I. Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
+ Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.
+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc ).
Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
Chia làm 3 chặng
*1945- 1954:
- 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu )
- Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6766 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa yêu nước giai đoạn 1945 – 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
+ Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.
+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).
Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
Chia làm 3 chặng
*1945- 1954:
- 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…)
- Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.
- Thể loại:
· Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…)
· Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…)
· Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…)
* 1955 - 1964:
- Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan…
- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.
· Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…)
· Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…)
· Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)
- Kịch nói: một số tác phẩm được dư luận chú ý.
* 1965 - 1975:
- Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi:
· Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)
· Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)
· Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc
o Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.
o Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận
o Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…
· Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.
Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật.
3. Những đặc điểm cơ bản
3.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước –> Đặc điểm bản chất của văn học từ năm 1945- 1975.
+ Mô hình nhà văn - chiến sĩ
+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
+ Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc> văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc.
3.2. Nền văn học hướng về đại chúng
+ Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác.
+ Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng…
+ Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng.
3.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975.
+ Khuynh hướng sử thi:
- Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
- Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
+ Cảm hứng lãng mạn:
- Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.
- Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.
- Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975.
II - Chủ nghĩa yêu nước :
1. Khái niệm
- Yêu nước là "một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các quốc gia biệt lập".Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, tư tưởng yêu nước phát triển thành chủ nghĩa yêu nước.
- Chủ nghĩa yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, tình cảm xã hội.
- Chủ nghĩa yêu nước thực chất là tình yêu nước
- Nội dung chính của chủ nghĩa yêu nước là tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc.
- Chủ nghĩa yêu nước không đồng nhất với chủ nghĩa dân tộc.
2. Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước :
- Ý thức độc lập,tự chủ ,tự cường , tự hào dân tộc
- Lòng căm thù giặc,tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù
- Tự hào trước chiến công thời đại
- Tự hào trước những truyền thống lịch sử
- Biết ơn , ca ngợi, tự hào những người hi sinh vì đất nứơc- anh bộ đội , những người lính ,chú bé đưa thư,……
- Tình yêu quê hương ,đất ứơc
- Tình yêu thiên nhiên đất nước.
3.Đặc điểm của chủ nghĩa yêu nước
- Do hoàn cảnh lịch sử, đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa quật khởi nhưng đều bị đàn áp đẫm máu.
-> Nội dung chủ nghĩa yêu nước trong văn học 45 - 75 trở đi mang cảm hứng bi tráng
- Do hoàn cảnh lịch sử, đất nước tiếp xúc với phương Tây mà ý thức hệ phong kiến có những biểu hiện rạn nứt. Tư tưởng yêu nước theo ý thức hệ phong kiến bộc lộ những bảo thủ, hạn chế. Một số trí thức phong kiến, mặc dù xuất thân từ Nho giáo nhưng do tiếp xúc với phương Tây nên họ mang tinh thần dân chủ.
-> Nội dung chủ nghĩa yêu nước giai đoạn văn học 45 – 75 mang tinh thần dân chủ
- Do quá trình chiến đấu gian lao đã đánh đuổi được thực dân Pháp
- > Chủ nghĩa yêu nước giai đoạn này mang âm hửơng ngợi ca cuộc kháng chiến
4 Vị trí, ý nghĩa của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
- Là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam dựng nước và giữ nước.
- Là chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam.
- Là tình cảm, một giá trị thiêng liêng chung của toàn dân Việt Nam;
- Là sức mạnh tiềm tàng, thường trực trong lòng dân tộc; là nguồn lực không bao giờ cạn.
- Ở thời đại nào chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc vẫn luôn là động lực to lớn để đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là động lực quan trọng hàng đầu để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng đề ra.
= > Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung lớn , xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học Việt Nam.
5.Cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
5.1 Lịch sử dựng nước với sự gắn bó của mỗi người với thiên nhiên, quê hương, xứ sở:
- Bắt đầu từ tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra, lớn lên của mỗi người.
- Khi khai phá mảnh đất này, ông cha ta đã phải đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên để tồn tại. Vì vậy. mọi người Việt Nam đều nặng tình, nặng nghĩa với quê hương.
- Việt Nam chủ yếu là kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Điều đó đã tạo nên sự gắn bó rất chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên.
5.2 Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc:
- Hiếm có dân tộc nào như dân tộc ta phải chống ngoại xâm nhiều lần như nước ta.
- Trong các cuộc chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải đương đầu với kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần.
- Sự gắn bó mật thiết giữa bảo vệ đất nước đi liền với bảo vệ giống nòi, bảo vệ bản sắc dân tộc.
5.3 Nền văn hoá thống nhất mà đa dạng của cộng đồng dân tộc:
- Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc có vốn văn hoá, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng, không hình thành lãnh thổ riêng, mà sống và cư trú xen kẽ.
- Các dân tộc Việt Nam từ rất sớm đã sống gắn bó với nhau trong một quốc gia thống nhất, dưới sự quản lý của Nhà nước Trung ương thống nhất, một tổ tiên chung là Vua Hùng.
- Sự thống nhất cao của nền văn hoá gắn liền với sự thống nhất của cộng đồng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
5.4 Quá trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia, dân tộc Việt Nam:
Việt Nam không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ.
Ở Việt Nam Nhà nước phong kiến tập quyền ra đời sớm và phát triển mạnh, chi phối toàn bộ sự phát triển của xã hội.
- Cùng với quá trình thống nhất quốc gia là quá trình hình thành và thống nhất dân tộc.
III - Tố Hữu – Một nhà thơ yêu nước :
Vì là một chủ đề lớn bao trùm trong thơ , nên ở mỗi tác giả , tùy theo hoàn cảnh riêng và từ một góc độ cảm nhận riêng của mình ,mà cách thể hiện chủ nghĩa yêu nước sẽ có những nội dung khác nhau và những tiếng nói thơ khác nhau :
-Với Quang Dũng,tình yêu nứơc chính là hình ảnh những người lính đánh giặc . Và ở đây là những người lính Tây Tiến của anh , đẹp như trong huyền thoại_ người lính của một thời anh hùng rực lửa “một đi không bao giờ trở lại ”
“ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm ”
- Với Hoàng Cầm , tổ quốc là quê hương, tình yêu tổ quốc được cụ thể hóa sâu sắc và tha thiết trong tình yêu quê hương Kinh Bắc, một miền quê thơ mộng và trữ tình có dòng sông duống trôi lấp lánh giữa đôi bờ cát trắng mịn, giữa một màu xanh biêng biếc của dâu mía ngô khoai; có “lúa nếp thơm nồng”, có “tranh đông hồ gà lợn nét tươi trong - màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp", có một không gian lễ hội đưa ta về những cổ tích xa xưa, và nhất là có những người con gái Kinh Bắc đẹp như trong tranh với nét cười rạng rỡ ,mê hồn:
“Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng .”
-Đến Nguyễn Đình Thi, tình yêu nước , yêu tổ quốc không dừng lại những miền quê cụ thể mà đã tổng hợp ,khái quát lại thành một tượng dài Đất nước trong thơ. Cảm hứng về tình yêu đất nước đã
được nhà thơ tích lũy, trải nghiệm trong suốt thời kì của cuộc kháng chiến chống Pháp , để đến những ngày chiến thắng trào ra mãnh liệt thành một tượng đài Đất nước bằng thơ : Một đất nước hiền hòa mà bất khuất ,tình nghĩa mà anh hùng- một đất nước đã trưởng thành tỏa sáng!
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Như vậy cảm hứng yêu nước trong thơ Việt Nam giai đoạn này đã thể hiện ở nhiều khía cạnh phong phú và sâu sắc. Tình yêu nước là nỗi niềm khắc khỏai không nguôi trong tâm hồn con người Việt Nam nói chung và các thi sĩ nói riêng. Vậy nên, ở mỗi nhà thơ có cách khai thác, cảm nhận khác nhau song lại là vẫn sự thống nhất và làm nên một cảm hứng yêu nước lớn. Chính cảm hứng ấy đã làm nên cái độc đáo riêng và giá trị của thơ Việt Nam thời kì này .
Còn đối với nhà thơ cách mạng Tố hữu, Tổ quốc được ghi nhận bằng một nét mới . Tổ quốc chính là cách mạng , và ở trường ca Việt Bắc , tình yêu tổ quốc là tình yêu quê hương cách mạng , thủy chung gắn bó đời đời với quê hương cách mạng:
“Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa.
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình, Hồng Thái , cây đa tân trào ”
1. Tố Hữu
-Tố Hữu (1920 -2002 ), tên thật là Nguyễn Kim Thành .-Quê ông ở Qủang Điền , tỉnh Thừa Thiên Huế .-Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống thơ ca.à Quê hương, gia đình đã góp phần làm nên tâm hồn thơ Tố Hữu.- Tố Hữu tham gia Cách mạng từ năm 16 tuổi; 18 tuổi được kết nạp Đảng .*Cả cuộc đời Tố Hữu đều có những cống hiến lớn cho cách mạng và cho sự nghiệp văn học dân tộc . Ở Tố Hữu con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ làm một.
-> Chính những yếu tố trên đã làm nên một Tố Hữu thiết tha yêu nước , một Tố Hữu trung thành với Đảng ngay cả trong chiến đấu và cả trong thơ ca .
2. Tố Hữu – Một nhà thơ yêu nước
- Đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta đã cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân và tình cảm gắn bó thân thiết keo sơn với đồng bào, đồng chí. Bao trùm lên toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu là lý tưởng cách mạng, vì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì lương tâm, chính nghĩa, công lý và lẽ phải trên đời. Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu . Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng . Tiêu biểu là qua 6 tập thơ nổi tiếng: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa, Một tiếng đờn.
- Maiacovsky cũng từng nói: "Thơ tôi bám vào các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Hai cách nói ấy chỉ để thấy một điều rằng thơ ca cũng là vũ khí của người làm cách mạng". Và hơn ai hết, với Tố Hữu, thơ ca ông đã có những đóng góp cực kỳ quan trong đối với quá trình vận động cách mạng và kháng chiến của dân tộc. Thơ Tố Hữu và chính cuộc đời ông là tấm gương về lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng hiến dâng tận cùng cho cách mạng, cho đất nước.
-Trong những thời kỳ nước sôi lửa bỏng nhất của cách mạng, kẻ thù điên cuồng lục lọi, săn lùng, bắt bớ và tàn sát những người yêu nước và các chiến sỹ cộng sản. Cả dân tộc có lúc như không có lối thoát, nhưng với niềm tin mãnh liệt vào tương lai Tổ Quốc, nhà thơ đã thật lạc quan , chân thành .Ông tin rằng : Con đường cách mạng sẽ đưa mọi người tới bến bờ bình yên, ấm no, hạnh phúc. Ở đó, con người sống với nhau bằng niềm tin, tình cảm, lẽ sống đầy tình nhân ái, thân thiện:
"Tình thương lớn mạnh hơn lửa thép Trận địa đây xây giữa lòng ngườiDẫu mưa nắng trái đất tròn vẫn đẹpĐời yêu ta, ta phải thắng cho đời”(Việt Nam – máu và hoa)
Đã dẫn thân vào con đường cách mạng, chúng ta phải chấp nhận hy sinh, gian khó, phải thấu hiểu tất cả sự gập ghềnh, hiểm trở trên mỗi bước đi, không bao giờ đầu hàng trước hiểm nguy và nghĩ về thiệt hơn, được mất. Bởi vì:
“Đường hạnh phúc gian nan lắm khúcĐời đấu tranh không lúc dừng chânĐã rằng vì nước, vì dânNước dân còn khổ thì thân sướng gì"?(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Một câu hỏi tâm huyết, nhiệt thành dành cho những người yêu nước thương nòi và cùng là lời tự nhủ, tự răn kín đáo của nhà thơ. Thơ Tố Hữu vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng - tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản, Tố Hữu đã có những lời bộc bạch thấu tình, đạt lý và rất giàu bản chất cách mạng:
"Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi"
(Tiếng ru)
Những vần thơ của Tố Hữu luôn chan chứa tình đời, tình người, rất nhẹ nhàng, tinh tế:
“Thủy chung vẫn đậm tình người
Cắn đôi hạt muối chung đời cháo rau
Uống từng viên thuốc chia đau
Quên mình chia lửa, cứu nhau chia hầm"
(Nước non ngàn dặm)
Những tháng năm cùng nhân dân trên chặng đường chiến đấu đầy chông gai, thử thách, Tố Hữu luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, vào tiền đồ tươi sáng của đất nước. Chính tình cảm cách mạng trong sáng, đạo đức chí công vô tư và tinh thần lạc quan, tự hào phơi phới luôn thường trực trong mình mà nhà thơ đã từng ước ao:
"Tôi lại mơ trên Thái Bình Dương
Tổ Quốc ta như một thiên đường
Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống
Của tự do, hy vọng, tình thương"(Vui thế, hôm nay)
Ước mơ đó là của riêng ông, mà cũng là khát vọng chính đáng ngàn đời của bao thế hệ người Việt Nam đã hiến dâng tuổi xuân đẹp đẽ của mình cho sự bình yên và trường tồn của Tổ Quốc. Khi người người Việt Nam cùng chung sức đồng lòng:
"Tay ta tay búa, tay cày Tay gươm, tay bút dựng xây nước mình"(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
thì ước mơ trên tất yếu sẽ trở thành hiện thực. Tố Hữu là nhà thơ cách mạng vì thế thơ ông cũng toàn tâm với cách mạng. Chúng ta thấy rõ tư tưởng này trong tác phẩm “Bài ca xuân 61:”
“Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu…”
Những tập thơ: “Việt Bắc,” “Ra trận,” “Máu và hoa,” “Ta với ta…” của ông cũng đều viết về cuộc cách mạng và tình yêu nhà thơ dành cho quê hương, đất nước và con người. Tuổi trẻ Tố Hữu, người trai ấy đã viết nên những vần thơ chứa chan nồng nàn lòng yêu nước thương nòi. Làm sao cắt nghĩa được rằng chàng trai chưa đầy hai mươi tuổi ấy đã bước vào thơ ca và cách mạng như một lẽ tự nhiên và thi sĩ của những vần thơ trữ tình cách mạng sớm nổi tiếng cũng từ nguồn thơ ấy.
Thơ Tố Hữu thấm vào đời sống nhân dân cần lao đau khổ... Phải nói cho thật công bằng, rằng Tố Hữu từng là một hiện tượng thơ ca yêu nước nửa đầu thế kỷ XX. Trong khi các thi sĩ phong trào thơ mới đương đắm chìm trong cái tôi và sống đời ngột ngạt dưới xã hội thực dân phong kiến bạo tàn, thì Tổ Hữu khi ấy đã dấn thân trên con đường cách mạng với một hồn thơ trong trẻo đến vô cùng. Từ Trường Quốc học Huế, chàng trai Nguyễn Kim Thành (tên thật của Tố Hữu) đã bắt gặp chủ nghĩa yêu nước và nghĩa khí của những nhà cách mạng đi trước Anh Lưu anh Diễu dạy con đi...
Dù viết về Đảng, về cách mạng và cuộc chiến tranh nhưng thơ Tố Hữu không hề khô khan, cứng nhắc, ngược lại, thơ ông luôn tha thiết và thẫm đẫm tình người.Nhà thơ lên án xã hội phong kiến bất công cùng với nạn giặc ngoại xâm đã đẩy cuộc sống của người dân lao động đến bần cùng, khổ sở. Tố Hữu không cần hô hoán những câu khẩu hiệu mà ngòi bút sắc sảo của ông đã đi sâu vào khai thác nỗi đau con người để viết lên bản án tố cáo.Thơ ông là tiếng lòng đồng cảm với những thân phận bị đọa đày, quần chúng lao khổ, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương
Nhà thơ còn cảm thương cho người phụ nữ trước cảnh phận nghèo phải bỏ con thơ lạnh lẽo chốn quê để đi bế con người: “Nàng gửi con về nương xóm cũ/ Nghẹn ngào trở lại đẩy xe nôi/ Rồi từ ấy, ôm con chủ/ Trong cánh tay êm, luống ngậm ngùi.”
Những người mẹ gắn bó với cách mạng, kháng chiến, tình cảm chân thành giản dị, được thể hiện trong thơ Tố Hữu rất đẹp và rất tự nhiên, sáng ngời phẩm chất bà mẹ Việt Nam anh hùng.: Bà má Hậu Giang (tập thơ Từ Ấy); bà Bầm, bà Bủ, Bà mẹ Việt Bắc (tập thơ Việt Bắc)... Trong số những bà mẹ ấy, nổi lên hình ảnh mẹ Tơm trong bài thơ cùng tên. Tiếng gọi "Mẹ Tơm" là tấm lòng củaq một đứa con cách mạng trong ngày về thăm mẹ. Ân tình riêng cũng là thái độ biết ơn chung của cách mạng, của Đảng với những quần chúng cách mạng trung kiên âm thầm hy sinh cho sự nghiệp lớn. Nhà thơ đã không kìm nén được lòng mình, thốt lên thành tiếng reo hân hoan chào quê hương xưa. Những địa danh, những cảnh sắc của ngày xưa như cũng đang chào đón bước chân của đứa con xa trở về. Cả một đoạn thơ đậm đặc những tiếng xưng hô chào mời sôi nổi háo hức reo vui. Lúc thiết tha Hòn Nẹ ta ơi ! lúc trìu mến nhớ nhau chăng, lúc gấp gáp mãnh liệt hỡi rừng, hỡi đồi, hỡi những vườn dưa. Nhà thơ trò chuyện với mảnh đất bằng cách gọi nhân xưng hỡi các anh. Niềm vui quá lớn nên giọng thơ không hề che giấu thái độ hồ hởi phấn khởi. Quả thật "khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn" (Chế Lan Viên), nay trở về với mảnh đất xưa, nhà thơ chỉ biết thốt lên những tiếng hân hoan cho thỏa lòng nhung nhớ. Theo bước chân nhà thơ, ta gặp hình ảnh một quê cũ ngày xưa giờ đang bừng tươi trong gió lộng của một ngày mới
Ngơ ngác trông quanh lạ mấy lầnHỏi thăm cô gái má bồ quânMái đầu tóc xõa xanh bên giếng- Vâng, đúng nhà em, bác nghỉ chân
Sự thay đổi diệu kỳ khiến nhà thơ lạ mấy lần, ngơ ngác chứng tỏ sự thay đổi ấy hết sức lớn lao. Thời gian trong ký ức, với những kỷ niệm ân tình vẫn vẹn nguyên, thế nhưng thực tại trôi qua đã hai mươi năm khiến tác giả ngỡ ngàng. Đoạn thơ ngắt nhịp diễn tả lời đối thoại giữa tác giả và cô gái Hậu Lộc như một thoáng bồi hồi trước sự trưởng thành của một thế hệ. Cũng chính từ đó, cái còn gợi ra cái mất, hình ảnh mẹ Tơm - người đã khuất sống lại mạnh mẽ nhất. Trong thành quả, hạnh phúc, nhớ lại cả một quá trình, ở đó là lòng biết ơn vô bờ bến của nhà thơ với người mẹ Cách mạng. Từ góc độ riêng tư, tình mẹ con sâu nặng, Tố Hữu đã nói lên đầy đủ vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam qua hình ảnh bà mẹ quê nghèo. Những phẩm chất được phát hiện, nâng niu, truyền qua bao thế hệ giúp người đọc hiểu thêm một chân lý yêu nước giản đơn và biết ơn Người Mẹ Việt Nam - người anh hùng thầm lặng./.Ngay cả những câu viết về vấn đề chính trị tưởng chừng sẽ bị khô khan vậy mà vẫn được Tố Hữu viết nên đầy tâm tình, đằm thắm và chân thành: “Ở đâu u ám quân thù/ Nhìn lên Việt Bắc, cụ Hồ sáng soi/ Ở đâu đau đớn giống nòi/ Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.”Không ai có thể phủ định được thơ Tố Hữu tha thiết, ân tình, luôn gắn chặt với những chặng đường cách mạng đầy gian khổ và vẻ vang của dân tộc. Tuy nhiên, ngay cả khi dân tộc được giải phóng, đất nước hòa bình, hồn thơ Tố Hữu vẫn ấm áp tình yêu dành cho Đảng, cách mạng, con người và quê hương, đất nước.
Bài thơ "Hoan hô chiến sĩ điện Biên" của Tố Hữu hoàn thành tháng 5-1954, ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Chắc chắn bài thơ này được thai nghén từ trước đó, nhưng tất cả sự âm ỉ đó đã bốc thành ngọn lửa sáng tạo đúng vào "Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực" như nhà thơ đã ghi lại trong bài thơ. Không khí chiến đấu và niềm vui chiến thắng như tràn vào bài thơ. Tác phẩm đậm đà cảm hứng sử thi và chất thời sự từ đề tài, cảm hứng, đến hình ảnh, ý tưởng."Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" là một bài thơ khỏe, cuồn cuộn sức sống với những âm hưởng hùng tráng, sảng khoái, chủ động, tung hoành trên nhiều cung bậc. Phần I gồm 4 đoạn nhỏ. Đoạn mở đầu làm hiển hiện lên cảnh truyền tin thắng trận:
Tin về nửa đêm
Hỏa tốc, hỏa tốc
Ngựa bay lên dốc
Đuốc chạy sáng rừng
Chuông reo tin mừng
Loa kêu từng cửa
Làng bản đỏ đèn đỏ lửa
Không gian: rừng núi. Thời gian: nửa đêm. Bỗng tin truyền về, mọi thứ bừng tỉnh, sôi sục hẳn lên. Chuyển động, ánh sáng, âm thanh nối tiếp nhau và hòa trộn vào nhau, càng nổi bật trên cái nên không gian và thời gian bao la, hoang vắng, tĩnh mịch. Nhà thơ chưa nói rõ tin gì, con người chưa xuất hiện, nhưng niềm vui thì đã tràn ngập, một niềm vui náo nức, lan truyền: ngựa bay, đuốc sáng, chuông reo, loa kêu, lửa đỏ. Về sau, người đọc hình như cứ sống mãi cái không khí rất thật nhưng cũng rất kỳ ảo của buổi truyền tin vui thắng trận Điện Biện này.Ở đoạn 3 và 4, nhà thơ tiếp tục nói đến niềm vui chiến thắng, những suy nghĩ, liên tưởng của mình từ chiến thắng đó. Nếu ở đoạn 1 và 2 là một lời reo vui, mới là những tiếng hoan hô, thì ở đoạn 3 và 4 đã có một nội dung cụ thể hơn của niềm vui đó, khi nhà thơ so sánh, lý giải:
Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như Huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng!.
Để thấm thía hết giá trị của những niềm vui đó, nói cuộc kháng chiến 9 năm vẫn chưa rõ, phải nói "ba ngàn ngày" đằng đẵng. Ý nghĩa câu chữ nặng biết bao. Ca ngợi các chiến sĩ Điện Biên ở khí phách anh hùng và hành động cực kỳ dũng cảm của họ, nhà thơ không trình bày theo diễn biến của chiến dịch, không dừng lại miêu tả một trường hợp cụ thể nào mà nhìn một cách bao quát, ca ngợi cả tập thể mà mỗi người đều xứng đáng như Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót. Chuyển sang đoạn thơ nói về địch, tác giả miêu tả tình thế khốn cùng của chúng:
Lũ chúng nó phải hàng, phải chết
Quyết trận này quét sạch Điện Biên!
Quân giặc điên
Chúng bay chui xuống đất
File đính kèm:
- Chu nghia yeu nuoc giai doan 1945 1975.doc