Chuyên đề 2: ôn tập về truyện

11:

- Hai đứa trẻ- TLam.

- Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân.

- Chí Phèo - NCao.

- Hạnh phúc của một tang gia - trích Số đỏ- VTP.

- Vi hành - NAQ.

- Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan.

- Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh.

2. Một số kiến thức cần ghi nhớ.

a) Hai đứa trẻ.

* Cảnh phố huyện nghèo:

- Kg ngập tràn bóng tối tĩnh lặng, chỉ le lói một vài tia sáng nhỏ nhoi, một vài âm thanh bé nhỏ-> sự tối tăm lặng lẽ càng tăng.

- Cảnh sống của con người nghèo khổ và tẻ nhạt:

+ Số lượng người ít ỏi.

+Mọi người ít hoạt động, ít trò chuyện.

-> C/s tăm tối, hắt hiu, không a/s, không hứa hẹn.

* H/ả chuyến tàu đêm:

- Là h/ả rực rỡ nhất, nhộn nhịp sôi động nhất của phố huyện. Nó chỉ đến trong giây lát, xua đi bớt cái hắt hiu của phố huyện nghèo, đóng lại một ngày buồn bã, báo hiệu sự kết thúc của ngày.

- Với người dân nơi đây, con tàu là cả một thế giới khác lạ, giàu có, vui vẻ-> khát vọng của họ; con tàu là niềm an ủi duy nhất cho c/s hắt hiu của họ thắp lên trong lòng họ một niềm tin dù mong manh để có thể vượt qua những ngày dài tăm tối.

- Với An và Liên con tàu là quá khứ, kí ức tuổi thơ ngọt ngào, con tàu là niềm hi vọng cho một tương lai tươi sáng.

( So sánh h/ả chuyến tàu đêm với h/ả chuyến tàu đưa n/v Thứ về quê trong Sống mòn của NCao->Gtrị nhân đạo của tác phẩm, tình yêu thương con người của TLam.

* Nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

- Ngôn ngữ giàu h/ả, giàu tính biểu cảm, giọng văn trữ tình, ấm áp, giàu chất thơ.

- Lối viết nhẹ nhàng, tinh tế, khám phá sâu sắc những chuyển biến tinh vi trong thế giới tâm hồn nhân vật.

b) Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân.

* Hình tượng nhân vật Huấn Cao.

- Nguyên mẫu : Cao Bá Quát.

- HC là một hình tượng đẹp, là một con người có tâm hồn, cốt cách cao đẹp:

+ Tài năng:- bẻ khoá vượt ngục - võ nghệ, tính cách ngang tàng, khí phách.

- chữ viết đẹp - tài hoa đầy chất nghệ sĩ.

-> Sự kết hợp : tài hoa nghệ sĩ + người quân tử đội trời đạp đất.

+ Tâm :- xả thân vì nghĩa.

- cảm thông với người khác.

- biết trân trọng t/cảm cao đẹp, t/y cái đẹp.

+ Khí phách hiên ngang:- đối diện với cái chết không hề e sợ.

- bất chấp quyền lực, sức mạnh bạo tàn.

- thẳng thắn quyết liệt chống lại cái ác, cái xấu.

- HC là hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân: đi tìm, tôn vinh con người tài hoa trong xã hội.

* Cảnh cho chữ: Bức kì hoạ độc đáo bằng ngôn ngữ nghệ thuật.

- Sự đối lập: Cảnh nhà giam tăm tối>< sự thơm tho, thanh khiết của giấy mực.

- Sự nghịch lí trong quan hệ của con người: HC>< quản ngục.

- Hình tượng phi thường của người tử tù:sức sáng tạo mãnh liệt của người nghệ sĩ => khẳng định chân lí: cái đẹp vĩnh cửu,cái đẹp có sức mạnh kéo gần những con người, cái đẹp có thể chiến thắng mọi thế lực bạo tàn,xấu xa và xua đi bóng tối.

-> Quan niệm duy mĩ rõ rệt trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

c) Chí Phèo - NCao.

* Hiện thực xã hội nông thôn VN trước CM.

- Làng Vũ Đại - xã hội thu nhỏ với đầy rẫy những bất công, mâu thuẫn, bi kịch: quần ngư tranh thực.

- Mâu thuẫn xã hội được thể hiện ở 3 góc độ:

+ địa chủ - địa chủ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 2: ôn tập về truyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên đề 2: ôn tập về truyện I. Củng cố lại một số kiến thức. 1. Lập bảng thống kê tác phẩm truyện trong chương trình ngữ văn 11: - Hai đứa trẻ- TLam. - Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân. - Chí Phèo - NCao. - Hạnh phúc của một tang gia - trích Số đỏ- VTP. - Vi hành - NAQ. - Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan. - Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh. 2. Một số kiến thức cần ghi nhớ. a) Hai đứa trẻ. * Cảnh phố huyện nghèo: - Kg ngập tràn bóng tối tĩnh lặng, chỉ le lói một vài tia sáng nhỏ nhoi, một vài âm thanh bé nhỏ-> sự tối tăm lặng lẽ càng tăng. - Cảnh sống của con người nghèo khổ và tẻ nhạt: + Số lượng người ít ỏi. +Mọi người ít hoạt động, ít trò chuyện. -> C/s tăm tối, hắt hiu, không a/s, không hứa hẹn. * H/ả chuyến tàu đêm: - Là h/ả rực rỡ nhất, nhộn nhịp sôi động nhất của phố huyện. Nó chỉ đến trong giây lát, xua đi bớt cái hắt hiu của phố huyện nghèo, đóng lại một ngày buồn bã, báo hiệu sự kết thúc của ngày. - Với người dân nơi đây, con tàu là cả một thế giới khác lạ, giàu có, vui vẻ-> khát vọng của họ; con tàu là niềm an ủi duy nhất cho c/s hắt hiu của họ thắp lên trong lòng họ một niềm tin dù mong manh để có thể vượt qua những ngày dài tăm tối. - Với An và Liên con tàu là quá khứ, kí ức tuổi thơ ngọt ngào, con tàu là niềm hi vọng cho một tương lai tươi sáng. ( So sánh h/ả chuyến tàu đêm với h/ả chuyến tàu đưa n/v Thứ về quê trong Sống mòn của NCao->Gtrị nhân đạo của tác phẩm, tình yêu thương con người của TLam. * Nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: - Ngôn ngữ giàu h/ả, giàu tính biểu cảm, giọng văn trữ tình, ấm áp, giàu chất thơ. - Lối viết nhẹ nhàng, tinh tế, khám phá sâu sắc những chuyển biến tinh vi trong thế giới tâm hồn nhân vật. b) Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân. * Hình tượng nhân vật Huấn Cao. - Nguyên mẫu : Cao Bá Quát. - HC là một hình tượng đẹp, là một con người có tâm hồn, cốt cách cao đẹp: + Tài năng:- bẻ khoá vượt ngục - võ nghệ, tính cách ngang tàng, khí phách. - chữ viết đẹp - tài hoa đầy chất nghệ sĩ. -> Sự kết hợp : tài hoa nghệ sĩ + người quân tử đội trời đạp đất. + Tâm :- xả thân vì nghĩa. - cảm thông với người khác. - biết trân trọng t/cảm cao đẹp, t/y cái đẹp. + Khí phách hiên ngang:- đối diện với cái chết không hề e sợ. - bất chấp quyền lực, sức mạnh bạo tàn. - thẳng thắn quyết liệt chống lại cái ác, cái xấu. - HC là hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân: đi tìm, tôn vinh con người tài hoa trong xã hội. * Cảnh cho chữ: Bức kì hoạ độc đáo bằng ngôn ngữ nghệ thuật. - Sự đối lập: Cảnh nhà giam tăm tối>< sự thơm tho, thanh khiết của giấy mực. - Sự nghịch lí trong quan hệ của con người: HC>< quản ngục. - Hình tượng phi thường của người tử tù:sức sáng tạo mãnh liệt của người nghệ sĩ => khẳng định chân lí: cái đẹp vĩnh cửu,cái đẹp có sức mạnh kéo gần những con người, cái đẹp có thể chiến thắng mọi thế lực bạo tàn,xấu xa và xua đi bóng tối. -> Quan niệm duy mĩ rõ rệt trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Tuân. c) Chí Phèo - NCao. * Hiện thực xã hội nông thôn VN trước CM. - Làng Vũ Đại - xã hội thu nhỏ với đầy rẫy những bất công, mâu thuẫn, bi kịch: quần ngư tranh thực. - Mâu thuẫn xã hội được thể hiện ở 3 góc độ: + địa chủ - địa chủ. + nông dân - nông dân( người nông dân bị bần cùng -> lưu manh hoá ). + địa chủ - nông dân ( mâu thuẫn sâu sắc nhất ). -> Xã hội tối tăm, đầy ngang trái, người nông dân là nạn nhân khốn khổ nhất trong cái xã hội ăn thịt người ấy. * Hình tượng nhân vật CPhèo. - Hiện tượng có tính chất quy luật trong xã hội: + Là sản phẩm của sự bóc lột tàn bạo của chế độ phong kiến với sự bạo hành dã man của chế độ nhà tù. + CP không phải là 1 con người đơn lẻ, là một quy luật tất yếu, là sản phẩm tất yếu của chế độ thực dân- phong kiến ( trước CP, CP, sau CP ) vẫn tiếp tục tồn tại hiện tượng CP - con người bị tha hoá, lưu manh hoá do áp bức, bóc lột. - Bi kịch của CP: + Kẻ cô đơn và vô sản nhất trong xã hội: không nhà cửa, không tấc đất cắm dùi, không bà con thân thích, không cha mẹ-> Chí trơ trọi giữa xã hội đầy hiểm nguy đe doạ. + Nỗi đau đớn nhất của Chí là: Chí bị vằm nát bộ mặt người, cướp đi linh hồn người, xoá tên khỏi xã hội loài người, sống kiếp tối tăm của thú vật ( tiếng chửi đầy khát vọng và cũng đầy tuyệt vọng ). + Bi kịch lớn nhất của Chí: khi lương tâm thức tỉnh, khát vọng được trở về làm người cháy bỏng trong Chí-> Chí bị xua đuổi, bị từ chối->hành động lấy máu rửa thù-> không cứu vớt được linh hồn và số phận, Chí đã gục ngã ngay trước ngưỡng cửa trở về với xã hội loài người. - Mối tình CP - TNở: + Đây là chi tiết nghệ thuật có giá trị đặc biệt sâu sắc-> đề cao tình người, sự yêu thương, chia sẻ giữa con người giữa một xã hội đang dần cạn kiệt tình thương. + Mối tình đẹp:- làm thay đổi hoàn toàn tâm lí, nhân cách và số phận của hai nhân vật CP- TN. - hơn tình yêu, mối tình đó là t/cảm chân thành, sâu sắc, cao đẹp giữa người - người, một tình cảm thiêng liêng nhưng lại hiếm hoi trong xã hội bạo tàn. d) Hạnh phúc của một tang gia - trích Số Đỏ của VTP. * Sự phi lí đầy kịch tính, đầy tính châm biếm được gợi ra từ tiêu đề: Tang gia>< hạnh phúc. * Niềm hạnh phúc lớn lao của xã hội trước cái chết của một con người: - Hạnh phúc của người thân trong gia đình=> sự ích kỉ, vô nhân đạo đã giết chết tình người, tình ruột thịt và nhân tính. - Hạnh phúc của cả xã hội=> sự vô tâm, thói ích kỉ, vô nhân tính là hiện tượng có tính chất bản chất trong xã hội thành thị trước CM. * Htượng của đám tang: - Uy nghi, trang nghiêm như đám rước. - Tưng bừng, rộn rã như lễ hội. - Vui vẻ, náo nhiệt như đám cưới. - Kịch như một sân khấu. => Bản chất giả dối, vô nhân đạo của tầng lớp thị dân ăn chơi, đua đòi, vô văn hoá, thiếu nhân tính. * Nghệ thuật châm biếm của VTP: - Nhiều tình huống phi lí, những chi tiết kệch cỡm. - Giọng điệu mỉa mai, chua chát với ngôn ngữ manh dạn, sắc sảo. II. Cách làm bài văn phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện. 1) MB: - Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm ( chủ đề, tư tưởng ). - Giới thiệu nhân vật ( khái quát về sức mạnh nghệ thuật của nhân vật ). 2) TB: Làm nổi bật được tính cách, tâm hồn, c/s của nhân vật, giá trị nghệ thuật của hình tượng nhân vật. - Nhận định khái quát về hình tượng nhân vật, với những nét đặc trưng về tính cách, tâm hồn, số phận… - Làm rõ từng nét tính cách, những chuyển biến trong tâm hồn của n/vật thông qua: + Các chi tiết miêu tả, kể của nhà văn. + Các chi tiết ngoại hình có khả năng bộc lộ tính cách, cảm xúc, số phận. + Ngôn ngữ, hành động, cử chỉ của nhân vật. + Đánh giá, cảm nhận của các nhân vật khác. - So sánh nhân vật với các nhân vật khác: đối lập - tương đồng để thấy được khả năng thể hiện chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thông qua n/vật. - Đánh giá về cách và tài năng xây dựng n/vật của tác giả. c) KL: - Khái quát lại những đặc điểm, đặc trưng của n/vật, ý nghĩa chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. - Khẳng định sức sống, sức mạnh nghệ thuật của nhân vật trong tác phẩm. III. Luyện tập. BT1: Thảo luận và thuyết minh theo chủ đề: Có ý kiến cho rằng: Trong làng Vũ Đại ( Chí Phèo - NCao ), Thị Nở là người phụ nữ thông minh và giàu tình người nhất. Em nghĩ ntn? * Dự kiến ý kiến của HS: đồng ý hoàn toàn - đồng ý một nửa: TN giàu tình người. -> Cho HS chuẩn bị 10 - 15 phút, gọi ít nhất 2 h/s, theo hai quan điểm trên thuyết trình. *GV bổ sung: - TN là người phụ nữ giàu t/cảm, giàu t/y thương con người nhất trong xã hội làng Vũ Đại: + Đ/v CP: mọi người lạnh lùng xa lánh, TN thương, chăm sóc, cho Chí cả t/y. + Đ/v cái chết của CP - BK: người ta dửng dưng, người ta vui mừng, người ta bàn luận về lợi ích>< TN lặng lẽ, cảm thông. - TN là người phụ nữ thông minh, kín đáo: + Cách ứng xử của TN với bà cô khi CP chết: lảng sang chuyện khác-> cách khéo léo nhất để che giấu những cảm xúc thực của mình-> khả năng ứng phó tuyệt vời. + Nhạy cảm, nữ tính: thị nhìn nhanh xuống bụng-> bản tính của một người phụ nữ rất rõ rệt( cũng hết sức tinh quái trong ứng xử ). + TN biết tất cả mọi chuyện xảy ra trong làng Vũ Đại-> không hề ngẩn ngơ, đần độn. + Chủ động trong c/đ riêng của mình: chủ động đem cháo hành cho Chí, chủ động gắn bó với hắn, chủ động hỏi bà cô để lấy Chí, chủ động cắt đứt, chủ động lo liệu tương lai của mình. => TN không phải là một kẻ đần độn, ngớ ngẩn, cái bề ngoài xấu xí, ngẩn ngơ chỉ là vỏ bọc che giấu một tâm hồn cao đẹp và hết sức sâu sắc, để được sống yên ổn. BT2: Điền vào chỗ trống trong văn bản dưới đây, tên tác phẩm, tên nhân vật và một số chi tiết trong một vài tác phẩm truyện đã học. Có những trang văn thực hơn đời thực Có những nỗi đau day dứt đến ngàn đời Đáng thương sao số phận những con người Trong tăm tối lần tìm không thấy đường đi tiếp Có c/s đớn đau hơn cái chết Khi kiếp mưu sinh là kiếp đoạ đày Làng Vũ Đại ngày nào với cái lò gạch cũ còn đây Nơi ẩn giấu biết bao nhiêu bi kịch Lão Hạc già nua giữ sạch tâm hồn bằng cái chết Anh Chí cùng đường lấy máu trả hờn căm Để Thị Nở một mình buồn tủi, cô đơn Với gánh nặng c/đ oằn vai không gánh nổi Bá Kiến chết đi rồi nhưng đâu phải đã hết điều tội lỗi Lý Cường lớn lên lại tiếp bước cha mình Dìm dân đen trong kiếp sống tội tình Và nuôi dưỡng những tâm hồn quỷ dữ Biến thiên lương trở thành ác thú Giết chết những ước mơ nhỏ bé của đời thường Nên cuộc đời nhạt bớt những yêu thương Những ánh mắt lạnh lùng thay cho lời thông cảm Bao con người không tìm ra ánh sáng Gục ngã trước con đường về lại với nhân gian Và biết bao người trăn trở, hoang mang Giữa cuộc sống quẩn quanh, không lối thoát Nơi phố huyện nghèo hắt hiu, bế tắc Những đốm sáng nhỏ nhoi không xoá nổi đêm đen Bao ánh mắt mong chờ một chuyến tàu đêm Tìm chút hào hoa giữa cuộc đời đau khổ Nhưng ánh sáng vụt qua dẫu còn rực rỡ Chẳng hứa hẹn gì tươi sáng một ngày mai Bóng tối vẫn ngập tràn và đè nặng đôi vai Kĩu kịt gánh hàng bác phở Siêu buồn bã Tiếng đàn bầu rung lên nghe buốt giá Sâu thẳm cõi lòng bác Xẩm nỗi tái tê Loạng choạng bước đi ngật ngưỡng giữa cơn mê Bà Thi điên với tiếng cười tuyệt vọng Chị Tí thở dài, quán nước buồn mong ngóng Một khách qua đường ghé bước đỡ quanh hiu Hai đứa trẻ ngồi lặng lẽ buồn thiu Kí ức xưa ngập tràn trong tâm hồn bé nhỏ Nhưng c/đ đâu phải là chuyện cổ Với bà Tiên, ông Bụt, những phép màu Nên đời người còn lắm nỗi đau thương Và c/s còn bao điều ngang trái Ai đã từng qua có bao giờ nhìn lại Nỗi đau nhân tình thấm đượm mỗi trang văn

File đính kèm:

  • docon tap van 11 CD 2.doc