PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trình bày đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí?
Theo em, trong thể loại quảng cáo của báo chí , đặc trưng nào được chú trọng nhất? Vì sao?
Câu II (3,0 điểm)
Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
“ Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai.
(Vic-to Huy-gô, nhà văn Pháp)
(Lưu ý: Viết bài luận khoảng 400 từ)
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Câu III.a. DÀNH CHO LỚP 11A 6 (5,0 điểm)
Em hãy nêu cảm nhận về bức tranh mùa thu trong bài thơ Mùa thu câu cá của Nguyến Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
( Theo Ngữ văn 11, tập 1, tr .22)
Câu III.b. DÀNH CHO LỚP 11A 7 (5,0 điểm)
Em hãy phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
( Theo Ngữ văn 11, tập 1, tr .29)
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Kiểm tra lần 1 lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT VĨNHYÊN
________
KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 1 LỚP 11 A 6,7
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
------------------
ĐỀ BÀI
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trình bày đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí?
Theo em, trong thể loại quảng cáo của báo chí , đặc trưng nào được chú trọng nhất? Vì sao?
Câu II (3,0 điểm)
Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
“ Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai.
(Vic-to Huy-gô, nhà văn Pháp)
(Lưu ý: Viết bài luận khoảng 400 từ)
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Câu III.a. DÀNH CHO LỚP 11A 6 (5,0 điểm)
Em hãy nêu cảm nhận về bức tranh mùa thu trong bài thơ Mùa thu câu cá của Nguyến Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
( Theo Ngữ văn 11, tập 1, tr .22)
Câu III.b. DÀNH CHO LỚP 11A 7 (5,0 điểm)
Em hãy phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
( Theo Ngữ văn 11, tập 1, tr .29)
-------------------------------
ĐÁP ÁN
KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 1 . LỚP 11 A 6,7
NĂM HỌC 2011 – 2012
Câu
Nội dung
Điểm
I
a. Trình bày đặc trưng
- Tính thông tin thời sự: luôn cung cấp các tin thời sự cập nhật liên tục mới nhất hàng ngày trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông tin yêu cầu chính xác, tin cậy.
- Tính ngắn gọn hàm súc: là đặc trưng quan trọng nhất của báo chí. Ngắn gọn nhưng phải đảm bảo thông tin cao và giá trị.
- Tính sinh động, hấp dẫn: Thể hiện trong thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngăn gọn, sinh động, đa dạng và khả năng kích thích trí tò mò của bạn đọc. Trình bày tiêu đề hấp dẫn.
1.0
b. Trong thể loại Quảng cáo của phong cách báo chí, tính sinh động hấp dẫn là quan trọng nhất.
Vì : cần cung cấp đầy đủ thông tin, chính xác, dễ hiểu, dễ nhớ qua cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn tác động trực tiếp đến người đọc người nghe.
0.5
0.5
II
- Giải thích quan niệm:
+ Giải thích khái niệm ước mơ và hiện thực (Ước mơ là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. Hiện thực là cái tồn tại trong thực tế).
+ Con người sống cần phải có ước mơ. Vì có ước mơ thì ta mới có đủ sức mạnh để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đời mình…
+ Ước mơ là những điều chưa xảy ra trong thực tại. Nó mới chỉ là những mô hình còn ở dạng đắp xây trong tương lai. Nhưng thiếu nó, chúng ta sẽ không hình dung được và không định hướng được cuộc sống của mình.
1.0
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Quan niệm của Huy-gô đã đề ra một thái độ sống tích cực. Đáng biểu dương những người sống mà có ước mơ chính đáng và thực hiện ước mơ đó bằng tâm huyết, nghị lực của mình.
+ Ở một góc độ khác, quan niệm của Huy-gô nhắc nhở những ai sống mà không có mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai.
0.5
Trình bày lưu loát, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ.
0.5
III a
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được chủ đề bài thơ Câu cá mùa thu. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Khung cảnh của bức tranh được nhìn từ người câu cá đang ngồi trên “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” ở giữa một “ao thu lạnh lẽo nước trong veo”. Cảnh vật ở bức tranh được nhìn từ gần đến xa, gần như trùng với hướng chuyển động tự nhiên của chiếc thuyền câu. Chúng ta có thể hình dung cảnh vật được người câu cá quan sát theo một vòng tròn với trung tâm điểm là nơi người câu cá đang ngồi.
- Đến bức tranh này, màu sắc có sự thay đổi.
Gam màu chủ yếu trong bức tranh vẫn là màu lạnh, màu mát như hai bức tranh trong Thu ẩm, Thu vịnh . Màu chủ đạo trong bức tranh là màu xanh: màu xanh của ao thu (màu biếc của sóng), màu xanh ngắt của trời, màu xanh của ngõ trúc, màu xanh của bèo. Sự hoà sắc giữa các màu trong bức tranh tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho bức tranh Thu. Chúng ta như cảm nhận được sự lạnh lẽo, vắng lặng, mỏng manh, nhỏ bé… của một làng quê Bắc Bộ. Những điều này được thể hiện qua hàng loạt những từ ngữ Nguyễn Khuyến sử dụng xây dựng bức tranh: lạnh lẽo, trong veo, tẻo teo, làn hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, lơ lửng, quanh co, vắng teo…
- Khung cảnh một làng quê yên tĩnh vô cùng, đến nỗi có thể cảm nhận được tiếng rơi “vèo” của chiếc “lá vàng” mặc dù nó chỉ “khẽ đưa”. Cảnh vắng lặng của làng quê còn được thể hiện qua những “ngõ trúc quanh co” rất nhiều khúc đoạn mà không một bóng người – “khách vắng teo”. Đặc biệt sự vắng lặng, yên tĩnh thể hiện đến cực đỉnh ở hai câu thơ cuối (mặc dù đã có bóng dáng của con người):
- Đường nét trong bức tranh thật độc đáo, đặc sắc. Đường cong của bờ ao, đường cong trên chiếc thuyền câu, những đường lượn của sóng nước trên mặt ao, đường “bay” của chiếc lá vàng, đường lượn của những đám mây, đường quanh co của ngõ trúc, đường gấp khúc của cơ thể người trong tư thế “tựa gối, buông cần”, đường cong của chiếc cần câu (cả chiếc móc câu), đường cong trên con cá (nếu đúng như có cá đang “đớp động dưới chân bèo”). Tất cả những đường cong này giống như là những nét gẫy, những uẩn khúc trong suy nghĩ, trong tâm hồn của con người. Điều này tạo nên sự độc đáo của bức tranh.
2.5
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
- Khung cảnh yên tĩnh đến nỗi, chúng ta có thể cảm nhận rằng, người câu cá có lẽ đã ngủ gật mặc dù vẫn “tựa gối, buông cần” (để chờ cá đớp mồi). Vì lẽ đó tiếng cá “đớp động đưới chân bèo” làm ông giật mình.
- Bố cục của bức tranh làm bật lên cảnh câu cá. Trung tâm của bức tranh chính là hình ảnh người câu cá. Một ông già đang ngồi trong “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” ở giữa một “ao thu lạnh lẽo nước trong veo”. Cảnh trí này không giống như một người đang đi câu cá thật sự. Có lẽ trong nhân vật trữ tình đang ẩn chứa rất nhiều những nỗi niềm vì thế nên muốn mượn chuyện câu cá để giải khuây. Nhưng giữa cái khung cảnh ấy, nhân vật trữ tình vẫn không thể bước ra khỏi những uẩn khuất trong lòng. Cái dáng vẻ “ tựa gối, buông cần” càng nói lên được cái dáng vẻ dáng vẻ của một con người đang suy tư.
1.0
- Đặc sắc nghệ thuật: tả cảnh, tả tình kết hợp với sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt tinh tế của tác giả.
- Đánh giá về tác phẩm.
0.5
- Mở bài, kết bài đúng và hấp dẫn.
1.0
III b
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được chủ đề bài thơ Thương vơ. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
-Hình ảnh bà Tú trong 4 câu thơ đầu: tần tảo, chịu thương chịu khó buôn bán làm ăn. Hoàn cảnh vất vả, gian khó , lam lũ gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm.
- Hai câu thực cụ thể công việc của bà Tú. Cách đảo ngữ, dùng thành ngữ và yếu tố văn hóa dân gian nói lên sự ngưỡng mộ, sự chia sẻ. Hình ảnh thân cò …làm xúc động người đọc. Nhà thơ xót xa cảm thông với vợ trong công việc và đời sống..
- Nghệ thuât đối ý, đối thanh của thơ Đường được dùng hiệu quả.
2,0
- Hai câu luận bàn về vẻ đẹp nhân hậu của bà Tú.. Bà giỏi giang tháo vát, lo toan mọi việc để ông Tú học và thi. Hiền thục và hết lòng vì gia đình, vì chồng con, an phận làm ăn không một lời qua lại, phàn nàn.
- Cách dùng thành ngữ làm cho ý thơ ngắn gọn, sâu sắc. Ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi cảm.
1.0
- Hai câu kết là hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương người vợ tần tảo. Yêu thương và trân trọng, tri ân vợ.
- Ông Tú tự trách mình hững hờ đối với vợ cũng là tự rủa mát mình, tự phán xét, tự lên án mình vô dụng, sống thừa, không giúp được vợ con. Một nhân cách đẹp của nhà nho có lương tâm trong xã hội phong kiến nhiều bất công. Tú Xương chửi thói đời bạc và cố gắng vươn lên.
1.0
- Mở bài, kết bài đúng và hấp dẫn.
1.0
----------------------------------------------
File đính kèm:
- De KT chuyen de van 11new.doc