Chuyên đề 1: Địa lý tự nhiên

I. Mục tiêu:

 Sau khi học xong, học sinh đạt được:

 1. Về kiến thức:

 + Nắm được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và lịch sử hình thành, phát triển lãnh thổ VN;

 + Nắm được các đặc điểm chung của tự nhiên VN: nhiều đồi núi, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng.

 + Nắm được các vấn đề cơ bản về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở nước ta.

 + Nắm được các đặc điểm của dân cư và nguồn lao động; sự thay đổi cơ cấu lao động và vấn đề việc; đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta.

 + Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và dân cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 1: Địa lý tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Số tiết: 5tiết I. Mục tiêu: Sau khi học xong, học sinh đạt được: 1. Về kiến thức: + Nắm được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và lịch sử hình thành, phát triển lãnh thổ VN; + Nắm được các đặc điểm chung của tự nhiên VN: nhiều đồi núi, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng. + Nắm được các vấn đề cơ bản về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở nước ta. + Nắm được các đặc điểm của dân cư và nguồn lao động; sự thay đổi cơ cấu lao động và vấn đề việc; đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta. + Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và dân cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. 2. Về kỹ năng: + Trả lời được các câu hỏi thường gặp ở cuối mỗi bài; + Củng cố được các kỹ năng đã luyện tập ở chuyên đề 1. + Vận dụng các kỹ năng địa lý cơ bản để làm được các bài tập liên quan đến vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu, khai thác kiến thức từ atlat Địa lý Việt Nam. II. Phương tiện hỗ trợ Tài liệu tham khảo (dùng cho chuyên đề) - Át lát địa lý Việt Nam; - Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý; - Một số đề thi tốt nghiệp môn Địa lý THPT những năm vừa qua. III. Nội dung cụ thể: Tiết 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ; A. Kiến thức trọng tâm: I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 1. Vị trí địa lí - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm ĐNÁ. - Hệ tọa độ trên đất liền (+ Vĩ độ: 23023’B - 8034’B + Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ) - Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng. 2. Phạm vi lãnh thổ Bao gồm vùng đất liền, vùng biển và vùng trời: Vùng đất: - Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2. - Biên giới dài hơn 4.600 km, tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. - Đường bờ biển dài 3.260 km, có 28 tỉnh, thành giáp biển. - Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng). Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ. 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam Ý nghĩa tự nhiên - Vị trí địa lí đã quy định thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. - Đa dạng về động - thực vật và có nhiều tài nguyên khoáng sản. - Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc - Nam, miền núi và đồng bằng - Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán... Ý nghĩa kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng - Về kinh tế: + Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thương với các nước trên thế giới. Là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc. => Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới. + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch) - Về văn hóa - xã hội: thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực ĐNA. - Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng ĐNA. Tiết 2 ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI; THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN A. Kiến thức trọng tâm: I. Đất nước nhiều đồi núi 1. Đặc điểm chung của địa hình: a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước + Đồi núi thấp chiếm khoảng 60% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước. b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: - Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt. - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Địa hình gồm 2 hướng chính: + Hướng Tây Bắc - Đông Nam: Các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn. + Hướng vòng cung: Các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn. c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: - Lớp vỏ phong hóa dày, hoạt động xâm thực-bồi tụ diễn ra mạnh mẽ. d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: - Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch 2. Các khu vực địa hình: a. Khu vực đồi núi: * Chia làm 4 khu vực: Khu vực Đặc điểm Đông Bắc - Nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Có 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Địa hình nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam: cao ở phớa Tây Bắc như Hà Giang, Cao Bằng; trung tâm là đồi núi thấp (trung bỡnh 500-600 m); giáp đồng bằng là vùng đồi trung du (dưới 100 m). Tây Bắc - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta, hướng chính: tây bắc - đông nam (3 dãy núi chính: Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh) - Hướng nghiêng: Thấp dần về phía Tây (phía đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, phía tây dọc biên giới Việt - Lào là các dãy núi trung bình, ở giữa là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi (từ Phong Thổ đến Mộc Châu). - Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (S. Đà, S. Mã, S. Chu) Trường Sơn Bắc - Giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã - Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam, địa thế cao ở hai đầu và thấp ở đoạn giữa, hẹp ngang. - Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, Phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên - Huế, ở giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình. Trường Sơn Nam - Gồm các khối núi và các cao nguyên ba dan chạy từ phía Nam dãy Bạch Mã tới khu vực bán bình nguyên ở ĐNB. + Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, có những đỉnh cao trên 2.000m và nghiờng dần về phớa Đụng + Các cao nguyên badan Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh ở phía tây có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500m - 800m - 1.000m. - Sườn đông - sườn tây có sự bất đối xứng rất rõ : đông dốc - tây thoải * Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du + Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. + Bán bình nguyên ở ĐNB với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100 m, bề mặt phủ ba dan ở độ cao khoảng 200 m; + Dải đồi trung du rộng nhất ở rìa phía Bắc và phía Tây ĐB sông Hồng và thu hẹp lại ở rìa ĐB ven biển miền Trung. b. Khu vực đồng bằng Đồng bằng châu thổ (ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long) * ĐB Sông Hồng + Do phù sa của hệ thống sông Hồng và Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ lâu, nay đã biến đổi nhiều. + Diện tích: 15.000 km2. + Địa hình: Cao ở rìa Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô nhỏ. + Khu vực trong đê, không được bồi đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; khu vực ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm. * ĐB sông Cửu Long + Do phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi đắp, mới được khai thác sau ĐBSH. + Diện tích: 40.000 km2. + Địa hình: thấp và khá bằng phẳng. + Không có đê, nhưng mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh (đất mặn, đất phèn chiếm 2/3 DT) + Có những vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên Đồng bằng ven biển + Do phù sa sông và biển bồi đắp + Diện tích: 15.000 km2. + Địa hình: Hẹp ngang và bị chia cắt thành từng ô nhỏ (Chỉ có đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên tương đối rộng) + Phần giáp biển có cồn cát và đầm phá, tiếp theo là đất thấp trũng, trong cùng đã bồi tụ thành đồng bằng. Đất ít phù sa, có nhiều cát. 3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của đồi núi và ĐB đối với phát triển KT-XH a. Khu vực đồi núi + Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, VLXDThuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển. + Thuỷ năng: Sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứaCó tiềm năng thuỷ điện lớn. + Rừng: Chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại ĐTV, cây dược liệu, lâm thổ sản => Thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ. + Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (ĐNB, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc.), chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài ĐTV cận nhiệt và ôn đới. + Du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu, rừng ... => Thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan. * Hạn chế: + Địa hình bị chia cắt, trở ngại cho GTVT; + Xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối => Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai. b. Khu vực đồng bằng + Thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản. + Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công nghiệp + Phát triển GTVT đường bộ, đường sông. + Hạn chế: Bão, Lũ lụt, hạn hán thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. II. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển 1. Khái quát về Biển Đông: - Là một vùng biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2. - Là biển tương đối kín. - Đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Là vùng biển giàu khoáng sản và hải sản. 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam. a. Khí hậu: - Biển Đông mang đến lượng mưa và độ ẩm lớn => khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hoà. b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển. - Địa hình đa dạng: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và những rạn san hô. - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, hệ sinh thái rừng trên đảo c. TNTN vùng biển: - Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn (bể Nam Côn Sơn, Cửu Long), cát, quặng titan ... - Thuận lợi phát triển nghề làm muối (Nam Trung Bộ). - Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng (2.000 loài cá, hơn 100 loài tôm), các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. d. Thiên tai: - Bão lớn, sóng lừng, lũ lụt. - Sạt lở bờ biển - Hiện tượng cát bay lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung => Cần có biện pháp sử dụng hợp lý, phòng chống ô nhiễm môi trường biển và phòng chống thiên tai, có chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển. B. Câu hỏi thường gặp 1. Hãy chứng minh địa hình nước ta là địa hình nhiều đồi núi. 2. Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm địa hình nhiều đồi núi đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta? 3. Ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu và cảnh quan thiên nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta? Tiết 3:THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA A. Kiến thức trọng tâm: I. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: 1. Tính chất nhiệt đới: - Nằm trong vùng nội chí tuyến nên tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương. - Nhiệt độ trung bình năm cao: trên 200C. - Tổng số giờ nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm. 2. Lượng mưa, độ ẩm lớn: - Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000 mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió có nơi tới 3.500 - 4.000 mm. - Độ ẩm không khí cao trên 80%; cân bằng ẩm luôn dương. 3. Gió mùa: Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ Hướng gió chủ yếu - Đông Bắc - Tây Nam Nguồn gốc - áp cao Xibia - Nửa đầu mùa hạ: áp cao Bắc Ấn Độ Dương - Nửa cuối mùa hạ: áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam Phạm vi hoạt động - Miền Bắc - Cả nước Thời gian hoạt động - Từ tháng XI đến tháng IV - Từ tháng V đến tháng VII - Từ tháng VI đến tháng X Tính chất - Lạnh khô nửa đầu mùa đông, lạnh ẩm, có mưa phùn nửa cuối mùa đông - Nóng ẩm Ảnh hưởng đến khí hậu Mùa đông lạnh ở miền Bắc - Mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng cho Trung Bộ - Mưa cho cả nước Ngoại lệ Từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong BBC thổi theo hướng đông bắc gây mưa vùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. Miền Bắc: gió này di chuyển vào Bắc Bộ theo hướng đông nam (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ) tạo nên "gió mùa đông nam". II. Các thành phần tự nhiên khác 1. Địa hình: * Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi - Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá. - Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô. - Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu. - Hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn. * Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét. 2. Sông ngòi, đất, sinh vật: a. Sông ngòi: - Mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 sông dài trên 10km). Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông. - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. - Chế độ nước theo mùa (Mùa lũ - mùa mưa, mùa cạn - mùa khô). b. Đất đai: Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta => đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. Lớp đất phong hoá dày. c. Sinh vật: - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là cảnh quan chủ yếu ở nước ta => các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. - Có sự xuất hiện các thành phần cận nhiệt đới và ôn đới núi cao. 3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động SX và đời sống. a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: - Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa => thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi; phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng. - Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu và thời tiết thất thường gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống: - Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô. - Khó khăn: + Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông. + Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản. + Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái. B. Câu hỏi và bài tập thường gặp 1. Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta? 2. Những thuận lợi và khó khăn của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta? 3. Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta đến địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật như thế nào? 4. Bài tập: Dựa vào bảng số liệu (Bài tập 2 trang 44 - SGK), hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân. Gợi ý: * Nhận xét: - Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng liên tục và tăng nhanh theo chiều từ Bắc vào Nam. - Nhiệt độ trung bình năm tăng liên tục và tăng nhanh theo chiều từ Bắc vào Nam. - Nhiệt độ trung bình tháng 7 ít có sự thay đổi. - Biên độ dao động nhiệt năm giảm dần theo chiều từ Bắc vào Nam. * Giải thích: - Góc nhập xạ tăng theo chiều từ Bắc vào Nam. - Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Tiết 4: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG A. Kiến thức trọng tâm I. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam do sự phân hóa của khí hậu Phần lãnh thổ phía Bắc (từ Bạch Mã trở ra) Phần lãnh thổ phía Nam (từ Bạch Mã trở vào) Khí hậu - Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 20oC - 250C, - Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh: trong năm có 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18oC. - Phân thành 2 mùa: mùa hè nóng, mùa đông lạnh - Biên độ nhiệt trung bình năm lớn (100C - 120C) - Khí hậu cận xích đạo gió mùa, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC. - Không có mùa đông lạnh. - Phân thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14o B trở vào. - Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. Cảnh quan Đới rừng nhiệt đới gió mùa, ngoài thành phần nhiệt đới còn có á nhiệt và ôn đới. Đới rừng cận xích đạo gió mùa II. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây. 1. Vùng biển và thềm lục địa: - Thiên nhiên đa dạng, có sự thay đổi theo từng dạng địa hình ven biển, thềm lục địa. 2. Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên thay đổi theo từng vùng: - ĐB Bắc Bộ và ĐB Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên trù phú. - Dải ĐB ven biển Trung Bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, phổ biến là các cồn cát, đầm phá; thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển. 3. Vùng đồi núi: - Thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi). Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên từ Đông sang Tây (Đông Bắc - Tây Bắc; Đông Trường Sơn - Tây Trường Sơn). III. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao - Ở Việt Nam, thiên nhiên chia thành 3 đai: Đai cao Đai nhiệt đới gió mùa Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi Đai ôn đới gió mùa trên núi Độ cao * Miền Bắc: độ cao dưới 600 đến 700m. * Miền Nam: độ cao 900 - 1.000m. * Miền Bắc: từ độ cao 600 - 700m đến 2.600m. * Miền Nam: từ độ cao 900 - 1.000m đến 2.600m. * Từ độ cao 2.600m trở lên, chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn. Khí hậu - Nhiệt đới điển hình, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tựy nơi. - Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều hơn. - Có tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C Thổ nhưỡng - Bao gồm 2 nhóm đất chính là đất phù sa và nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp. - Đất chủ yếu là feralit có mùn với đặc tính chua và đất mùn (ở độ cao trên 1.600m) - Chủ yếu là đất mùn thô. Sinh vật - Chủ yếu là các hệ sinh thỏi nhiệt đới bao gồm HST rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và HST rừng nhiệt đới gió mùa. - Xuất hiện các hệ sinh thỏi rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. - Các loài sinh vật ôn đới. IV. Các miền địa lý tự nhiên: (Phần này cần cho HS sử dụng atlat ĐLVN để tái hiện kiến thức) 1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ - Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng BắcBộ. - Đặc điểm chung: Quan hệ với nền Hoa Nam về cấu trúc địa chất. Gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh. - Địa hình: Hướng vòng cung (4 cánh cung). Hướng nghiêng chung là Tây Bắc - Đông Nam; chủ yếu là đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m). + Nhiều địa hình đá vôi (caxtơ). + Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo. - Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão. - Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung. - Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp; có thêm các loài cây cận nhiệt và động vật Hoa Nam. - Khoáng sản: giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì-bạc-kẽm, bể dầu khí sông Hồng 2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. - Đặc điểm chung: quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa hình. Giai đọan Tân kiến tạo địa hình được nâng mạnh. - Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc lớn. + Hướng Tây Bắc - Đông Nam. + Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển. + Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá. - Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam. - Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc - Đông Nam; ở BTB hướng Tây-Đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện - Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh. - Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng. 3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam. - Địa hình: khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển. Các dãy núi có hướng vòng cung, sườn Đông dốc, sườn Tây thoải. + Đồng bằng ven biển thì thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì mở rộng. + Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh. - Khí hậu: cận xích đạo, hai mùa mưa, khô rõ rệt - Thổ nhưỡng, sinh vật: thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng, thuộc đới rừng gió mùa cận xích đạo. nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển với các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy rất đặc trưng. - Vùng thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn. Tây Nguyên có nhiều bôxit. * Khó khăn - Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô là những khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền. B. Câu hỏi thường gặp 1. Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của các miền địa lý tự nhiên nước ta? (Có thể yêu cầu HS lập bảng so sánh ba miền) 2. Hãy chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo hướng Đông - Tây (hoặc Bắc - Nam; hoặc theo độ cao). Tiết 5: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN A. Kiến thức trọng tâm I. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 1. Tài nguyên rừng: - Diện tích rừng của nước ta đang tăng dần lên nhưng vẫn trong tình trạng bị suy thoái. + Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu) + 1983: 7,2 triệu ha. + 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%). - Tỉ lệ che phủ năm 2005 (38,0%) vẫn thấp hơn năm 1943 (43%). - Chất lượng rừng bị giảm sút: diện tích rừng giàu giảm, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. * Các biện pháp bảo vệ: - Đối với rừng phòng hộ có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. - Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. - Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng. * Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. - Về kinh tế: Cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái - Về môi trường: Chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu 2. Đa dạng sinh học Suy giảm đa dạng sinh học - Sinh vật tự nhiên của nước ta có tính đa dạng cao, nhưng đang trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng. - Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. - Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh vật cao. - Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân - Khai thác quá mức => thu hẹp diện tích rừng tự nhiên; làm nghèo tính đa dạng của sinh vật. - Ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước => nguồn thuỷ sản bị giảm sút. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học - Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. - Ban hành sách đỏ Việt Nam. - Quy định khai thác về gỗ, động vật, thuỷ sản. II. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất. 1. Hiện trạng sử dụng đất - Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp; 5,3 triệu ha đất chưa sử dụng. - Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 0,1 ha. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều. 2. Suy thoái tài nguyên đất - Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn. Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hoá. 3. Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất - Đối với đất vùng đồi núi: + Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trong cây theo băng. + Cải tạo đất trống đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư. - Đối với đất nông nghiệp: + Quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích + Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất + Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống bạc màu, chống ô nhiễm, thoái hóa đất. III. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác 1. Tài nguyên nước: a. Tình hình sử dụng: - Chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả sử dụng thấp. Nhiều nơi khai thác nước ngầm quá mức. - Tình trạng thừa nước vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô. - Ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng => thiếu nước sạch. b. Biện pháp bảo vệ: - Xây các công trình thuỷ lợi để cấp, thoát nước - Trồng cây nâng độ che phủ, nhất là rừng đầu nguồn, canh tác đúng kỹ thuật trên đất dốc. - Sử dụng nguồn nước tiết kiệm, có hiệu quả. - Xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. - Giáo dục ý thức người dân bảo vệ môi trường. 2. Tài nguyên khoáng sản: a. Tình hình sử dụng: Nước ta có nhiều mỏ khoáng sản nhưng phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán nên khó khăn trong quản lý khai thác, nhiều nơi khai thác bừa bãi, không quy hoạch => gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. b. Biện pháp bảo vệ: - Quản lý chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến khoáng sản. - Xử lý nghiêm các trường hợp khai thác không giấy phép, gây ô nhiễm. 3. Tài nguyên du lịch: a. Tình hình sử dụng: Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái (chủ yếu do nước và rác thải). b. Biện pháp bảo vệ: Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái. IV. Bảo vệ môi trường và phòng chố

File đính kèm:

  • docON TAP DIA LI 12 PHAN DIA LI TU NHIEN.doc