Chuyên đề Để dạy tốt giờ phụ đạo

I. LÍ DO:

 Với loại trường bán công, học sinh đầu vào không phải thi tuyển. Phần lớn các em kiến thức rất yếu, mất căn bản trầm trọng Để đạt duomục tiêu “ xoá kém- giãm yếu- vương lên trung bình”, nhà trường có rất nhiều biện pháp tích cực nâng cao chất lượng dạy và học trong trường. Một trong những biện pháp ấy là được Sở GD-ĐT tỉnh Bạc Liêu cho phép tổ chức dạy phụ đạo chéo buổi cho học sinh. Thông qua giờ đạo chẳng những giáo viên có thể củng cố khắc sâu thêm kiến thức trong chương trình còn bù đắp cho cho học sinh những kiến thức căn bản mà các em đã bị mất ở lớp dưới THCS .

 Dạy tốt giờ phụ đạo là công việc hết sức quan trọng. Bằng những kinh nghiệm trong những năm qua, nay tôi làm chuyên đề này nhằm trao đổi, rút kinh nghiệm cùng quí đồng nghiệp để có phương pháp và cách dạy tốt hơn trong thời gian tới

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Để dạy tốt giờ phụ đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LÍ DO: Với loại trường bán công, học sinh đầu vào không phải thi tuyển. Phần lớn các em kiến thức rất yếu, mất căn bản trầm trọng…Để đạt duomục tiêu “ xoá kém- giãm yếu- vương lên trung bình”, nhà trường có rất nhiều biện pháp tích cực nâng cao chất lượng dạy và học trong trường. Một trong những biện pháp ấy là được Sở GD-ĐT tỉnh Bạc Liêu cho phép tổ chức dạy phụ đạo chéo buổi cho học sinh. Thông qua giờ đạo chẳng những giáo viên có thể củng cố khắc sâu thêm kiến thức trong chương trình còn bù đắp cho cho học sinh những kiến thức căn bản mà các em đã bị mất ở lớp dưới THCS…. Dạy tốt giờ phụ đạo là công việc hết sức quan trọng. Bằng những kinh nghiệm trong những năm qua, nay tôi làm chuyên đề này nhằm trao đổi, rút kinh nghiệm cùng quí đồng nghiệp để có phương pháp và cách dạy tốt hơn trong thời gian tới… II. CHUẨN BỊ: 1) Giáo Viên: * Đầu tiên giáo viên phải xác định được mục tiêu của giờ dạy. GV cần cho học sinh đạt được kiến thức, kĩ năng gì trong giờ dạy đó.Chẳng hạn cần ôn tập và củng cố cho học sinh kiến thức của một bài dạy hay một chương. Từ đó mới có sự phân bố hợp lí cho từng hoạt động trong giờ học. * Khi đã xác định mục tiêu, GV tổng hợp lại kiến thức cần nắm trên bảng phụ như: Các nôi dung trọng tâm của bài, các công thức, các chú ý… GV gợi lại cho học sinh những kiến thức trên trước khi làm bài tập. * Tập hợp các sách: sgk, sách bài tập, sách tham khảo,…đọc và chọn những bài tập thích hợp với mục tiêu giờ học, với đối tượng học sinh. - GV phân loại các bài tập theo kiến thức, theo từng dạng từ dể đến khó. Số lượng bài tập phải vừa đủ, tránh phần quá nhiều, phần quá ít dẫn đến sự mất cân đối thời gian trong các hoạt động. - GV dự trù một số bài tập ( dể và khó ) bổ sung khi một số lớp có đối tượng học sinh yếu và khá… 2) Học Sinh: - Kiến thức cần nắm để xây dựng bài. - Giải trước một số bài tập giáo viên đã dặn dò. - mang theo nháp, máy tính, sách bài tập, … III. TIẾN HÀNH: 1) Treo bảng phụ, chốt lại kiến thức củ cho học sinh. Nhấn mạnh một số vấn đề quan trọng trong bài học. 2) Tiến hành giải theo từng dạng bài. - Trong một số bài tập, giáo viên lưu ý học sinh những sai sót thường gặp. Ví dụ như hướng giải đúng nhưng học sinh không đổi đơn vị sẽ dẫn đến kết quả sai. Những thủ thuật làm bài tập trắc nghiệm. Chẳng hạn: + Câu dể làm trước, tô trước; câu khó làm sau. Tránh trường hợp học sinh mất quá nhiều thời gian cho câu khó, dãn đến rối rắm trong các câu còn lại, đạt hiệu quả thấp trong bài kiểm tra. + Một số bài tập trắc nghiệm khi làm bài, học sinh có thể dùng phương pháp loại trừ sẽ nhanh hơn thay vì học sinh phải giải và đáp án. Trong quá trình giải bài tập, do không có nhiều thời gian. GV có thể cho học sinh “ địa chỉ” các bài tập cùng dạng trong một số sách yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm. Giáo viên phải nhạy bén, bao quát lớp học nhằm phát hiện khả năng của từng học sinh. Đặc biệt chú trọng nhunghọc sinh yếu, quan tâm hướng dẫn cụ thễ để các em theo kịp và lấy lại căn bản… Giáo viên động viên, khuyến khích học sinh, mdạng trao đổi suy nghĩ của mình nhằm giải quyết được những thắc mắc mà tiến bộ nhanh. Cuối giờ, giáo viên tổng kết lại các kiến thức trọng tâm,những dạng bài tập… Yêu cầu học sinh về nhà xem lại và giải thêm các bài tập mà giáo viên cho. Dặn dò những yêu cầu cần thiết cho giờ tới. IV. TỔNG KẾT:

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem .doc