Chuyấn đề Phân tích đa thức thành nhân tử

A.LÍ THUYẾT:

1. Phương pháp đặt nhân tử chung

AB+AC-BD=A(B+C-D)

2. Phương pháp dùng hằng đẳng thức: Vận dụng các hằng đẳng thức để biến đổi đa thức thành tích các nhân tử hoặc luỹ thừa của một đa thức đơn giản.

3. Phương pháp nhóm nhiều hạng tử: Dùng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng các đa thức, ta kết hợp những hạng tử của đa thức thành từng nhóm thích hợp rồi dùng các phương pháp khác phân tích thành nhân tử theo từng nhóm rồi phân tích chung đối với từng nhóm.

4. Phương pháp tách: Ta có thể tách một hạng tử nào đó của đa thức thành hai hay nhiều hạng tử thích hợp để làm xuất hiện những nhóm hạng tử mà ta có thể dùng phương pháp khác để phân tích được.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyấn đề Phân tích đa thức thành nhân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 3: phân tích đa thức thành nhân tử A.lí thuyết: Phương pháp đặt nhân tử chung AB+AC-BD=A(B+C-D) Phương pháp dùng hằng đẳng thức: Vận dụng các hằng đẳng thức để biến đổi đa thức thành tích các nhân tử hoặc luỹ thừa của một đa thức đơn giản. Phương pháp nhóm nhiều hạng tử: Dùng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng các đa thức, ta kết hợp những hạng tử của đa thức thành từng nhóm thích hợp rồi dùng các phương pháp khác phân tích thành nhân tử theo từng nhóm rồi phân tích chung đối với từng nhóm. Phương pháp tách: Ta có thể tách một hạng tử nào đó của đa thức thành hai hay nhiều hạng tử thích hợp để làm xuất hiện những nhóm hạng tử mà ta có thể dùng phương pháp khác để phân tích được. VD: 2x2-7xy+5y2=2x2-2xy-5xy+5y2 =2x(x-y)-5y(x-y)= (x-y)(2x-5y) Phương pháp thêm bớt cùng một hạng tử: Ta thêm hoặc bớt cùng 1 hạng tử nào đó vào đa thức để làm xuất hiện những nhóm hạng tử mà ta có dùng các phương pháp khác để phân tích được. VD: a4+4= a4+ 4a2+4 -4a2= (a2 + 2)2- (2a)2 =(a2+2+2a)(a2+2-2a) = (a2+2a+2)(a2-2a+2) Phương pháp đặt biến phụ: Trong 1 số trường hợp để việc phân tích đa thức thành nhân tử được thuận lợi ta phải đặt biến phụ thích hợp VD: Phân tích đa thức thành nhân tử. A=(x2+4x+8)2+ 3x(x2+4x+8) + 2x2 Đặt y = x2+4x+8 ta có : A= y2+3xy+2x2 = y2 + xy + 2xy +2x2 = y(y+x) + 2x(y+x) =(x+y)(2x+y) A= (x2+5x+8)( x2+6x+8) = (x2+5x+8)(x+2)(x+4) Nói chung khi phân tích 1 đa thức thành nhân tử ta phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp trên và phải biết kết hợp chúng một cách hợp lý. Kết quả phân tích đa thức thành nhân tử là duy nhất. Chuyên đề 3: phân tích đa thức thành nhân tử b.bài tập áp dụng: Bài toán 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử a). x2+11x+28 b). x2-8x+12. c). x2+x-20 d). x2-3x-10. Bài toán 2: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử a). x2-13x+42 b). 6x2-11x-7. c). x2-7x-12 d).15 x2+29x-14. e). x2-6x+8 f). 9x2+6x – 8. Bài toán 3: Cho B = 6 x2+7x-3. Tìm x để : a).B=0 ; b).B > 0 ; c). B < 0. Bài toán 4: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử a).(x2+x)2+4x2+4x-12 b). x3+3x2-4 c).2x3-5x2+8x-3 c).x3- 4x2- 8x+8 d).x2(x2+4)- x2+4 e). x2(x+4)2- (x2+4)2- (x2- 1). Bài toán 5: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử a).3x2-22xy-4x+8y+7y2+1 b).12x2+5x-12y2+12y-10xy-3. c).x4+6x3+11x2+6x+1 d).x3+3x2+6x+4. Bài toán 6: Tìm số nguyên msao cho (x+m).(x+5)+3 phân tích được thành (x+a).(x+b) với a,b là số nguyên tố. Bài toán 7: Tìm số tự nhiên n để giá trị biểu thức sau là một số nguyên tố: a). A = n3- 4n2+4n -1 b). B = n3- 6n2+9n -2. Bài toán 8: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử a).x4+4 b).x4+64 c). 64x4+1 d). 81x4+4 e).x5+x+1 f).x7+x2+1. Bài toán 9: Tìm x biết a). x3-x = 0 b). (2x-1)2- (x+3)2 = 0 c).5x(x-3)+3-x=0 d). x2-4x+3 = 0 e). x2-36 =0 f). x2- 6x+9=0. Bài toán 10: a).Chứng minh rằng : n3- n chia hết cho 6 với mọi nẻ Z. b).Chứng minh rằng : (5n+2)2-4 chia hết cho 5 với mọi nẻ Z Bài toán 11: Tính nhanh: a). x2 +x+ Với :x = 49,75 b). x2- y2-2y-1 với : x= 93; y=6 Bài toán 12: Tính nhẩm: a). 742-262 b). 47 2- 532 c).2006 2- 6 2. d). 20072- 10072.

File đính kèm:

  • docChuyen de 3 toan 8.doc