Câu 1: Hợp chất có liên kết cộng hoá trị được gọi là
A. hợp chất phức tạp. B. hợp chất cộng hóa trị.
C. hợp chất không điện li . D. hợp chất trung hoà điện.
Câu 2: Liên kết cộng hóa trị tồn tại do
A. các đám mây electron. B. các electron hoá trị.
C. các cặp electron dùng chung. D. lực hút tĩnh điện.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 3: các liên kết hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 3: LIÊN LẾT HÓA HỌC
Câu 1: Hợp chất có liên kết cộng hoá trị được gọi là
A. hợp chất phức tạp. B. hợp chất cộng hóa trị.
C. hợp chất không điện li . D. hợp chất trung hoà điện.
Câu 2: Liên kết cộng hóa trị tồn tại do
A. các đám mây electron. B. các electron hoá trị.
C. các cặp electron dùng chung. D. lực hút tĩnh điện.
Câu 3: Tuỳ thuộc vào số cặp electron dùng chung tham gia tạo thành liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử mà liên kết được gọi là
A. liên kết phân cực, liên kết lưỡng cực, liên kết ba cực.
B. liên kết đơn giản, liên kết phức tạp.
C. liên kết ba, liên kết đơn, liên kết đôi.
D. liên kết xich ma, liên kết pi, liên kết đen ta.
Câu 4: Liên kết cộng hoá trị được hình thành do 2 electron của một nguyên tử và một orbitan tự do (trống) của nguyên tử khác thì liên kết đó được gọi là
A. liên kết cộng hóa trị không cực. B. liên kết cho – nhận.
C. liên kết cộng hóa trị có cực. C. liên kết hiđro.
Câu 5: Góc tạo thành giữa các liên kết cộng hóa trị được gọi là
A. góc cộng hóa trị . B. góc cấu trúc. C. góc không gian. D. góc hóa trị.
Câu 6: Liên kết hóa học giữa các ion được gọi là
A. liên kết anion – cation. B. liên kết ion hóa.
C. liên kết tĩnh điện. D. liên kết ion.
Câu 7: Liên kết ion khác liên kết cộng hóa trị do đặc tính
A. không định hướng và không bão hoà. B. bão hoà và không định hướng.
C. định hướng và không bão hoà. D. định hướng và bão hoà.
Câu 8: Liên kết kim loại được đặc trưng bởi
A. sự tồn tại mạng lưới tinh thể kim loại. B. tính dẫn điện.
C. các electron chuyển động tự do. D. ánh kim.
Câu 9: Sự tương tác giữa nguyên tử hiđro của một phân tử với một nguyên tố âm điện của phân tử khác dẫn đến tạo thành
A. liên kết hiđro giữa các phân tử. B. liên kết cho – nhận.
C. liên kết cộng hóa trị phân cực. D. liên kết ion.
Câu 10: Tính chất bất thường của nước được giải thích do sự tồn tại
A. ion hiđroxoni (H3O+). B. liên kết hiđro.
C. phân tử phân li. D. các đơn phân tử nước.
Câu 11: Nước có nhiệt độ sôi cao hơn các chất khác có công thức H2X (X là phi kim) là do
A. trong nước tồn tại ion H3O+. B. phân tử nước có liên kết cộng hóa trị.
C. oxi có độ âm điện lớn hơn X. D. trong nước có liên kết hiđro.
Câu 12: Chất có mạng lưới tinh thể nguyên tử có đặc tính
A. độ rắn không lớn và nhiệt độ nóng chảy cao.
B. độ rắn lớn và nhiệt độ nóng chảy thấp.
C. độ rắn lớn và nhiệt độ nóng chảy cao.
D. độ rắn không lớn và nhiệt độ nóng chảy thấp.
Câu 13: Chất có mạng lưới tinh thể phân tử có đặc tính
A. độ tan trong rượu lớn. B. nhiệt độ nóng chảy cao.
C. dễ bay hơi và hóa rắn. D. nhiệt độ nóng chảy thấp.
Câu 14: Chất có mạng lưới tinh thể ion có đặc tính
A. nhiệt độ nóng chảy cao. B. hoạt tính hóa học cao.
C. tan tốt. D. dễ bay hơi.
Câu 15: Liên kết hóa học trong phân tử Hiđrosunfua là liên kết
A. ion . B. cộng hoá trị. C. hiđro. D. cho – nhận.
Câu 16: Dãy nào trong số các dãy sau đây chỉ chứa các liên kết cộng hóa trị?
A. BaCl2 ; CdCl2 ; LiF. B. H2O ; SiO2 ; CH3COOH.
C. NaCl ; CuSO4 ; Fe(OH)3. D. N2 ; HNO3 ; NaNO3.
Câu 17: Dãy nào trong số các dãy hợp chất sau đây chứa các chất có độ phân cực của liên kết tăng dần?
A. NaBr; NaCl; KBr; LiF. B. CO2 ; SiO2; ZnO; CaO.
C. CaCl2; ZnSO4; CuCl2; Na2O. D. FeCl2; CoCl2; NiCl2; MnCl2.
Câu 18: Sự phân bố không đều mật độ electron trong phân tử dẫn đến phân tử bị
A. kéo dãn. B. phân cực. C. rút ngắn. D. mang điện.
Câu 19: Điện tích quy ước của các nguyên tử trong phân tử, nếu coi phân tử có liên kết ion được gọi là
A. điện tích nguyên tử. B. số oxi hóa.
C. điện tích ion. D. cation hay anion.
Câu 20: Tính chất vật lí của Cu gây ra bởi
A. độ dẫn điện cao. B. vị trí của Cu trong bảng HTTH.
C. liên kết kim loại . D. liên kết cộng hóa trị phân cực.
Câu 21: Trong phân tử nitơ, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết:
A. cộng hóa trị không có cực. B. ion yếu.
C. ion mạnh. D. cộng hóa trị phân cực.
Câu 22: Hóa trị của nitơ trong các chất: N2, NH3, N2H4, NH4Cl, NaNO3 tương ứng là
A. 0, -3, -2, -3, +5. B. 0, 3, 2, 3, 5. C. 2, 3, 0, 4, 5. D. 3, 3, 3, 4, 4.
Câu 23: Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết
A. cộng hóa trị phân cực. B. cộng hóa trị không phân cực.
C. cho – nhận. D. ion.
Câu 24: Liên kết trong phân tử HCl là liên kết
A. cộng hóa trị phân cực. B. cộng hóa trị không phân cực.
C. cho – nhận. D. ion.
Câu 26: Cho tinh thể các chất sau: iod (1), kim cương (2), nước đá (3), muối ăn (4), silic (5). Tinh thể nguyên tử là các tinh thể
A. (1), (2), (5). B. (1), (3), (4). C. (2), (5). D. (3), 4).
Câu 27: Hình dạng của phân tử CH4, H2O, BF3 và BeH2 tương ứng là
A. tứ diện, gấp khúc, tam giác, thẳng. B. tứ diện, tam giác, gấp khúc, thẳng.
C. tứ diện, thẳng, gấp khúc, tam giác. D. tứ diện, thẳng, tam giác, gấp khúc.
Câu 29: Anion X2- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Bản chất liên kết giữa X với hiđro là
A. cộng hóa trị phân cực. B. cộng hóa trị không phân cực.
C. cho – nhận. D. ion.
Câu 30: Độ âm điện của nitơ bằng 3,04; của clo là 3,16 khác nhau không đáng kể nhưng ở điều kiện thường khả năng phản ứng của N2 kém hơn Cl2 là do
A. Cl2 là halogen nên có hoạt tính hóa học mạnh.
B. điện tích hạt nhân của N nhỏ hơn của Cl.
C. N2 có liên kết ba còn Cl2 có liên kết đơn.
D. trên trái đất hàm lượng nitơ nhiều hơn clo.
Câu 31 (B-07): Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol (rượu) etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
A. T, Z, Y, X. B. T, X, Y, Z. C. Z, T, Y, X. D. Y, T, X, Z.
File đính kèm:
- Chuyen de 3 Lien ket hoa hoc.doc