Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật đang diễn ra hết sức nhanh tróng, với quy mô toàn diện và sâu sắc, kiến thức của con người đang tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đất nước ta đã và đang thực sự chuyển mình trước công cuộc đổi mới của nền kinh tế xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang trên đà phát triển. Để đáp ứng được điều đó, cần phải có những con người hoàn thiện, có tay nghề, có trình độ khoa học kỹ thuật cao, có khả năng tư duy khoa học sắc bén và chính xác.
16 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Chuyển động cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Đặt vấn đề
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật đang diễn ra hết sức nhanh tróng, với quy mô toàn diện và sâu sắc, kiến thức của con người đang tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đất nước ta đã và đang thực sự chuyển mình trước công cuộc đổi mới của nền kinh tế xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang trên đà phát triển. Để đáp ứng được điều đó, cần phải có những con người hoàn thiện, có tay nghề, có trình độ khoa học kỹ thuật cao, có khả năng tư duy khoa học sắc bén và chính xác.
Thực tiễn đó kéo theo mục tiêu giáo dục trong nhà trường cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp, đáp ứng được với sự đòi hỏi của sự nghiệp phát triển kinh tế. Do đó vấn đề đặt ra là cần phải dạy học như thế nào để học sinh không chỉ nắm kiến thức mà còn phải nắm được phương pháp nghiên cứu, có khả năng tư duy khoa học lôgíc và chính xác.
Hướng dẫn học sinh giải bài tập trong việc giảng dạy Vật lí ở trường THCS có tác dụng rất to lớn:
+ Giúp học sinh củng cố, mở rộng đào sâu kiến thức cơ bản.
+ Là phương tiện xây dụng củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lí thuyết.
+ Là hình thức ôn tập lí thuyết hiệu quả nhất.
+ Là biện pháp tốt để phát triển năng lực, tư duy làm việc độc lập của mỗi học sinh.
+ Có tác dụng giáo dục cho học sinh về: tính cần cù, chịu khó, chính xác, khoa học,...
+ Là phương tiện để giáo viên kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh.
Trong chương trình Vật lí THCS dạng bài toán chuyển động cơ học có rất nhiều dạng mà đôi khi trong sách giáo khoa không đề cập đến, hoặc chỉ nêu ra vấn đề ở mức hết sức ngắn gọn và cơ bản, nhưng trong các đề thi học sinh giỏi các cấp lại thường hay có dạng bài tập này ở mức độ sâu hơn những gì các em đã được học trong sách giáo khoa. Như vậy học sinh cần phải được trang bị kiến thức một cách có hệ thống, khoa học để từ đó hình thành dần kỹ năng giải các dạng bài này.
Trong bài viết này tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp trong việc giảng dạy nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh thông qua việc giải các bài tập " Chuyển động cơ học". Để từ đó chúng ta tìm ra được phương pháp khả thi nhất.
b. giải quyết vấn đề
I. Điều tra tình hình học sinh trước khi áp dụng.
Số đông học sinh khá giỏi còn lúng túng và ngại những dạng bài tập liên quan đến chuyển động. Chỉ có một số ít học sinh giỏi nhận thức nhanh thì còn có chút hứng thú khi gặp loại bài tập này.
II. Phương pháp nghiên cứu
a) Đối với thầy:
Củng cố khái quát cho học sinh những kiến thức vật lí, toán học có liên quan.
- Từ những bài tập cơ bản tương đối đơn giản giáo viên khai thác, phát triển thành dạng các bài tập khác nhau từ dễ đến khó phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Khảo sát chất lượng học sinh đối với các lớp dạy bồi dưỡng.
b) Đối với học sinh:
Tích cực rèn luyện kỹ năng cho học sinh khi phân tích, thiết lập các mối liên hệ của bài tập để từ đó tìm ra hướng giải cho bài tập.
III. Nội dung
A. Kiến thức cần nhớ
1. Chuyển động đều
Chuyển động đều là chuyển động của một vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
2. Vận tốc của chuyển động đều
Vận tốc của một vật chuyển động đều được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian và không đổi trên mọi quãng đường đi.
với
hay
3. Chuyển động không đều:
Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc luôn thay đổi.
4. Vận tốc trung bình
* Vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên một quãng đường nào đó( tương ứng với thời gian chuyển động trên quãng đường nào đó) được tính bằng công thức:
với
* Vận tốc trung bình của chuyển động có thể thay đổi theo quãng đường đi.
5. Lưu ý:
* Nếu hai vật chuyển động đồng thời và trái chiều nhau thì thời gian chuyển động của mỗi vật bằng tổng quãng đường đi của hai vật chia cho tổng vận tốc của hai vật:
* Nếu hai vật chuyển động đồng thời và cùng chiều nhau thì thời gian chuyển động của mỗi vật đó bằng hiệu quãng đường đi của hai vật đó chia cho hiệu vận tốc của hai vật.
nếu v1 > v2 hoặc nếu v2 > v1
* Nếu vật A chuyển động đối với vật B với vận tốc v1, vật B chuyển động đối với vật C với vận tốc v2 thì vật A chuyển động đối với vật C với vận tốc v = v1 + v2 ( nếu A và B chuyển động cùng chiều) hoặc v = v1 - v2 ( nếu A và B chuyển động ngược chiều và v1 > v2 ).
B. một số bài tập
Bài tập 1. Trên một đường thẳng có hai xe chuyển động đều với vận tốc không đổi. Nếu đi ngược chiều nhau thì sau 15ph, khoảng cách giữa hai xe giảm 25km. Nếu đi cùng chiều thì sau 30ph, khoảng cách giữa hai xe thay đổi 10km. Tính vận tốc của mỗi xe ? ( Chỉ xét bài toán trước khi hai xe có thể gặp nhau ).
Giải
+ Gọi s1, v1 là quãng đường và vận tốc xe 1.
+ Gọi s2, v2 là quãng đường và vận tốc xe 2.
+ Khi hai xe đi ngược chiều:
suy ra
+ Khi hai xe cùng chiều và giả sử xe 2 đuổi theo xe 1.
* Nếu v2 > v1 ta có:
suy ra
Vậy v1 + v2 = 100 ( 1)
v2 - v1 = 20 ( 2)
Từ (1) và (2), ta có: v2 = 60km/h thay vào (1) => v1 = 40 km/h.
* Nếu v2 < v1 ta có:
suy ra
Vậy v1 + v2 = 100 ( 1)
v1 - v2 = 20 ( 3)
Từ (1) và (3), ta có: v1 = 60km/h thay vào (1) => v2 = 40 km/h.
Bài tập 2. Tâm và Huệ cùng đi trên một quãng đường dài 6km. Tâm đi với vận tốc 12km/h. Huệ khởi hành sau tâm 15ph và đến nơi sau Tâm 30ph. Hỏi Huệ đi với vận tốc bao nhiêu ?
giải
Thời gian đi của Tâm
Thời gian đi của Huệ
Vận tốc của Huệ
Bài tập 3. An và Bình cùng khởi hành tư một nơi. An đi bộ với vận tốc 4km/h và khởi hành trước Bình 2h. Bình đi xe đạp và đuổi theo An với vận tốc 12km/h. Hỏi:
a) Sau bao lâu kể từ lúc Bình khởi hành thì Bình đuổi kịp An ? Khi đó cả hai cách nơi khởi hành bao xa.
b) Sau bao lâu kể từ lúc Bình khởi hành thì Bình và An cách nhau 4 km.
Giải
+ Gọi s là quãng đường An đi trước:
s = v1.t1 = 4.2 = 8km
+ Gọi s1, s2 là quãng đường mà An và Bình đi được sau khi An đã đi trước 2h. Ta có:
s1 = v1. t và s2 = v2. t
a) Khi Bình đuổi kịp An thì:
s2 - s1 = 8km v1. t - v2. t = t( 12 - 4) = 8 t = 1h
Vậy sau khi Bình khởi hành 1h thì đuổi kịp An, lúc đó cách nơi khởi hành 12km.
b) Trường hợp 1. Bình cách An 4km trước khi Bình đuổi kịp An.
Ta có: s1 + 8 - s2 = 4 4t + 8 - 12t = 4 t = 30ph
Trường hợp 2: Bình cách An 4km sau khi Bình đuổi kịp An.
Ta có: s2 - ( s1 + 8 ) = 4 12t - 4t - 8 = 4 t = 90ph.
Vậy sau 30ph hoặc 90ph kể từ lúc Bình khởi hành, Bình và An sẽ cách nhau 4km.
Bài tập 4: Một chiếc canô đi từ A đến B xuôi dòng nước mất thời gian t1, đi từ B trở về A ngược dòng nước mất thời gian t2. Nếu canô tắt máy và trôi theo dòng nước thì nó đi từ A đến B mất thời gian bao nhiêu ?
Giải
Gọi s là chiều dài từ A đến B.
v1 là vận tốc canô so với nước
v2 là vận tốc của nước so với bờ.
Theo bài ra: (1)
( 2 )
( 3 )
( Đương nhiên v1 > v2 thì canô mới đi ngược dòng từ B đến A )
Lấy (1) chia cho (2) và đặt
( 4)
Thay ( 4) vào ( 2) ta được:
( 5)
Lấy ( 3) chia cho ( 5) ta được:
Vậy nếu canô tắt máy và trôi theo dòng nước thì nó đi từ A đến B mất thời gian:
Bài tập 5. Một thuyền máy và một thuyền chèo cùng xuất phát xuôi dòng từ A đến B ( AB dài 14km ). Thuyền máy chuyển động với vận tốc 24km/h so với nước, nước chảy với vận tốc 4km/h so với bờ. Khi thuyền máy tới B lập tức quay lại A, đến A nó lại tiếp tục quay về B và đến B cùng lúc với thuyền chèo. Hỏi:
a) Vận tốc thuyền chèo so với nước ?
b) Không kể hai bến A và B, trong quá trình thuyền chuỷên động, hai thuyền gặp nhau ở đâu ?
giải
a) Gọi: + v1 là vận tốc của thuyền máy so với nước.
+ v2 là vận tốc của nước so với bờ.
+ v3 là vận tốc thuyền chèo so với nước.
+ s là chiều dài quãng đường AB.
Theo bài ra, khi thuyền chèo chuyển động xuôi dòng từ A đến B thì thuyền máy chuyển động xuôi dòng hai lần và một lần chuyển động ngược dòng từ B về A.
Mặt khác khi thuyền chuyển động xuôi dòng, vận tốc thuyền máy so với bờ là v1 + v2 , vận tốc thuyền chèo so với bờ là v3 + v2 . Khi chuyển động ngược dòng vận tốc của thuyền máy so với bờ là v1 - v2. Do hai thuyền cùng xuất phát một lượt và đến B cùng một lúc nên thời gian chuyển động của chúng bằng nhau, ta có:
Vậy vận tốc của thuyền chèo so với nước là 4,24km/h
A
C
D
B
(2)
(1)
(1)
b)
A
A
Thời gian thuyền máy đi từ A đến B
Trong thời gian này thuyền chèo đã đi đến C
AC = s1 = ( v3 + v2 ) t1 = 4,12km
Quãng đường CB là:
CB = s2 = s - s1 = 9,88km
Trên quãng đường CB, thời gian đi để gặp nhau ( tại D ) là:
Quãng đường để thuyền máy đi từ B về A gặp thuyền chèo là:
BD = s3 = (v1 - v2) t2 = 7km
Vậy, không kể hai bến A và B, hai thuyền gặp nhau tại D cách B 7km hay cũng cách A 7km.
Bài tập 6. Ba người ở cùng một nơi A, cần có mặt cùng một lúc ở nơi khác B. AB có chiều dài 20km. Họ có một chiếc xe đạp và chỉ có thể trở được một người. Ba người khởi hành cùng một lúc. Lúc đầu người thứ nhất và người thứ hai đi xe đạp, người thứ ba đi bộ. Tới một vị trí nào đó C, người thứ nhất đi xe đạp quay lại đón người thứ ba tại D, còn người thứ hai tiếp tục đi bộ từ C. Sau khi gặp người thứ ba, người thứ nhất đềo người thứ ba đến B cùng lúc với người thứ hai. Tính:
a) Thời gian người thứ hai, thứ ba phải đi bộ; thời gian người thứ nhất đi xe đạp.
b) Vận tốc trung bình của ba người. Biết vận tốc đi bộ là 4km/h, xe đạp là 20km/h.
Giải
A
E
D
C
F
B
3, t1
3, t2
1, t2
2, t2
1, 2, t1
1, 3, t3 = t1
2, t3 = t1
Gọi: s là chiều dài quãng đường AB.
v1 là vận tốc lúc đi bộ.
v2 là vận tốc lúc đi xe đạp.
+ Khi hai người 1, 2 đi xe đạp từ A đến C thì người thứ 3 đi bộ từ A đến E ( cùng mất thời gian t1).
+ khi người thứ nhất quay lại đón và gặp người thứ ba tại D thì người thứ ba đi bộ từ E đến D, người thứ hai đi bộ từ C đến F ( cùng mất thời gian t2).
+ Khi người thứ nhất trở người thứ ba từ D đến B thì người thứ hai đi bộ từ F đến B ( cùng mất thời gian t3 ).
+ Do 3 người cùng đến B một lúc nên t3 = t1 và thời gian ba người đi từ A đến B là:
t1 + t2 + t3 = 2t1 + t2
a) Theo bài ra, ta có:
s = v1( t1 + t2 ) + v2t1 = 4(t1 + t2) + 20t1 (1)
Mặt khác: AD = v1(t1 + t2)
mà: AD = AC - CD = v2t1 - v2t2
v1(t1 + t2) = v2t1 - v2t2
4(t1 + t2) = 20t1 - 20t2 (2)
Từ (1) và (2) ta có:
Thay t1 vào (2), ta được t2 = 1/2h = 0,5h
Vậy: Thời gian người thứ hai, thứ ba phải đi bộ là:
t' = t1 + t2 = 1,25h
Thời gian người thứ nhất đi xe đạp là:
t = 2t1 + t2 = 2h
b) Thời gian người thứ nhất đi xe đạp cũng chính là thời gian một trong ba người đi từ A đến B.
Do đó vận tốc trung bình của ba người là:
Bài tập 7. Một người đi từ A đến B. Nửa đoạn đường đầu người đó đi với vận tốc v1, nửa thời gian còn lại đi với vận tốc v2, quãng đường cuối đi với vận tốc v3. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường.
A
B
s1, v1, t1
s2 ,v2 , t2
s3, v3, t3
Gọi: s1 là nửa quãng đường đầu, đi với vận tốc v1, mất thời gian t1.
s2 là quãng đường đi với vận tốc v2 , mất thời gian t2
s3 là quãng đường cuối với vận tốc v3, mất thời gian t3.
s là chiều dài quãng đường AB.
Theo bài ra ta có: s = s1 + s2 + s3 mà s1 = s2 + s3 s = 2s1
Mặt khác
Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:
Mà
Do đó:
Bài tập 8. Hai xe ôtô cùng khởi hành từ A đến B, AB có chiều dài s. Ô tô thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 và nửa quãng đường sau với vận tốc v2. Ô tô thứ hai đi với vận tốc v1 trong nửa thời gian đầu và vận tốc v2 trong nửa thời gian sau.
a) Tính vận tốc trung bình của mỗi ôtô trên cả quãng đường.
b) Hỏi ô tô nào đến B trước và trước bao lâu ?
c) Hỏi khi một trong hai ô tô khi đã đến B thì ô tô còn lại cách B một quãng đường là bao nhiêu ?
Giải
a) * Đối với ô tô thứ nhất:
Gọi t1 là thời gian để đi nửa quãng đường đầu, ta có:
t2 là thời gian để đi nửa quãng đường sau, ta có:
t là thời gian để đi cả quãng đường s, ta có:
mà
Vậy vận tốc trung bình cuar ôtô thứ nhất là:
* Đối với ô tô thứ hai:
Gọi: t' là thời gian đi cả quãng đường s
s1' là quãng đường đi đượcv trong nửa thời gian đầu:
s1' là quãng đường đi được trong nửa thời gian sau:
mà s = s1' + s2'
Mặt khác
Vậy vận tốc trung bình của ôtô thứ hai là:
b) Đặt to = t - t'
Khi v1 khác v2 ta có t0 > 0, lúc đó t > t', xe ô tô thứ hai đến B trước và đến trước thời gian
( Nếu v1 bằng v2, ta có t0 = 0, hai xe ô tô đến cùng một lúc. Để bài toán có đáp số thì v1 khác v2 ).
c) * Trường hợp 1: Khi ôtô thứ hai đã đến B thì ô tô thứ nhất trên nửa quãng đường sau: Để đến B, ô tô thứ nhất đi thêm quãng đường CB = s0 trong thời gian t0.
A
O
C
B
s0
v2, t0
Bài toán có đáp số s0 như trên khi s0 < s/2
Ta được:
Vậy khi v2 < 3v1 thì lúc ô tô thứ hai đã đến nơi, ô tô thứ nhất cách B quãng đường.
v1, t - t0
t0
A
C
B
s0
* Trường hợp 2: Khi ô tô thứ hai đã đến B thì ô tô thứ nhất đang trên nửa quãng đường đầu.
Để đến B, ô tô thứ nhất phải đi thêm quãng đường CB = s0 trong thời gian t0 , hay nói cách khác thì nó đã đi được quãng đường AC trong thời gian t - t0 = t' với vận tốc v1.
s0 = s - AC = s - v1t'
Bài toán có đáp số s0 như trên khi s0 = s/2
Ta được
Vậy khi v2 > 3v1 thì lúc ô tô thứ hai đến nơi, ô tô thứ nhất cách B quãng đường
* Trường hợp 3: Dễ dàng nhận thấy khi v2 = 3v1 lúc ô tô thứ hai đến nơi thì ô tô thứ nhất mới đi được một nửa quãng đường, nghĩa là cách B quãng đường s0 = s/2
C. các bài tập tương tự
Bài tập 1.1. Một người đi xe đạp từ A đến B có chiều dài 24km. Nếu đi liên tục không nghỉ thì sau 2h người đó sẽ đến B. nhưng khi đi được 30ph, người đó dùng lại 15ph rồi mới đi tiếp. Hỏi quãng đường sau người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến B đúng giờ.
Đ/s: 14,4km/h
Bài tập 1.2. Một người đi ôtô trên quãng đường dài 60km. Lúc đầu người này dự định đi với vận tốc 30km/h. Nhưng sau khi đi được 1/4 quãng đường, người này muốn đến nơi sớm hơn 30ph. Hỏi quãng đường sau người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu ?
Đ/s: 45km/h
Bài tập 1.3. Trên một đường thẳng, có hai xe chuyển động đều với vận tốc không đổi; xe một chuyển động với vận tốc 35km/h. Nếu đi ngược nhau thì sau 30ph, khoảng cách giữa hai xe giảm 25km. Nếu đi cùng chiều nhau thì sau bao lâu khoảng cách giữa chúng thay đổi 5km ? Có nhận xét gì ?
Đ/s: Tính v2 suy ra t2 = 15ph
* Xe một đuổi xe hai: khoảng cách giữa chúng càng lúc càng ngắn lại
* Xe hai đuổi xe một: khoảng cach giữa chúng càng lúc càng dài ra
Bài tập 1.4. Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động đều đến B với vận tốc 36km/h. Nửa giờ sau, xe thứ hai chuyển động đều từ B đến A với vận tốc 5m/s. Biết quãng đường AB dài 72km. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc hai xe khởi hành thì:
a) Hai xe gặp nhau.
b) Hai xe cách nhau 13,5km.
Đ/s: a) t = 1h
b) * Trường hợp 1: t = 3/4h = 45ph
* Trường hợp 2: t = 5/4h = 1h15ph
Bài tập 1.5. Hai người cùng khởi hành một lúc: Người thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc v1, người thứ hai khởi hành từ B với vận tốc v2 ( v2 < v1 ). Đoạn đường AB dài 20km. Nếu hai người đi ngược chiều nhau thì sau 20ph họ gặp nhau. Nếu hai người đi cùng chiều thì sau 1h người thứ nhất đổi kịp người thứ hai. Tính vận tốc của mỗi người.
Đ/s: v1 = 60km/h; v2 = 40km/h
Bài tập 1.6. Một thuyền đi từ A đến B ( cách nhau 6km) mất thời gian 1h rồi lại đi từ B về A mất 1h30ph. Biết vận tốc của thuyền so với nước và vận tốc của nước so với bờ không đổi. Hỏi:
a) Nước chảy theo chiều nào ?
b) Vận tốc thuyền so với nước và vận tốc nước so với bờ.
c) Muốn thời gian đi từ B về A cũng là 1h thì vận tốc của thuyền so với nước là bao nhiêu ?
Đ/s: b) v1 = 5km/h; v2 = 1km/h
c) v1 = 7km/h
Bài tập 1.7. Một thuyền máy dự định đi xuôi dòng từ A tới B rồi lại quay về A. Biết vận tốc của thuyền so với nước yên lặng là 15km/h, vận tốc của nước so với bờ là 3km/h, AB dài 18km.
a) Tính thời gian chuyển động của thuyền.
b) Tuy nhiên, trên đường quay về A, thuyền bị hỏng máy và sau 24ph thì sửa xong. Tính thời gian chuyển động của thuyền.
Đ/s: a) 2h30ph
b) 3h
Bài tập 1.8. Một ôtô khởi hành từ A đến B. trên nửa quãng đường đầu, ôtô đi với vận tốc v1 = 30km/h, nửa quãng đường sau ôtô đi với vận tốc v2 . Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 37,5km/h.
a) Tính vận tốc v2
b) Nếu nửa thời gian( cần thiết đi từ A đến B) ôtô đi với vận tốc v1, nửa thời gian còn lại ôtô đi với vận tốc v2 thì vận tốc trung bình của ôtô trên cả quãng đường là bao nhiêu ?
Đ/s: a) 50km/h
b) 40km/h
Bài tập 1.9. Một người đi mô tô từ A đến B để đưa một người từ B về A. Người thứ nhất đến nơi hẹn B sớm hơn 55ph nên đi bộ ( với vận tốc 4km/h) về phía A. Giưã đường hai người gặp nhau và người thứ nhất đưa người thứ hai đến A sớm hơn dự định 10ph( so với trường hợp hai người đi mô tô từ B về A). Tính:
a) Quãng đường người thứ hai đã đi bộ.
b) Vận tốc của người đi xe mô tô.
Đ/s: a) 3,33km
b) 40km/h
Bài 1.10. Một người đi từ A đến B, nửa quãng đường đầu đi với vận tốc v1 = 20km/h nửa thời gian còn lại đi với vận tốc v2 = 15km/h và sau đó đi với vận tốc v3. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 20km/h. tính v3
Đ/s: 25km/h
Bài tập 1.11. Một người đi từ A đến B. nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1, nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc v2, quãng đường cuối cùng đi với vận tốc v3. Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường.
Đ/s:
D. kết quả đạt được
Với chuyên đề hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí dạng bài chuyển động mà tôi đã đưa vào chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường và học sinh giỏi huyện.
Trước khi áp dụng và sau khi áp dụng chuyên đề tôi đều tiến hành khảo sát kết quả. Sau khi áp dụng chuyên đề, kết quả thu được rất tốt, 100học sinh giỏi trường giải được các dạng bài tập mà tôi nêu ra tại chuyên đề và quan trọng hơn cả là học sinh nhìn dạng bài tập này với tinh thần đầy hứng thú và tự tin.
đội tuyển học sinh giỏi trường (3 em)
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
đạt 30,3%
3 đạt 100%
Còn với học sinh đại trà ở lớp các em đựơc làm quen với những bài toán chuyển động đơn giản, chủ yếu là dạng toán chuyển động đều.
IV. kết luận
Dạng toán chuyển động là một hiện tượng vật lí rất phổ biến có liên quan đến thực tế hàng ngày xẩy ra mà nhiều khi các em lại không để ý đến. Do đó qua chuyên đề này phần nào giúp các em học sinh hiểu được rõ hơn về dạng bài chuyển động, dạng bài mà ngày nào các em cũng gặp, giúp các em có hứng thú hơn khi giải loại bài này.
Qua thực tế giảng dạy, nắm vững nội dung kiến thức cơ bản về dạng bài chuyển động, các dạng bài tập áp dụng và các bài tập khai thác nội dung kiến thức về các dạng chuyển động phân chia quãng đường cũng như các đại lượng có liên quan trong suốt quá trình chuyển động thường gặp, đặc biệt là trong các đề thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh trong một vài năm gần đây.
Để thực hiện tốt chuyên đề này, người thầy phải luôn trao dồi, học ttập để bổ sung kiến thức, vốn hiểu biết qua kênh thông tin khác nhau là rất cần thiết. Ngoài ra người thầy phải luôn điều chỉnh phương pháp giảng dạy thông qua sự góp ý của đồng nghiệp và khinh nghiệm thực tế có được khi giảng dạy, qua tín hiệu phản hồi của học sinh để tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Với tôi cho rằng việc viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm là một việc làm thường xuyên, một hoạt động tăng cường cho chuyên môn nghiệp vụ giúp người giáo viên chủ động về kiến thức, thành thục trong vận dụng các phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Trên đậy là kinh nghiệm giải bài tập vật lí có liên quan đến chuyển động giúp học sinh có thể vận dụng vào giải thành thạo các bài tập, tháo gỡ được những băn khoăn của học sinh khi gặp loại bài này. Qua đây tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp để từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Đặc biệt là đội tuyển học sinh giỏi của trường.
File đính kèm:
- Chuyen de bai toan Chuuyen dong co hoc.doc