- Việc sử dụng phương pháp trong soạn bài, giảng bài cần chú trọng chọn lựa sử dụng những phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập và khả năng tự học. Hoạt động hoá việc học tập của học sinh bằng những dẫn dắt cho HS tự thân trải nghiệm chiếm lĩnh tri thức. Phương pháp trực quan trong dạy học là một trong các phương pháp có nhiều ưu điểm làm thoả mãn yêu cầu trên; do đó việc sử dụng phương pháp trực quan là điều kiện cần phải thực hiện đối với mỗi GV.
- Để có được bài học kinh nghiệm trong quá trình dạy học, tổ Toán - Lí trường THCS Mỹ Hoà mở ra chuyên đề dạy học với chủ đề: “ Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy một tiết lý thuyết hình học.”
Chủ đề hôm nay được thể hiện ở Chương I: TỨ GIÁC. Bài học:” Hình chữ nhật “
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dạy học theo phương pháp trực quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề :
DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
Nội dung: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy một tiết lý thuyết hình học.
I. Mở đầu:
II. Các phương tiện trực quan:
III. Vấn đề thực tiễn trong giảng dạy:
IV. Kết luận:
==============*&*==============
I. MỞ ĐẦU:
- Việc sử dụng phương pháp trong soạn bài, giảng bài cần chú trọng chọn lựa sử dụng những phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập và khả năng tự học. Hoạt động hoá việc học tập của học sinh bằng những dẫn dắt cho HS tự thân trải nghiệm chiếm lĩnh tri thức. Phương pháp trực quan trong dạy học là một trong các phương pháp có nhiều ưu điểm làm thoả mãn yêu cầu trên; do đó việc sử dụng phương pháp trực quan là điều kiện cần phải thực hiện đối với mỗi GV.
- Để có được bài học kinh nghiệm trong quá trình dạy học, tổ Toán - Lí trường THCS Mỹ Hoà mở ra chuyên đề dạy học với chủ đề: “ Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy một tiết lý thuyết hình học.”
Chủ đề hôm nay được thể hiện ở Chương I: TỨ GIÁC. Bài học:” Hình chữ nhật “
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN:
a/ Vật thật: - Khung cửa sổ - Khung bảng - Cạnh bàn học - Ô kẻ trong vở học sinh ... - Êke, Compa, thước dây, ...
b/ Vật tượng trưng:
Hình ảnh vẽ trên bảng phụ - Tranh vẽ sẵn các tứ giác để kiểm tra có phải là Hình chữ nhật không.
Hình ảnh sử dụng trong thực tế.
c/ Vật tạo hình:
Các khung hình tạo nên tứ giác khi thay đổi vị trí của các khung tạo nên Hình chữ nhật.
Các Hình chữ nhật vẽ trên phim, sử dụng phần mềm vi tính.
Các tấm bìa hình tứ giác, để kiểm tra có phải là Hình chữ nhật .
. . .
III. VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY:
A
B
C
D
x ?
Hình 3
A
B
C
D
Hình 1
1000
x
A
B
C
D
x
600
Hình 2
1/ Dùng trực quan Kiểm tra bài cũ: - GV: Vẽ hình trên bảng phụ.
* Biện pháp Kiểm tra:
- Câu hỏi: Tìm x trong hình vẽ trên. HS trả lời nhanh hoặc trắc nghiệm hoặc hỏi đáp: Ở hình 3 tứ giác ABCD là hình gì ?
- Câu hỏi trắc nghiệm: Điền dấu x vào ô Đúng, Sai dưới đây.
Câu
Tứ giác ABCD có thì …
Đ
S
A.
x=900
B.
Tứ giác ABCD là hình bình hành
C.
Tứ giác ABCD là hình thang cân
D.
Cả ba ý trên sai
2/ Dùng trực quan để dạy khái niệm, định nghĩa:
- GV: Đưa hình lên bảng.
- HS: Quan sát nhận ra dấu hiệu tứ giác có bốn góc vuông.
* Xây dựng khái niệm:
+ Tứ giác ABCD có
=> Tứ giác ABCD kà hình chữ nhật.
+ Vậy tứ giác ABCD là hình chữ nhật thì ( ). Các góc có số đo bằng bao nhiêu ?
* Hình thành định nghĩa: Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông.
* Củng cố định nghĩa: Kiểm tra bằng êke tứ giác có phải là hình chữ nhật không ? ( cắt sẵn một số tấm bìa trong đó có hình chữ nhật, có hình không là hình chữ nhật. )
* Vận dụng thực tế:
- Các vận dụng có hình chữ nhật:
+ Cửa sổ, cửa ra vào lâu ngày đóng không khớp vào khung, vì sao ?
Biện pháp khắc phục ( đóng thêm ke sắt )
+ Vẽ hình chữ nhật theo đường ke ô trong vở.
+ Giấy màu thủ công có hình kẻ ô để cắt hình chữ nhật.
3/ Dạy phần tính chất:
- Do thời gian không đủ. Phần xây dựng tính chất.
*Phương pháp: Đặc biệt hoá từ hình bình hành và hình thang cân ( không quên tính chất đối xứng rơi vào BT 59/ SGK )
4/ Dùng trực quan đi xây dựng dấu hiệu nhận biết:
* Dấu hiệu về góc: Đưa mô hình tứ giác có 3 góc vuông.
Đây là hình chữ nhật đúng hay sai ?
* Dùng mô hình bình hành: Phương pháp đặt biệt hoá.
600
Hình bình hành có một góc 600
900
Hình bình hành có một góc 900 Þ Hình chữ nhật, đúng hay sai ?
6
4
Hình bình có hai đường chéo không bằng nhau.
Hình bình có hai đường chéo bằng nhau => Hình chữ nhật.
Hình thang cân có một góc vuông => Hình chữ nhật.
Hình thang cân có một góc ở đáy bằng 600.
600
A
B
C
D
* Giáo viên có thể thay đổi hình hoặc thay đổi câu hỏi, tuỳ theo ý tưởng của mình và trình độ của học sinh.
5/ Dùng trực quan để khắc sâu kí hiệu:
- Bằng một sợi dây có thể kiểm tra tứ giác có là hình chữ nhật không ?
Bài toán: Hãy kiểm ra mặt bàn hình chữ nhật bằng một sợi dây.
- Kiểm tra hình tứ giác là hình chữ nhật bằng dụng cụ Compa.
6/ Khi dạy phần áp dụng vào tam giác vuông GV dùng bảng phụ, HS dùng hình vẽ SGK.
Để xây dựng tính chất: Đường trung tuyến của tam giác vuông và định lí đảo ( không yêu cầu đo đạc, chỉ yêu cầu nhìn hình vẽ với giả thiết được thể hiện trên hình vẽ. )
IV. KẾT LUẬN:
Vấn đề thiết kế ở trên là các dự kiến khoa học cho tiết dạy; với một tiết dạy 45’ việc phân chia các hoạt động phải đảm bảo tính khoa học, các phương tiện trực quan phải chuẩn bị chu đáo, HS phải có nề nếp trong học tập. Việc sử dụng phương tiện trực quan giúp cho GV và HS dễ dàng tiếp cận kiến thức mới; tuy nhiên con đường suy luận vẫn là vấn đề mục tiêu trong thái độ học tập của HS, GV cần phải khéo léo vận dụng phương pháp này để nâng cao các kỹ năng vẽ hình, các thao tác tư duy: Quan sát và dự đoán. Kỹ năng phân tích tìm tòi lời giải, vận dụng tốt trong thực tiễn.
Trên đây chỉ là mượn một tiết dạy để tham khảo và qua đố rút ra bài học cho việc soạn giảng. Mong sự đóng góp thêm của quí bạn đồng nghiệp.
File đính kèm:
- CHUYEN DE HINH 8(1).doc