LỚP 10
I. Mục đích
- Thống nhất trên phạm vi toàn quốc kế hoạch dạy học và nội dung dạy học môn Vật lí lớp 10 cho trường THPT chuyên.
- Thống nhất trên phạm vi toàn quốc nội dung bồi dưìng học sinh giỏi cấp THPT.
II. Kế hoạch dạy học
Tổng số tiết học môn Vật lí lớp 10 của trường THPT chuyên là 140 tiết, trong đó dành 90 tiết để hoc chương trình Vật lí nâng cao THPT, còn dành 50 tiết cho nội dung chuyên sâu.
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3148 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chương trình chuyên sâu THPT chuyên môn: Vật lí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN
MÔN: VẬT LÍ
Hà Nội, 12/2009
LỚP 10
I. Mục đích
- Thống nhất trên phạm vi toàn quốc kế hoạch dạy học và nội dung dạy học môn Vật lí lớp 10 cho trường THPT chuyên.
- Thống nhất trên phạm vi toàn quốc nội dung bồi dưìng học sinh giỏi cấp THPT.
II. Kế hoạch dạy học
Tổng số tiết học môn Vật lí lớp 10 của trường THPT chuyên là 140 tiết, trong đó dành 90 tiết để hoc chương trình Vật lí nâng cao THPT, còn dành 50 tiết cho nội dung chuyên sâu.
III. Nội dung dạy học
Nội dung dạy học gồm hai phần : nội dung Vật lí nâng cao và nội dung Vật lí chuyên sâu.
3.1 Nội dung nâng cao
Nội dung nâng cao được qui định trong chương trình nâng cao mụn Vật lớ lớp 10, ban hành kốm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch dạy học nội dung này được lấy dúng như kế hoạch dạy học chương trình Vật lí lớp 10 nâng cao THPT.
3.2 Nội dung chuyên sâu
Nội dung chuyên sâu gồm bốn phần : Cơ học (18 tiết) ; Vật lí phân tử và Nhiệt học (14 tiết) ; Thiên văn học (12 tiết); Thực hành (6 tiết) và kiểm tra (3 tiết).
A. Cơ học
Chuyên đề 1 : Chuyển động cong. Gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến
Số tiết : 2
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Hệ toạ độ cực
Kiến thức
- Trình bày được hệ toạ độ cực
Kĩ năng
- Nêu được thí dụ áp dụng hệ toạ độ cực.
2
Vận tốc và gia tốc trong chuyển động cong
Kiến thức
- Trình bày được phương , chiều và độ lớn của véc tơ vận tốc tức thời trong chuyển động cong.
- Trình bày được về gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến trong chuyển động cong
Kĩ năng
- Áp dụng các kiến thức ở trên cho một chuyển động cong cụ thể, chẳng hạn chuyển động ném xiên.
3
Chuyển động tròn không đều
Kiến thức
- Trình bày được về vận tốc và gia tốc trong chuyển động tròn không đều
Kĩ năng
- Giải được bài tập về chuyển động tròn không đều
Chuyên đề 2 : Cân bằng của hệ vật dưới tác dụng của hệ lực liên kết
Số tiết : 3
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Cân bằng của hệ vật dưới tác dụng của hệ lực liên kết
Kiến thức
- Nêu được điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của một hệ lực liên kết.
Kĩ năng
- Dùng được phép chiếu các lực lên hai trục toạ độ vuông góc để tìm đủ phương trình cần thiết.
Chuyên đề 3 : Khối tâm . Hệ quy chiếu khối tâm . Hệ quy chiếu có gia tốc
Số tiết : 3
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Khối tâm. Hệ quy chiếu khối tâm.
Kiến thức
- Viết được công thức xác định vị trí của khối tâm.
- Nêu được hệ quy chiếu khối tâm là gì.
Kĩ năng
- Sử dụng được hệ quy chiếu khối tâm để giải bài tập.
2
Hệ quy chiếu có gia tốc
Kiến thức
- Ôn lại khái niệm lực quán tính
Kĩ năng
- Giải được các bài tập nâng cao về cân bằng của một vật trong hệ quy chiếu có gia tốc.
Chủ yếu làm các bài tập nâng cao.
Chuyên đề 4 : Va chạm . Chuyển động của tên lửa
Số tiết : 4
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Va chạm
Kiến thức
- Ôn lại và học thêm những đặc điểm của các loại va chạm đàn hồi, mềm, trực diện (xuyên tâm) và không xuyên tâm.
Kĩ năng
- Giải được các bài tập nâng cao về các loại va chạm.
Chủ yếu làm các bài tập nâng cao
2
Chuyển động của tên lửa
Kiến thức
- Nêu được đặc điểm của chuyển động có khối lượng thay đổi.
- Viết được phương trình Mê-xéc-xki.
Kĩ năng
- Giải được các bài tập về chuyển động của tên lửa.
Chuyên đề 5 : Các định luật Kê-ple . Chuyển động trong trường hấp dẫn
Số tiết : 3
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Các định luật Kê-ple
Kiến thức
- Ôn lại ba định luật Kê-ple.
Kĩ năng
- Giải được các bài tập nâng cao về các định luật Kê-ple.
Toàn bộ chủ đề này nên dạy dưới dạng bài tập nâng cao.
2
Chuyển động trong trường hấp dẫn
Kiến thức
- Các chuyển động tròn, e líp, parabol, và hypebol.
- Các vận tốc vũ trụ cấp 1, cấp 2.
- Viết được công thức tính thế năng của vật trong trường hấp dẫn
Kĩ năng
- Giải được các bài toán trong trường lực xuyên tâm.
- Tính được các vận tốc vũ trụ cấp 1, cấp 2.
Chuyên đề 6 : Thuỷ tĩnh học . Thuỷ động lực học
Số tiết : 3
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Ôn tập về thuỷ tĩnh học
Kiến thức
- Ôn lại công thức tính áp suất trong lòng chất lỏng, định luật Ac-si-mét, công thức tính lực đẩy Ac-si-mét và định luật Pascan.
Kĩ năng
- Giải được các bài tập nâng cao về thuỷ tĩnh học.
Ôn lí thuyết và làm các bài tập nâng cao.
2
Bổ túc về thuỷ động lực học
Kiến thức
- Nêu được kháI niệm về độ nhớt của một chất lỏng.
- Phát biểu được định luật Xtốc (Stokes) về lực cản của môI trường nhớt.
Kĩ năng
- Giải được các bài tập nâng cao về thuỷ động lực học.
- Giải được một số bài tập về chuyển động của một vật trong môi trường nhớt.
Chủ yếu làm các bài tập nâng cao.
B. Vật lí phân tử và Nhiệt động lực học
Chuyên đề 1 : Một số khái niệm về toán thống kê
Số tiết : 1
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Khái niệm về xác suất
Kiến thức
- Nêu được xác suất là gì ?
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức tính xác suất cho các trường hợp đơn giản.
2
Giá trị trung bình
Kiến thức
- Viết được công thức tính giá trị trung bình.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức tính giá trị trung bình cho những trường hợp đơn giản.
Chuyên đề 2 : Nhiệt độ . Thang nhiệt độ ( Nhiệt giai )
Số tiết : 1
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Nhiệt độ. Nhiệt giai tuyệt đối. Nhiệt giai thực nghiệm quốc tế
Kiến thức
- Nêu được nhiệt giai thực nghiệm quốc tế là gì ?
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức tính nhiệt giai thực nghiệm quốc tế.
2
Các loại nhiệt kế. Nhiệt kế khí. Cách chuẩn nhiệt kế
Kiến thức
- Nêu được nguyên tắc hoạt động của các loại nhiệt kế.
Kĩ năng
- Sử dụng được các loại nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp cụ thể.
Chuyên đề 3 : Phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử
Số tiết : 2
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử các chất khí. Số trung bình các phân tử va chạm vào thành bình. Các vận tốc đặc trưng của phân tử khí
Kiến thức
- Viết được phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử các chất khí.
- Viết được các công thức tính các tốc độ đặc trưng của phân tử khí.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức tính các tốc độ đặc trưng của phân tử khí trong một số trường hợp đơn giản.
Chuyên đề 4 : Khí thực
Số tiết : 2
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Mô hình khí thực. Lực tương tác và thế năng tương tác phân tử. Phương trình trạng thái Van-đéc-van
Kiến thức
- Nêu được lực tương tác phân tử và thế năng tương tác phân tử.
- Viết được phương trình Van-đéc-van.
Kĩ năng
- Giải thích được sự khác nhau giữa phương trình Van-đéc-van và phương trình Clapeyron - Menđêlêép.
- Vẽ được đường đẳng nhiệt Van-đéc-van.
2
Đường đẳng nhiệt thực nghiệm của khí thực. Trạng thái tới hạn
Kiến thức
- Nêu được thí nghiệm về đường đẳng nhiệt của khí thực.
- Nêu được trạng thái tới hạn.
Kĩ năng
- Vẽ được đường đẳng nhiệt thực nghiệm.
Chuyên đề 5 : Bổ túc về chất lỏng
Số tiết : 2
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Áp suất phụ gây bởi mặt ngoài (Công thức La-pla-ce). Góc bờ ở mặt thoáng. Chứng minh các công thức về mao dẫn
Kiến thức
- Viết được công thức tính áp suất phụ.
- Viết được công thức tính năng lượng bề mặt.
- Chứng minh và viết được các công thức về hiện tượng mao dẫn
Kĩ năng
- Giải được các bài toán nâng cao về hiện tượng mao dẫn.
Chủ yếu làm các bài tập nâng cao
Chuyên đề 6 : Nguyên lí I của Nhiệt động lực học
Số tiết : 3
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Nguyên lí I của Nhiệt động lực học
Kiến thức
- Nêu được nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích.
- Nêu được ví dụ về hai cách làm biến đổi nội năng.
- Phát biểu được nguyên lí I của Nhiệt động lực học.
- Viết được hệ thực + Q và nêu được quy ước về dấu của các đại lượng.
Kĩ năng
- Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
Ôn lí thuyết và chủ yếu làm bài tập nâng cao.
2
Những áp dụng của nguyên lí I của Nhiệt động lực học. Các công thức tính công, nhiệt dung, nhiệt lượng cho các quá trình : đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt, đoạn nhiệt
Kiến thức
- Viết được các công thức tính công, nhiệt lượng trong các quá trình : đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt, đoạn nhiệt.
- Viết được công thức tính nội năng của khí lí tưởng.
- Viết được hệ thức Mayer.
Kĩ năng
- Vận dụng được các công thức tính nội năng, công, nhiệt lượng để giải các bài toán về các quá trình nhiệt.
Chuyên đề 7 : Nguyên lí II của Nhiệt động lực học
Số tiết : 3
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Quá trình đoạn nhiệt
Kiến thức
- Nêu được định nghĩa về quá trình đoạn nhiệt.
- Viết được công thức Poát-xông (Poisson) PV۷ = hằng số
Kĩ năng
- Giải được các bài tập về quá trình đoạn nhiệt.
2
Các cách phát biểu khác nhau của nguyên lí II của Nhiệt động lực học.
Chu trình Các-nô. Định lí Các-nô
Kiến thức
- Phát biểu được nguyên lí II của Nhiệt động lực học.
- Nêu được chu trình Các-nô và viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình Các-nô.
- Phát biểu được định lí Các-nô.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình Các-nô.
C. Thiên văn học
Chuyên đề 1 : Hệ Mặt Trời . Các chuyển động của Trái Đất
Số tiết : 2
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Hệ Mặt Trời
Kiến thức
- Nêu được cấu tạo của hệ Mặt Trời.
- Nêu được các đặc điểm chính về cấu tạo của hệ Mặt Trời.
Kĩ năng
- Vận dụng được các định luật Kê-ple để giải thích chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
2
Các chuyển động của Trái Đất
Kiến thức
- Nêu được chuyển động quay của Trái Đất quanh trục.
- Nêu được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Kĩ năng
- Chỉ ra được chiều chuyển động của Trái Đất quanh trục cũng như quanh Mặt Trời trong thực tế.
Chuyên đề 2 : Bầu trời sao. Thiên cầu và Nhật động . Các hệ toạ độ thiên văn
Số tiết : 2
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Bầu trời sao
Kiến thức
- Nêu được một số chòm sao và sao chính.
Kĩ năng
- Chỉ ra được một số sao và chòm sao chính trên bầu trời.
2
Thiên cầu và nhật động
Kiến thức
- Nêu được khái niệm thiên cầu.
- Nêu được khái niệm nhật động và chiều nhật động.
- Nêu được mối liên hệ giữa nhật động và chuyển động quay của Trái Đất quanh trục.
- Nêu được khái niệm thiên cực.
Kĩ năng
- Chỉ ra được thiên cực Bắc trong thực tế.
- Chỉ ra được chiều nhật động trong thực tế.
3
Các hệ toạ độ thiên văn
Kiến thức
- Nêu được các toạ độ trong hệ toạ độ chân trời.
- Trình bầy được hệ thức giữa độ cao của cực trên chân trời và vĩ độ nơi quan sát.
- Nêu được các toạ độ trong hệ toạ độ xích đạo.
Kĩ năng
- Chỉ ra được các toạ độ chân trời của một thiên thể nào đó trong thực tế.
- Đọc được bản đồ sao.
Chuyên đề 3 : Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời trên thiên cầu.
Ngày. Năm . Bốn mùa
Số tiết : 3
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời trên Thiên cầu
Kiến thức
- Trình bầy được chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời trên thiên cầu.
- Nêu được 4 vị trí đặc biệt của Mặt trời trên thiên cầu trong các ngày xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí.
Kĩ năng
- Chỉ ra được quỹ đạo biểu kiến hàng năm của Mặt Trời trên bản đồ sao hay trên quả thiên cầu.
2
Ngày và năm
Kiến thức
- Phân biệt ngày sao và ngày Mặt Trời trung bình.
- Nêu được năm xuân phân là gì.
Kĩ năng
- Chỉ ra được 4 thời điểm quan trọng của năm xuân phân.
3
Bốn mùa
Kiến thức
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa vị trí của Mặt Trời trên quỹ đạo biểu kiến hàng năm và các mùa trên Trái Đất.
- Nêu được các đới khí hậu trên Trái Đất.
Kĩ năng
- Giải thích được một cách sơ lược sự liên quan giữa vị trí của Mặt Trời trên thiên cầu với sự hình thành các mùa và các đới khí hậu trên Trái Đất.
Chuyên đề 4 : Chuyển động của Mặt Trăng . Thuỷ triều
Số tiết : 2
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Chuyển động của Mặt Trăng
Kiến thức
- Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái Đất và chuyển động biểu kiến hàng tháng của Mặt Trăng trên thiên cầu.
- Chuyển động quay của Mặt Trăng quanh trục.
Kĩ năng
- Giải thích được hình ảnh của Mặt Trăng trong tuần trăng.
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất và tuần trăng.
2
Thuỷ triều
Kiến thức
- Nêu được thuỷ triều là gì. Nó có liên quan gì đến Mặt Trăng.
Kĩ năng
- Vận dụng được kiến thức về hệ quy chiếu có gia tốc để giải thích được hiện tượng thuỷ triều.
Chuyên đề 5 : Dương lịch và âm lịch . Nhật thực và nguyệt thực
Số tiết : 3
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Dương lịch và âm lịch
Kiến thức
- Nêu được cách xác định ngày tháng trong dương lịch.
- Nêu được cách xác định ngày tháng trong âm lịch.
- Nêu được sự gắn kết của dương lịch với các tiết khí.
Kĩ năng
- Giải thích được tại sao trong âm lịch phải có tháng nhuận.
2
Nhật thực và nguyệt thực
Kiến thức
- Nêu được nhật thực là gì ? Nguyệt thực là gì ?
- Nêu được vị trí tương hỗ của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng khi có nhật thực và nguyệt thực.
- Nêu được thời gian trong ngày và trong năm có thể có nhật, nguyệt thực.
Kĩ năng
- Giải thích được các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
- Tính được chu kì nhật, nguyệt thực.
D. Thực hành
Chuyên đề 1 : Nghiên cứu sự va chạm của các vật bằng đệm không khí
Số tiết : 3
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Nghiên cứu sự va chạm của các vật bằng đệm không khí
Kiến thức
- Nêu được mục đích nghiên cứu (nghiệm lại các kết quả lí thuyết bằng thực nghiệm)
- Nêu được nguyên tắc đo vận tốc bằng cổng quang học.
- Nêu được nguyên tắc hoạt động của đệm không khí.
Kĩ năng
- Lắp ráp được thí nghiệm
- Lấy và xử lí được số liệu
- Ước lượng được sai số của phép đo
- Viết được báo cáo thí nghiệm
Chuyên đề 2 : Đo nhiệt hoá hơi của chất lỏng bằng phương pháp dòng liên tục
Số tiết : 3
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Đo nhiệt hoá hơi của chất lỏng bằng phương pháp dòng liên tục
Kiến thức
- Nêu được nguyên tắc đo
- Lập được công thức tính nhiệt hoá hơi
- So sánh được tính ưu việt của phương pháp dòng liên tục với phương pháp cổ truyền
Kĩ năng
- Lắp ráp được thí nghiệm
- Lấy và xử lí được số liệu
- Ước lượng được sai số của phép đo
- Viết được báo cáo thí nghiệm
IV. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN
4.1 Kế hoạch dạy học
- Môn Vật lí cho các lớp chuyên Vật lí được bố trí 4 tiết / tuần 35 tuần = 140 tiết. Như vậy mỗi tuần dành 2,5 tiết để dạy chương trình Vật lí ban KHTN và 1,5 tiết để dạy các chuyên đề chuyên sâu.
- Các chuyên đề về Cơ học, Vật lí phân tử và Nhiệt động lực học nên bố trí song song với chương trình Vật lí ban KHTN. - Riêng các chuyên đề Thiên văn học nên bố trí dạy gọn vào một khoảng thời gian liên tục.
- Hai bài thí nghiệm nên bố trí vào hai buổi chiều, mỗi buổi 3 tiết.
4.2 Nội dung dạy học
Có ba cách soạn nội dung dạy học :
- Dựa vào Tài liệu giáo khoa chuyên Vật lí lớp 10 tập một . Cơ học. Dương Trọng Bái - NXB Giáo dục - 2001
- Dựa vào các tài liệu tham khảo ( Xem Danh mục các tài liệu tham khảo )
- Giáo viên tự biên soạn tài liệu dạy học
4.3 Phương pháp và phương tiện dạy học
- Về phương pháp dạy học, nên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nên tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu tài liệu, sau đó báo cáo trước lớp.
- Phải cung cấp thiết bị cho hai bài thực hành bắt buộc qui định trong tài liệu này.
4.4 Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Việc đánh giá kết quả học tập tuân theo đúng quy định của Vụ Giáo dục Trung học như sau:
- Cơ học: 1 tiết
- Vật lí phân tử và nhiệt động lực học: 1 tiết
- Thiên văn học: 1 tiết.
4.5. Danh mục cỏc tài liệu tham khảo
1. Tài liệu giáo khoa chuyên Vật lí lớp 10, tập một - Cơ học - Dương Trọng Bái, NXB Giáo dục, 2001.
2. Chuyên đề bồi dưìng học sinh giỏi Vật lí THPT - Tập I ( Cơ học ) - Dương Trọng Bái, NXB Giáo dục, 2002.
3. Chuyên đề bồi dưìng học sinh giỏi Vật lí THPT - Tập IV ( Nhiệt học và Vật lí phân tử ) - Phạm Quý Tư, NXB Giáo dục, 2002.
4. Chuyên đề bồi dưìng học sinh giỏi Vật lí THPT - Tập VII ( Cơ học chất lưu. Vật lí thiên văn) - Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đình Noãn, NXB Giáo dục, 2006.
5. Các bài toán chọn lọc Vật lí 10 - Vũ Thanh Khiết, Mai Trọng Ý, Nguyễn Hoàng Kim, NXB Giáo dục, 2006.
6. Các bài thi Vật lí quốc tế - Dương Trọng Bái, Đàm Trung Đồn, NXB Giáo dục, 2000.
7. Tuyển tập đề thi O-lym-pic Vật lí các nước, tập 1 và 2 - Vũ Thanh Khiết, Vũ Đình Tuý, Phạm Văn Thiều, NXB Giáo dục, 2005 và 2006.
LỚP 11
I. Mục đích
- Thống nhất trên phạm vi toàn quốc kế hoạch dạy học và nội dung dạy học môn Vật lí lớp 11 cho trường THPT chuyên.
- Thông nhất trên phạm vi toàn quốc nội dung bồi dưìng học sinh giỏi cấp THPT.
II. Kế hoạch dạy học
Tổng số tiết học môn Vật lí lớp 11 của trường THPT chuyên là 140 tiết, trong đó dành 88 tiết cho chương trình Vật lí nâng cao THPT, còn dành 52 tiết cho nội dung vật lí chuyên sâu.
III. Nội dung dạy học
Nội dung dạy học gồm hai phần : nội dung Vật lí nâng cao và nội dung Vật lí chuyên sâu.
3.1 Nội dung nâng cao
Nội dung nâng cao được qui định trong chương trình nâng cao ,ôn Vật lí lớp 11, ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch dạy học nội dung này được lấy đúng như kế hoạch dạy học chương trình Vật lí lớp 11 nâng cao THPT.
3.2 Nội dung chuyên sâu
Nội dung chuyên sâu gồm ba phần : Quang hình học (16 tiết) ; Điện học (30 tiết) và Thực hành (6 tiết).
A. ĐIỆN HỌC. ĐIỆN TỪ HỌC
Chuyên đề 1 : Định lí Ostrogradski - Gauss. Thế năng của hệ điện tích
Số tiết : 6
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Cường độ điện trường của vật mang điện
Kiến thức
- Trình bày được cách xác định điện trường của vật mang điện (dựa vào cường độ điện trường của điện tích điểm và nguyên lí chồng chất điện trường).
Kĩ năng
- Xác định cường độ điện trường gây ra bởi một vòng dây dẫn mảnh, bán kính R mang điện tích q tại một điểm M nằm trên trục của vòng dây, cách tâm O của vòng dây một khoảng OM = h.
2
Định lí Ostrogradski - Gauss
Kiến thức
- Viết được công thức tính điện thông qua một diện tích, nêu được đơn vị đo điện thông
- Phát biểu được định lí Ostrogradski – Gauss.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức tính điện thông.
- Vận dụng được định lí Ostrogradski – Gauss để tính cường độ điện trường của một số vật mang điện tích phân bố đối xứng.
3
Thế năng của một điện tích điểm trong điện trường.
Kiến thức
- Nêu được công thức tính thế năng của điện tích điểm trong điện trường.
- Viết được hệ thức giữa cường độ điện trường và điện thế.
Kĩ năng
- Vận dụng được hệ thức giữa cường độ điện trường và điện thế để tính điện thế.
- Tính được hiệu thế năng của điện tích giữa hai vị trí trong điện trường.
4
Thế năng tương tác của hệ điện tích.
Kiến thức
- Viết được công thức tính thế năng tương tác của hệ hai hay nhiều điện tích điểm.
- Nêu được cách tính thế năng (năng lượng tĩnh điện) của vật dẫn mang điện.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức tính thế năng của hệ hai hay nhiều điện tích điểm để giải các bài toán có liên quan đến năng lượng của hệ điện tích.
- Vận dụng được hệ thức giữa công của lực điện trường và hiệu điện thế.
Chuyên đề 2
Vật dẫn cân bằng tĩnh điện. Sự phân cực của điện môi trong điện trường. Điện trường trong điện môi
Số tiết : 5
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Các tính chất của vật dẫn mang điện.
Kiến thức
- Nhắc lại và bổ sung các tính chất của vật dẫn mang điện.
- Nêu được một số ứng dụng: màn điện, máy Van de Grooff
Kĩ năng
- Thiết lập được công thức tính điện thế của một vật dẫn.
- Thiết lập được công thức xác định cường độ điện trường tại một điểm trên mặt vật dẫn và ở sát một vật dẫn.
- Vận dụng được công thức tính điện thế của quả cầu kim loại mang điện.
- Vận dụng được công thức xác định cường độ điện trường tại một điểm trên mặt vật dẫn và ở sát một vật dẫn.
2
Lưìng cực điện
Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa lưìng cực điện và mômen lưìng cực điện.
- Viết được công thức tính cường độ điện trường và điện thế gây ra bởi lưìng cực điện.
- Nêu được tác dụng của điện trường lên lưìng cực điện.
Kĩ năng
- Giải được các bài toán về lưìng cực điện.
3
Sự phân cực của điện môi trong điện trường. Điện trường trong điện môi.
Kiến thức
- Nêu được sự phân cực của điện môi trong điện trường và điện tích phân cực. Nêu được các loại điện môi.
- Viết được công thức tính cường độ điện trường trong điện môi.
- Nêu được một số tính chất đặc biệt ở điện môi tinh thể (hiện tượng xenhét - điện và áp điện)
Kĩ năng
- Giải thích sơ lược sự phân cực của điện môi.
- Vận dụng được các công thức tính cường độ điện trường trong điện môi
4
Tụ điện. Năng lượng tụ điện.
Kiến thức
- Nhắc lại nguyên tắc cấu tạo tụ điện và phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện, điện dung của một vật rắn cô lập, hệ vật dẫn tích điện cân bằng.
Kĩ năng
- Thiết lập được biểu thức điện dung của tụ điện trụ, tụ điện cầu.
- Thiết lập được biểu thức năng lượng của tụ điện.
- Vận dụng được công thức tính điện dung của tụ điện trụ, tụ điện cầu.
- Giải được các bài toán về tụ điện và năng lượng tụ điện.
Chuyên đề 3
Các định luật Kiếc - xốp về mạng điện. Một số phương pháp cơ bản giải bài toán mạch điện một chiều. Mạch điện phi tuyến. Số tiết : 4
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Định luật Kiếc - xốp.
Kiến thức
- Nêu được vectơ mật độ dòng điện và viết được dạng vi phân của định luật Ôm cho đoạn mạch đồng chất.
- Nêu được lực lạ trong nguồn điện.
- Nhắc lại định luật Ôm tổng quát và trình bày được định luật Kiếc - xốp về mạng điện.
Kĩ năng
- Vận dụng được định luật Kiếc - xốp để giải bài toán mạch điện một chiều.
2
Một số phương pháp cơ bản giải bài toán mạch điện một chiều.
Kiến thức
- Nêu được các phương pháp cơ bản giải bài toán mạch điện một chiều (phương pháp áp dụng định luật Ôm tổng quát; phương pháp điện thế nút; phương pháp Kiếc xốp; phương pháp nguồn tương đương; phương pháp chồng chập).
Kĩ năng
- Vận dụng được các phương pháp cơ bản giải bài toán mạch điện một chiều để giải các bài toán mạch điện một chiều.
3.
Mạch điện phi tuyến.
Mạch RC
Kiến thức
- Nêu được phương pháp tổng quát giải các bài toán về mạch điện phi tuyến (chứa phần tử phi tuyến, chứa điốt) và mạch RC.
Kĩ năng
- Vận dụng được các phương pháp đã biết để giải các bài toán về mạch điện phi tuyến và mạch RC.
Chuyên đề 4 : Dòng điện trong các môi trường
Số tiết : 4
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Bản chất dòng điện trong các môi trường. Đặc tuyến vôn – ampe.
Kiến thức
- Nêu được thuyết êlêctrôn về tính dẫn điện của kim loại, bản chất dòng điện trong kim loại
- Trình bày được thuyết điện li và định luật Ôm đối với chất điện phân.
Kĩ năng
- Thiết lập được định luật Ôm và định luật Jun dựa vào thuyết êlêctrôn.
- Thiết lập được định luật Ôm đối với chất điện phân.
- Thiết lập được sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế trong quá trình phóng điện không tự lực
- Giải được một số bài toán đơn giản về dòng điện trong chất điện phân và dòng điện trong chất khí.
Chuyên đề 5 : Từ trường trong chân không và trong vật chất. Từ tính của các chất
Số tiết : 5
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Từ tính của dòng điện kín. Mô men từ của dòng điện kín.
Kiến thức
- Phát biếu được định luật Biot - Savart - Laplace.
- Nêu được công thức tính cảm ứng từ gây ra bởi đoạn dây dẫn thẳng, của vòng dây dẫn tại một điểm trên trục vòng dây, của xôlênoit.
- Nêu được vectơ mô men từ của dòng điện kín. Nhắc lại quy tắc nắm tay phải.
- Nêu được định lí Ampere về lưu số của vec tơ cảm ứng từ.
- Viết được công thức tính lực từ và tính mô men lực tác dụng lên mạch điện kín đặt trong từ trường.
- Viết được công thức tính năng lượng của mạch điện kín mang dòng điện đặt trong từ trường.
- Nêu được các phương pháp tạo ra từ trường và phương pháp đo đại lượng từ.
Kĩ năng
- Xác định được độ lớn, phương, chiều của véc tơ cảm ứng từ gây bởi một đoạn dòng điện thẳng và tại một điểm trên trục của dòng điện tròn.
- Vận dụng được công thức tính năng lượng của mạch điện kín đặt trong từ trường.
2
Sự từ hóa các chất. Độ từ hóa. Từ trường tổng hợp trong vật chất.
Kiến thức
- Nêu được sự từ hóa các chất và phân loại các chất về mặt từ tính (thuận từ, nghịch từ, sắt từ)
- Nêu được vec tơ độ từ hóa và từ trường tổng hợp trong vật chất.
- Nêu được hiệu ứng nghịch từ.
- Nêu được đặc điểm của sắt từ. Nêu được vật sắt từ cứng, vật sắt từ mềm và ứng dụng của chúng.
- Nêu được chu trình từ trễ.
Kĩ năng
- Giải thích sơ lược sự từ hóa của các chất thuận từ , nghịch từ và sắt từ.
Chuyên đề 6 : Điện tích chuyển động
Số tiết : 3
TT
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1
Chuyển động
File đính kèm:
- Chuyen sau VL.doc