Chuyên đềSự điện li là một chuyên đềtrong hệthống các chuyên đề
Hóa học luyện thi Đại học học do PT.MPC. Nguyễn Văn Trung trực tiếp ẩn
hành. Nội dung chuyên đềbao gồm 4 vấn đềcơbản được hệthống một cách
chính xác, ngắn gọn, dễhiểu gồm 3 phần:
Phần A: Tóm tắt kiến thức phải cần nhớ.
Phần B: Các dạng câu hỏi lý thuyết
Phần C: Các bài toán cơbản và nâng cao.
68 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2113 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề 2 Sự điện li, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457
Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 1
.
TÀI LIỆU DÙNG CHO HỌC SINH LỚP 11+12-LTĐH
TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ PT.MPC
TP.MPC. NGUYỄN VĂN TRUNG
CHUYÊN ĐỀ 2: SỰ ĐIỆN LI
1. Nhận dạy kèm Toán, Lý, Hóa lớp 10, 11, 12 cho học sinh,
học viên mất căn bản lấy lại căn bản nhanh và hiệu quả.
2. Nhận dạy kèm Toán, Lý, Hóa luyện thi Đại Học bám sát nội
dung đề thi của bộ giáo dục hiện hành nhiều mẹo, giải nhanh
chính xác Toán, Lý, Hóa.
Do Thầy Nguyễn Văn Trung ba năm học Trung học phổ
thông liên tục đạt học sinh giỏi toàn diện, học sinh giỏi cấp tỉnh
Hóa 10, Toán 11, Lý 12. Bốn năm học Đại Học với điểm trung
bình toàn khóa là 7.9 trực tiếp giảng dạy.
Địa chỉ: Số 133/6, Đường Nguyễn Tri Phương nối dài,
Phường Xuân An, Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 0917.492.457
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457
Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 2
LỜI NÓI ĐẦU
Chuyên đề Sự điện li là một chuyên đề trong hệ thống các chuyên đề
Hóa học luyện thi Đại học học do PT.MPC. Nguyễn Văn Trung trực tiếp ẩn
hành. Nội dung chuyên đề bao gồm 4 vấn đề cơ bản được hệ thống một cách
chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu gồm 3 phần:
Phần A: Tóm tắt kiến thức phải cần nhớ.
Phần B: Các dạng câu hỏi lý thuyết
Phần C: Các bài toán cơ bản và nâng cao.
Sự điện li là một trong những nội dung năm nào cũng có nhiều trong đề thi
Đại học. Đặc biệt là các bài toán liên quan đến định luật bảo toàn điện tích,
phương trình ion rút gọn, pH của dung dịch…. Tài liệu được trình bày rất
công phu với hệ thống bài tập phân loại dễ hiểu và đa dạng. Đây là tài liệu rất
hay, rất bổ ích thiết thực đối với học sinh lớp 11 và 12, luyện thi vào các
trường Đại học – Cao đẵng trên toàn quốc.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do công việc bận rộn, thời gian có hạn
nên khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót khi biên soạn và in ẩn, tôi mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu và chân thành của bạn đọc. Mọi ý
kiễn đóng góp xin gửi qua email: pt.mpc@yahoo.com.vn.
Hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 0917.492.457
Chúc các bạn học sinh học tập đạt kết quả
PT.MPC. Nguyễn Văn Trung
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457
Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 3
VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM –PHÂN LOẠI CHẤT ĐIỆN LI
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Một số khái niệm
a) Sự điện li: Sự điện li là sự phân li các chất trong nước (Hoặc khi nóng chảy) thành
các ion.
b) Cation và anion:
+Các ion dương được gọi là các cation.
+ Các ion âm được gọi là các anion.
c) Chất điện li – Chất không điện li:
*Chất điện li là những chất tan trong nước (hoặc khi nóng chảy) phân li ra các ion.
Dung dịch chất điện li dẫn điện tốt vì trong dung dịch điện li tồn tại các ion mang điện.
*Chất không điện li là những chất khi tan vào nước hoàn toàn không phân li thành các
ion, dung dịch của chúng hoàn toàn không dẫn điện. Chúng có thể là chất rắn (glucozơ,
đường saccarozơ,…) chất lỏng (CH3CHO, C2H5OH,…) hay chất khí (O2, CH4).
d) Phương trình điện li: Quá trình điện li được biểu diễn bằng phương trình gọi là
phương trình điện li.
Thí dụ:
NaCl → Na+ + Cl-
H2SO4 → 2H+ + SO42-
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
2. Phân loại
a) Chất điện li mạnh: Là những chất trong dung dịch phân li hoàn toàn (các phân tử
đều phân li ra ion), quá trình điện li là quá trình một chiều (trong phương trình điện li
dùng mũi tên một chiều →).
Thí dụ:
KNO3 → K+ + NO3-
HCl → H+ + Cl-
NaOH → Na+ + OH-
Các chất điện li mạnh bao gồm:
1- Các axit mạnh: HNO3, H2SO4, HCl, HBr, HI, HClO4….
2- Các bazơ mạnh (bazơ tan): NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2,…
3- Các muối tan: Na2SO4, AgNO3, FeCl3,…Trừ HgCl2, Hg(CN)2 tan nhưng
là chất điện li yếu.
b) Chất điện li yếu: Là những chất trong dung dịch chỉ phân li một phần (chỉ một phần
các phân tử phân li ra ion, trong dung dịch vẫn tồn tại các phân tử), quá trình điện li là
quá trình hai chiều (trong phương trình điện li dùng mũi tên hai chiều ⇌ ).
Thí dụ:
NH3 + H2O ⇌NH4+ + OH-
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457
Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 4
H2S ⇌ HS- + H+
AgCl⇌Ag+ + Cl-
Các chất điện li yếu bao gồm:
1- Các axit yếu: RCOOH, H2CO3, H2SO3, H2S, H3PO4, HF, HNO2…
2- Các bazơ yếu: NH3, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3…
3- Các muối ít tan: CaSO4, Ag2SO4, BaCO3,…Muối tan là: HgCl2, Hg(CN)2
4- H2O cũng là một chất điện li yếu.
Sự phân loại trên chỉ có tính chất tương đối vì độ điện li của một chất còn phụ thuộc
vào nồng độ của chất điện li trong dung dịch. Vì độ điện li của các hidroxit kim loại và
muối ít tan điện li rất nhỏ nên thực tế dung dịch chứa chúng hầu như không dẫn điện
và chúng tồn tại chủ yếu dưới dạng phân tử.
3. Độ điện li α
Độ điện li α cho biết phần trăm chất tan phân li thành các ion và được biểu diễn bằng
tỉ số nồng độ số mol chất tan phân li thành ion (C) và nồng độ ban đầu của chất điện li
(Co):
MaAm⇌ aMm+ + mAa-
Ta có:
m+ a-
o o o
C [M ] [A ]
α = = =
C a.C m.C
*Nếu C = 0 → α = 0: Chất không điện li.
*Nếu C = Co → α = 1: Chất điện li hoàn toàn.
Theo quy ước:
Chất điện li Yếu Mạnh
Độ điện li α 0 < α < 1 α =1
Sự phân li
thành ion
Một
phần Hoàn toàn
*Độ điện li α phụ thuộc:
+ Bản chất của chất điện li.
+ Bản chất của dung môi.
+ Nhiệt độ.
+ Nồng độ chất điện li: Khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất điện li
tăng.
* Chú ý: Vì quá trình điện li của chất điện li yếu là 1 quá trình thuận nghịch nên nó
cũng có hằng số cân bằng K và cũng tuân theo quy tắc chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-
li-ê.
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457
Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 5
Thí dụ: Khi thêm HCl (tức thêm H+) vào dung dịch H2S, cân bằng H2S ⇌ HS- + H+
chuyển dịch theo chiều nghịch.
B. CÁC DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Dang 1: Khái niệm chất điện li-sự điện li
Câu 1:Chất điện li là:
A. Chất tan trong nước B. Chất dẫn điện
C. Chất phân li trong nước thành các ion D. Chất không tan trong
nước
Câu 2:Sự điện li là
A. Sự phân li các chất thành các phân tử nhỏ hơn
B. Sự phân li các chất thành ion trong nước
C. Sự phân li các chất thành các nguyên tử cấu tạo nên
D. Sự phân li các chất thành các chất đơn giản
Câu 3: Dung dịch chất điện li dẫn điện được do
A. Sự dịch chuyển của cả cation và anion
B. Sự dịch chuyển của các phân tử hòa tan
C. Sự dịch chuyển của electron
D. Sự dịch chuyển của các cation
Câu 4:Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
A. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong
nước hay ở trạng thái nóng chảy.
D. Sự điện li là quá trình oxi hóa - khử
Câu 5:Câu nào sau đây giải thích glucôzơ không là chất điện li
(1)Dung dịch glucôzơ không dẫn điện
(2)Phân tử glucôzơ không phân li thành các ion trong dung dịch
(3)Trong dung dịch glucôzơ không có dòng e dẫn điện
A. (1) B. (2) C. (1) và (2) D. (1), (2) và (3)
Câu 6: Dung dịch muối,axit,bazơ là những chất điện li vì:
A. Chúng có khả năng phân li thành ion trong dung dịch
B. Dung dịch của chúng dẫn điện
C. Các ion thành phần có tính dẫn điện
D. Cả A,B,C
Câu 7:Chọn câu đúng
A. Mọi chất tan đều là chất điện li B. Mọi axit mạnh đều là chất điện li
C. Mọi axit đều là chất điện li D. Cả ba câu đều sai
Câu 8:Trong dd H2CO3 có bao nhiêu loại ion khác nhau?
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 9: Trong dd H2SO4 có bao nhiêu loại ion khác nhau?
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457
Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 6
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 10: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 11. (KTB1-THPTLK) Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH) có những phần tử
nào sau đây ( bỏ qua sự điện li của nước)
A. H+, CH3COO- B. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O
C. H+, CH3COO-, H2O D. CH3COOH, CH3COO-, H+
Câu 12: Phương trình điện li nào đúng?
A. NaCl →Na2+ + Cl- B. Ca(OH)2 →Ca2+ + 2 OH-
C. C2H5OH → C2H5+ + OH- D. Cả A,B,C
Câu 13: Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng ?
A. HCl → H+ + Cl-. B. CH3COOH CH3COO- + H+ .
C. H3PO4 → 3H+ + 3PO43- . D. Na3PO4 → 3Na+ + PO43-
Câu 14: Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng ?
A. H2SO4 H+ + HSO4- . B. H2CO3 H+ + HCO3-.
C. H2SO3 → 2H+ + SO32-. D. Na2S 2Na+ + S2-.
Dạng 2: Tìm chất điện li hoặc chất dẫn điện
Câu 1: (KT1T-THPTLK-2012) Muôi trường nào sau đây không dẫn điện được
A. CH3COOH trong nước B. NaCl nóng chảy
C. KOH nóng chảy D. HCl trong benzen
Câu 2: Chất nào sau đây không dẫn được điện?
A. CaCl2 nóng cháy B. NaCl rắn, khan
C. NaOH nóng cháy. D. HBr hòa tan trong nước.
Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được
A. CH3COONa trong nước B. HCl trong benzen
C. NaHSO4 trong nước D. HCl trong nước
Câu 4:Dung dịch nào dẫn điện được
A. NaCl B. C2H5OH C. HCHO D. C6H12O6
Câu 5:Chất nào không là chất điện li
A. CH3COOH B. CH3COONa C. CH3COONH4 D. CH3OH
Câu 6:Chất nào sau đây dẫn điện
A. NaOH đặc B. NaOH khan C. NaOH nóng chảy D. Cả A và C
Câu 7: Cho các chất: H2S, C6H6, SO2, Cl2, H2SO3, CH4, NaHCO3, Ca(OH)2, NaClO,
HF
a. Số chất điện li là:
A. 5 B. 6 C. 4 D. 3
b. Số chất khi thêm H2O được dung dịch dẫn điện là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8:Cho các chất khí :NH3, Cl2, SO2, N2O5, CO2, SO3, HCl, HF, HBr, F2, H2O, O2,
H2
a. Số chất điện li là
A. 4 B. 5 C. 8 D. 12
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457
Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 7
b. Số chất khi thêm H2O được dung dịch dẫn điện là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 9:Cho các chất: NaOH, Na2CO3, Ca(OH)2, CaCO3, CH3COONa, C2H5OH,
C2H5ONa, HCl, H2SO4, BaCl2, BaSO4. Số các chất khi cho thêm nước tạo thành dung
dịch dẫn điện là:
A. 11 B. 8 C. 9 D. 10
Câu 10: Cho các chất :NaCl (dung dịch), KCl (rắn),CaCO3 (rắn),Pb(NO3)2 (dung
dịch),PbSO4 (rắn), Na2O (rắn), Ba (rắn), Fe (rắn),C6H12O6 (dung dịch), nước cất,
oleum
a. Số chất dẫn điện là:
A. 11 B. 8 C. 4 D. 3
b. Số chất khi thêm H2O được dung dịch dẫn điện là:
A. 6 B.5 C. 9 D. 8
c.Cho thêm H2O vào toàn bộ các chất, sau đó cô cạn hoàn toàn dung dịch, số sản phẩm
thu được dẫn điện là :
A. 11 B. 6 C. 2 D. 1
Câu 11: Chất nào dưới đây không dẫn điện được?
A. BaCl2 B. HClO3 C.NaOH D. C6H12O6
Câu 12: Trong số các chất sau đây: H2S, SO2, Cl2, H2SO3, NaHCO3, C6H12O6,
Ca(OH)2, HF, NaClO, C6H6. Số chất điện li là
A. 7 B. 8 C. 9 D.6
Câu 13: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
A. Dung dịch đường B. Dung dịch rượu
C. Dung dịch muối ăn D. Dung dịch benzen trong ancol
Câu 14: Chất nào dưới đây không phải là chất điện li?
A. MgCl2 B .HClO3 C. C6H12O6 (glucozơ) D.Ba(OH)2
Câu 15: (KT1T-THPTLK-2012) Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất điện li
A. C6H12O6, NaCl, Fe2O3, NH4Cl B. K2SO4, CH3OH, HCOOH, LiOH
C. NaHCO3, HCl, CO2, Ba(OH)2 D. CH3COOH, KOH, NaHS, Al(OH)3
Câu 16:Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH,
HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, NH3 , H2S. Số chất
thuộc loại chất điện A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.
Dạng 3: So sánh độ dẫn điện
Câu 1: (KT1T-THPTLK-2012) Dung dịch nào dưới đây dẫn điện tốt nhất?
A. Dung dịch HCl 0,1M B. Dung dịch NaCl 0,1M
C. Dung dịch H2SO4 0,1M D. Dung dịch CH3COOH 0,1M
Câu 2: (HK-THPTLK-2012) Cho các dung dịch sau: (1) natri nitrat (2) kali sunfat (3)
axit axetic (4) ancol etylic đều có cùng nồng độ mol/l. Độ dẫn điện của chúng tăng dần
theo thứ tự sau:
A. (1); (2); (3); (4) B. (4); (3); (2); (1)
C. (4); (1); (3); (2) D. (4); (3); (1); (2)
Câu 3: Các dung dịch HCl, HBr, HF, HI có cùng nồng độ 0,2 M. Dung dịch nào dẫn
điện tốt nhất?
A. HCl B. HBr C. HI D. HF
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457
Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 8
Câu 4: Các dung dịch HCl, HBr, HF, HI có cùng nồng độ 0,4 M. Dung dịch nào dẫn
điện kém nhất?
A. HCl B. HBr C. HI D. HF
Câu 5: Dung dịch nào dưới đây dẫn điện tốt nhất?
A. NaCl 0,050 M B. NaCl 0,005 M C. NaCl 0,500 M D. NaCl 0,0055 M
Câu 6: Dung dịch nào dưới đây dẫn điện kém nhất?
A. NaCl 0,050 M B. NaCl 0,005 M C. NaCl 0,500 M D. NaCl 0,0055 M
Câu 7: Cho bốn dung dịch: NaCl, C2H5OH, CH3COOH, K2SO4 có cùng nồng độ
0,1M. Khả năng dẫn điện tăng dần theo thứ tự:
A. NaCl, C2H5OH, CH3COOH, K2SO4 B. C2H5OH, NaCl, CH3COOH, K2SO4
C. C2H5OH, CH3COOH, K2SO4, NaCl D. C2H5OH, CH3COOH, NaCl, K2SO4
Câu 8:Các dd sau đây có cùng nồng độ 1M, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất
A. NH4NO3 B. H2SO4 C. Ba(OH)2 D. Al2(SO4)3
Câu 9: Cho các dung dịch axit: CH3COOH, HCl, H2SO4 đều có nồng độ là 0,1M. Độ
dẫn điện của các dung dịch được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là
A. CH3COOH; HCl; H2SO4 B. CH3COOH, H2SO4, HCl.
C. HCl, CH3COOH, H2SO4. D. H2SO4, CH3COOH, HCl.
Câu 10: Có 4 dung dịch: natri clorua, rượu etylic, axit axetic, kali sunfat đều có nồng
độ 0,2 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong
các thứ tự sau:
A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4
B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4
C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl
D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4
Dạng 4: Phân loại chất điện li
Câu 1: (KT1T-THPTLK-2012) Dãy chất nào sau đây đều là chất điện li yếu?
A. K2CO3, HNO2, HClO B. H2CO3, Zn(OH)2, H2O
C. NaHCO3, CH3COOH, Mg(OH)2 D. HClO, KHSO4, HCOOH
Câu 2: Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất tan và điện li mạnh?
A. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4 B. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2
C. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3; D. KCl, H2SO4, H2O, CaCl2
Câu 3: Dãy nào sau đây đều gồm những chất điện li mạnh:
A. H2SO4,Na2SO4,Ba(OH)2,HgCl2 ,CH3COOH
B. FeCl3 ,Al(OH)3,Ca(NO3)2 ,HClO4 ,Mg(OH)2
C. NaH2PO4,HNO3,HClO,Fe2 (SO4)3 ,H2S
D. NaOH,CH3COONa ,HCl, MgSO4, Na2CO3
Câu 4: Cho các chất sau: NaCl, HCl, AgCl, NaOH, Ca(OH)2, C2H5OH, CH3COOH,
CH3COONa, CaCO3, BaCl2, BaSO4, HgCl2, HgI2, H2O
a. Số chất điện li mạnh là
A. 14 B. 11 C. 7 D. 6
b. Số chất điện li yếu là
A. 6 B. 7 C. 10 D. 14
c. Số chất không điện li là
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457
Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 9
A. 1 B. 3 C. 5 D. 7
Câu 5: Dãy gồm những chất điện li mạnh là
A. KOH, HCN, Ca(NO3)2. B. CH3COONa, HCl, NaOH.
C. NaCl, H2S, CH3COONa. D. H2SO4, Na2SO4, H3PO4
Câu 6: Dãy gồm các chất điện ly yếu là
A. CH3COONa, HBr, HCN. B. HClO, NaCl, CH3COONa.
C. HBrO, HCN, Mg(OH)2. D. H2S, HClO4, HCN.
Câu 7: Cho các chất sau: K3PO4, H2SO4, HClO, HNO2, NH4Cl, HgCl2, Sn(OH)2. Các
chất điện li yếu là:
A. HClO, HNO2, HgCl2, Sn(OH)2
.
B. HClO, HNO2, K3PO4, H2SO4
.
C. HgCl2, Sn(OH)2, NH4Cl, HNO2
.
D. HgCl2, Sn(OH)2, HNO2, H2SO4.
Câu 8: Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh?
A. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3 B. HNO3, H2SO4, KOH, K2SiO3
C. H2SO4, NaOH, Ag3PO4, HF D.Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl
Câu 9: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất điện li yếu:
A. HNO2, HF, H2SO3, CH3COOH. B. HCl, HF, NaCl, H2S
C. HF, HNO3, CH3COOH, H2O. D. HNO2, H2SO4, HClO, HClO4
Câu 10: Chất điện li mạnh là:
A. HOH B. C2H5OH C. NaOH D. Mg(OH)2
Câu 11: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu ?
A. H2S, H2SO3, H2SO4, NH3. B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO, NH3. D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Câu 12: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh ?
A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, NH3. B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
Dạng 5: Độ điện li (Nâng cao)
Câu 1:Công thức tính độ điện li là:
A. α = m chất tan / m dung dịch B. α =n điện li / n chất tan
C. α = n điện li / n dung dịch D. α =n điện li / n dung dịch
Câu 2: Cho các giá trị (1)α =0 (2)α=1 (3) 0<α<1 (4)0≤α<1 (5)0≤α<1
a. Các chất điện li mạnh có giá trị α nào ?
A. (2) B. (3) C. (4) D. (5)
b. Các chất điện li yếu có giá trị α nào?
A. (1) B. (3) C. (4) D. (5)
c. Chất không điện li có giá trị α nào ?
A. (1) B. (3) C. (4) D. Đáp án khác
Câu 3:Trong các yếu tố sau
(1)Nhiệt độ (2)Áp suất (3)Xúc tác
(4)Nồng độ chất tan (5)Diện tích tiếp xúc (6)Bản chất chất điện li
a.Yếu tố nào ảnh hưởng đến độ điện li ?
A. (1), (4),(6) B. (1),(3),(4),(6) C. (1),(2),(3),(5) D. (2),(4),(5),(6)
b. Yếu tố nào ảnh hưởng đến hằng số điện li?
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457
Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 10
A. (1),(2),(6) B. (1),(6) C. (1),(4),(6) D. (1),(2),(3),(4),(5),(6)
Câu 4:Khi pha loãng dung dịch CH3COOH 1M thành dung dịch CH3COOH 0,5M thì
A. Độ điện li tăng B. Độ điện li giảm
C. Độ điện li không đổi D. Độ điện li tăng 2 lần
Câu 5:Chọn câu phát biểu đúng:
A. Chỉ có hợp chất ion mới bị điện li khi hòa vào nước
B. Độ điện li α chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất điện li
C. Với chất điện li yếu, độ điện li α giảm khi nồng độ tăng
D. Độ điện li của chất điện li yếu có thể bằng 1
Câu 6:Cho dung dịch CH3COOH có cân bằng CH3COOH →← CH3COO- + H+
a. Khi pha loãng dung dịch thì độ điện li thay đổi như thế nào?
A. Tăng B. Giảm
C. Không đổi D. Tăng giảm tuỳ thuộc vào nồng độ HCl
b. Dung dịch chứa những ion nào?
A. CH3COOH, H+,CH3COO- B. H+,CH3COOH
C. H+,CH3COO- D. H2O,CH3COOH
c. Khi cho thêm HCl vào dung dịch thì độ điện li thay đổi như thế nào?
A. Tăng B. Giảm
C. Không đổi D. Tăng giảm tuỳ thuộc vào nồng độ HCl
d. Dung dịch bây giờ chứa những chất nào?
A. H+.CH3COOH,Cl- B. HCl,CH3COOH
C. H+,Cl-,CH3COO- D. H+,Cl-,CH3COO-
e. Khi cho nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch thì độ điện li thay đổi như thế
nào?
A. Tăng B. Giảm
C. Không đổi D. Tăng giảm tuỳ thuộc vào nồng độ HCl
f. Nếu hòa tan vào dung dịch này một ít CH3COONa thì nồng độ ion H+ sẽ:
A. Tăng B. Giảm
C. Không đổi D. Tăng giảm tuỳ thuộc vào nồng độ
CH3COONa
Câu 7. Độ điện li α của chất điện li phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây:
A. Bản chất của chất điện li
B. Bản chất của dung môi
C. Nhiệt độ của môi trường và nồng độ của chất tan.
D. A, B, C đúng.
Câu 8. Có 1 dung dịch chất điện li yếu. Khi thay đổi nồng độ của dung dịch (nhiệt độ
không đổi) thì:
A. α và K đều thay đổi. B. α và K đều không thay đổi.
C. α thay đổi; K không đổi. D. α không đổi; K thay đổi.
Câu 9. Có 1 dung dịch chất điện li yếu. Khi thay đổi nhiệt độ của dung dịch (nồng độ
không đổi) thì:
A. α và K đều thay đổi. B. α và K đều không thay đổi.
C. α thay đổi; K không đổi. D. α không đổi; K thay đổi.
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457
Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 11
Câu 9: Độ điện li phụ thuộc vào
A. bản chất các ion tạo thành chất điện li.
B. nhiệt độ, nồng độ, bản chất chất tan.
C. độ tan của chất điện li trong nước.
D. tính bão hòa của dung dịch chất điện li.
Câu 10: Độ điện li là tỉ số giữa số phân tử chất tan đã điện li và
A. chưa điện li.
B. số phân tử dung môi.
C. số mol cation hoặc anion.
D. tổng số phân tử chất tan.
Dạng 6: Liên hệ số mol giữa cac ion trong một dung dịch
Câu 1: Dung dịch X chứa : a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol NO3-. Biểu
thức nào sau đây biểu diễn mối quan hệ giữa a,b,c,d?
A. 2a+2b = c+d B. a+b = c+d C. a+b = 2c+2d D. 2a+c = 2b+d
Câu 2: Trong một cốc nước chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl–, và d mol HCO3–.
Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d
A. a + b = c + d B. 2a + 2b = c + d
C. 40a + 24b = 35,5c + 61d D. 2a + 2b = -c - d
Câu 3: Dung dịch X có chứa: a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl– và d mol NO3–,. Biểu
thức nào sau đây đúng?
A. 2a – 2b = c + d B. 2a + 2b = c + d
C. 2a + 2b = c – d D. a + b = 2c + 2d
Câu 4: Một dung dịch chứa a mol Na+, b mol Ca2+, c mol HCO3- và d mol NO3-. Biểu
thức liên hệ giữa a, b, c, d và công thức tổng số gam muối trong dung dịch lần lượt là
A. a + 2b = c + d và 23a + 40b + 61c + 62d.
B. a + b = c + d và 23a + 40b + 61c + 62d.
C. a + b = c + d và 23a + 40b – 61c – 62d.
D. a + 2b = c + d và 23a + 40b – 61c – 62d.
C. CÁC BÀI TOÁN CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO
Bài toán 1: Viết phương trình điện li
Bài 1: Cho các chất sau : HNO3, NaOH, H3PO4, K2CO3, H2S, Ba(OH)2, HClO, HNO2,
CH4, C2H5OH, NaCl, Cu(OH)2, Al(OH)3, đường saccarozơ ( C12H22O11), Cl2, HCl,
H2SO4, SO2. . Viết PTĐL của các chất điện li.
Bài 2 : Viết công thức của các chất mà khi điện li tạo ra các ion.
a. K+ và CO32- b. NH4+ và PO43- c. Al3+ và SO42-.
d. Fe3+ và Cl- e. Cu2+ và NO3- f. Ba2+ và OH-
g. H+ và SO42- h. Na+ và OH- k. H+ và Br-.
l. K+ và CrO42- m. Fe3+ và NO3- n. Mg2+ và MnO4-
o. Al3+ và SO42-
Bài 3: Viết PTĐL của các chất sau:
a. Axit mạnh: HNO3, HCl, H2SO4 .
b. Bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2.
c. Muối tan: CuSO4, BaCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4, Al(NO3)3, KMnO4, AgNO3,
Fe2(SO4)3, K3PO4, Na2SO3, CH3COONa
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457
Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 12
d. Axit yếu: H3PO4, HClO, HNO2, H2S, CH3COOH.
Bài 4: Viết phương trình điện li các chất sau đây (nếu có ) :
1. HClO4 2. Sr(OH)2 3. K3PO4 4. BaCl2 5. AgCl
6. Fe(OH)3 7. Al2(SO4)3 8. KMnO4 9. KOH 10. HNO3
11. BaSO4 12. CH3COONa
Bài toán 2: Tính nồng độ mol/l của ion tron dung dịch:
Loại 1: Chất điện li mạnh dựa vào tỉ lệ mol
I. Bài tập tự luận:
Câu 1: Tính nồng độ mol của cation và anion trong các dung dịch sau:
1. Na3PO4 0,1M
2. HNO3 0,02M
3. KOH 0,01 M
Câu 2: Hòa tan 0,585 g NaCl vào nước thành 0,5 lít dung dịch. Xác định nồng độ các
ion trong dung dịch thu được.
Câu 4: Tính [ion] các chất co trong dung dịch sau đây:
1. Dung dịch Ba(OH)2 0,01M.
2. Dung dịch H2SO4 0,2 M.
3. Dung dịch Cu(NO3)2 0,3 M.
4. Hòa tan 4,9g H2SO4 vào nước thu được 200 ml dung dịch.
5. Hòa tan 8,96 lit khí hidro clorua (đktc) vào nước được 250ml.
6. Hòa tan 12,5g CuSO4.5H2O vào nước thu được 500 ml dd.
7. Dung dịch HCl 7,3% ( d = 1,25 g/ml).
Câu 5: Tính thể tích dung dịch HCl 0,5 M chứa số mol H+ bằng số mol H+ có trong
0,3 lit dd HNO3 0,2M.
Câu 6: Tính thể tích dung dịch HCl 0,5 M chứa số mol H+ bằng số mol H+ có trong
300g dd H2SO4 1M ( d = 1,2g/ml).
Câu 7: Tính thể tích dung dịch KOH 1M chứa số mol OH- bằng số mol OH- có trong
0,2 lit dd NaOH 0,5M.
Bài 8: (Trộn dung dịch cùng chất tan)
1. Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch NaCl 10% pha trộn với 40 dung dịch gam NaCl
20% để thu được dung dịch NaCl có nồng độ là 18%.
2. Cần lấy bao nhiêu gam muối ăn có nồng độ 100% và bao nhiêu gam NaCl 5% pha
trộn với nhau để thu được 48 gam dung dịch NaCl có nồng độ là 24%.
3. Cần trộn 10 ml dung dịch NaOH 0,5M với bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M để
được dung dịch có nồng độ 0,8M.
4. Dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M pha trộn với bao nhiêu ml dung dịch NaOH 2M
để được dung dịch NaCl 1,2M.
5. Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 2,5M và bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 1M
pha trộn với nhau để thu đựợc 600 ml dung dịch H2SO4 1,5M .
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457
Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 13
6. Để pha được 500ml dung dịch NaCl 0,9M cần lấy V ml dung dịch NaCl 3 M pha
với nước cất?
7. Khi dùng 220 ml nước cất (D = 1g/ml) hòa tan với 110 ml H2SO4 (D = 1,84g/ml) thì
thu được dung dịch có khối lượng riêng bằng bao nhiêu?
8. Cần bao nhiêu lít axit H2SO4 (D = 1,84g/ml ) và bao nhiêu lít nước cất để thu được
9 lít dung dịch H2SO4 (D = 1,28g/ml)
9. Trộn 2 lít dd HCl 4M vào vào một lít dd HCl 0,5M. Tính nồng độ mol/l của các ion
trong dung dịch mới.
10. Trộn 2 thể tích H2SO4 0,2M với 3 thể tích dd H2SO4 0,5M. Tính nồng độ mol/l của
các ion trong dung dịch thu được.
11. Trộn lẫn 50ml dung dịch NaOH 5M với 200ml dung dịch NaOH 30% (D= 1,33
g/ml) . Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch thu được.
12. Trộn 10 ml dd HCl 36%(d=1,18g/ml) với 50 ml dd HCl 20%(d=1,1g/ml). Nồng độ
phần trăm dd mới thu đ
File đính kèm:
- CHHUYEN DE HAY GUI EM QUANG.pdf