LHD1: Phát biểu nào dưới dây không đúng?
A. Nguyên tử là một hệ thống trung hoà về điện
B. Trong nguyên tử hạt nơtron và hạt proton có khối lượng xấp xỉ nhau
C. Trong một nguyên tử,biết số proton có thể suy ra số nơtron
D. Trong một nguyên tử, nếu biết số proton có thể suy ra số electron.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÁ HỌC BÀI TẬP MỞ RỘNG CHO CÁC CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP
VÔ CƠ Th.S Lê Hữu Dũng - ĐT: 0915 978897. Email: hoangdung0408@yahoo.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chuyên đề: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
LHD1: Phát biểu nào dưới dây không đúng?
A. Nguyên tử là một hệ thống trung hoà về điện
B. Trong nguyên tử hạt nơtron và hạt proton có khối lượng xấp xỉ nhau
C. Trong một nguyên tử,biết số proton có thể suy ra số nơtron
D. Trong một nguyên tử, nếu biết số proton có thể suy ra số electron.
LHD2: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron & các elechtron.
B. Hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt protron & nơtron.
C. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt elêctron.
D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử .
LHD3: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi.
A. Các hạt electron và proton B. Các hạt proton C.Các hạt proton và hạt notron D. Các hạt electron.
LHD4: Các đồng vị của nguyên tố hoá học được phân biệt bởi yếu tố nào dưới đây?
A. Số nơtron. B. Số electron hoá trị. C. Số proton. D. Số lớp electron.
LHD5: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Khối lượng nguyên tử vào khoảng 10-26kg.
B. Khối lượng hạt proton xấp xỉ khối lượng hạt notron.
C. Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử.
D. Trong nguyên tử, khối lượng electron bằng khối lượng protron.
LHD6: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.
B. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất
C. Electron ở obitan 4p có mức năng lượng thấp hơn electron ở obitan 4s.
D. Các electron trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhau.
LHD7: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Số khối là số nguyên. B. Số khối bằng tổng số hạt proton & hạt notron. C. Số khối kí hiệu là A.
D. Số khối bằng hoặc xấp xỉ khối lượng của hạt nhân nguyên tử tính ra u (đvC).
LHD8: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo tròn.
B. Các electron trong cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
D. Các electron chuyển động không theo quỹ đạo xác định.
D. Các electron trong cùng một lớp electron có mức năng lượng gần bằng nhau.
LHD9: Bảng tuần hoàn hiện nay không sắp xếp theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn.
B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử .
C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
LHD10: Giá trị nào sau đây không luôn luôn bằng số thứ tự của nguyên tố tương ứng?
A. Số điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Số hạt proton của nguyên tử.
C. Số hạt nơtron của nguyên tử. D. Số hạt electron của nguyên tử.
LHD11: Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng:
A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hoá trị. D. số electron lớp ngoài cùng.
LHD12: Số thứ tự của chu kì bằng
A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hoá trị. D. số electron lớp ngoài cùng.
LHD13: Mỗi chu kì bắt đầu từ một loại nguyên tố nào và kết thúc ở loại nguyên tố nào?
A. kim loại kiềm và Halogen. B. kim loại kiềm thổ và khí hiếm.
C. kim loại kiềm và khí hiếm. D. kim loại kiềm thổ và Halogen.
LHD14: Yếu tố nào sau đây không biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn?
A. Bán kính nguyên tử. B. Tính chất của nguyên tố.
C. Thành phần đơn chất và hợp chất. D. Tính chất của đơn chất và hợp chất.
LHD15: 1. Nhóm là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng
A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hoá trị. D. số electron lớp ngoài cùng
2. Số thứ tự của nhóm A được xác định bằng
A. Số electron độc thân. B. số electron thuộc lớp ngoài cùng. C. số electron của hai phân lớp là (n-1)d và ns.
D. có khi bằng số electron lớp ngoài cùng, có khi bằng số electron của hai phân lớp là (n-1)d và ns.
LHD16: Bán kính nguyên tử của dãy nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải?
A. Li, Na, Rb, K, Cs. B. B, C, N, O, F. C. Mg2+, Na+, Ne, F-, O2-. D. S2-, Cl-, Ar, K+, Ca2-.
LHD17: Hợp chất với H của nguyên tố R nhóm A có công thức RH2. Oxit cao nhất của R chứa 60% oxi về khối lượng. R là: A. Mg. B. Ca. C. S. D. Se.
LHD18: Vị trí của nguyên tố X có Z= 23 trong hệ thống tuần hoàn là:
A. ô 23, chu kì 4, nhóm IIIA. B. ô 23, chu kì 4, nhóm VB.
C. ô 23, chu kì 3, nhóm IIIA. D. ô 23, chu kì 3, nhóm IIIB.
LHD19: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
1-Bán kính nguyên tử tăng đều từ trên xuống dưới trong cùng một cột (nhóm A cũng như nhóm B).
2-Bán kính nguyên tử giảm dần từ trái qua phải trong cùng một chu kì.
3-Trong cùng một chu kì, bán kính nguyên tử lớn nhất với nhóm IA ( kim loại kiềm).
4-Bán kính nguyên tử càng lớn, độ âm điện càng nhỏ.
A. chỉ có 1,2 đúng. B. chỉ có 2,3,4 đúng. C. chỉ có 1,2,3 đúng. D. 1,2,3,4 đúng.
LHD20: Chọn mệnh đề sai: Trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, đi từ trái sang phải:
A. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. B. Độ âm điện giảm dần.
C. Hoá trị cao nhất đối với oxi tăng dần từ 1 đến 7. D. Hoá trị đối với hiđro tăng dần từ 1 đến 4.
LHD21: Chọn mệnh đề đúng:
Trong cùng một phân nhóm chính nhóm A, số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất oxit cao nhất:
A. tăng dần từ trên xuống dưới. B. Số oxi hóa luôn không đổi và bằng số thứ tự nhóm.
C. Một kết luận khác. D. Số oxi hoá gim dần từ trên xuống dưới.
LHD22: Chọn mệnh đề sai. Trong cùng một chu kì đi từ trái sang phi:
A. Bán kính nguyên tử không đổi. B. Bán kính nguyên tử gim dần.
C. Độ âm điện tăng dần. D. Tính kim loại gim dần.
LHD23: Nguyên tử của nguyên tố X được cấu tạo bởi 36 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện. Cấu hình electron của Y là
A. 1s22s22p6 B. 1s22s22p63s2 C. 1s22s22p62d2 D. 1s22s22p63s13p1
LHD24: X và Y là hai nguyên tố cùng một phân nhóm và hai chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số các hạt mang điện trong nguyên tử X và Y là 52. Số thứ tự của X và Y trong bảng tuần hoàn là:
A. 16 và 8. B. 17 và 9. C. 9 và 27. D. 8 và 26.
LHD25: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt ( p, n, e) là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. 1s22s22p63s23p64s2 B. 1s22s22p63s23p63d104s24p5
C. 1s22s22p63s23p5 D. 1s22s22p63s23p63d104s1
LHD26: Tổng số hạt proton, notron, electron, trong 1 nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. X là nguyên tố nào dưới đây?
A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Al.
LHD27: Oxit B có công thức X2O. Tổng số hạt cơ bản (p,n,e) trong B là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. B là chất nào dưới đây?
A. Na2O. B. K2O. C. Cl2O. D. N2O.
LHD28: Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt.Số khối của X là giá trị nào dưới đây?
A. 98. B. 106. C. 108. D. 110.
LHD29: Tổng số hạt proton , notron , electron trong phân tử MX3 là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt (p,n, e) trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16. M và X lần lượt là:
A. Al và Br. B. Cr và Cl. C. Al và Cl. D. Cr và Br.
LHD30: Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện trong hạt nhân lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện dương. Kết luận nào dưới đây không đúng với Y?
A. Y là nguyên tố phi kim B. Y có số khối bằng 35
C. Điện tích hạt nhân của Y là +17 D. Trạng thái cơ bản Y có 3 electron độc thân.
File đính kèm:
- trac nghiem phan hethong tuan hoan mo rong1.doc