Chương trình địa phương (Phần Văn) Văn bản: Gửi em ở cuối sông Hồng (Dương Soái)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức : - Giúp học sinh bổ sung hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm sáng tác từ đầu TK XIX đến nay về địa phương.

- Cảm nhận được nỗi nhớ khắc khoải của người lính đang chiến đấu bảo vệ biên cương với người thương yêu ở hậu phương

2. Thái độ :

Bồi dưỡng lòng ham mê tìm hiểu văn học, tình cảm yêu mến văn học và các tác giả địa phương.

3. Kĩ năng :

Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả văn học địa phương.

II. CHUẨN BỊ

- GV: chọn giới thiệu tác phẩm văn học địa phương.

- HS: chuẩn bị theo hướng dẫn '' Chuẩn bị ở nhà''.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tổ chức (1'): Nền nếp, sĩ số

Kiểm tra ( 5')

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về sự tìm hiểu Tài liệu giáo địa phương

Ngữ văn 9

Bài mới (34' )

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 19444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình địa phương (Phần Văn) Văn bản: Gửi em ở cuối sông Hồng (Dương Soái), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 Ngày soạn : 20- 10- 2013 Ngày dạy: Lớp 9C : - 10- 2013 Chương trình địa phương( Phần Văn ) Văn bản : Gửi em ở cuối sông Hồng ( Dương Soái ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Kiến thức : - Giúp học sinh bổ sung hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm sáng tác từ đầu TK XIX đến nay về địa phương. - Cảm nhận được nỗi nhớ khắc khoải của người lính đang chiến đấu bảo vệ biên cương với người thương yêu ở hậu phương Thái độ : Bồi dưỡng lòng ham mê tìm hiểu văn học, tình cảm yêu mến văn học và các tác giả địa phương. Kĩ năng : Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả văn học địa phương. II. CHUẨN BỊ - GV: chọn giới thiệu tác phẩm văn học địa phương. - HS: chuẩn bị theo hướng dẫn '' Chuẩn bị ở nhà''. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức (1'): Nền nếp, sĩ số Kiểm tra ( 5') Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về sự tìm hiểu Tài liệu giáo địa phương Ngữ văn 9 Bài mới (34' ) * GV giới thiệu, nêu yêu cầu giờ học GV giới thiệu về bài thơ « Gửi em ở cuối sông Hồng » : Anh ở biên cương Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt….. Lời bài hát ngân lên với bao yêu thương, nỗi niềm nhớ nhung dạt dào của người lính gửi về người em gái hậu phương quê nhà. Chắc hẳn trong chúng ta, không ai không biết đến bài hát nổi tiếng này của nhạc sĩ Thuận Yến. Nhưng nhiều người không ngờ đựơc bài hát đó lại được phổ nhạc từ một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Dương Soái – một người con đất mẹ Hà Nam ( quê Chuyên Ngoại – Duy Tiên). Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ? Giới thiệu những nét hiểu biết của em về tác giả Dương Soái ? GV kể về Dương Soái – Người lính, phóng viên có mặt ở mặt trận biên giới Lào Cai ( đánh Tàu)… ? Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ? GV : Hướng dẫn cách đọc bài thơ : Nhẹ nhàng, da diết, tình cảm…. GV : đọc trước 1 lượt. ? Nêu đại ý của bài thơ ? ? Đọc lại bài thơ ? ? Tìm những hình ảnh, chi tiết thể hiện nỗi nhớ của người lính với người em gái thương yêu nơi hậu phương ? ? Nhận xét về nghệ thuật sử dụng những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh đó ? GV : Liên hệ về chất nhạc điệu của bài thơ : Ngân nga, luyến láy, nhịp nhàng, da diết è Điều đó một phần giúp cho bài thơ nhanh chóng trở thành một Bài ca đi cùng năm tháng ? Tìm những chi tiết nói về quê hương qua nỗi nhớ của người lính ? ? Tại sao người lính lại nhắc đến hình ảnh sông Hồng trong nỗi nhớ về quê hương của mình ? GV : giải thích rõ hơn về hình ảnh sông Hồng : Sông Hồng chảy dài từ biên cương – nơi người lính chiến đấu- qua quê hương Hà Nam. Hình ảnh dòng sông gắn bó với tuổi thơ của tác giả cũng như gắn với mỗi người…. ? Tình cảm quê hương trong người lính được hiện lên như thế nào qua những chi tiết đó ? GV bình về tình cảm quê hương của người lính : Tình quê hương là tình cảm luôn thương trực trong mỗi con người, đặc biệt là những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Người lính luôn phải đối mặt với cái chết. Họ chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ người thân yêu của mình …. ? Tìm những hình ảnh, chi tiết diễn tả nỗi nhớ của người lính với người em hậu phương ? ? Đó là tình cảm như thế nào ở người lính ? ? Tìm những chi tiết, hình ảnh nói về người em gái hậu phương ? ? Qua những chi tiết đó, em cảm nhận dược tình cảm của người em gái hậu phương đói với người lính như thế nào ? ? Cách thể hiện tình cảm của người em gái hậu phương trong bài thơ có gì đặc biệt ? GV : Bình : Trong lời bình bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”, tác giả Ngô Vĩnh Bình đã viết: “Tứ của bài thơ không có gì mới, nhưng lời thơ lại rất mới, rất thời sự và thật Việt Nam. Bài thơ cũng nói về nỗi nhớ của người ở đầu sông với người ở cuối sông nhưng là nỗi nhớ của người lính đnag chiến đấu bảo vệ biên cương với người thương nơi quê nhà. Nỗi nhớ, niềm thương được biểu hiện bình dị, nhưng nỗi nhớ, niềm thương ấy cũng thật lãng mạn… Bài thơ đến với đông đảo bạn đọc không chỉ ở sự bình dị mà còn được chắp thêm cánh bởi giàu nhạc điệu và giàu chất dân ca”. ? Xuyên suốt bài thơ, ngoài nỗi nhớ khắc khoải về người em gái hậu phương, em còn cảm nhận được những tình cảm nào của người lính ? ? Kể những văn bản đã học nói về tình cảm của người lính đựoc hoà quyện trong tình cảm đối tượng khác nhau ? GV : Bài thơ tràn đầy cảm xúc nhớ thương gửi người em gái thương yêu ở hậu phương – nơi quê hương ChuyênNgoại – Duy Tiên – Hà Nam ở cuối sông Hồng. Tình cảm người em gái hậu phương hoà cùng tình yêu quê hương đất nước. ? Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ ? ? Trong bài thơ « Gửi em ở cuối sông Hồng », em thích nhất khổ nào ? Vì sao ? GV : Liên hệ về tình cảm yêu quê hương, tự hào về người con quê hương Hà Nam với những tình cảm đáng trân trọng của nhà thơ Dương Soái…. GV cho HS đọc – cảm nhận những nội dung chính của từng tác phẩm. - HS dựa vào sgk nêu những hiểu biết về Dương Soái. - HS đọc ý kiến -HS : Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. -HS : đọc bài thơ -HS : nhận xét bạn đọc Bài thơ có 2 ý chính : - Nỗi nhớ khắc khoải của người lính biên cương. - Hình ảnh người em gái ở hậu phương. - HS : đọc lại bài thơ. - HS : chỉ ra các chi tiết, hình ảnh : + ngày ngày xuống sông Hồng + chưa cấy hết + tay em ngập dưới bùn + nước ngàu đỏ, niềm thương anh gửi về em. - HS suy nghĩ trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung… Lời thơ sử dụng từ chất liệu của Ca dao dân ca : ngày ngày, chiều chiều, hỡi,…. - HS : sông Hồng, mùa con nước, lắng phù sa, đồng quê. - HS : s. Hồng gắn với quê hương tác giả. - HS suy nghĩ và trả lời…. - HS : + chưa cấy hết + tay em ngập dưới bùn + nước ngàu đỏ - niềm thương anh gửi về em. - HS : + năm tháng ngóng chờ + chiều chiều gánh nước + thương anh gặp rét. - HS nêu cảm nhận của mình - HS khác có thể nhận xét, bổ sung nêu ý kiến của bản thân… - HS suy nghĩ trả lời : Nỗi nhớ không thể hiện trực tiếp mà được thể hiện gián tiếp qua nỗi nhớ của người lính biên cương. - HS : Tình yêu quê hương đất nước -> tình cảm hoà quyện trong nỗi nhớ người em -> Là động lực thôi thúc người lính hoàn thành nhiệm vụ vì Tổ quốc thiêng liêng. - HS kể : + Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh) + Lòng yêu nước ( E- Ren – bua) - HS khái quát nghệ thuật và nội dung. - HS : tự do nêu cảm nhận của riêng mình, giải thích lí do…. - HS lần lượt đọc và nêu cảm nhận của bản thân về những nội dung chính từng tác phẩm. I. Giới thiệu chung 1/ Tác giả : -D. Soái sinh 1950, quê Chuyên Ngoại – Duy Tiên – Hà Nam. - Thơ D.Soái nặng tình nghĩa, đạt nhiều giải thưởng văn học ở tỉnh và trung ương. 2/ Văn bản : * Hoàn cảnh sáng tác : Tháng 2- 1979, khi D.Soái làm phóng viên ở mặt trận biên giới Lào Cai khốc liệt. * Đọc bài thơ * Đại ý : Nỗi nhớ khắc khoải của người lính biên cương với người thương yêu ở hậu phương. II. Đọc – hiểu văn bản : 1.Nỗi nhớ của người lính biên cương -Sử dụng chi tiết bình dị, gfần gũi, dễ hiểu - Lời thơ giàu nhạc điệu, đậm chất ca dao dân ca. è Nỗi nhớ quê hương da diết. è Khắc khoải, nhớ nhung, đau đáu về người em gái yêu thương nơi hậu phương. 2.Hình ảnh người em gái hậu phương qua nỗi nhớ của người lính. Người em gái hậu phương luôn mong ngóng, chờ đợi,nhớ nhung, lo lắng vềngười lính biên cương. èTiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam đảm đang, chung thuỷ, làm hậu phương vững chắc cho người lính biên cương tiền tuyến. * Nỗi nhớ khắc khoải về người em gái hậu phương luôn hoà quyện trong tình yêu quê hương đất nuớc. III. Tổng kết 1.Nghệ thuật - Ngôn ngữ bình dị nhưng lãng mạn. - Lời thơ giàu nhạc điệu, đậm chất ca dao dân ca. 2.Nội dung : Nỗi nhớ của người lính biên cương về người em gái hậu phương. IV. Luyện tập : 1.Bài tập ( Bài tập/ SGK T 32) 2.Đọc thêm a) Các giai đoạn phát triển của vănhọc Hà Nam từ TK XIX đến nay. 2 giai đoạn chính : -Văn học viết Hà Nam từ đầu TK XX đến 1945 -Văn học viết Hà Nam từ 1945 đến nay. b) Một số tác phẩm tiêu biểu. Tổng kết 1. Em có nhận xét gì về lực lượng sáng tác văn học của Hà Nam. 2. Em hiểu gì về mảnh đất Hà Nam qua những sáng tác đó. 3. Lập bảng thống kê các tác phẩm văn thơ Hà Nam, tác giả và nội dung chính Hướng dẫn (1') - Tiếp tục sưu tầm những tác phẩm hay viết về địa phương, bổ sung vào bảng thống kê. - Tìm đọc các tác phẩm. - Ôn tập phần truyện trung đại, chuẩn bị kiểm tra 45'.

File đính kèm:

  • docvan dia phuong.doc
Giáo án liên quan