Chuyên đề 2 phương pháp thuyết minh một tác phẩm văn học

* Giúp học sinh:

- Hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.

- Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh

- Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh => học sinh thấy được muốn làm bài văn thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu, nghiên cứu, học hỏi tri thức thì mới làm được.

B. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý:

- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình TLV - THCS Việt Nam

=> Vì văn bản thuyết minh là văn bản được sử dụng rất rộng rãi, ngành nghề nào cũng cần đến.

- Hai chữ "thuyết minh" ở đây bao hàm cả ý giải thích, trình bày, giới thiệu cho được hiểu rõ. Đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là cung cấp cho học sinh một văn bản thông dụng, rèn kỹ năng trình bày các tri thức có tính khách quan, khoa học, nâng cao tư duy và biểu đạt cho học sinh. Loại văn bản này giúp học sinh quen với lối làm văn có tri thức, có tính khách quan khoa học, chính xác.

- Giáo viên phải cho học sinh thấy đây là một loại văn bản khác hẳn với các văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính - công vụ.

=> Văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục dích có lợi cho con người. Văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học. Nó đòi hỏi chính xác, rạch ròi

 

doc24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề 2 phương pháp thuyết minh một tác phẩm văn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên đề 2 phương pháp thuyết minh một tác phẩm văn học A. Mục tiêu cần đạt: * Giúp học sinh: - Hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người. - Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh - Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh => học sinh thấy được muốn làm bài văn thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu, nghiên cứu, học hỏi tri thức thì mới làm được. B. Một số điều cần lưu ý: - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình TLV - THCS Việt Nam => Vì văn bản thuyết minh là văn bản được sử dụng rất rộng rãi, ngành nghề nào cũng cần đến. - Hai chữ "thuyết minh" ở đây bao hàm cả ý giải thích, trình bày, giới thiệu cho được hiểu rõ. Đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là cung cấp cho học sinh một văn bản thông dụng, rèn kỹ năng trình bày các tri thức có tính khách quan, khoa học, nâng cao tư duy và biểu đạt cho học sinh. Loại văn bản này giúp học sinh quen với lối làm văn có tri thức, có tính khách quan khoa học, chính xác. - Giáo viên phải cho học sinh thấy đây là một loại văn bản khác hẳn với các văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính - công vụ. => Văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục dích có lợi cho con người. Văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học. Nó đòi hỏi chính xác, rạch ròi … => Văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản riêng, mà các loại văn bản ấy không thay thế được. C. Tiến trình thực hiện: A. Tiết 1: Ôn tập về văn bản thuyết minh I. Các khái niệm cần nhớ 1. Văn bản thuyết minh là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống. Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, cùng lý do phát sinh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật cần thiết nhằm cung cấp hiểu biết cho con người. Ngành nghề nào cũng cần đến loại văn bản này. Thuyết minh: Đã bao hàm cả ý giải thích, trình bày, giới thiệu. 2. Văn bản thuyết minh khác với văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính công vụ … ở chỗ chủ yếu nó trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người sử dụng tri thức ấy nhằm phục vụ thiết thực cho cuộc sống; nó gắn liền với tư duy khoa học; nó đòi hỏi chính xác, rạch ròi. 3. Muốn làm tốt văn bản thuyết minh: phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi để kiến thức phong phú hoặc đến tận nơi tham quan, tìm hiểu, thì mới làm được. Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật: Hiểu biết sâu rộng kiến thức, tính khách quan khoa học, sự chính xác của vấn đề: 4. Có sáu phương pháp thuyết minh cần được chú ý: định nghĩa, so sánh, phân tích và phân loại, dùng số liệu, dùng ví dụ cụ thể, liệt kê … II. Cách làm các kiểu bài thuyết minh với các đối tượng khác nhau: Ví dụ: - Đối tượng thuyết minh là các thể loại: thơ, truyện ngắn … - Đối tượng thuyết minh là các loại đồ dùng gia đình và dụng cụ học tập… - Đối tượng thuyết minh là về một cách làm, một phương pháp, một thí nghiệm … - Đối tượng thuyết minh một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh … - Đối tượng thuyết minh về phần trình bày một hiệu sách tự chọn, một ngôi trường của em. - Đối tượng thuyết minh có thể là lời giới thiệu một tập sách, một tập thơ, một tác giả thơ, văn … III. Quan trọng nhất vẫn là việc rèn các kỹ năng để làm bài thuyết minh. - Tìm hiểu đề, xác định đối tượng thuyết minh - Đi tìm kiến thức để viết văn bản sao cho sát đối tượng cần thuyết minh. Muốn vậy phải: quan sát, mô tả khi đến tham quan, học hỏi mọi người xung quanh, đọc sách báo có kiến thức về đối tượng; Ghi chép lại. - Sắp xếp các kiến thức theo một trình tự hợp lý so với đối tượng cần thuyết minh theo một dàn ý. - Sau đó, dựa vào dàn ý, viết thành bài thuyết minh hoàn chỉnh. Dàn ý chung: - Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh. - Thân bài: Giới thiệu cụ thể về đối tượng (trình bày tri thức về sự vật, hiện tượng. VD: Về lai lịch, cấu tạo, hoạt động, tác dụng của sự vật ấy…). - Kết bài: Nêu vai trò, vị trí, ý nghĩa … của đối tượng thuyết minh trong đời sống … B. Tiết 2: thuyết minh về một thể loại văn học I. Một số điều cần lưu ý: * Để làm được bài văn thuyết minh về một thể loại văn học, học sinh phải có một số tri thức công cụ như bằng, trắc, vần, niêm, ngắt nhịp. * Dàn bài chung của bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. 1. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về một thể loại văn học đó. 2. Thân bài: - ý 1: Thuyết minh về đặc điểm của một thể loại văn học ấy. - ý 2: Nhận xét về ưu điểm, nhược điểm và vị trí của một thể loại văn học trong nền văn học đó. 3. Kết bài: Nêu vai trò của một thể loại văn học này từ xưa tới nay ra sao … II. Luyện tập về một số thể loại văn thơ cổ. 1. Thơ Đường luật: Luật thơ được đặt ra từ đời nhà Đường nên gọi là thơ Đường luật. Thơ cổ trước khi có thơ Đường luật thì gọi là thơ cổ phong. a. Thơ Đường luật 7 chữ 8 câu (thất ngôn bát cú). - Học sinh tìm ví dụ trong chương trình đã học, nếu có thể nhớ lại và nói về cách kết cấu một bài thất ngôn bát cú đã được học qua một số bài thơ loại này. - GV nêu ngắn gọn một số đặc điểm của thể thơ này, ví dụ: bài Qua Đèo ngang". Giáo viên dựa vào bài thơ để chỉ rõ những đặc điểm sau: + Số chữ và câu; 7 x 8 + Kết cấu chia làm 4 phần, mỗi phần 2 câu; đề (nêu vấn đề), thực (miêu tả cụ thể), luận (mở rộng), kết (kết luận). + Bắt buộc phải đối nhau giữa 2 câu: 3 và 4; 5 và 6. + Chỉ dùng vần bằng và chỉ được gieo một vần, có 5 câu phải hiệp vần (1, 2, 4, 6, 8). + Luật phối hợp thanh bằng và trắc trong toàn bài gọi là niêm và trong từng câu gọi là luật. Niêm luật rất phức tạp, không đi sâu ở đây. * Bài tập 1: Học sinh tập nhận biết đặc điểm của loại thơ này qua bài "Chiều hôm nhớ nhà" cuả bà Huyện Thanh Quan. (Số chữ, số câu? Đâu là đề, thực luận, kết? Hai câu thực đối nhau? Hai câu luận đối nhau? Vần gì, bằng hay trắc, những câu nào phải vần với nhau? b. Thơ Đường luật 7 chữ 4 câu (tứ tuyệt). - Nói qua để học sinh có ý niệm. Lấy bài "Bánh trôi nước" làm ví dụ. GV dựa vào bài thơ chỉ ra mấy đặc điểm: + Số chữ, số câu: 7 x 4. + Vần bằng và chỉ có một vần: Câu 1, 2, 4 vần với nhau. + Có thể có đối hoặc không có đối giữa câu 1 và 2, giữa câu 3 và câu 4. Chú ý: GV cần biết nhưng không cần nói với học sinh điều sau đây: Tại sao có thể có đối? Vì "tuyệt" là cắt ra, thơ tứ tuyệt như cắt ở bài thất ngôn bát cú chỉ lấy 4 câu. Có 4 cách cắt, nghĩa là 4 cách làm: + Cắt 4 câu đầu (câu 3 - 4 có đối). + Cắt 4 câu cuối (câu 1 - 2 có đối). + Cắt 4 câu giữa (câu 1 - 2 đối nhau, câu 3 - 4 đối nhau). + Cắt 2 câu đầu và 2 câu cuối (không có đối). (Bài "Bánh trôi nước" và bài "Đề đề Sầm Nghi Đống" không có đối) thuộc dạng thứ 4 là dạng phổ biến nhất không có đối). * Bài tập 2: Học sinh tập nhận biết đặc điểm của loại thơ này qua bài "Đề đền Sầm Nghi Đống". (Số chữ, số câu? Vần gì, bằng hay trắc, những câu nào phải vần với nhau?). 2. Truyện thơ: Một loại truyện cổ của nước ta, còn gọi là truyện nôm: - Loại truyện dài - Viết bằng thơ lục bát. * Hỏi: - Tìm ví dụ? Truyện Kiều, Lục Vân Tiên. - Tại sao gọi là truyện? Có cốt chuyện, tình tiết, nhân vật để phản ánh đời sống, học sinh dẫn chứng bằng Truyện Kiều hay truyện Lục Vân Tiên. - Tại sao gọi là thơ? Dùng thơ lục bát nhưng cái chính là ở chỗ nó chứa chan cảm xúc, giàu sức gợi cảm, giàu chất thơ, viết bằng ngôn ngữ thơ. Học sinh tìm một ví dụ trong Truyện Kiều (Kiều ở lầu Ngưng Bích) hoặc trong Lục Vân Tiên (lời ông Ngư nói về cuộc đời mình). 3. Hịch và cáo: GV giới thiệu. Ví dụ: Hịch tướng sĩ văn Bình Ngô đại cáo. - Thuộc loại văn xuôi cổ có tính chất chính trị. - Bắt buộc phải đối nhau từng cặp giữa các vế và giữa các đoạn, gọi là văn biền ngẫu (biền là hai con ngựa kéo xe sóng nhau, ngẫu là từng cặp). * Bài tập: GV lấy một ví dụ trong "Hịch tướng sĩ văn" hoặc "Bình Ngô đại cáo" để học sinh tìm xem văn biền ngẫu (đối nhau) ở chỗ nào. Có thể lấy những đoạn sau để học sinh tập. VD1: "Hịch tướng sĩ văn". "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng". Kết cấu câu như sau: tới bữa ... / nửa đêm... Ta thường Chỉ căm tức rằng chưa ruột đau ... /nước mắt ... xả thịt lột da trăm thây dẫu cho ta cũng cam lòng nuốt gan uống máu nghìn xác VD2: Bình Ngô đại cáo Đối Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn Đối Đánh một trận, sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Đối Cơn gió to trút sạch lá khô Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ * Lưu ý: GV nói rõ thêm sự khác nhau giữa hịch và cáo. - Hịch: Kêu gọi chiến đấu (việc đang làm hoặc sắp làm). - Cáo: tổng kết một công việc, có tính chất tuyên ngôn (việc đã làm). Học sinh đọc SGK để phân biệt hịch và cáo. * Luyện tập ở nhà: Vẽ to, đẹp bằng sơ đồ phân loại các thể loại văn cổ mà GV đã trình bày trên bảng. GV sẽ thu, chấm một số bảng. C. Tiết 3: Thực hành I. Đề bài: Thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. II. Gợi ý: Dàn bài * MB: Định nghĩa truyện ngắn là gì (xem bài tham khảo trong SGK) (trang 154). * TB: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn. 1. Tự sự: a. Là yếu tố chính, quyết định cho sự tồn tại của một truyện ngắn. b. Gồm: Sự việc và nhân vật chính. Ví dụ: - Sự việc chính: Lão Hạc giữ tài sản cho con trai bằng mọi giá. - Nhân vật chính: Lão Hạc. * Ngoài ra còn có các sự việc, nhân vật phụ. Ví dụ: - Sự việc phụ: Con trai lão Hạc bỏ đi: Lão Hạc đối thoại với cậu Vàng, bán con Vàng, đối thoại với ông giáo, xin bả chó, tự tử… - Nhân vật phụ: ông giáo, con trai lão Hạc, Bình Tư, vợ ông giáo, con Vàng … 2. Miêu tả, biểu cảm, đánh giá - Là các yếu tố bổ trợ, giúp cho truyện ngắn sinh động, hấp dẫn. - Thường đan xen vào các yếu tố tự sự. 3. Bố cục, lời văn, chi tiết. - Bố cục chặt chẽ, hợp lý. - Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh. - Chi tiết bất ngờ, độc đáo. * KB: Vai trò của thể loại truyện ngắn trong nền văn học… II. Bài tham khảo: Đề bài: Viết bài thuyết minh về thể loại truyện ngắn theo hiểu biết của em. Bài làm: Từ trước tới nay, chúng ta đã được đọc nhiều tác phẩm viết dưới nhiều thể loại: truyền thuyết, truyện cười, truyện ngắn, tiểu thuyết … Nhưng thích nhất vẫn là truyện ngắn. Nó có nhiều điểm khác với các thể loại truyện khác. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về truyện ngắn. Truyện ngắn đúng là rất ngắn, phù hợp với tên gọi của truyện, nó là một hình thức tự sự nhỏ. Truyện ngắn có dung lượng nhỏ, kể người thật việc thật nên nó khác với các thể loại khác, truyền thuyết là truyện dân gian truyền miệng, truyện cười gây cười … Truyện ngắn khắc sâu vào lòng người đọc một hình ảnh, một suy nghĩ sâu sắc, một ấn tượng khó phai vì vậy khi đọc truyện ngắn dù chỉ một lần cũng nhớ mãi về nội dung của nó. Truyện ngắn thường tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc sống nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội đương thời. Như trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao, truyện đã tập trung mô tả một mảnh cuộc sống của Lão Hạc, đưa ra một hoàn cảnh éo le, con trai không lấy được người yêu, bỏ làng ra đi để lại người cha già và con chó Vàng. Người con trai ra đi có thể sẽ không bao giờ trở về nhưng Lão Hạc cứ mong đợi, dành dụm chắt chiu cho con. Cuối cùng lão đã phải ra đi, phải lìa xa cõi đời để giữ được tiền cho con. Lão là một nạn nhân của xã hội thời xưa, qua đó, tác phẩm đã tố cáo xã hội đương thời xấu xa nhỏ nhen, người tốt phải chết để giữ được nhân phẩm của mình. Tác phẩm khắc sâu vào lòng người đọc bằng nghệ thuật của truyện ngắn. Các tác phẩm truyện ngắn thường nêu cao phẩm chất của con người, phê phán thói hư tật xấu, giáo dục con người đi theo hướng tích cực. Như truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri đã đề cao lòng nhân ái, sự hi sinh cao cả của cụ Bơ - men, một hoạ sĩ nghèo đã cứu mạng sống cho Giôn-xi, một cô hoạ sĩ trẻ, cũng rất nghèo mắc bệnh sưng phổi đang tron cơn tuyệt vọng. Đức hi sinh cao cả này làm cho người đọc thấy cảm động, sâu xa … Truyện ngắn thật phi thường! Vì nội dung của truyện ngắn, tuy ít,nhưng sâu sắc nên truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện diễn ra.Tuy nhiên, những nhân vật và sự kiện đó phải thật đặc sắc, thật nổi bật; có ý nghĩa sâu rộng bao quát toàn bài viết. Cốt truyện đơn giản, đời sống nhân vật phức tạp, diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Truyện ngắn không kể trọn vẹn một quá trình biến đổi, một quá trình sống của một đời người mà nó thường chọn lấy những khoảnh khắc, lát cắt quan trọng, bất ngờ, đặc biệt để thể hiện. Nhờ sự lắp đặt, bố cục chọn lựa rõ ràng, có các biện pháp tu từ, những phép đối chiếu, tương phản, lời kể hấp dẫn, mạch lạc, giàu cảm xúc, hình ảnh, đã làm bật ra chủ đề chính của toàn bài, chủ đề ấy có thể nằm sâu bên trong, cũng có thể ở bên ngoài. Truyện ngắn do đó mà ngắn nhưng hay, được mọi người chấp nhận. Truyện ngắn tuy ngắn nhưng rất hay và có ý nghĩa, thường đề cập đến những vấn đề lớn của cuộc đời. Truyện ngắn thường cho con người những bài học quý về cách sống và cách làm người, tu dưỡng cho con người những tư tưởng tốt đẹp. Truyện ngắn cần được quan tâm và phát triển hơn nữa. Tiết 4: Tư liệu tham khảo I- Giới thiệu: Về các thể thơ văn cổ(1) Đây chỉ viết theo chương trình phổ thông. 1. Thơ đường luật: a. Bát cú: là lối thơ có 8 câu và thường dùng nhất. - Vần: Suốt bài thơ chỉ gieo theo một vần và đặt ở cuối cấu. Chỉ dùng vần bằng chứ không dùng vần trắc. Trong một bài bát cú có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và cuối các câu chẵn (1, 2, 4, 6, 8). - Đối: Đối y là tìm hai ý cân nhau đặt thành hai câu sóng nhau. Đối thanh là thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại. Đối từ là danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ v.v... Trừ hai câu đầu và hai câu cuối, còn 4 câu giữa thì câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. - Luật: Tức là cách xếp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu. ằng gồm có thanh không và thanh huyền; trắc gồm các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng. Có thể làm theo hai luật: luật bằng là luật thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng, luật trắc là luật bắt đầu bằng hai tiếng trắc. Dưới đây là bảng kê các luật thơ (b = bằng, t= trắc, v = vần); những từ in chữ ngả, là phải theo đúng luật, những từ khác không theo đúng luật cũng được, theo tỷ lệ "bất luận" sẽ nói sau. Luật bằng: Vần bằng Vần trắc Ngũ ngôn bát cú Thất ngôn bát cú Ngũ ngôn bát cú b b t t b (v) b b t t t b b (v) b b b t t (v) t t t b b (v) t t b b t t b (v) t t b b t (v) t t b b t t t b b b t t t t t b b b b b t t b (v) b b t t t b b (v) b b b t t (v) b b b t t b b t t b b t b b t t b t t t b b (v) t t b b t t b (v) t t b b t (v) t t b b t t t b b b t t t t t b b b b t t b (v) b b t t t b b (v) b b b t t (v) Luật trắc: Vần bằng Vần trắc Ngũ ngôn bát cú Thất ngôn bát cú Ngũ ngôn bát cú t t t b b (v) t t b b t t b (v) t t b b b t t (v) b b t t b (v) b b t t t b b (v) b b t t b b t (v) b b b t t b b t t b b t b b t t t b b t t t b b (v) t t b b t t b (v) t t b b b t t (v) t t b b t t t b b b t t t t b b t t b b b t t b (v) b b t t t b b (v) b b t t b b t (v) b b b t t b b t t b b t b b t t t b b t t t b b (v) t t b b t t b (v) t t b b b t t (v) Vì theo đúng luật bằng trắc như trên là khó nên có lệ bất luận (không kể). Đối với thơ 5 tiếng thì có lệ nhất tam bất luận (tiếng thứ 1, thứ 3 không cần đúng luật). Đối với thơ 7 tiếng thì có lệ nhất tam ngũ bất luận (tiếng thứ 1, thứ 3, thứ 5 không cần đúng luận). - Niêm: Hai câu thơ niêm với nhau, khi nào tiếng thứ 2 của hai câu cùng theo một thanh, hoặc bằng, hoặc trắc. Trong một bài thơ bát cú, những câu sau này phải niêm với nhau: 1 với 8, 2 với 3, 4 với 5, 6 với 7. - Cách bố cục: bài thơ bát cú gồm có 4 phần: Đề gồm có phá đề (câu 1) là mở bài, và thừa đề (câu 2) là nối với câu phá mà vào bài. Thực hoặc trạng (2 cấu 3 và 4) là giải thích đầu bài cho rõ ràng, Luận (2 câu 5 và 6) là bàn cho rộng nghĩa đầu bài. Kết (2 câu cuối) là tóm tăt ý nghĩa của cả bài. b. Tứ tuyệt: Là thể thơ 4 câu ngắt từ thơ tám câu mà thành: - Ngắt 4 câu trên, bài thơ do đó có 3 vần, câu 1 và 2 không đối nhau, câu 3 và 4 đối nhau. Thí dụ ài "Khoa thi Đinh dậu" của Tú Xương so sánh với biểu thất ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở trên). Một đàn thằng hỏng đứng mà trông Nó đõ khoa này có sướng không đối nhau Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới dân ông cử ngỏng đất rồng. - Ngắt 4 câu giữa, bài thơ do đó chỉ có 2 vầ, song các câu lại đối nhau. Thí dụ bài "Khóm gừng tỏi" của Ôn Như Hầu (so sánh iểu với Ngũ ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở trên): đối nhau Lởm chởm vài hàng tỏi Lơ thơ mấy khóm gừng đối nhau Vẻ chi là cảnh mọn Mà cũng đến tang thương - Ngắt 4 câu dưới, bài thơ do đó chỉ có 2 vần, hai câu trên đối nhau, hai câu dưới không đối nhau. Thí dụ bài "Tụng giá hoàn kinh sư" (Theo vua về kinh đô) của Trần Quang Khải (so sánh với biểu Ngũ ngôn bát cú, luật ằng, vân bằng ở trên). đối nhau Đoạt sáo Chương dương độ Cầm Hồ Hàm tử quan Thái bình tu nỗ lực Vạn cổ thử giang san - Ngắt hai câu đầu và hai câu cuối, bài thơ do đó có 3 vần, cả 4 câu không đối. Thí dụ bài "Cái pháo" của Nguyễn Hữu Chỉnh (so sánh với Thất ngôn bát cứ, luật bằng , vần bằng ở trên): Xác không, vốn những cậy tay người. Bao nả công trình, tạch cái thôi! Kêu lắm, lại càng tan tác lắm Thế nào cũng mộ tiếng mà thôi. - Ngắt hai câu 1,2 và 5, 6, bài thơ do đó có 3 vần, hai câu cuối đối nhau. Thí dụ bài (Con cóc) của Lê Thánh Tôn (so sánh với Thất ngôn bát cú, luật trắc, vần bằng ở trên): Bác mẹ sinh ra vốn ao rồi Chốn nghiêm thăm thẳm một mình ngồi đối nhau Tép miệng năm ba con kiến gió Nghiến răng chuyển động bốn phương trời 2. Các lối thơ đặc biệt a. Liên hoàn: Là lối thơ có nhiều khổ mà cứ câu cuối khổ trên lấy làm câu đầu khổ dưới, hoặc vài ba tiếng khổ trên láy lại ở đầu khổ dưới. Thí dụ bài "Hủ nho tự trào" của Tú Xương: Ngán nỗi nhà nho bọn hủ ta, Hủ sao hủ gớm hủ ghê mà! Phen này cái hủ xua đi hết Cứ để cười nhau hủ mãi à? ả Cứ để cười nhau hủ mãi à? Cười ta ta cũng biết rằng ta: Nay đương buổi học ganh đua mới, Còn giữ lề xưa mãi thế a? b. Lục ngôn: Là thơ 6 tiếng hoặc 7 tiếng nhưng có xen vào một số câu 6 tiếng. Lối thơ này ở nước ta về đời Trần, Lê hay dùng. Thí dụ bài "Chùa non nước" trong Hồng đức quốc âm thi tập: Nơi gọi Bồng, nơi gọi Nhược, Hai bên góp làm non nước. Đá chồng hòn thấp hòn cao, Sóng trục lớp sau lớp trước. Phật hư vô cảnh thiếu thừa Khách danh lợi buồn xuôi ngược. Bẵng nghe trên gác boong boong Lẩn thẩn trước chùa liền bước. c. Họa vận: Là bài thơ gieo đúng các chữ vần của bài trước (tức là bài xướng) để đáp lại ý nghĩa bài trước, hoặc đồng tình hoặc phản đối lại. Thí dụ bài xướng "Tôn phu nhân qui thục" của Tôn Thọ Tường: Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng, Ngàn thu danh tiết gái Giang đông, Lìa Ngô, bịn rịn chòm mây bạc, Về Hán, trau tria mảnh má hồng Son phấn thà cam dày gió bụi Đá vàng chi để thẹn non sông Ai về nhắn với Châu Công Cẩn Thà mấy lòng anh, đặng bụng chồng và bài hoạ của Phan Văn Trị: Cài trâm sửa áo ven câu tòng Mặt giã trời chiều biệt cõi Đông Khói tỏa vùng Ngô xen thức bạc: Duyên xe về Thục đượm màu hồng. Hai vợ tơ tóc bền trời đất, Một ganh cương thường nặng núi sông. Anh hỡi! Tôn Quyền anh có biết? Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng. 3. Phú (Nghĩa đen là bày tỏ, mô tả) Là một thể văn có vân dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình. Trong ba loại "phú, tỉ, hứng", thì phú là phô diễn, là miêu tả trực tiếp, chứ không qua so sánh như tỉ. Trong kinh thi có nói: "Phú giả trực trần kỳ sự" (phú là phô bày thẳng sự thực). Có hai loại phú: Là thể phú có trước đời nhà Đường, có vẫn mà không có đối, a. Phú cố thể: hoặc như một bài cao thật dài, hoặc như một bài văn xuôi có vần gọi là"phú lưu thuỷ". Thí dụ bài "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu do Đông Châu dịch: "Khách có kẻ: Chèo bể bơi trăng, buồm mây giong gió. Sớm ngọn Tương kia, chiều hang Vũ nọ. Vùng vẫy Giang, Hồ; tiêu dao Ngô, Sở, đi cho biết đây, đi cho biết đó . Chằm Vân mộng chứa ở trong kho tư tưởng, đã biết bao nhiêu, mà cái chí khí tứ phương, vẫn còn hăm hở! Mới học thói Tử Trường: bốn bể ngay du. Qua cửa Đại than, sang bến Đông triều: đến sông Bạch Đằng, đủng đỉnh phiếm du. Trắng xóa sóng kềnh muôn dặm, xanh rì dặng ác một màu. Nước trời lộn sắc, phong cảnh vừa thu. Ngàn lau quạnh cõi, bến lách đìu hiu. Giáo gẫy đầy sông, cốt không đầy gò. Ngậm ngùi đứng lặng ngắm cuộc phù du. Thương kẻ anh hùng đâu vắng tá, mà đây dấu vết vẫn còn lưu. Kia kìa bên sông, phụ lão người đâu. Lượng trong bụng ta, chứng có sở cầu. Hoặc gậy chống nước, hoặc thuyền bơi sau. Vái tạ mà thưa rằng: Đây là chỗ chiến địa của vua Trần bắt giặc Nguyên, và là nơi cố châu của vua Ngô phá quân Lưu đây. Đương khi: Muôn đội thuyền bày, hai quân giáo chỉ.Gươm tuốt sáng lóe, cờ bay đỏ khé! Tướng Bắc quân Nam, đôi bên đối luỹ. Đã nổi gió mà bay mây, lại kinh thiên mà động địa. Kìa Nam hán nó mưu sâu, nọ Hồ Nguyên nó sức khoẻ. Nó bảo rằng: phen này đạp đổ nước Nam, tưởng chừng có dễ. May sao: Trời giúp quân ta, mây tan trận nó. Khắc nào như quân Tào Tháo bị vỡ ở sông Xích bích khi xưa, giặc Bồ Kiên bị tan ở bếp Hợp phì thuở nọ. ấy cái nhục tày trời của họ há những một thời; mà cái công tái tạo của ta lưu danh thiên cổ. Tuy vậy, từ thuở có trời đất, vẫn có giang san. Trời đặt ra noi hiểm trở, người tính lấy cuộc tồn an. Hội nào bằng hội Mạnh tân, như vương sư họ Lã; trận nào bằng trận Duy thuỷ, như quốc sĩ họ Hàn, Kìa trận Bạch đằng này mà đại thắng, bởi chưng Đại vương coi thế giặc nhàn. Tiếng thơm còn mãi, bai miệng hao mòn. NHớ ai sa giọt lệ, hổ mình với nước non! Rồi vừa đi vừa hát rằng: Sông Đằng một dải dài ghê! Luồng to sóng lớn dồn về bể Đông. Trời nam sinh kẻ anh hùng Tăm kềnh yên lặng, non sông vững vàng Khách vừa đi vừa hát rằng: Ngô Trần hai vị thánh quân Sông kia còn dấu tẩy trần giáp binh Nghìn xưa gẫm cuộc thăng bình Tại đâu đất hiểm, bởi mình đức cao b. Phú đường luật: Được đặt ra từ đời Đường, có vần, có đối, theo luật bằng trắc, là lối phú thường dùng nhất. Về gieo vần, có thể theo lối độc vận (đầu, cuối cùng một vần), liên vận (một bài dùng nhiều vần). Trong khi cử thì có hạn vận, tức là ra sẵn một câu làm văn, mình phải theo thứ tự các tiếng trong câu ấy mà gieo vần cho đủ và không được gieo vần khác vào; hoặc phong vận tức là gieo vần tuỳ theo ý muốn. Trong Đường phú, bao giờ cũng đặt 2 câu đối nhau gọi là hai vế, và vần nằm ở cuối về dưới. Có mấy cách đặt câu như sau:Câu tứ tự, mỗi vế có 4 tiếng. Câu bát tự, mỗi vế 8 tiếng chia làm 2 đoạn bằng nhau. Câu song quan (2 cửa), hai vế đối nhau, mỗi vế từ 5 tiếng đến 9 tiếng. Câu cách cứ, mỗi vế có 2 câu, một câu ngắn, một câu dài, thành ra 2 câu đối nhau có một câu xen vào giữa làm cách nhau ra. Câu gối hạc hoăc hạc tất, mỗi vế có từ 3 đoạn trở lên, đoạn giữa thường ngắn xen vào 2 đoạn kia như cái đầu gối ở giữa hai ống chân con hạc. Thí dụ bài "Tịch cư ninh thể phú" của Nguyễn Hãng: tứ tự Dưỡng tính kề khà Náu thân ngờ nghệch song quan Lều bạch mao mảng học chàng Tôn Miền lục đã biếng tìm người Tịch cách cú Che khỏi nắng mưa dù vậy, trên kết tranh mấy tấm bơ sờ: Dựng vừa ngồi đứng thì thôi, dưới cắm sậy ba gian rộc rệch gối hạc .. Cày lũng tuyết sớm rong đủng đỉnh, trải thung chè, trèo đèo sở, nẻo tắt hình lối hạc khẳng khiu Hái củi mây hôm quẩy xênh xang, qua dặm liễu, tới ngàn sim, đường uốn khúc ruột dê ngóc ngách. tứ tự Về luật bằng trắc, chỉ chú trọng những tiếng cuối vế và những tiếng đậu câu. Nếu mỗi vế chỉ có một đoạn (tứ tự, song quan) thì hễ tiếng cuối vế trên là bằng, thì tiếng cuối vế dưới phải là trắc. Nếu mỗi vế có nhiều đoạn (bát tự, cách cú, gối hạc) hễ ở vế trên tiếng cuối vế là bằng thì các tiếng đậu câu (chữ cuối mỗi đoạn trong một vế) phải là trắc; đến về dưới thì tiếng cuối về đối là trắc thì các tiếng đậu câu lại là bằng. Thí dụ bài "Phú hỏng thi" của Trần Tế Xương: Đau quá đòn hằn (b) Rát hơn lửa bỏng (t) song quan Năm vua Thành Thái mười hai (b) bát tự Lại mở khóa thi Mỹ trọng (t) Nghiện chè nghiện rượu (t), nghiện cả cao lâu (b) Hay hát hay chơi (b), hay nghề xuống lồng (t) các chú Thày chắc hẳn văn chương có mực (t), lễ thánh xem giò (b) Cô mừng thầm mũ áo đến tay (b), gặp Người nói mộng (t) Về bố cục của bài Đường phú, có thể chia làm 6 phần: lung, là mở bài, nói bao quát ý nghĩa của đầu bài; biện nguyên, nói gốc tính cho rõ ý của đầu bài, thích thực, giải thích cho rõ ý đầu bài; phụ diễn, bài tỏ cho rộng ý đầu bài; nghị luận, bàn cho rõ ý nghĩa của bài; kết là thắt lại ý đầu bài. Trong mỗi đoạn phú hoặc mỗi vần phú (trong các bài phú liên vận thì các câu hiệup theo một vần họp lại thành một phần phú), thường đặt vài bốn câu tứ tự hoặc bát tự, trước, rồi đến một ít câu song quan, sau đến ít nhiều câu cách cứ hoặc

File đính kèm:

  • docChuyen de van thuyet minh 3.doc