yếm và đáp lại những cử chỉ của bé. Ảnh hưởng và sự quan tâm của bạn sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và yên tâm, vì thế bé sẽ tiếp tục con đường phát triển độc lập. 3. Sự phát triển thể chất thường xảy ra ở bộ phận nào trước? Trả lời: Từ đầu đến ngón chân. Nói chung, ban đầu trẻ em điều khiển được đầu và cổ (khoảng 2 tháng tuổi), sau đó là cánh tay và bàn tay (biết cầm nắm bắt đầu khoảng 3 tháng) rồi đến phần thân (đa số các bé ngồi vững khi được 8 tháng tuổi) và cuối cùng là điều khiển được cẳng chân và bàn chân (hầu hết trẻ đi được ở 14 đến 15 tháng tuổi). 4. Khi con bạn thất vọng vì không thể làm được điều gì, như cần một món đồ chơi hay tự ăn một mình, tốt nhất bạn nên... Trả lời: Để cháu tự tìm cách xoay xở lấy. Mọi bước phát triển đòi hỏi phải cố gắng. Bạn cứ để cho bé cầm một nắm đầy khoai tây hay bánh kem và bỏ hết vào miệng, tất nhiên mặt bé sẽ tèm lem. Nhưng cứ để bé tự xoay sở lấy. Đây là một bước quan trọng để bé có tính tự lập. Nếu bé quá thất vọng, bạn có thể động viên bằng cách làm mẫu cho bé (như lấy muỗng múc bánh kem rồi mới đưa lên miệng). Hãy để bé cố gắng cho đến khi làm được. Điều tốt nhất bạn cần làm khi bé cảm thấy thất vọng là tuyên dương những cố gắng của bé để nó tiếp tục, cho đến khi làm được hay không còn hứng nữa và chuyển sang làm thứ khác. 5. Giác quan nào được phát triển hoàn chỉnh ở trẻ trước tiên? Trả lời: Thính giác. Trẻ sơ sinh bắt đầu rèn luyện giác quan này từ trong bụng mẹ, đặc biệt là vào 3 tháng cuối thời kỳ mang thai, các nghiên cứu cho thấy khi đó trẻ có thể nghe nhịp tim đập của mẹ và đón nhận các âm thanh từ bên ngoài như giọng nói và tiếng nhạc. Khả năng nghe sẽ hoàn thiện vào cuối tháng đầu tiên trong cuộc đời, mặc dù chúng sẽ mất một thời gian lâu hơn để thật sự hiểu là mình đang nghe gì. Bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về khả năng nghe và nhìn của trẻ. 6. Trẻ em di chyển lung tung và vùng vẫy rất nhiều bởi vì... Trả lời: Chúng đang thăm dò mọi thứ xung quanh. Các em bé thường di chuyển lung tung bởi vì chúng đang tìm hiểu thế giới xung quanh và đặc biệt là nơi chúng đang nằm. Mọi cái đá, nắm, đập và vẫy sẽ cho chúng nhiều thông tin về môi trường xung quanh và thân thể chúng. Những gì chúng cảm thấy sẽ gửi tín hiệu trở lại não của trẻ để giải thích cho chúng hiểu và dùng các kiến thức này bổ sung cho sự phát triển sau này. 7. Cho bé ở trần truồng trong một lát là rất quan trọng bởi vì... Trả lời: Thời gian bé ở trần truồng là thời gian bé thích thú nhất. Sau khi tắm hay thay tã, cho bé chơi trên một cái mền hay khăn tắm thật mềm sẽ tạo điều kiện cho bé duỗi người ra mà không bị hạn chế cử động bởi quần áo. Đó cũng là một phương pháp tốt thúc đẩy cảm xúc của bé. Cảm giác về những sợi dệt lan trên lưng và chân bé, sự vuốt ve ấm áp của bàn tay bạn khi bạn ôm bé. Và bất kỳ bác sĩ nào cũng sẽ khuyên bạn rằng một ít phút mỗi ngày không mặc tã cho bé là một cách tốt để ngăn chặn bệnh phát ban do tã lót gây ra (nóng và ẩm bên trong tã dẫn đến việc da bị tổn thương). Phần mông bé thoáng mát sẽ giúp da bé mau khô và thoải mái. 8. Khi nào trẻ bắt đầu học nói? Trả lời: Ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả những cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy bé đã bắt đầu học mẫu câu, vần và âm từ rất lâu trước khi trẻ có thể phát âm một từ nào đó. Khi còn nằm trong tử cung, trẻ đã có thể nghe thấy những gì bạn nói và đã có thể tiếp thu theo cách gieo nhịp gieo vần của bạn. Thời gian đầu sau khi sinh, trẻ vẫn tiếp tục học bằng cách lắng nghe người khác nói chuyện với mình và trẻ cũng đã tự mình bập bẹ phát âm. 9. Một đứa bé 2 tuổi biết trung bình bao nhiêu từ? Trả lời: 150 từ. Các nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ cho thấy hầu hết các trẻ em lên 2 biết được khoảng 150 từ khi chúng được 2 tuổi và có thể kết hợp các từ đó thành câu ngắn. Các chuyên gia tin rằng trong thời gian này, trẻ em học khoảng 10 từ hoặc hơn mỗi ngày. Và khi được 6 tuổi, hầu hết trẻ đã có khoảng 13.000 từ. Các em bé được bố mẹ dành nhiều thời giờ trò chuyện với chúng sẽ có lượng từ vựng nhiều hơn những em bé không được khuyến khích nói nhiều. 10. Ở tuổi nào bạn nên cho trẻ ăn thức ăn đặc? Trả lời: 6 tháng. Trong khi các bậc cha mẹ thường nghĩ bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc khi chúng được 4 tháng tuổi là được thì các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em khuyên rằng, nên đợi đến khi bé được 6 tháng tuổi. Tại sao vậy? Sữa mẹ là thứ bé dễ tiêu hóa nhất, cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. 11. Ở tuổi nào hầu hết trẻ em bắt đầu tập đi? Trả lời: 14 đến 15 tháng. Hầu hết các em bé tập đi khi được 14 đến 15 tháng tuổi, nhưng phạm vi thông thường khá rộng. Một số trẻ cất bước chân đầu tiên khi được 9 tháng tuổi, trong khi các bé khác phải đến 17, 18 tháng tuổi. Các bác sĩ đều khuyên bạn không nên lo lắng nếu đến 18 tháng tuổi trẻ mới đi được. 12. Khi nào trẻ cần mang giày? Trả lời: Khi trẻ bắt đầu đi ngoài trời. Các chuyên gia nói rằng bạn đừng nên bắt trẻ mang giày cho đến khi bé đi dạo quanh quanh ngoài trời hay khi phải đi trên những bề mặt gồ ghề khác. Đi chân đất thường xuyên giúp trẻ giữ thăng bằng nhanh hơn. 13. Khi nào trẻ chơi với các trẻ em khác một cách hòa đồng lần đầu tiên trong đời? Trả lời: Khoảng 2 tuổi. Trong vài tháng đầu đời, chúng không thật sự chơi cùng với những trẻ khác trong một phong cách hòa đồng mà cả hai bên cùng làm để cùng đạt đến một mục đích, cho đến khi chúng được 2 tuổi. Việc trẻ chơi chung không xảy ra sớm hơn vì trước đó trẻ em cần phải phát triển ngôn ngữ và một số kỹ năng giao tiếp. Trẻ em cũng cần vượt qua giai đoạn chỉ biết đến mình thôi, giai đoạn mà chúng bận rộn với việc tìm hiểu bản thân và thế giới xung quanh, không có khả năng quan tâm đến những điều thú vị ở những bạn khác hay khả năng tự thay đổi. 14. Tất cả trẻ em đều sẵn sàng học cách đi vệ sinh khi được... Trả lời: Hầu hết trẻ em không sẵn sàng về thể chất để bắt đầu được dạy dỗ cách đi vệ sinh cho đến khi ít nhất cháu được 18 đến 24 tháng tuổi. Một số em chống đối cho đến cả năm sau đó Nguồn : VN NEWS 31.03.2006 Một số điều cần tránh cho trẻ   Trẻ em rất nhạy cảm, có những điều tưởng chừng bình thường với người lớn nhưng ảnh hưởng xấu tới sự phát triển sinh lý của trẻ. Các bác sĩ chuyên khoa nhi có lời khuyên với bậc cha mẹ: 1. Không nên cho trẻ ngủ giữa bố và mẹ Khi trẻ còn nhỏ, điều này giúp bố mẹ an tâm hơn nhưng trẻ dễ rơi vào tình trạng thiếu ô xy do bố và mẹ thở ra lượng CO2 nhiều hơn. Do vậy, trẻ ngủ không sâu và ảnh hưởng xấu tới hô hấp về lâu dài. 2. Không cho mặc quần áo khác giới Do tâm lý thích con trai hoặc con gái nên nhiều bậc cha mẹ cho con diện quần áo, giày dép hoặc kiểu tóc khác giới tính. Điều này rất nguy hiểm bởi trẻ sẽ không phân biệt được giới tính của bản thân và lâu dài có thể khiến chúng bị lệch lạc giới tính. 3. Không bắt ăn chay hoặc ăn kiêng Khi phải ăn chay hoặc ăn kiêng để giảm cân, cơ thể trẻ sẽ thiếu các chất dinh dưỡng đa dạng để phát triển toàn diện. 4. Không ăn hột đậu phộng hoặc thuốc viên Ở trẻ nhỏ, khả năng điều khiển ở khoang miệng còn kém, khi ăn đậu phộng, uống thuốc viên hoặc các loại thực phẩm tương tự, chúng dễ lọt vào khí quản, gây tắc thở, nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. 5. Không gặm móng tay Hầu như đứa trẻ nào cũng có thói quen này, đặc biệt trong giai đoạn bị ngứa nướu khi mọc răng. Nhưng thói quen này là cơ hội tốt để rất nhiều vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. 6. Không chơi các loại vũ khí giả Những món đồ chơi mang cảm giác mạnh như gươm, đao, súng không chỉ gây tai nạn cho trẻ khi bất cẩn mà còn ảnh hưởng tới tính cách trẻ sau này, khiến trẻ hung hãn, thích bạo lực. 7. Không kéo co Trò chơi này ảnh hưởng xấu tới hệ dây chằng và cơ bắp còn non yếu của trẻ. Mặt khác, khi trẻ nín thở tập trung lâu, sau đó đột nhiên thở dốc sẽ dễ bị tổn thương nội tạng như tim, phổi. 8. Không cho trẻ đeo kính râm Khi võng mạc của trẻ không nhận được sự kích thích đầy đủ của ánh sáng, cơ quan thị giác sẽ không phát triển tự nhiên, có thể gây bệnh nhược thị, đục thuỷ tinh thể. 9. Không cho trẻ đi giày da Cơ xương ở bàn chân, đùi và bắp chân của trẻ còn non nớt, giày da thường cứng, ít co giãn, dễ gây chèn mạch máu, cản trở việc lưu thông tuần hoàn máu cơ chân. 10. Không cho trẻ chống cằm Vì điều này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của hàm răng, cơ xương răng và tư thế vẹo lưng khi chống cằm dễ làm lệch cột sống trẻ. Theo Thanh Niên Phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng việc phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng, một loại bệnh nhiễm trùng rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ như sau : - Tăng cường vệ sinh cá nhân: Các cô giáo, cô bảo mẫu trong nhà trẻ phải rửa tay thường xuyên cho bản thân mình và cho trẻ sau mỗi lần thay quần áo, tả lót, sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ, trước và sau khi ăn. - Thường xuyên rửa sạch các dụng cụ, vật dụng và đồ chơi của trẻ bằng nước xà phòng, rồi khử trùng bằng dung dịch Cloramin B. - Thực hiện nghiêm chỉnh 100% việc ăn chín, uống sôi. - Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh như hôn, dùng chung các vật dụng, đồ chơi... - Cho trẻ nghỉ học và cách ly tại nhà một tuần khi mắc bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế. - Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải đến báo ngay cho y tế cơ quan hoặc trạm y tế nơi cứ trú để được chăm sóc chữa trị và được hướng dẫn các biện pháp cách ly phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khac

File đính kèm:

  • docdinh duong tong hop.doc