Chuyên đề Kim loại tác dụng với dung dịch hai muối

Bài 1. Lấy m gam bột Fe cho vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 nồng độ mỗi muối là 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn ta thu được chất rắn A có khối lượng là 15,28 gam và dung dịch B. Thêm vào dung dịch B một lượng NaOH dư thu được kết tủa C. Đem nung C trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D.

a. Tính giá trị của m.

b. Xác định thành phần chất rắn và khối lượng của chất D.

 

doc1 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Kim loại tác dụng với dung dịch hai muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạng III. kim loại tác dụng với dung dịch hai muối Bài 1. Lấy m gam bột Fe cho vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 nồng độ mỗi muối là 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn ta thu được chất rắn A có khối lượng là 15,28 gam và dung dịch B. Thêm vào dung dịch B một lượng NaOH dư thu được kết tủa C. Đem nung C trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Tính giá trị của m. Xác định thành phần chất rắn và khối lượng của chất D. Bài 2. Lắc m gam bột Fe với 500ml dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 17,2 gam chất rắn B. Tách B ta được dung dịch C. Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư được 18,4 gam kết tủa hai hiđrôxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Tìm m? Tính nồng độ mol của các muối trong A. Bài 3. Có 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 1M và Cu(NO3)2 0,5M. Thêm 2,24 gam bột Fe vào dung dịch đó. Khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B. Tính khối lượng chất rắn A. Tính nồng độ mol/l của các muối trong dung dịch B. Biết rằng thể tích dung dịch không thay đổi. Bài 4. Lắc kĩ 1,6 gam bột Cu trong 100ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Fe(NO3)3 0,15M được dung dịch A và kết tủa B. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính khối lượng kết tủa B, nông độ mol của các chất trong dung dịch A. Bài 5. Cho a gam bột Fe vào 200ml dung dịch X gồm hỗn hợp hai muối là AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng xong thu được 3,44 gam chất rắn B và dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C được 3,68 gam kết tủa gồm hai hiđrôixit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn. Xác định a? Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch X. Bài 6. Cho 2,24 gam bột Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B. Tính số gam chất rắn A. Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch B? Cho dung dịch amôniăc đến dư vào dung dịch B, khuấy đều đến phản ứng xảy ra hoàn toàn đựơc kết tủa C. Nung C trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính m. Hoà tan hoàn toàn chất rắn A bằng dung dịch HNO3 thì thu được một khí màu nâu duy nhất bay ra. Tính thể tích khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn. Bài 7. Chia 1,5 gam hỗn hợp bột Fe, Al, Cu thành hai phần bằng nhau. Lấy phần 1 hoà tan trong dung dịch HCl thấy còn lại 0,2 gam chất rắn không tan và có 448ml khí bay ra (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Lấy phần thứ 2 cho vào 400ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,08M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn A và dd B. Tính khối lượng chất rắn A và nồng độ mol các chất trongB. Bài 8. Một hỗn hợp X gồm hai kim loại: A (hoá trị 2) và B (hoá trị 2 và 3), có khối lượng là 18,4 gam. Hoà tan X trong dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Nếu hoà tan hết X trong dung dịch HNO3 thì có 8,96 lít khí NO thoát ra (đ.k.t.c). Xác định hệ thức liên hệ giữa 2 khối lượng mol A và B. Từ đó suy ra A, B biết B chỉ có thể là Cr hoặc Fe. Tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp X. Lấy 9,2 gam hỗn hợp X với thành phần % như trên cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,15M. Sản phẩm cho ta chất rắn C và dung dịch D. Thêm NaOH dư vào dung dịch D thu được kết tủa, nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi, được chất rắn E. Tính khối lượng của rắn C và E. Lấy 9,2 gam hỗn hợp X có thành phần % như trên cho vào 1 lít dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 chưa biết nồng độ mol, thu được dung dịch G không màu và 20 gam chất rắn F. Thêm NaOH dư vào dung dịch G được kết tủa H gồm hai hiđrôxit. Nung H ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn K có khối lượng là 8,4 gam. Tính CM các chất AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

File đính kèm:

  • dockim loai tac dung voi muoi.doc
Giáo án liên quan