Mục tiêu :
1/Kiến thức :
- Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ
- Hiểu rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản
2/ Kỹ năng :
- Phân biệt được một số phép phép chiếu đồ thông qua hệ thống kinh vĩ tuyến của bản đồ
3/ Thái độ :
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập
b- Tiến trình Dạy - Học :
1/ Ổn định lớp : Nêu yêu cầu học tập bộ môn , sách , vở ghi , vở bài tập .
Tổ chức dạy học :
Vào bài mới : Cho học sinh xem một số bản đồ có hệ thống kinh vĩ tuyến khác nhau và nêu vấn đề tại sao có sự khác nhau đó ? Dẫn dắt vào bài giảng
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình Địa lý 10 – Ban cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 10 – BAN CƠ BẢN
Ngày soạn 3/9/2007
PHẦN I: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Chương I : BẢN ĐỒ
Tiết 1
Bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ
Mục tiêu :
1/Kiến thức :
- Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ
- Hiểu rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản
2/ Kỹ năng :
- Phân biệt được một số phép phép chiếu đồ thông qua hệ thống kinh vĩ tuyến của bản đồ
3/ Thái độ :
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập
b- Tiến trình Dạy - Học :
1/ Ổn định lớp : Nêu yêu cầu học tập bộ môn , sách , vở ghi , vở bài tập ....
Tổ chức dạy học :
Vào bài mới : Cho học sinh xem một số bản đồ có hệ thống kinh vĩ tuyến khác nhau và nêu vấn đề tại sao có sự khác nhau đó ? Dẫn dắt vào bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : ( 10 phút )- cá nhân
GV cho hs quan sát hình 1.1 kết hợp với kênh chữ trả lời câu hỏi :
- Thế nào là phép chiếu hình bản đồ ?
GV chuẩn kiến thức
- Có những phép chiếu hình bản đồ cơ bản nào ?
GV chuẩn kiến thức
GV : Trong mỗi phép chiếu có những tư thế nào ?
( đứng , nghiêng , ngang ) Vì sao có sự khác nhau đó ?
( Tuỳ thuộc vào vị trí tiếp xúc giữa mặt cầu và bản đồ )
Hoạt động 2 : Nhóm ( 20 phút )
Chia lớp = 6 nhóm , giao nội dung tìm hiểu :
Nhóm 1, 4: Phương vị đứng
Nhóm 2,5 : Hình nón đứng
Nhóm 3,6 : hình trụ đứng
Hướng dẫn Hs làm việc với phiếu học tập
GV chuẩn kiến thức bằng điền thông tin phản hồi lên bảng .
Hoạt động 3 : cả lớp 6 phút
GV cho hs xem hình 11.2 và 11.3 ( SGK ) cho biết đây là bản đồ được vẽ theo phép chiếu nào ?
Hs quan sát hình vẽ , đọc kênh chữ để trả lời câu hỏi
Các nhóm hoạt động 10 phút , sau đó từng nhóm trình bày kết quả
Hs quan sát và trả lời
1/ Phép chíêu hình bản đồ :
Là cách biểu hiện bề mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của bản đồ .
2/ Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản :
Phương vị , hình nón và hình trụ
( nội dung ghi nhớ : Hs ghi theo thông tin phản hồi của GV )
3/ Củng cố :
Giữa phép chiếu hình nón đứng và phương vị đứng , hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ khác nhau như thế nào ?
- So sánh hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ của 3 phép chiếu đồ cơ bản
- Bản dồ nước ta thường được vẽ theo phép chiếu đồ nào ?
4/ Hoạt động nối tiếp :
Làm bài tập số ( trang 8 –SGK)
Sưu tầm photo một bản đồ được vẽ theo phép chiếu đồ đã học
C/ Phu lục : Phiếu học tập
Phép chiếu
Vị trí tiếp xúc
Dùng để vẽ bản đồ khu vực
Đặc điểm
Hệ thống kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ
Khu vực chính xác nhất
Phương vị đứng
Địa cực
Vùng cực
( Châu Nam cực , Bắc băng dương )
Trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng tiếp xúc
Kinh tuyến : là những đường thẳng đồng quy
Vĩ tuyến : là những vòng tròn đồng tâm
Trung tâm bản đồ
( cực )
Hình nón đứng
Vĩ tuyến trung bình
Các quốc gia có lãnh thổ trải rộng theo vĩ tuyến , nằm ở vĩ độ trung bình ( Nga , Hoa Kỳ )
Trục Trái Đất trùng với trục hình nón
Dạng hình quạt
Kinh tuyến : là những đoạn thẳng đồng quy
Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm
Vĩ độ tiếp xúc
Hình trụ đứng
Xích đạo
Khu vự cxích đạo , thế giới
Trục TĐ vuông góc với trục hình nón
Kinh tuyến :là những đường thẳngbằng nhau , // cách đều
Vĩ tuyến : Xích đạo không đổi , vĩ tuyêế khác dãn dài ra // cách đều
Xích đạo
D/ Kinh nghiệm :
Ngày soạn : 5/9/2007
Tiết 2
Bài 2 :
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ
A/ MỤC TIÊU :
1- Kiến thức :
Một đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ bằng một phương pháp nhất định
Phải hiểu chú giải mới đọc được bản đồ
2- Kỹ năng :
Dùng các phương pháp biểu hiện đối tượng
Đọc bản đồ thông qua ký hiệu
3- Thái độ :
Nghiêm túc khi làm việc với bản đồ
B- PHƯƠNG TIỆN :
- Bản đồ tự nhiên VN
- Bản đồ Nông nghiệp Pháp
- Átlat Địa lý VN
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1- Ổn định :
2- Bài cũ :
Trình bày những hiểu biết về phép chiếu phương vị đứng?
Trình bày những hiểu biết về phép chiếu hình nón đứng?
Trình bày những hiểu biết về phép chiếu hình trụ đứng?
3- Bài mới :
Như thế nào là bản đồ câm ? Để hiểu được nội dung trên bản đồ người ta dựa vào nội dung gì trên bản đồ ? ..... Phương pháp biểu hiện đối tượng địa lý lên trên bản đồ.
Thời gian
Hoạt động
Nội dung cơ bản
HĐ1 : nhóm ( 25 phút )
Chia lớp thành nhiều nhóm ( 1 bàn/ nhóm )
Nhận xét và phân tích về đối tượng biểu hiện khả năng biểu hiện của từng phương pháp .
Gv hổ trợ : treo bản đồ lên bảng
Khí hậu VN
Nông nghiệp VN
Công nghiệp VN
Dân cư châu Á
Hs hoạt động (15phút ) hoàn thành phiếu học tập
GV kẻ phiếu học tập
Các nhóm trình bày , thảo luận hoàn thiện kiến thức
1/ Phương pháp ký hiệu :
2/ Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
3/ Phương pháp chấm điểm
4/ Phương pháp bản đồ- biểu đồ
( nội dung ghi theo phiếu thông tin phản hồi )
4/ Đánh giá :
D- PHỤ LỤC :
Phiếu học tập +(thông tin phản hồi )
Phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Cách thức biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Phương pháp ký hiệu
Các đối tượng có sự phân bố cụ thể
Dùng ký hiệu ( hình học , chữ , hình tượng đặt tại vị trí đối tượng
Số lượng : kích thước ký hiệu
Chất lượng : màu sắc ký hiệu
Phương pháp đường chuyển động
Sự di chuyển của đối tượng
Dùng mũi tên để biểu hiện
Số lượng : độ lớn của mũi tên
Chất lượng : màu sắc
Phương pháp chấm điểm
Sự phân bố của dân cư
Dùng các điểm chấm để biểu hiện
Số lượng được quy ước bởi giá trị của mỗi chấm
Phương pháp Bản đồ - biểu đồ
Biểu hiện cấu trúc của đối tượng
Dùng biểu đồ đặt tại vị trí của đối tượng cần mô tả
Ký hiệu trong biểu đồ
Ngày soạn : 10/9/2007
Tiết 3
Bài 3 :
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
A/ MỤC TIÊU :
1- Kiến thức : Sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống
Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ và Átlát trong học tập
2- Kỹ năng :
Củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản dồ, Át lát trong học tập
Biết xác định khoảng cách thực tế giữa 2 vị trí thông qua bản đồ và ngược lại
3- Thái độ :
Có thói quen sử dụng bản đồ ,Át lát trong học tập
B- PHƯƠNG TIỆN :
- Bản đồ Tự nhiên VN
- Bản đồ khí hậu thế giới
- Átlát VN
- Átlát các châu lục
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1- Ổn định :
2- Bài cũ :
- Khả năng biểu hiện của phương pháp ký hiệu ?
- Cho biết các PP đã được biểu hiện trong bản đồ hình 2.2 ?
3- Bài mới :
Thời gian
Hoạt động
Nội dung cơ bản
15’
10’
10’
HĐ1 : Tập thể
Chia lớp thành 2 dãy ( trái và phải )
Tìm hiểu và nêu ví dụ cụ thể vai trò của bản đồ ?
Dãy trái : Bản đồ trong học tập
Dãy phải : Bản đồ trong đời sống
Trên cơ sở các ví dụ của HS, GV chuẩn kiến thức
HĐ2: cá nhân
Bước 1 : Gv giới thiệu cho HS biết Átlát (là tập bản dồ ) VN và các châu lục
Bước 2 : đàm thoại theo các nội dung , kèm theo bản đồ để giải thích:
-Khi học bài khí hậu chúng ta cần bản đồ gì ?...
- Dựa vào đâu để hiểu ký hiệu bản đồ ?
- Tỷ lệ bản đồ là gì ?
GV mở rộng , hướng dẫn và cho hs thực hành tính khoảng cách .
Trên bản đồ có tỷ lệ 1/500 000, A và B cách nhau 30 cm , thì trên thựuc tế A và B cách nhau ? Km ( 150Km )
Bước 3 : cá nhân
Gv cho học sinh tìm hiểu chế độ nước của một con sông , sự tồn tại của nhà máy chế biến thực phẩm thì phải dựa trên những bản đồ nào ?
I/ Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống :
* Trong học tập :
- là phương tiện để học tập , rèn luyện các kỹ năng địa lý
- Biết sự phân bố các đối tượng địa lý thông qua bản đồ
* Trong đời sống :
Là phương tiện sử dụng rộng rãi trong đời sống .
II/ Sử dụng bản đồ , Átlát trong học tập
1/ Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng bản đồ , átlát :
Chọn bản đồ phù hợp
Hiểu ký hiệu , tỷ lệ bản đồ
Hiểu phương huớng trên bản đồ
2/ Mối quan hệ giữa các yếu tố trên bản đồ :
Phải biết đặt các yếu tố trên bản đồ trong mối quan hệ với nhau khi đọc , giải thích sự tồn tại các yếu tố địa lý thông qua bản đồ .
4/ Đánh giá :
Tính khoảng cách Hà Nội - Huế , Đà Nẵng-TPHCM ( đường chim bay ) trên bản đồ hình 2.2
Ngày soạn : 12/9/2007
Tiết 4
Bài 4 :
THỰC HÀNH
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ
A/ MỤC TIÊU :
Kỹ năng :
Củng cố và rèn luyện kỹ năng nhận biết các phương pháp biểu hiện trên bản đồ , kỹ năng hợp tác trong làm việc
B- PHƯƠNG TIỆN :
- Bản đồ hình 2.2, 2.3, 2.4
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1- Ổn định :
2- Bài cũ :
- Tính khoảng cách Hà Nội - Đà Nẵng ( đường chim bay ) trên bản đồ hình 2.3
- Cho biết các PP thường được sử dụng đề biểu hiện các đối tượng địa lý lên bản đồ ?
3- Bài mới :
Thời gian
Hoạt động
Nội dung cơ bản
HĐ1 : nhóm cặp
Bước 1 : GV phân nhóm thực hành
nêu yêu cầu đọc bản đồ :
Tên bản đồ
Nội dung bản đồ
Các phương pháp biểu hiện
Trình bày cụ thể về phương pháp đó ( Tên , Đối tượng địa lý được biểu hiện , Khả năng biểu hiện của PP )
Bước 2 : các nhóm hoạt động
HĐ2 : Cá nhân
Gv cho một số đại diện nhóm lên trình bày kết quả ; các nhóm khác có thể nêu câu hỏi thắc mắc - trả lời
GV kết nội dung
Đọc bản đồ hình 2.2
-Bản đồ công nghiệp điện VN
- Nội dung biểu hiện : các nhà máy nhiệt điện, diện , các trạm biến áp, các đường dây tải điện
Phương pháp biểu hiện :
+ PP ký hiệu :Nhiệt điện, thuỷ điện , trạm 200KV, 500KV
+PP ký hiệu theo đường : đường dây 220KV , 500KV
+Khả năng biểu hiện :
Độ lớn , nhỏ của các nhà máy điện
Nhà máy đang hoạt động , đang xây dựng
Đọc bản đồ hình 2.3
+ Bản đồ gió và bão ở VN
+ Nội dung biểu hiện : Các loại gió , hướng gió , tần suất gió ; hướng bão, tháng tác động , vùng tác động , tần suất
+ Phương pháp : Đường chuyển động : hướng gió , bão
+ Khả năng biểu hiện :
Các loại gió : mùa đông , mùa hè , tây nam
Hướng các loại gió
Hướng di chuyển của bão, tần suất tác tác động , thới gian tác động , vùng chịu tác động
+ Phương pháp ký hiệu : hoa gió
Đọc bản đồ hình 2.4
+ Bản đồ phân bố dân cư châu Á
+ Nội dung biểu hiện : Sự phân bố dân cư và các đô thị
+Phương pháp biểu hiện :
PP chấm điểm : 1 chấm = 500000 người để biểu hiện sự phân bố dân cư châu Á
PP ký hiệu : biểu hiện các đô thị lớn nhỏ ở châu Á thông qua kích thước ký hiệu.
4/ Đánh giá : Trong một bản đồ thường có sự kết hợp của một vài PP biểu hiện
5/ Hoạt động nối tiếp : Tìm hiểu hệ quả của vận động tự quay của Trái Đất
6/ Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- GIAO AN DIA 10CB.doc