1: Các cặp oxi hóa khử sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các cation kim loại:
Al3+/Al; Fe2+/Fe; Pb2+/Pb; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Hg2+/Hg.
Trong các kim loại ở trên, kim loại tác dụng được với dung dịch muối sắt (III) tạo thành sắt kim loại là:
A. Al, Fe, Pb, Cu. B. Hg. C. Al, Pb, Cu. D. Al.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : các bài tập đại cương về kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ : ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
1: Các cặp oxi hóa khử sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các cation kim loại:
Al3+/Al; Fe2+/Fe; Pb2+/Pb; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Hg2+/Hg.
Trong các kim loại ở trên, kim loại tác dụng được với dung dịch muối sắt (III) tạo thành sắt kim loại là:
A. Al, Fe, Pb, Cu. B. Hg. C. Al, Pb, Cu. D. Al.
2: So với các nguyên tử của các nguyên tố phi kim thuộc cùng một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố kim loại dễ nhường electron để tạo thành ion dương hơn. Đó là do nguyên tử kim loại có:
A. Bán kính lớn hơn, số electron lớp ngoài cùng ít hơn, lực liên kết với hạt nhân của những electron lớp ngoài cùng yếu hơn.
B. Bán kính lớn hơn, số electron lớp ngoài cùng nhiều hơn, lực liên kết với hạt nhân của những electron lớp ngoài cùng mạnh hơn.
C. Bán kính nhỏ hơn, số electron lớp ngoài cùng ít hơn, lực liên kết với hạt nhân của những electron lớp ngoài cùng mạnh hơn.
D. Bán kính nhỏ hơn, số electron lớp ngoài cùng nhiều hơn, lực liên kết với hạt nhân của những electron lớp ngoài cùng mạnh hơn.
3: Kim loại có những tính chất vật lý chung, quan trọng hơn cả là: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. Đó là do trong tinh thể kim loại có:
A. Các hạt mang điện chuyển động tự do. B. Các ion dương chuyển động tự do.
C. Các electron chuyển động tự do. D. Các proton chuyển động tự do.
4: Cho một ít bột Đồng vào dung dịch Fe(NO3)3 lấy dư, đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X. Thêm dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, ta thu được dung dịch Y. Các muối trong dung dịch Y là:
A. AgNO3, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2. B. AgNO3, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3.
C. AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. D. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.
5: Cho các kim loại: Cu; Al; Fe; Ag. Chiều tăng dần tính dẫn điện của kim loại (từ trái sang phải) là:
A. Fe, Cu, Al, Ag. B. Al, Fe, Ag, Cu. C. Fe, Al, Ag, Cu. D. Fe, Al, Cu, Ag.
6: Vị trí của một số cặp oxi hóa-khử theo chiều tính khử giảm dần từ trái sang phải được sắp xếp như sau:
Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/ Ag, Cl2/2Cl-.
Trong các chất sau: Cu, AgNO3, Cl2. Chất nào tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2:
A. Cu, AgNO3, Cl2. B. AgNO3, Cl2. C. Cl2. D. Cu, AgNO3.
7: Cho một mẩu Đồng vào dung dịch AgNO3 dư, thu được dung dịch X. Nhúng thanh sắt vào dung dịch X cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh sắt ra thu được dung dịch Y. Dung dịch Y gồm:
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)2; Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2; AgNO3.
8: Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại:
A. Tính có ánh kim. B. Tính dẫn điện. C. Tính dẫn nhiệt. D. Nhiệt độ nóng chảy.
9: Để bảo vệ thép, người ta tráng lên bề mặt thép một lớp thiếc mỏng. Phương pháp chống ăn mòn kim loại trên là phương pháp:
A. Cách li. B. Tạo hợp kim không gỉ. C. Điện hóa. D. Dùng chất kìm hãm.
10: Phương pháp thủy luyện được sử dụng nhiều để điều chế kim loại trong phòng thí nghiệm. Dùng phương pháp đó có thể điều chế được:
A. Các kim loại có tính khử trung bình và yếu. B. Các kim loại mà ion dương của nó có tính oxi hóa yếu.
C. Các kim loại kiềm và kiềm thổ. D. Các kim loại mà cặp oxi hóa khử của nó đứng trước cặp Zn2+/Zn.
11: Những kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện:
A. Fe, Al, Cu, Sn. B. Al, Mg, Fe, Zn. C. Fe, Pb, Cu, Ni. D. Na, Ca, Ba, K.
12: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá:
A. Thép để trong không khí khô. B. Kẽm trong dung dịch H2SO4 loãng.
C. Sắt cháy trong không khí. D. Vỏ tầu biển bằng thép ngâm trong nước biển.
13: Cho các dãy kim loại sau, dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính khử (từ trái qua phải):
A. Sn, Al, Zn, Mg, Ca. B. Al, Fe, Zn, Ca, Mg. C. Fe, Al, Zn, Ca, Mg. D. Fe, Zn, Al, Mg, Ca.
14: Có bao nhiêu cách chống ăn mòn kim loại:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
15: Trường hợp nào sau đây có quá trình ăn mòn hoá học xảy ra:
A. Để một đồ vật bằng gang ngoài không khí ẩm. B. Các chi tiết, thiết bị của động cơ đốt trong.
C.Tấm lợp bằng tôn bị xây xát và tiếp xúc với không khí ẩm. D. Vỏ tàu biển bằng thép ngâm trong nước biển.
16: Tiến hành một thí nghiệm như sau: Cho viên kẽm kim loại vào một cốc thủy tinh chứa dung dịch H2SO4 loãng. Thêm vào cốc thủy tinh vài giọt dung dịch CuSO4 (có màu xanh) thì thấy dung dịch trong cốc mất màu xanh, viên kẽm tan ra nhanh hơn, đồng thời bọt khí thoát ra mạnh hơn. Đó là do trong cốc thủy tinh đã xảy ra hiện tượng:
A. ăn mòn điện hóa. B. ăn mòn hóa học. C. ăn mòn kim loại. D. điện phân dung dịch.
17: Trong công nghiệp Na, K và Ca được sản xuất bằng phương pháp:
A. Nhiệt luyện. B. Điện phân. C. Điện phân nóng chảy. D. Thuỷ luyện.
18: Tính chất hoá học chung của kim loại là:
A. Dễ bị khử. B. Có tính oxi hoá. C. Dễ bị oxi hoá
D. Dễ nhận các electron tạo thành các ion.
19: Cho biết thứ tự các cặp oxi hoá khử như sau: Zn2+/Zn, Fe2+/Fe, Ni2+/Ni, Cu2+/Cu, Ag+/Ag. Kim loại nào có thể khử được Fe2+ về Fe:
A. Zn. B. Ni. C. Cu. D. Ag.
20: Để thu được Ag tinh khiết có lẫn tạp chất là Cu ta có thể ngâm hỗn hợp hai kim loại đó vào dung dịch:
A. CuCl2. B. AgNO3. C. Fe(NO3)2. D. HgSO4.
21: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là:
A. Oxi hoá các kim loại. B. Khử các ion kim loại thành kim loại tự do.
C. Oxi hoá các ion kim loại thành kim loại tự do. D. Điện phân các hợp chất của kim loại.
22: Một miếng kim loại vàng có bám một ít sắt trên bề mặt, ta có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ tạp chất sắt ra khỏi vàng:
A. H2SO4 đặc nguội. B. HNO3 đặc nguội. C. Fe2(SO4)3 dư. D. NaOH dư.
23: Cho các chất sau: Fe, Mg, Cu, ZnSO4, AgNO3, CuCl2. Số cặp chất tác dụng với nhau là:
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
24: 1. Cho bốn kim loại Al, Fe, Pb, Cu và bốn dung dịch muối là: Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, MgCl2, AgNO3. Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dung dịch trên:
A. Không có kim loại nào. B. Al. C. Pb. D. Fe.
2. Cho bốn dung dịch muối sau: ZnCl2, AgNO3, CuSO4, FeCl2. Kim loại nào sau đây tác dụng được với cả bốn dung dịch trên:
A. Al. B. Ni. C. Ag. D. Zn.
25: Có một số kết luận sau đây:
Kim loại càng về bên trái thì càng hoạt động (càng dễ bị oxi hoá); các ion của kim loại đó có tính oxi hoá càng yếu (càng khó bị khử).
Kim loại đặt bên trái đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối.
Kim loại không tác dụng với nước đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối.
Kim loại đặt bên trái hiđro đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit không có tính oxi hoá.
Chỉ những kim loại đầu dãy mới đẩy được hiđro ra khỏi nước.
Các kết luận đúng là:
A. 1, 3, 4. B. 1, 3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 1,2, 4.
26: Cho bột Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư được dung dịch X. Cho dd HNO3 loãng dư vào dung dịch X thì:
A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Có khí không màu thoát ra.
C. Có khí không màu thoát ra và hóa nâu trong không khí. D. Có khí màu nâu thoát ra.
27: Biết thứ tự sắp xếp các cặp oxi hóa khử như sau:
Mg2+/Mg, Zn2+/Zn, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag.
1. Có bao nhiêu kim loại có khả năng khử được Fe3+ về Fe2+:
A. 1. B. 2. C. 3. D.4.
2. Có bao nhiêu kim loại đẩy được Fe ra khỏi dung dịch Fe3+:
A. 3. B. 2. C. 5. D.4.
28: Điện phân dung dịch gồm AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)3 với điện cực trơ. Các kim loại lần lượt thu được tại Catot theo thứ tự:
A. Ag - Fe -Cu. B. Ag - Cu -Fe. C. Fe - Ag - Cu. D. Fe - Cu - Ag.
29: 1. Điện phân dung dịch gồm NaCl, AgNO3, CuCl2. Thứ tự điện phân ở Catot là:
A. Na+-H2O-Cu2+-Ag+. B. Ag+-Cu2+-H2O. C. Ag+-Cu2+-Na+-H2O. D. H2O-Ag+-Cu2+-Na+.
2. Điện phân dung dịch có chứa các ion: Fe3+, Cu2+, Fe2+, Cl-, H+ bằng dòng điện một chiều. Thứ tự các ion bị khử ở Catot theo chiều từ trái sang phải là:
A. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Cl-, H+. B. Cu2+, Fe2+, Fe3+, H+. C. Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+. D. H+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
30: Để tách kim loại Ag ra khỏi hỗn hợp bột gồm ba kim loại Ag, Fe, Cu mà không làm thay đổi khối lượng của Ag có thể dùng hoá chất nào sau đây:
A. dd HCl. B. dd CuCl2. C. dd AgNO3. D. dd FeCl3.
31: Phương trình nào dưới đây biểu thị đúng sự bảo toàn điện tích:
A. Cu2+ + 2e = 2Cu+. B. Cu2+ + 2e = 2Cu2+. C. Cu2+ + 2e = Cu. D. Cu2+ - 2e = Cu.
32: Kim loại có những tính chất vật lí chung nào:
A. Tính dẻo, Nhiệt độ nóng chảy, Dẫn điện, Dẫn nhiệt. B. Tính cứng, Có ánh kim, Dẫn điện, Dẫn nhiệt.
C. Nhiệt độ nóng chảy, Tính cứng, Dẫn nhiệt, ánh kim. D. Tính dẻo, Ánh kim, Dẫn điện, Dẫn nhiệt.
33: Độ dẫn điện của kim loại phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây:
A. Pha bề mặt hay pha thể tích. B. Bản chất của kim loại. C. Nhiệt độ của kim loại. D. Cả ba đáp án A, B, C.
34: Khi điện phân dung dịch CuSO4 với Anốt bằng Cu thấy màu xanh của dung dịch muối đồng không thay đổi. Hiện tượng đó là do:
A. Lượng Cu vừa tạo thành ở Catot lại tan ngay.
B. Qúa trình điện phân thực chất là qúa trình điện phân nước.
C. Không xảy ra qúa trình điện phân.
D. Lượng Cu bám vào ở Catot bằng lượng tan ra ở Anot trong qúa trình điện phân.
35: Môt mảnh kim loại X được chia thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dung với Cl2 ta được muối B. Phần 2 tác dụng với HCl ta được muối C. Cho kim loại tác dụng với dung dịch muối B ta lại được muối C. Vậy X là:
A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Mg.
36: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng (không được dùng thêm bất cứ chất nào khác kể ca quỳ tím, nước nguyên chất) có thể nhận biết được những kim loại nào:
A. Cả 5 kim loại. B. Ag, Fe. C. Ba, Al, Ag. D. Ba, Mg, Fe, Al.
37: Hòa tan hoàn toàn 10gam hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Biết axit phản ứng đồng thời với cả hai kim loại. Giá trị m là:
A. 17,1 gam. B. 24,2 gam. C. 22,4 gam. D. 27,1 gam.
38: Hoà tan hoàn toàn 0,45 gam một kim loại M vào dung dịch HNO3 thu được 0,14 lít khí N2O duy nhất (đktc). M là kim loại nào:
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Al.
39: Hòa tan hoàn toàn m gam bột sắt sạch trong dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc lấy phần rắn, rửa sạch bằng nước cất, sấy khô, cân nặng 1,08 gam. Giá trị của m là:
A. 0,56 gam. B. 0,1867 gam. C. 0,28 gam. D. 1,68 gam.
40: Hoà tan hoàn toàn m gam bột Cu kim loại vào dung dịch HNO3 đặc dư thu được 0,896 lít khí mầu nâu đỏ. Giá trị của m là:
A. 3,84 gam. B. 1,7067 gam. C. 2,56 gam. D. 1,28 gam.
41: Hòa tan hết 11,61 gam hỗn hợp bột kim loại Mg, Al, Zn, Fe bằng 500ml dung dịch hỗn hợp axit HCl 1,5M và H2SO4 0,45M (loãng) thu được dung dịch X và 13,44 lít khí H2 (đktc). Cho rằng các axit phản ứng đồng thời với các kim loại. Tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
A. 38,935 gam. B. 59,835 gam. C. 38,395 gam. D. 40,935 gam.
42: Ngâm một thanh Zn vào một cốc thủy tinh chứa 50ml dung dịch Cu(NO3)2 0,05M đến khi dung dịch trong cốc mất hẳn màu xanh, thì khối lượng thanh Zn sau phản ứng sẽ:
A. giảm 0,0025 gam so với ban đầu. B. tăng 0,0025 gam so với ban đầu.
C. giảm 0,1625 gam so với ban đầu. D. tăng 0,16 gam so với ban đầu.
43: Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột kim loại Mg, Al, Zn bằng 500ml dung dịch hỗn hợp axit HCl 1M và H2SO4 0,3M (loãng) thu được dung dịch X và 8,96 lít khí H2 (đktc). Cho rằng các axit phản ứng đồng thời với các kim loại. Tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
A. 38,93 gam. B. 39,89 gam. C. 38,39 gam. D. 40,93 gam.
44: Nhúng bản kẽm và bản sắt vào cùng một dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc hai bản kim loại ra thì trong dung dịch thu được nồng độ mol của kẽm sunfat bằng 2,5 lần của sắt sunfat. Mặt khác khối lượng của dung dịch giảm 0,11gam. Khối lượng đồng bám trên mỗi kim loại là:
A. 1,28 gam và 3,2 gam. B. 6,4gam và 1,6 gam. C. 1,54 gam và 2,6 gam. D. 8,6 gam và 2,4 gam.
45: Hoà tan 3,28 gam hỗn hợp muối CuCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch X có mầu xanh. Nhúng vào X một thanh Mg và khuấy đều cho đến khi mầu xanh của dung dịch biến mất. Lấy thanh Mg ra cân lại, thấy khối lượng tăng thêm 0,8 gam. Cô đặc dung dịch đến khan thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 1,15gam. B. 1,43 gam. C. 2,43 gam. D. 4,13 gam.
46: Ngâm một đinh sắt sạch trong 100ml dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô, cân thấy khối lượng đinh sắt tăng lên 0,8 gam. Dung dịch CuSO4 ban đầu có nồng độ là:
A. 0,5M. B. 1M. C. 0,1M D. 0,05M.
47: Hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp. Lấy 4,25 gam hỗn hợp, hòa tan hoàn toàn vào H2O, thu được dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,5M và H2SO4 0,5M. Hai kim loại đó là:
A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. Rb, Cs.
48: Nung 11,2 gam Fe và 26 gam Zn với một lượng lưu huỳnh lấy dư. Sản phẩm của phản ứng được hoà tan hoàn toàn trong dung dịch axit HCl. Khí tạo ra được dẫn vào dung dịch CuSO4. Thể tích dung dịch CuSO4 10% (d=1,1gam/ml) cần dùng để hấp thụ hết khí sinh ra là:
A. 500,6 ml. B. 376,36 ml. C. 872,73 ml. D. 525,25 ml.
49: Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 (d=1,25gam/ml). Sau khi điện phân, khối lượng dung dịch giảm 8gam. Mặt khác, để làm kết tủa hết lượng CuSO4 còn lại chưa bị điện phân cần 1,12 lít H2S (đktc). Nồng độ % và nồng độ mol/lit của dung dịch CuSO4 trước khi điện phân là:
A. 9,6% và 0,75M. B. 50% và 0,75M. C. 20% và 0,75M. D. 30% và 0,75M.
50: Cho m gam hỗn hợp X gam Zn, Fe và Mg vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Thêm tiếp KNO3 dư vào dung dịch Y thì thu được 0,672 lít khí NO duy nhất (đktc). Khối lượng Sắt có trong m gam hỗn hợp X là:
A. 1,68 gam B. 3,36 gam C. 5,04 gam D. 6,72 gam.
51: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp 4 kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Cho rằng axit phản ứng đồng thời với 4 kim loại. Giá trị m là:
A. 34,2 gam. B. 58,4 gam. C. 44,8 gam. D. 54,2 gam.
52: Chia 2,29 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Zn, Mg, Al. thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl tạo ra 1,456 lít H2 (đktc) và tạo ra m gam hỗn hợp muối clorua.
- Phần 2 bị oxi hoá hoàn toàn thu được m’ gam hỗn hợp 3 oxit.
Khối lượng m có giá trị là:
A. 4,42 gam. B. 3,355 gam. C. 2,21 gam. D. 5,76 gam.
Khối lượng m’ là:
A. 2,185 gam. B. 4,37 gam. C. 6,45 gam. D. 4,15 gam.
53: Nhiệt phân hoàn toàn muối R(NO3)2 thu được 8 gam oxit kim loại và 5,04 lít hỗn hợp khí X. Khối lượng của hỗn hợp khí X là 10 gam. Công thức của oxít và muối là:
A. Fe(NO3)2, Fe2O3. B. Fe(NO3)2, FeO. C. Cr(NO3)2, Cr2O3. D. Fe(NO3)2, Fe3O4.
54: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, H2 và hơi H2O (gọi là khí than ướt). Sau khi loại bỏ hoàn toàn CO2 và hơi H2O ta được hỗn hợp khí Y. Toàn bộ lượng khí Y vùa đủ khử hết 4,8 gam Fe2O3 thành Fe kim loại và tạo thành 1,08 gam H2O. Phần trăm thể tích CO trong hỗn hợp khí Y là:
A. 66,67%. B. 25,00%. C. 33,33%. D. 50,00%.
55: Cho 1,53 gam hỗn hợp Mg, Cu, Zn vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448 ml (đktc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng rồi nung khan trong chân không sẽ thu được một chất rắn có khối lượng là:
A. 2,95 gam. B. 3,9 gam. C. 2,24 gam. D. 1,885 gam.
56: Hoà tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng axit HCl dư thu được khí X và 2,54 gam chất rắn Y. Biết trong hợp kim này khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg. Thể tích khí X là:
A. 7,84 lít. B. 5,6 lít. C. 5,8 lít. D. 6,2 lít.
57: Thổi một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm: CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng, luồng khí thoát ra được sục vào nước vôi trong dư, thấy có 15 gam kết tủa trắng. Sau phản ứng, chất rắn trong ống sứ có khối lượng 215 gam. Khối lượng m gam của hỗn hợp oxit ban đầu là:
A. 217,4 gam. B. 249 gam. C. 219,8 gam. D. 230 gam.
58: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại hoạt động X1, X2 có hoá trị 2. Chia 4,04 gam X thành hai phần bằng nhau:
Phần 1 tan hoàn toàn trong dung dịch loãng chứa 2 axit HCl và H2SO4 tạo ra 1,12 lít H2 (đktc).
Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 và chỉ tạo ra khí NO duy nhất.
Thể tích khí NO thoát ra ở đktc là:
A. 0,747 lít. B. 1,746 lít. C. 0,323 lít. D. 1,494 lít.
Khối lượng hỗn hợp muối nitrat ở phần 2 là:
A. 2,18 gam. B. 4,22 gam. C. 4,11 gam. D. 8,22 gam.
59: Cho 19,2 gam kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch thu được ta được một kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi ta được m gam chất rắn:
Kim loại M là:
A. Mg. B. Al. C. Cu. D. Fe.
Khối lượng m gam chất rắn là:
A. 24 gam. B. 24,3 gam. C. 48 gam. D. 30,6 gam.
60: Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là:
A. Mg. B. Fe. C. Ca. D. Al.
File đính kèm:
- DAICUONG KIMLOAI.doc