I. Mục tiêu bài học.
Học xong bài này HS phải:
- Biết được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp của HS.
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương I: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cươngGiáo án môn Công nghệ 10 - Tiết 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Bắc Ninh
Trường THPT Quế Võ 2
------------o0o-----------
Ngày 6 tháng 9 năm 2007
PHẦN I: NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP
Chương I: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
Tiết 1: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu bài học.
Học xong bài này HS phải:
- Biết được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp của HS.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học
Tranh ảnh, băng hình có liên quan.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới, giới thiệu mục tiêu bài học.
Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giống là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, phẩm chất nông sản. Muốn có giống tốt phù hợp với từng vùng sinh thái nhất thiết phải qua khâu khảo nghiệm. Nói cách khác, công tác khảo nghiệm giống cây trồng có tầm quan trọng trong quá trình sản xuất. Vì vậy bài học này giúp chúng ta biết được mục đích, ý nghĩa cũng như nội dung cơ bản trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
4. Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Hoạt động dạy - học
I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
1. Khái niệm.
Là khảo sát, kiểm nghiệm giống cây trồng qua các thí nghiệm được bố tríở những điều kiện khác nhau.
2. Mục đích, ý nghĩa.
- Khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau để xác định những đặc tính, tính trạng giống từ đó chọn ra giống thích hợp cho từng vùng.
- Nhằm cung cấp thông tin về yêu cầu kỹ thuật trồng của giống mới và hướng sử dụng.
II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng
1. Thí nghiệm so sánh giống.
- So sánh với các giống trong sản xuất đại trà
- So sánh về chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, tính chống chịu.
- Nơi thực hiện: Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Quốc gia.
2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật.
- Kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật
- Tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống cây trồng Quốc gia.
3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
- Để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà.
- Quảng cáo bằng phương tiện thông tin đại chúng
- GV: Trước khi nghiên cứu mục đích, ý nghĩa các em phải hiểu được thế nào là khảo nghiệm giống cây trồng.
- GV: Đưa ra khái niệm.
-HS: Nghe và ghi nội dung vào vở.
- GV: Tại sao các giống cây trồng trước khi đưa sản xuất đại trà phải qua khảo nghiệm?
- HS: Nghiên cứu, suy nghĩ trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
- HS: Chú ý lắng nghe và ghi nội dung vào vở.
- GV: Tóm lại: Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào sản xuất.
- GV; Cho HS nghiên cứu nội dung trong SGK và treo sơ đồ các loại thí nghiệm lên bảng.
- HS: Nghiên cứu nội dung trong SGK
- GV: Hướng dẫn nội dung và nêu câu hỏi.
(?) Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh với giống nào? So sánh về các chỉ tiêu gì?
- HS: Nghiên cứu trả lời câu hỏi.
- GV: Kết luận.
- Vậy ai là người thực hiện so sánh các chỉ tiêu trên.
- HS: Nghiên cứu GSK trả lời.
(?) Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật là gì?
- HS: Nghiên cứu trả lời.
- GV: Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật được tiến hành trong phạm vi nào?
- HS: Trả lời.
- GV: Đưa ra kết luận.
- HS: Ghi nội dung vào vở.
(?) Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì?
- HS: Trả lời.
- GV: Kết luận.
- HS: Ghi nội dung vào vở
- GV: Trong thời gian làm thí nghiệm cần tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả.
(?) Vậy mục đích, nội dung, phạm vi tiến hành các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng có những điểm khác nhau gì?
- HS: Suy nghĩ trả lời.
- GV: Treo biểu đồ, nhận xét kết quả trả lời của học sinh và đưa ra những điểm khác nhau cơ bản thông qua biểu đồ đó.
- HS: Chú ý lắng nghe.
5. Củng cố bài: GV đưa ra một số câu hỏi để kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của HS. Treo sơ đồ câm cho HS gắn kết nội dung.
6. Đánh giá giờ học: GV tự đánh giá giờ học qua kết quả trả lời của HS.
7. Dặn dò: HS học bài và chuẩn bị trước bài sau.
Sở GD & ĐT Bắc Ninh
Trường THPT Quế Võ 2
------------o0o-----------
Ngày 11 tháng 9 năm 2007
Tiết 2: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu bài học.
Học xong bài này HS phải:
- Biết được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.
- Biết được trình tự và quy trình sản xuất giống cây trồng.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học.
Chuẩn bị tranh, ảnh và sơ đồ có liên quan.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
(?) Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất đại trà?
(?) Vì sao phải tiến hành thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật?
3. Giới thiệu bài mới, giới thiệu mục tiêu bài học
Trong sản xuất nông nghiệp giống là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng nông sản. Song thực tế cho thấy sau một thời gian sử dụng giống thường bị thoái hoá, lẫn tạp, kém phẩm chất. Cho nên để sản xuất đạt hiệu quả cao cần tập trung làm tốt khâu giống. Việc sản xuất giống cần làm như thế nào chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
Sau khi học xong bài này các em phải đạt được mục tiêu như đã chi trong SGK
4. Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Hoạt động dạy - học
I. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.
(SGK)
II. Hệ thống sản xuất giống cây trồng.
- GĐ1: SX hạt giống siêu nguyên chủng (SNC).
- GĐ2: SX hạt giống nguyên chủng (NC) từ SNC.
- GĐ3: SX hạt giống xác nhận (XN)
Hạt giống SNC
NC
XN
Đại trà
III. Quy trình sản xuất giống cây trồng
1. SX giống cây trồng nông nghiệp
a. SX giống ở cây trồng tự thụ phấn.
Hạt SNC
hạt tác giả
SNC
NC
XN
* Sơ đồ duy trì:
VLKĐ
NG sơ bộ
TN so sánh
SNC
NC
XN
SNC
* Sơ đồ phục tráng:
- GV: Lấy một số ví dụ thực tế minh hoạ cho HS về sự thoái hoá của giống. Để đáp ứng nhu cầu thị trường cần phải cải tạo giống đó, để từ đó dẫn dắt HS đi đến mục đích.
- HS: Chú ý lắng nghe, tổng hợp kiến thức đưa ra mục đích của công tác sx giống.
- GV: Hướng dẫn HS qua hình 3.1 trong SGK vàđưa ra câu hỏi.
(?) Hệ thống SX giống cây trồng được thực hiện qua những giai đoạn nào?
- HS: Nghiên cứu SGK và trả lời
- GV: Nhận xét và đưa ra kết luận.
- HS: Lắng nghe, ghi nội dung vào vở
(?) Nêu những điểm khác nhau trong từng giai đoạn?
(nhiệm vụ, sản phẩm, nơi thực hiện)
- HS: Nghiên cứu trả lời
- GV: Nhận xét.
- HS: Ghi nội dung vào vở.
(?) Tại sao hạt giống SNC, NC cần được SX tại các cơ sở SX giống chuyên nghiệp?
- HS: Suy nghĩ trả lời.
- GV: Giải thích cụ thể
- GV: Do đặc tính của mỗi loại cây trồng khác nhau cho nên quy trình SX giống cây trồng cũng có những điểm khác nhau giữa các loại.
- HS: Chú ý lắng nghe
- GV: Đối với cây tự thụ phấn ta có thể áp dụng theo 2 sơ đồ sau:
+ Duy trì.
+ Phục tráng.
- GV: Cho HS thảo luận theo câu hỏi:
(?) Hệ thống SX giống cây trồng được thực hiện qua những giai đoạn nào?
(?) Nêu những điểm khác nhau trong từng giai đoạn?
- HS: Thảo luận nhóm dựa vào sơ đồ để trả lời câu hỏi.
- GV: Nhận xét.
- HS: Chú ý và ghi nội dung
(?) Tại sao hạt giống SNC, NC phải được SX ở các cơ sở chuyên nghiệp?
- HS: Trả lời.
File đính kèm:
- bai 2.doc