Chuyên đề Địa lí Lớp 6 - Chuyên đề 2: Khí quyển

I.Mục tiêu:

- Biết được thành phần của lớp vỏ khí, trình bày được vị trí đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. Biết vị trí và vai trò của lớp ô zôn trong tầng bình lưu.

- Giải thích được nguyên nhân hình thành của các khối khí nóng, khối khí lạnh và lục địa, đại dương.

- Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí, vẽ được biểu đồ tỉ lệ các thành phần của khối khí.

II. Các thiết bị dạy và học

- Tranh vẽ về các tầng của lớp vỏ khí.

- Bản đồ các khối khí hoặc bản đồ tư nhiên thế giới.

III. Tiến trình bài giảng

1, ổn định tổ chức.

2, Kiểm tra.

3, Giới thiệu.

4, Bài mới.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Địa lí Lớp 6 - Chuyên đề 2: Khí quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề bám sát Chuyên đề 2 khí quyển I.Mục tiêu: - Biết được thành phần của lớp vỏ khí, trình bày được vị trí đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. Biết vị trí và vai trò của lớp ô zôn trong tầng bình lưu. - Giải thích được nguyên nhân hình thành của các khối khí nóng, khối khí lạnh và lục địa, đại dương. - Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí, vẽ được biểu đồ tỉ lệ các thành phần của khối khí. II. Các thiết bị dạy và học - Tranh vẽ về các tầng của lớp vỏ khí. - Bản đồ các khối khí hoặc bản đồ tư nhiên thế giới. III. Tiến trình bài giảng 1, ổn định tổ chức. 2, Kiểm tra. 3, Giới thiệu. 4, Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Khí quyển gồm những thành phần nào? Chúng được hình thành ra sao? Khí quyển được chia ra thành những tầng nào? Đặc điểm chủ yếu của mỗi tầng? Nội dung cần đạt Thành phần khí quyển Trái Đất gồm chủ yếu là các khí nitơ, ôxy, hơi nước,C2, H2, O3,NH4, các khí trơ. Khí quyển Trái Đất được hình thành do các chất khí, sự thoát hơi nước từ thạch quyển và thuỷ quyển. Ban đầu thành phần khí quyển chủ yếu là hơi nước, amôniac, mêtan, các loại khí trơ và hyđrô.Hơi nước, dưới tác dụng của mặt trời, bị phân huỷ thành ô xy và hyđrô. Ô xy lại tác động đến amôniac và mêtan tạo ra khí nitơ vàcacbonic, còn một lượng hyđrô nhệ mất vào khoảng không vũ trụ. Thành phần còn lại của khí quyển chủ yếu là hơi nước, nitơ, cacbonic và một ít ô xy Khí quyển được chia ra làm 5 tầng, mỗi tầng có đặc điểm chủ yếu sau: 1.Tầng đối lưu:tầng thấp nhất của khí quyển, dòng không khí chuyển động đối lưu chiếm ưu thế, nhiệt độ, khí áp giảm theo chiều cao. Nơi đây tập trung 80% khối lượng không khí và hầu như toàn bộ hơi nước,là nơi xảy ra các hiện tượng thời tiếtchính như mây,mưa,tuyết,mưa đá,bão.Ranh giới trên của tầng đối lưukhoang 7-8 km ở hai vòng cực và 16-17 km ở vùng xích đạo . 2.tầng bình lưu:nằm trên tầng đối lưu đến độ cao khoảng 50km.Không khí ở đây lõng hơn ,ít chứa bụi ,chuyển động theo chiều ngang với vởi tốc lớn.ở độ cao khoảng 25 km trong tầng khí này có một lớp không khí gàu khí ozôn(03),gọi là tầng ôzôn,có vai trò bảo vệ sự sống trên Trái Đất. 3.Tầng giữa(hay tầng trung lưu):ở bên trên tầng bình lưu đến độ cao 80km.Nhiệt độ tầng này giảm xuống tới 100c. 4.Tầng nhiệt:nằm ở độ cao 80km-800km.Do nguyên tử ỗy,hidro hấp thụ bức xạ tia cực tim,nên nhiệt độ nên cao hang trăm độ. 5.Tâng ngoài(hay tầng điên ly):từ độ cao trên 800km,không khí rất loãng.Dưới tác động của tia cực tím,chúng bị phân huỷ thánh ion nhẹ như He+,H+,O++.Đây lá nơi xuất hiện cực quang và phản xạ các sóng vô tuyến. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Tầng ôzôn lá gì?tại sao phải bảo vệ tầng ôzôn?nguyên nhân nào làm tầng ôzôn bị thủng? Thế nào là hiệu ứng nhà kính?hiệu ứng nhà kính gây ra những hậu quả gì trên trái đất? Cầu vồng được hình thành như thế nào? Tại sao các khối khí có đặc tính khác nhau?tren trái đất có những khối khí chủ yếu nào? Frông là gì?thế nào là frông nóng?frông lạnh? Thời tiết và khí hậu khác nhau ở chỗ nào? . El- Nino là gì? Tại sao các loaì bò sát trong hoang mạc lại đào hang dưới cát nóng để ở trong khi bề mặt cát rất nóng, có nơi lên tới 57oC? Trong một ngày đêm, lúc nào thì nhiệt độ không khí cao nhất? Lúc nào thì thấp nhất?Vì sao? Trong một năm, ở Bắc bán cầu, tháng nào có nhiệt độ không khí cao nhất?Tháng nào thấp nhất?Vì sao? Tầng ôzôn lá gì?tại sao phải bảo vệ tầng ôzôn?nguyên nhân nào làm tầng ôzôn bị thủng? Trong tầng bình lưu, ở đọ cao khoảng 25 km có tồn tại mọt lớp không khí gàu ôzôn(o3)được gọi là tầng ôzôn. Khi tầng ôzôn bị thủng, một phần lớn tia tử ngoại ị chiếu xuống trái đất gây nên các bệnh ung thư da cho con người,làm mất khả năng miễn dịch của thực vật,làm các sinh vật ở biển bị tổn thương và chết dần. Thủ phạm làm thủng tầng ôzôn là các chất khí thuộc dang freon.đây là loại hoá chất không tự có trong thiên nhiên .mà do con người tạo ra,thường được sử dụng để làm lạnh trong tủ lạnh,máy lạnh,trong dung dịch giật tẩy,bình cứu hoả. Thế nào là hiệu ứng nhà kính?hiệu ứng nhà kính gây ra những hậu quả gì trên trái đất? Trái đất được bao bọc bởi bầu khí quyển dày đặc ,trong đó có một tỷ lệ nhất định khí cácboníc(thường 0,003% thể tích khí quyển).lượng khí cacbonic này có khả nănghấp thụ nhiệt lượng phát ra từ vỏ trái đất và toả vào vũ trụ. Do sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và phá rừng của con người ngày càng lớn ,nồng độ co2trong khí quyển tăng vọt lên.nhiệt lượng tỏ ra từ vỏ trái đất bị tấng co2 giữ lại không khuếch tán được vào vũ trụ ,đó là hiệntượng “hiệu ứng nhà kính”.khí co2cùng với CFCSvà mêtan được gọi là những khí nhà kính. “hiệu ứng nhà kính”làm cho nhiệt độ của bề mắt trái đất tăng lên,gây ra nhiều hậ quả xấu: - Làm tan băng và dâng cao mực nước biển,gây ngập úng các vùng các vùng sản xuất lương thực trù phú,thành phố ven biển,các đảo thấp. - Khí hậu trai đất biến đổi ,làm sáo động điều kiện sốngvà các hoạt động sản xuất nông,lâm,thuỷ sản bị ảnh hưởng. Cầu vồng là một vòng cung sáng gồm 7 mau sặc sỡ (tím,lục,xanh da trời,xanh thẫm,vàng,da cam,đỏ)vắt nghang lưng chừng trời .cầu vòng thường xuất hiện sau những cơn mưa buổi chiều. Cầu vồng là một hiện tượng quang học của khí quyển,được sinh ra do nhưng tia bức xạ của mặt trời khi đi qua các giọt nước .trong những đám mây mưa hoặc những dải mưa rơi đều(thường ở phía đối diện mặt trời ),hơi nước tập hợp lại thành những giọt nước có kích thước khác nhau.tia sáng trắng của mặt trời khi rọi chiếu qua các giọt nước của lớp mây mưa sẽ bị khúc xạ tạo thành 7 tia sáng đơn sắc lẹch đường nhau do đó chúng khong tập hợp thành ánh sáng trắng được nữa mà tạo thành một dải màu sắc sặc sỡ được gọi là cầu vòng. .. Tuỳ theo vị trí tiếp xúc ở bề mặt trái đất mà không khí ở đáy tầng đối lui tiếp thu một số đặc tính(nóng hay lạng,nặng hay nhẹ,ẩm hay khô)để hình thành các khố khí.do vậy các khối khí có đặc tính không giống nhau.những nơi có áp cao rộng lớn và ổn định (như áp cao địa cực và áp cao mùa đông giữa các lục địa, áp cao cận chí tuyến)thuận lợi để tạo các khối khí .theo nơi phát sinh,ở mỗi nửa cầu các nhà khí hậu học phân biệt ra bốn khối khí cơ bản: - Khối khí bắc cực,nam cực rất lanh (A) - Khối khí địa cực lạnh(P) - Khối chí tuyến rất nóng (T) - Khối khí xích đạo nóng(E) chung cho cả hai nửa cầu. Mỗi khối khí lại phân biệt ra khối khí hải dương ,có độ ẩm lớn(ký hiệu m) và khối khí lục địa,tương đối khô(ký hiệu c) .riêng khối khí xích đạo chỉ có một kiểu khối khí hải dương ẩm ướt(ký hiệu em). ........................................ Hai khối khí có tính chất vật lý khác nhau tiếp xúc với nhau theo một mặt nghiêng gọi là frông(ký hiệuF),ở mỗi nửa quả cầu có 3 frông căn bản phân giớ giưa 4 khối khí: -frông bắc,nam cực(FA)giưa các khối khí bắc nam cực với địa cực. -frông địa cưc(FP)giữa các khối địa cực và chí tuyến. -frông nọi chí tuyến(CIT)hay hội tụ nội chí tuyến giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo . Các frông không cố đinh mà di chuyển theo các khối khí.khi một khói khí có nhiệt độ thấp đẩy lùi một khối khí có nhiẹt độ cao hơn thì frông bị đẩy lùivà làm không khí những nơi nó quýet đến bị lạnh .đó là frông lạnh.còn khi một khối khí có nhiệt độ cao đẩy một khối khí có nhiệt độ thấp thì frông bị đẩy lùi và làm choi không khí ở những nơi đó nóng lên.đó là frông nóng. ...................................... Thời tiết là tòan bộ các hiện tượng vật lý(năng, mưa ,giông bão)và trạngk thái của khí quyển(nhiệt độ, độ ẩm, khí áp , gió) gần sát mặt đất,diễn ra trong một thời gian ngắn, ở một nơi nào đó. Thời tiết luôn biến động. Mỗi lần thay đổi nắng , mưa, nóng, lạnh là một trường hợp thời tiết. Khí hậu là trạng thái của khí quyển diễn ra trong một phạm vi không gian rộng lớn, là kết quả trung bình của của thời tiết trong nhiều năm. Khí hậu có tính ổn định hơn thời tiết rất nhiều. Những biến đổi của khí hậu trên Trái đất thường diễn ra theo chu kì hàng năm hay hàng chục năm. ................................. El-Nino được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên khác thường của nước biển và vành đai xích đạo rộng lớn từ bờ biển Nam mĩ đến quần đảo Macsan Marudơ ở khu vực Thái Bình Dương. El-Nino xuất hiện gây ra những thiên tai nặng nề như hạn hán ở vùng này, mưa lớn và bão, lũ ở vùng khác. Hiện tượng này thường lặp lại với chu kì 8 đến 11 năm, có thể có chu kì 2-3 năm. Giữa các thời kì nóng lên, đôi khi có hiện tượng nước biển lạnh đi, gọi là La-Nina. ............................................. Sự truyền nhiệt vào trong đất phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt dung và độ dẫn nhiệt của đất. Với lượng nhẫn nhiệt mặt trời như nhau,đất nào có nhiệt dung thể tích (lượng calo cần để đốt nóng 1 cm3 một chất nhất định lên 10C)lớn thì được đốt nóng nhiều hơn.nhìn chung nhiệt dung thể tích của đất đá nhỏ hơn nhiệt dung của nước 2 lần(nhiệt dung của nước=1;thạch anh=0,571;đất sét=0,676) tính dẫn nhiệt khả năng truyền nhiệt được đo bằng lượng nhiệt đi qua một lớp đất có diện tích 1cm2 và chiêu dai 1cm,mà nhiệt độ chênh lệch nhau ở hai mặt cắt của lớp đất đó là 10trong một giây)của phần lớn đất đá đêu nhỏ .cat kết có độ dẫn nhiệt 0,0109 cal/cm/S/độ;hoa cương:0,0097;đất sét :0,0044;cát ẩm:0,000056;nước :0,0129;không khí :0,000056. Do cần có thời gian dẫn truyền,nên nhiệt độ cực đại ở các lớp càng sâu thì càngchậm so với trên mặt.các lớp đất ở dưới nhận nhiệt từ trên truyền xuống,càng xuống sâu thì càng nhận được ít nhiệt và dao động nhiệt cũng nhỏ.do đó ở sâu dưới cát sẽ mát hơn và các loài bò sát trong hoang mạc thường đào để ở. .......................................................... Nhiệt độ của không khí gần mặt đất chịu ảnh hưởng của bức xạ Mặt Trời lẫn bức xạ mặt đất. Ban ngày cường độ bức xạ Mặt trời lớn nhất vào lúc 12 giờ, còn cường độ bức xạ mặt đất lên cao nhất vào quãng từ 13-15 giờ. Ban đêm, bức xạ mặt đất yếu dần, thấp nhất vào quãng ỳư 4-6 giờ. Do vậy trong một ngày đêm, nhiệt độ không khí cao nhất vào quãng từ 13-15 giờ, thấp nhất vào quãng từ 4-6 giờ. ...................................................... Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng1. Trong vận động tự quay của trái đất quanh Mặt trời, ở nửa cầu Bắc từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 21 tháng 6, Mặt trời lên cao dần, ngày dài dần, cường độ bức xạ Mặt trời ngày càng lớn dần, mặt đất thu càng nhiều nhiệtvà bức xạ càng nhiều. Đến tháng 7 nhiệt độ lên cao nhất. Trái lại, từ ngày 23 tháng 9 đến 21 tháng 12, Mặt trời xuống thấp dần, ngày ngắn dần, cường độ bức xạ Mặt trời càng nhỏ dần, mặt đất thu ít nhiệt dần và bức xạ ngày càng kém. Đến tháng 1 nhiệt độ xuống thấp nhất. .

File đính kèm:

  • docchuyen_de_dia_li_chuyen_de_2_khi_quyen.doc