CHỦ ĐỀ 2:
PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI VÀ RÈN LUYỆN CẤU ÂM CƠ BẢN
( 1 tiết lí thuyết – 1 tiết thực hành)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Nhận diện và phân tích được những phát âm chưa chuẩn và nguyên nhân gây ra hiện tượng đó ở trẻ KTNG.
Mô tả hay trình bày được các phương pháp rèn luyện cấu âm cơ bản cho trẻ
Kĩ năng: Xác định được những phát âm chưa chuẩn của trẻ theo thành phần âm tiết
Thực hiện được các phương pháp rèn luyện cấu âm trong và ngoài giờ học cho trẻ.
Thái độ: Tin tưởng vào thành công của phương pháp thực hiện và khả năng rèn luyện cho trẻ.
II. NỘI DUNG
• Những khiếm khuyết ở bộ máy phát âm và những phát âm chưa chuẩn.
• Phương pháp rèn luyện cấu âm cơ bản.
• Trò chơi rèn luyện cấu âm .
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ - Chủ đề 2: Phương pháp phục hồi và rèn luyện cấu âm cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đức Thọ, ngày 10 tháng 11 năm 2008
Chủ đề 2:Phương pháp phục hồi và rèn luyện cấu âm cơ bản
( 1 tiết lí thuyết – 1 tiết thực hành)
Mục tiêu
Kiến thức: Nhận diện và phân tích được những phát âm chưa chuẩn và nguyên nhân gây ra hiện tượng đó ở trẻ KTNG.
Mô tả hay trình bày được các phương pháp rèn luyện cấu âm cơ bản cho trẻ
Kĩ năng: Xác định được những phát âm chưa chuẩn của trẻ theo thành phần âm tiết
Thực hiện được các phương pháp rèn luyện cấu âm trong và ngoài giờ học cho trẻ.
Thái độ: Tin tưởng vào thành công của phương pháp thực hiện và khả năng rèn luyện cho trẻ.
ii. Nội dung
Những khiếm khuyết ở bộ máy phát âm và những phát âm chưa chuẩn.
Phương pháp rèn luyện cấu âm cơ bản.
Trò chơi rèn luyện cấu âm .
4.Thực hành
Những khiếm khuyết ở bộ máy phát âm và những phát âm chưa chuẩn.
Nhiệm vụ: Tìm hiểu những khiếm khuyết của bộ máy phát âm và những phát âm chưa chuẩn
Những khiếm khuyết ở bộ máy phát âm của trẻ:
Bộ mát phát âm của trẻ gồm 3 bộ phận chính:
Cơ quan hô hấp: Trẻ khuyết tật ngôn ngữ có những hoạt động ngôn ngữ diễn ra không bình thường, không tự nhiên vì các bộ phận ở cơ quan hô hấp có khiếm khuyết; có thể có dị tật, hoạt động yếu hay liệt nhẹ một đường thần kinh dẫn chuyền nào đó…
Thanh hầu: Nếu thanh hầu bị khiếm khuyết, giọng nói của trẻ sẽ bị khàn, yếu, đứt đoạn hoặc không thành tiếng, tiến lào xào khó xác định,…
Các khoang cộng hưởng phía trên thanh hầu:
Gồm khoang yết hầu, khoang mũi và khoang miệng. Từ thanh hầu, âm được phát ra rất nhỏ, nhưng nhờ có các khoang cộng hưởng ở trên mà âm thanh được khuyếch đại to lên. Khoang miệng là một khoang cộng hưởng động, ở đây có các cơ quan ngôn ngữ quan trọng: môi, ngạc, lợi, răng và đặc biệt là lưỡi. Lưỡi có thể vận động linh hoạt theo mọi hướng do đó mà làm cho hình dáng và thể tích khoang miệng luôn thay đổi; cùng với lưỡi, hoạt động cảu môi, hàm dưới… cũng làm cho hình dáng và thể tích khoang miệng thay đổi, vì vậy tạo ra sự muôn màu, muôn vẻ của âm thanh phát ra.
Các cơ quan chính của bộ máy phát âm:
1. Môi.
2. Răng
3. Lợi
4. Ngạc cứng
5. Ngạc mềm (rèm ngạc)
6. Lưỡi con (lưỡi gà)
7. Đầu lưỡi
8. Mặt lưỡi
9. Gốc( cuối) lưỡi
10. Nắp họng
11. Khoang yết hầu
12. Khoang miệng
13. Khoang mũi
Tất cả các cơ quan chính của bộ máy phát âm, đều có thể bị khiếm khuyết: môi, mũi, lợi, vòm miệng (ngạc cứng và ngạc mềm), lưỡi còn có thể bị khe hở (bị rách). Hoặc có thể gióng khớp răng không đều, hàm răng nhô ra trước hoặc quặp vào trong. Lưỡi ngắn, thân lưỡi dày, đầu lưỡi tù làm vận động khó khăn, tạo các điểm cấu âm hở và lỏng (không kín, không vững chắc). Hàm cứng khó vận động, há ra hay ngậm lại không kín, khó tạo các điểm cấu âm chuẩn. Những khiếm khiếm này, làm cho trẻ phát âm không chuẩn, sai lệch hay thành giọng mũi. Để khắc phục khiếm khuyết, cần phải có những can thiệp cụ thể của y tế và giáo dục.
b. trẻ có thể mắc lỗi phát âm của 5 thành phần âm tiết:
- Phụ âm đầu: Trẻ có thể sai tất cả các phụ âm đầu và sai theo 3 dạng khác nhau: bỏ hẳn, thay thế hoặc phát âm thành một âm khó xác định.
Ví dụ: Cháu chào cô = áu ào ô
= táu tào tô
- Âm đệm: u hoặc o
Ví dụ: Hoa huệ = ha hệ
- Âm chính: Sai cả 3 cặp nguyên âm đôi: iê; uô; ươ.
Ví dụ: - quả chuối = quả chúi
= quả chối
- con lươn = con lưn
= con lơn
- buổi chiều = bổi chều
= bủi chìu
- Âm cuối: trẻ có thể sai tất cả các phụ âm, bán âm cuối và sai theo 3 dạng: bỏ hẳn, thay thế hoặc phát âm thành một âm khó xác định. Ví dụ: - cây cao = cơ ca - con = coong- Thanh điệu: Trẻ chỉ phát sai âm sai hai thanh hỏi và ngã Ví dụ: - cái tủ = cái tụ - cái chổi = cái chội - cái mũ = cái mú
Ghi nhớ:
Các bộ phận tham gia hoạt động phát âm đều có thể bị khiếm khuyết và đều có thể gây khuyết tật ngôn ngữ cho trẻ.
Trẻ có thể phát âm không chuẩn ở cả 5 thành phần âm tiết: phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu.
Nội dung 2: Phương pháp rèn luyện cấu âm cơ bản.
Luyện giọng nói:
Luyện giọng nói phải được bắt đầu từ luyện cơ quan hô hấp.
Việc luyện giọng cần được tiến hành trên tất cả các yếu tố: cao độ, cường độ và trường độ.
b.Thể dục cấu âm:
Trước mỗi buổi dạy nói, GV cần hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vận động bộ máy cấu âm ngoài, để bộ máy này trở nên mềm mại linh hoạt làm cơ sở cho việc cấu tạo âm vị, âm tiết.
c. Luyện tri giác ngữ âm:
Việc sửa lỗi phát âm sai cho trẻ thực chất xóa bỏ thói quen phát âm không đúng mà mục đích cuối cùng là hình thành ở trẻ những kĩ năng ngôn ngữ.
d. Luyện cấu âm:
Nhằm sửa lỗi phát âm sai cho trẻ, luyện tập cấu âm để hình thành kĩ năng phát âm đúng.
Ghi nhớ:
Có 4 phương pháp rèn luyện cấu âm cơ bản:
Luyện giọng, thể dục cấu âm, tri giác ngữ âm và luyện phát âm âm vị
Nội dung 3:Trò chơi rèn luyện cấu âm cơ bản
Các trò chơi bắt chước tiếng kêu con vật: chó mèo, gà vịt,...dựa vào chủ điểm các bài tập đọc, luyện từ & câu.
Các trò chơi rèn luyện các bộ phận của cơ quan phát âm như: giả vờ nhai kẹo; chậc lưỡi…
Các trò chơi bắt chước tiếng kêu của các phương tiện giao thông: ô tô, máy bay,…
Trò chơi phỏng theo gia điệu các bài hát vui để luyện phát âm.
- Các trò chơi luyện nói từ, ngữ như: thi tìm nhanh các từ theo chủ điểm bài học trong các môn,…
File đính kèm:
- Chuyen de GD hoa nhap tre khuyet tat ngon ngu Phuong phap ren luyen phuc hoi cau am co ban.doc